Bạn đang xem bài viết Xơ Gan Theo Đông Y được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền thường mô tả trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘Phúc Trướng’ [Linh Khu], ‘Thủy cổ” (Cảnh Nhạc Toàn Thư) …
Nguyên Nhân
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
l. Viêm gan do vi rút.
2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc) .
3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín… Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê… Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào glai đoạn cuối tạng thậân cũng bị tổân thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thâïn âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.
Triệu Chứng
Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to) , có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan…
Chẩn Đoán
Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ý những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc…
Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau:
1. Tiền sử bệnh: Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài.
2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lõm, có hòn cục, thường ấn đau không rõõ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.
3. Chức năng gan suy giảm.
4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Kết quả sinh thiết: cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự hình thành các cục ở mô gan.
Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét…
Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.
a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.
b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.
c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.
d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng… đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.
e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, bình thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rõ nói lên tiên lượng là không tốt.
f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rõ.
g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.
h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng. để giúp chẩn đoán.
Điều Trị
Theo sự phân tích về cơ chế sinh bệnh và theo y học cổ truyền thì trong bệnh xơ gan, bệnh lý chủ yếu là can huyết ứ trệ, cho nên phép chữa chính là hoạt huyết hóa ứ và trong quá trình điều trị cần phân biệt rõ các mặt tiêu bản, hư thực, hoãn cấp để chọn phép chữa thích hợp, chủ yếu theo 3 giai đoạn bệnh mà biện chứng luận trị.
l- Giai Đoạn Đầu: Bệnh mới bị, bệnh nhân còn khỏe.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ kiêm điều can lý tỳ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy 12- 16g, Xuyên Khung 8g, Chỉ xác 8g, Xuyên sơn giáp (nướng) 12g, Sinh địa hoàng 12g, Đào nhân 8 – 12g, Sài hồ 8- 12g, Ngũ linh chi 6-8g, Xích thược 8- 12g, Hồng hoa 6- 10g, Đơn sâm 12g, Miết giáp 12- 16g.
Gia giảm: Mệt mỏi nhiều, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh để ích khí kiện tỳ. Ăn ít, bụng đầy, bỏ Miết giáp thêm Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc để tiêu thực. Miệng khô, tiêu ít, vàng, da nóng, vàng da, rêu lưỡi vàng dày, mạch Sác… có triệu chứng thấp nhiệt, bỏ Miết giáp, Đào nhân, Hồng hoa thêm Nhân trần, Chi tử, Liên kiều, Xa tiền, Trạch tả… Có triêïu chứng hư nhiệt như sốt lòng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, bỏ Đào nhân, Hồng hoa thêm Tri mẫu, Địa cốt bì, Hạn liên thảo, Mạch môn, Ngũ vị tử… để thanh hư nhiệt. Ngủ kém thêm Táo nhân sao, Bá tử Nhân… để dưỡng tâm, an thần.
2. Giai Đoạn Toàn Phát: Chức năng gan suy giảm, cơ thể bệnh nhân yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy, có nước, vùng gan đầy tức… bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.
Điều trị: Sơ can, hoạt huyết, kiện tỳ, lợi thủy. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Ngũ Bì Ẩm gia giảm: Sài hồ 12 – 16g, Bạch truật 12g, Đan sâm 12g, Đại phúc bì 8 – 10g, Đương qui 12 – 16g, Bạch linh 12g, Chỉ thực 8g, Tang bạch bì 12g, Xích thược 10g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Gừng tươi 3 lát.
Gia giảm: Mạn sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết thêm Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp, chế Hương phụ, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí, hoạt huyết. Có triệu chứng huyết hư thêm Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoa hòe để bổ huyết, chỉ huyết. Can thận âm hư, sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch Huyền Tế cần thêm thuốc tư dưỡng can thận như Sa sâm, Mạch môn Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo…
3. Giai đoạn cuối: Đến giai đoạn cuối thì cơ thể người bệnh đã quá suy yếu do chính khí hư nhưng cổ trướng lại tăng (tà khí thực) nên phép chữa phải dùng vừa công vừa bổ, cần chú ý nắm nguyên tắc ‘cấp trị tiêu, hoãn trị bản’, phép trị bản chủ yếu bổ khí huyết, sơ Can, kiện tỳ. Trị tiêu chủ yếu là công trục cổ trướng…
Phép trị: Bổ khí huyết. Dùng bài Bát Trân Thang, Thập Toàn Đại Bổ gia giảm tùy tình hình bệnh.
Đảng sâm 12g, Bạch truật 30-60g, Kỷ tử 12-20g Đơn sâm 12-20g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12-20g, Sơn dược 12- 16g, Xa tiền tử 12-20g, Bạch phục linh 12g, Bạch thược 12-20g, Ý dĩ nhân 12-20g Chích thảo 4-8g.
Gia giảm: Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Trầm, Trì, Huyền, cần ôn bổ tỳ thận, dùng bài thuốc gồm các vị chế Phụ tử, Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Phòng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả… Trường hợp can thận âm hư, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác… cần tư dưỡng can thận, dùng bài thuốc gồm các vị: Hà thủ ô, Kỷ tử, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp… Trường hợp xuất huyết nhiều (nôn ra máu hoặc tiêu ra máu, hôn mê gan, cần xử trí cấp cứu kết hợp Đông Tây Y) .
Trường hợp cổ trướng nặng gây nên khó thở cần công trụïc cổ trướng, có thể dùng một trong những bài sau: Bị Cấp Hoàn (Ba đậu bỏ vỏ, ép hết dầu, Đại hoàng, Can khương, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, luyện mật ong, làm viên) , mỗi lần uống 1-2g với nước ấm. Ngũ Công Tán (Khiên ngưu tử 120g, Tiểu hồi hương 30g, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống l,5-3g, nuốt ngày 1-2 lần. Gia Vị Thập Táo Thang: Đại kích (chế dấm) , Nguyên hoa, Cam toại, Hổ phách, Trầm hương, Hắc Bạch sửu, lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều) mỗi lần uống l,5-3g với nưóc sắc Táo tàu. Chu Xa Hoàn (Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Đại hoàng, Hắc sửu, Mộc hương, Trần bì, Thanh bì, Khinh phấn, Binh lang) . Mỗi lần uống 07,5 – 1g.
Chú ý đối với những bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, người bệnh quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thủy. Lúc dùng phép trục thủy nên kết hợp Tây y truyền dịch để tránh được trạng thái mất nước tổn hại chân âm. Có thể dùng thang Lý Ngư Xích Tiểâu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ lòng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 2-3 tuần có kết qủa tốt.
Chức Năng Của Gan Theo Đông Y Và Tây Y
Gan theo y học hiện đại được định nghĩa là một cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa của con người và động vật có xương sống. Gan được ví như là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó phụ trách điều hòa các phản ứng hóa sinh và đảm nhiệm hàng trăm chức năng khác nhau để duy trì sự sống của con người.
Các chức năng của gan vẫn còn đang trong giai đoạn khám phá nên rất khó để có thể đưa ra con số chính xác về số lượng công việc mà gan phải làm mỗi ngày. Các chức năng của gan được nhắc đến nhiều nhất là:
Gan là nơi chuyển hóa chính của cả đường, protein và lipid.
Trong chuyển hóa Carbohydrate: Gan vừa là nơi tân tạo glucose từ amino acid, lactate hoặc glycerol. Phân giải glycogen, đồng thời tạo glycogen từ glucose.
Trong chuyển hóa Lipid: Gan tổng hợp Cholesterol và sản xuất Triglyceride.
Gan dự trữ rất nhiều chất quan trọng trong cơ thể gồm: glucose, vitamin B12, vitamin A, D và một số vi chất sắt, đồng,…
Sắc tố mật và muối mật tạo ra ở gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
Trong gan chứa nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động, với nhiệm vụ phát hiện ra những kháng nguyên có trong máu qua tĩnh mạch cửa của gan.
Gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu.
Gan là nơi tạo ra tế bào hồng cầu cho thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Gan là cơ quan chuyển hóa các chất độc thành chất không độc để đào thải ra ngoài cơ thể.
Quan Điểm Về Chức Năng Của Gan Theo Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, can là một trong ngũ tạng thuộc cơ thể con người, vai trò của tạng can vô cùng quan trọng, được ví như vị trí tướng quân của một nước.
Các chức năng chính của tạng can:
Chức năng này có nghĩa là tàng trữ và điều tiết lượng máu đến các cơ quan theo nhu cầu của cơ thể. Các hoạt động của cơ thể đều nhờ sự dinh dưỡng của huyết dịch lưu thông trong kinh mạch. Chức năng này của can bị rối loạn sẽ gây các triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít hoặc bế kinh. Một số trường hợp can huyết có nhiệt có thể gây nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rong kinh.
Cân được hiểu ở đây là cân mạch, bao gồm các khớp, gân, cơ phụ trách việc vận động của cơ thể. Sự dinh dưỡng cần thiết cho cân nhờ vào sự cung cấp huyết dịch của can, chức năng can đầy đủ, cân được nuôi dưỡng, vận động tốt. Ngược lại, nếu can huyết hư gây các chứng bệnh tê dại, chân tay run, co quắp, teo cơ, cứng khớp,…
Khi can khỏe thì móng tay, móng chân hồng hào, tươi nhuận. Khi can hư thì móng tay, móng chân khô, dễ gãy…
Tinh khí của huyết dịch ở Can đi lên mắt, nên khi can bị thực tà xâm phạm thì mắt đỏ, can hư gây quáng gà, giảm thị lực
Các biểu hiện của suy giảm chức năng gan thường gặp như: Rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt, bụng chướng, men gan tăng cao, nổi mẩn dị ứng,… Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương tế bào gan mà có những biểu hiện khác nhau.
Theo Y học cổ truyền, suy giảm chức năng gan còn được gọi là chứng Can hư. Can huyết hư gây rối loạn kinh nguyệt, hoa mắt chóng mặt, chân tay co quắp, rối loạn tiêu hóa, chân tay run, móng tay móng chân khô, nhợt nhạt, tím tái. Can âm hư sinh hỏa làm người nóng, háo khát, dễ cáu giận, nhức đầu, táo bón, dễ nổi nóng,… Tùy từng bệnh nhân mà sẽ có những biện chứng khác nhau.
Làm Gì Khi Suy Giảm Chức Năng Gan
Mặc dù cách diễn giải của Đông Y và Tây Y về chức năng gan khác nhau nhưng đều có chung một số phương pháp để cải thiện tình trạng suy giảm chức năng gan. Trong đó, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Cụ thể:
Hạn chế tối đa việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế, các thực phẩm chiên dầu mỡ, kém an toàn.
Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót… Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng… Đồng thời, không quên uống ít nhất 2l mước mỗi ngày.
Khi mắc bệnh gan cần tích cực cải thiện, theo dõi thường xuyên và tuyệt đối tuân theo y lệnh của chuyên gia. Đừng đợi “nước đến chân mới nhảy”, khi các triệu chứng suy giảm chức năng gan bộc phát thì phần lớn bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng, khó cải thiện. Nếu không cải thiện kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Ngoài ra, một biện pháp quan trọng thường được các chuyên gia y tế khuyến cáo là sử dụng một số thảo dược tốt cho gan nhằm tăng cường chức năng gan và phòng ngừa các bệnh lý ở gan.
Y học Phương Đông và Y học Phương Tây có lưu truyền nhiều loại thảo dược tốt giúp điều trị bệnh gan hiệu quả. Đặc biệt, ở các nước Châu Âu, 2 loại thảo dược là Kế sữa và Actiso đã được sử dụng như một loại “thần dược” trong điều trị và phòng ngừa nhiều căn bệnh ở gan.
Từ những năm đầu của thế kỷ thứ 4 TCN, Kế sữa đã được các nước Hy Lạp cổ đại sử dụng để bảo vệ gan và điều trị nhiều bệnh lý như men gan cao, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan… Ngày nay, y học hiện đại ngày càng khám phá ra nhiều công dụng tuyệt tuyệt vời của nó. Thậm chí, Kế sữa đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong điều trị nhiều bệnh ở gan.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với thành phần hoạt chất chính Silymarin, Kế sữa có tác dụng ổn định tế bào gan, kích thích RNA polymerase hoạt động để tổng hợp protein ở tế bào gan. Đồng thời, nó sửa chữa các tế bào bị tổn thương, tái tạo, phục hồi và thúc đẩy phát triển các tế bào gan mới. Từ đó giúp chống oxy hóa, chống viêm, tiêu sỏi mật, giải độc gan và giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, men gan cao… hỗ trợ điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan hiệu quả.
Chỉ riêng Kế sữa đã có công dụng tốt với lá gan như vậy, nhưng còn tuyệt vời hơn khi nó được kết hợp cùng Actiso – một thảo dược nổi tiếng về những lợi ích cho gan khác – bởi sự kết hợp này làm tăng vượt trội tác dụng của chúng với lá gan so với khi dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.
Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này.
Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.
SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.
Bên cạnh đó, ngoài bệnh nhân đang mắc bệnh gan hoặc người có thói quen xấu hại gan, thì bệnh nhân tim mạch, người bị tiểu đường type 2, người bị suy thận, bệnh nhân thiếu máu… cũng có nguy cơ suy giảm chức năng gan, vì thế bên cạnh việc cải thiện bệnh lý nền, những đối tượng này cũng cần chú ý bảo vệ gan, phòng ngừa bệnh gan từ sớm.
Quan Niệm Về Thận Theo Đông Y Và Tây Y
Đông y và Tây y có nhiều quan điểm khác nhau về thận , từ cấu tạo đến chức năng sinh lý , vậy quan điểm về tạng thận theo Đông y có gì khác thận theo Tây y ?
Quan niệm về thận theo Đông y và Tây y
Theo đông y, tạng thận bao gồm 2 phần là thận âm và thận dương.
Thận âm hay còn gọi là chân âm, nguyên âm, nguyên thủy. Thận Dương còn gọi là Thận Khí, Thận Hỏa, Chân Dương, Nguyên Dương, Chân Hỏa, Mệnh môn Hỏa.
Tạng thận bao gồm : thận sinh tinh và tàng tinh, thận chủ cốt, thận chủ thủy, thận tàng trí.
Theo các bác sĩ y học cổ truyền, thận là gốc, là nguồn gốc của sự sống. Thận quyết định tính di truyền, khả năng phát dục, nếu thận bị ảnh hưởng thì những cơ quan này cũng bị ảnh hưởng, sẽ phát triển các bệnh có tính di truyền, những bệnh bẩm sinh.
Nước uống vào Vị, được chuyển hoá bởi Tỳ, lưu thông nhờ Phế và được tàng chứa ở Thận. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến phù thủng.
Khi bị rối loạn sẽ dẫn đến chứng : Lạnh trong người, tay chân lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, hoạt động không có sức.
Thận tàng Tinh: Tinh hoa của mọi tạng phũ đều nằm tại thận. Rối loạn chức năng này, dẫn đến: Gầy, sút cân.
+Ở đàn ông: Di mộng tinh, liệt dương.
+Ở đàn bà: Rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, vô sinh.
Quan niệm về thận theo Đông y và Tây y
Thận tàng tinh, tinh sinh ra tuỷ. Tuỷ chứa trong các khoảng rỗng của xương, có tác dụng nuôi dưỡng xương. Xương cốt vững chãi, tuỷ dồi dào, răng chắc (theo y học cổ truyền răng là phần thừa của cốt) chứng tỏ Thận khí đầy đủ.
Rối loạn chức năng này, dẫn đến: Đau nhức trong xương tuỷ, còi xương chậm phát triển, răng lung lay.
Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc. Nếu Thận khí không sung mãn thì: Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém. Tóc bạc, khô, dễ rụng.
Tiền âm là lỗ tiểu và lỗ sinh dục ngoài. Hậu âm là hậu môn.
Khi Thận suy có thể đưa đến tiểu tiện không tự chủ hoặc xuất tinh sớm, di mộng tinh.
Ý chí do thận làm chủ. Thận khí bất túc thì tinh thần trở nên yếu đuối,
Quan niệm về thận theo Đông y và Tây y
Thận là một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu, bao gồm 2 quả : thận trái , thận phải và duy trì nhiều chức năng.
Thận có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm thấp hơn thận trái một chút. Mặt trước thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi. Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Mỗi quả thận tiết nước tiểu vào niệu quản, là một cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Phía trên mỗi quả thận là tuyến nội tiết thượng thận.
Nhu mô thận: Gồm hai phần có màu sắc khác nhau: Vùng vỏ màu đỏ nhạt ở phía ngoài và vùng tuỷ màu đỏ thẫm ở phía trong. Vùng vỏ: Dày khoảng 4mm bao gồm các hạt thận , phần vỏ nằm giữa các tháp thận, gọi là cột thận. Vùng tuỷ: Được cấu tạo bởi các tháp thận. Mỗi tháp thận là một khối hình nón có đáy hướng về vỏ thận đỉnh hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận gọi là gai thận , ống thận gồm : quai Henle, ống lượn xa và ống lượn gần.
Hiểu Về Chức Năng Của Thận Theo Đông Y
Thận có thể coi là gốc của sự sống theo Đông Y, vì thế thận có khỏe hay không có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cơ thể nói chung và tuổi thọ của con người cũng có liên hệ mật thiết tới sức khỏe thận. Hãy tìm hiểu ngay chức năng của thận và cách nào để bổ thận hiệu quả, an toàn và lâu dài cho người trung niên và cao tuổi.
Thận chủ về chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể (tàng tinh)
Tinh là chất cơ bản tạo thành cơ thể, thúc đẩy hoạt động sống của cơ thể. Tinh có 2 loại: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời.
Tinh tiên thiên là tinh di truyền từ cha mẹ
Tinh hậu thiên là tinh đến từ thức ăn, nhờ sự hấp thu của hệ tiêu hóa tạo thành.
Con người từ khi sinh ra tinh khí của thận đã có. Theo thời gian, tinh khí của thận dần dần mạnh lên. Tới khi đứa trẻ bắt đầu thay răng thì tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Đến tuổi dậy thì, khi phát dục, tinh khí của thận đã đầy đủ. Giới tính dần được hình thành rõ nét giúp chúng ta có khả năng duy trì nòi giống. Đến tuổi già, tinh khí của thận dần dần suy giảm kéo theo khả năng sinh sản giảm dần và mất hẳn, đồng thời về mặt hình thể cũng suy yếu dần.
Con gái 7 tuổi thì thận khí vượng, thay răng, tóc dài; … 35 tuổi kinh mạch sút kém, sắc mặt bắt đầu khô, nhăn nheo, kém tươi, tóc cũng bắt đầu bạc; 49 tuổi mạch suy yếu, hormone sinh dục khô kiệt, kinh nguyệt hết từ đấy, cho nên thân thể già yếu mà không sinh đẻ được nữa.
Con trai 8 tuổi thận khí sung túc, lông tóc dài ra, răng thay; …48 tuổi dương khí ở phần trên suy kiệt, sắc mặt khô ráo kém đi, tóc điểm bạc, 64 tuổi răng rụng dần, tóc cũng rụng thưa.
Thận khí có chức năng điều tiết sự chuyển hóa và chức năng sinh lý của cơ thể. Chức năng này là do thông qua 2 chức năng tương phản của tinh khí là thận dương và thận âm để thực hiện.
Thận dương là căn bản của dương khí trong cơ thể, có tác dụng ôn ấm và sinh hóa các tạng phủ và tổ chức
Thận âm là căn bản của âm dịch trong cơ thể, có tác dụng nhu nhuận và dinh dưỡng các tạng phủ và tổ chức
Thận là bể chứa nước và điều hòa nóng lạnh trong cơ thể. Giai đoạn lão hóa, khi tinh khí của thận suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng thận âm và thận dương hư.
Thận dương hư sẽ ảnh hưởng đến chức năng ôn ấm và sinh hóa các tạng phủ và tổ chức. Vì vậy người già đặc biệt là nam giới thường thấy hiện tượng: người lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, phản ứng chậm chạp…
Thận âm hư sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhu nhuận và dinh dưỡng các tạng phủ và cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, người già đặc biệt là nữ giới thường thấy hiện tượng: người nóng, cảm giác bốc hỏa, cảm giác đau mỏi, nóng nhức trong xương, đại tiện bị táo bón…
Thận chủ về khí hóa nước (chủ thủy)
Thận khí có chức năng khí hoá nước, tức là đưa nước do đồ ăn uống tới tưới cho các tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.
Thận dương chủ mở, thận âm chủ đóng. Nếu thận âm, thận dương mất thăng bằng, đóng mở rối loạn sẽ dẫn tới bài tiết nước tiểu bất thường. Đồng thời, chức năng chủ thủy của thận còn thể hiện ở tác dụng chưng đốt, khí hóa tân dịch. Khi nước đi qua tạng thận, dưới tác dụng khí hóa của thận dương, thành phần dịch được hấp thu, trả lại cho cơ thể; phần đào thải được trữ lại ở bàng quang sau đó thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
Đến khi lão hóa, có sự suy giảm công năng chủ về lọc và bài tiết nước, chức năng của thận dương suy giảm, không đủ sức tái hấp thu nước trong cơ thể nên phần lớn lượng nước bị đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài. Vì vậy người già thường tiểu nhiều lần, tiểu ít và hay tiểu đêm.
Thận chủ nạp khí
Không khí do phổi hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho, hen, khó thở.
Khi con người trở nên lão hóa, thận tinh suy giảm làm ảnh hưởng đến chức năng của thận dẫn tới suy giảm công năng nạp khí nên người già thường thở ngắn, đoản hơi. Trên lâm sàng, người ta chữa chứng hen suyễn, chứng ho ở người già bằng phương pháp bổ thận nạp khí.
Chủ về xương tuỷ, thông với não và vinh nhuận ra tóc
Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy nằm trong xương và nuôi dưỡng xương nên nói thận chủ về xương cốt, sinh tủy (tạo máu). Trên lâm sàng, khi thận tinh đầy đủ thì nguồn nuôi dưỡng xương tủy được dồi dào, các xương được nuôi dưỡng đầy đủ của tủy trở nên rắn chắc. Trường hợp tuổi già thận tinh suy tổn, các xương không được nuôi dưỡng sẽ mềm yếu, lưng gối đau mỏi, rụng răng. Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hư (thường do tiên thiên) làm não không phát triển sinh các chứng : trí tuệ chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém sự thông minh…
Thận tàng tinh, tinh tạo máu, mà theo quan niệm của y học cổ truyền, tóc là phần dư của máu, nguồn gốc nhuận dưỡng của tóc phải dựa vào máu. Do đó, ở những người già, khi thận tinh suy thì máu giảm, tóc trở nên bạc màu và dễ rụng. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết tới tóc : như bẩm sinh thận khí kém thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên mạnh khoẻ thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc bạc , rụng tóc…vì vậy nói thận vinh nhuận ra ở tóc.
Thận khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm
Tai nghe được là nhờ vào sự nuôi dưỡng từ tinh khí của thận. Khi tinh khí đầy đủ thì cảm giác nghe mới nhạy cảm. Tai nghe do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già, khi thận tinh suy thường nghe kém.
Tiền âm có chức năng bài tiết nước tiểu và sinh dục. Hậu âm là cơ quan bài xuất phân.
Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục, vì vậy gọi là thận chủ về tiền âm. Như thận hư hay gây chứng đi tiểu nhiều, tiểu không tự chủ ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư…
Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện táo ở người già. Hậu âm và tiền âm thường là đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “thận chủ về nhị tiện”.
Các chứng bệnh về thận
Thận âm hư
Nếu vì âm hư thì có những triệu chứng chủ yếu như: di tinh, ù tai, răng lung lay, lưng đau hoặc lưng đùi ê ẩm, thậm chí còn liệt dương nữa. Có khi cũng có thể ảnh hưởng đến tạng phủ khác.
Ví dụ : vì thận âm hư kém làm cho phần khí nóng quá mạnh, thì miệng ráo, cổ khô, đầu choáng, mắt hoa, mặt hồng hồng, tai đỏ, trong tai chảy mủ, không nghe được. Nếu ảnh hưởng đến phổi, sẽ thấy các chứng ho hắng, ho ra máu, nóng về đêm, đổ mồ hôi trộm, người gầy mòn. Thận thuộc thuỷ, tâm thuộc hoả, thuỷ và hoả cần phải giúp đỡ lẫn nhau. Nếu thận âm hư mà tâm hoả bùng lên, thì tâm thần không yên, sinh ra chứng không ngủ. Trái lại tâm thần không yên hoặc thần khí suy nhiều cũng rất dễ liên cập đến bệnh của thận, sinh ra chứng di tinh, ù tai, đau lưng.
Thận dương hư
Thường sinh ra những chứng tinh lạnh, hoạt tinh, liệt dương, hoặc lưng đùi cảm thấy lạnh, 2 chân yếu liệt. Thận dương kém không hoá được nước, thì có thể làm cho tiểu tiện không lợi, môi nhợt, thậm chí sinh ra phù, đầy bụng. Ngoài ra lại có chứng miệng khát uống nước nhiều, tiểu tiện cũng đi nhiều, uống một phần đi tiểu hai phần là do thận dương suy kém quá, không thể tái hấp thu được nước gây nên.
Nguyên tắc điều trị cho người trung niên và cao tuổi – Cách nào bổ thận cho đúng?
Đối với những bệnh cấp tính có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nên dùng theo Tây y; khi có chỉ định kết hợp với Đông y thì phương châm là cần điều trị gấp; nhưng việc điều trị đẩy bệnh không nên thái quá, tạo điều kiện có thể chỉnh khí phục hồi sau khi bệnh đã được giải.
Trường hợp bệnh không cấp tính thì việc điều trị cần tiến hành từ từ. Bởi vì bệnh ở người cao tuổi thường là mạn tính, kèm theo chính khí hư suy, khả năng phục hồi chậm, nên nếu nóng vội thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.
Khi cơ thể ở giai đoạn lão hóa, công năng của các cơ quan, khả năng đề kháng của cơ thể giảm sút, âm dương mất tính cân bằng. Do đó, khi điều trị phải dùng phép bổ làm chủ nhưng phải tiến hành từ từ. Vì ở người già các cơ quan đã lão hóa, chức năng giảm sút, khả năng hấp thu kém nên khi dùng thuốc bổ phải chú ý từ từ.
Ngoài ra, người cao tuổi khí đã kém, cơ thể suy nhược nên trong quá trình điều trị cần chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đề phòng bệnh tật phát sinh. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cũng cần phù hợp với quá trình điều trị.
Vì thận có những vai trò quan trọng như vậy, ở người trung niên và cao tuổi chức năng thận lão hóa nên việc bổ thận là vô cùng cần thiết để có được sức khỏe tốt. Với việc bổ thận từ từ thì việc sử dụng những loại cây thuốc Nam có thể nói là ưu tiên hàng đầu vì an toàn, lành tính, có tác dụng từ từ và lâu dài, lại phù hợp với cơ địa người Việt Nam – theo đúng nguyên tắc Nam dược trị Nam nhân của Danh y Tuệ Tĩnh. Thảo dược quý Cẩu tích sống ở trong các vùng rừng sâu là loại cây được ưa dùng vì tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. Cẩu tích có vị ngọt đắng, tính ấm, là dược liệu tướng quân dẫn trực tiếp vào thận, giúp bổ cả thận âm và thận dương – giúp phục hồi chức năng cho thận, nhu dưỡng bàng quang, mạnh gân cốt.
Theo các chuyên gia về Y học cổ truyền, cây Cẩu tích khi được kết hợp với Đỗ đen, Cối xay, Hà thủ ô đỏ, Quế chi thì tạo thành một công thức cân đối rất tốt cho việc phục hồi chức năng cho thận yếu, thận hư ở người trung niên và cao tuổi – giảm các triệu chứng như tiểu đêm, đau ngang thắt lưng, chân tay lạnh, khí huyết không thông, tai điếc, ù tai, tóc bạc nhanh và sớm, sinh lý suy giảm… Công thức này đã được sản phẩm Thận Khí Khang GOLD sử dụng để tạo ra các viên nén thảo dược sản xuất theo quy trình đạt chuẩn GMP tại nhà máy hiện đại, giữ được hàm lượng dược chất cao nhất. Thận Khí Khang GOLD cũng có thể nói là sản phẩm duy nhất giúp bổ thận cho người thận yếu, thận hư được làm từ 100% các thảo dược được trồng tại các vùng dược liệu tại Việt Nam – là những cây thuốc Nam rất tốt cho thận, được Bộ Y Tế cấp phép trên bao bì sản phẩm.
Hãy dành 2 phút để gọi tới 18006805 (miễn cước) để được các bác sỹ Đông y, Dược sỹ tư vấn thêm về bệnh lý thận, các triệu chứng của thận yếu thận hư như tiểu đêm nhiều lần, đau ngang thắt lưng, chân tay lạnh, tóc bạc nhanh và sớm, sinh lý suy giảm… và cách giúp Bổ thận an toàn, lâu dài.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xơ Gan Theo Đông Y trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!