Xu Hướng 6/2023 # Xây Dựng “Trường Học Thông Minh” Ở Đông Triều # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xây Dựng “Trường Học Thông Minh” Ở Đông Triều # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Xây Dựng “Trường Học Thông Minh” Ở Đông Triều được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiểu một cách đơn giản thì mô hình “Trường học thông minh” sẽ giúp Ban Giám hiệu nhà trường quản lý chặt chẽ được từng giáo viên, từng lớp học bằng một phần mềm quản lý học tập thông qua hệ thống internet. Còn với “Lớp học thông minh” thì từ bục giảng thông minh, giáo viên có thể quản lý bài học của học sinh, giao nhiệm vụ cho các em; ngược lại, học sinh sử dụng máy tính bảng để gửi câu hỏi, câu trả lời tới màn hình tương tác của giáo viên…

Để có cái nhìn trực quan về việc dạy và học theo cách thức rất mới mẻ này, chúng tôi đã đến Trường Tiểu học Vĩnh Khê (thị trấn Mạo Khê), trường xây dựng mô hình “Trường học thông minh – Lớp học thông minh” đầu tiên của huyện.

Mô hình “Lớp học thông minh” triển khai tại Trường Tiểu học Vĩnh Khê (Đông Triều).

Thời gian tới, Đông Triều sẽ tiếp tục xây dựng mô hình này ở 4 trường khác với việc đầu tư hoàn thiện từ 3-7 phòng học thông minh/trường. Nói về ý tưởng xây dựng mô hình này, NGƯT Lưu Xuân Giới, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện cho biết: Tôi đi tham khảo mô hình này ở một số nước châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc thấy rất ưu việt, nên mạnh dạn đưa về làm ở Đông Triều. Trong nước cũng có một số nơi bắt đầu áp dụng như Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Long… Ở Đông Triều, cái nền của mô hình “Trường học thông minh” đã được “trả góp” dần từ khi huyện áp dụng CNTT vào trường học từ năm 2009 với việc nối mạng internet, trang bị máy tính, camera tại các phòng học, đến giờ gần như chỉ cần trang bị bục giảng thông minh, máy tính bảng cho học sinh nữa là xong. Bên cạnh đó, Đông Triều cũng sẽ có sự sáng tạo khi vận dụng để tránh phải đầu tư lớn ngay. “Mô hình này áp dụng ở Hà Nội tốn kém hơn vì bục giảng thông minh, máy tính bảng được lắp cố định tại phòng học. Ở đây, chúng tôi làm di động vì một giáo viên cũng chỉ sử dụng phương pháp này 1 đến 2 giờ/ngày. Ban đầu, chúng tôi sẽ đưa vào phòng thiết bị dùng chung, các giáo viên của trường đăng ký ngày, giờ sử dụng, từ đó có sự sắp xếp cho phù hợp. Như vậy, cùng một bộ máy nhiều lớp đều có thể sử dụng trong ngày được…” – Ông Giới cho biết thêm.

Thực hiện mô hình này, Đông Triều đã đặt ra lộ trình 3 năm (2013-2015) để triển khai ở 50 trường tiểu học và THCS trong toàn huyện. Theo đó, với mô hình ‘Lớp học thông minh”, đến nay 100% các trường đã đạt tiêu chí phủ sóng internet đảm bảo cho các hoạt động và có nguồn tài nguyên bài giảng điện tử, bài giảng e-learning phục vụ giảng dạy cho giáo viên; 30 trường có 50% số lớp học trở lên có máy tính, máy chiếu (màn hình LCD) phục vụ cho dạy – học. Các tiêu chí khác về trang thiết bị của “Lớp học thông minh”, hệ thống phần mềm quản lý học tập hay trang thiết bị học tập của học sinh cũng bắt đầu triển khai ở một số nơi. Còn với mô hình “Trường học thông minh”, đến nay tiêu chí về internet đã hoàn thành, 50 trường đã quản lý theo mô hình hiện đại, ứng dụng các phần mềm quản lý trực tuyến trong điều hành, phát huy tốt trang thông tin điện tử của nhà trường. 30 trường có 100% số giáo viên đạt chuẩn theo quy định, ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả; 5 trường có hệ thống camera giám sát tại các lớp học và một số điểm cần thiết khác

Phan Hằng

Thiết Kế Xây Dựng Nhà Ở,Thiết Kế Xây Dựng

THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở,THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

THI CÔNG TẦNG HẦM

Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up

1. Các phương pháp thi công. 1.1. Phương pháp đào đất trước sau đó thi công nhà từ dưới lên : a.) Trình tự:

                 1) ĐÀO ĐẤT                                                                                  2) XÂY NHÀ

Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn,thiết bị thi công đơn giản,mặt bằng rộng rãi.Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết kế (Độ sâu đặt móng),có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào máy phụ thuộc vào chiều sâu hố đào,tình hình địa chất thuỷ văn,vào chiều sâu hố đào,tình hình địa chất thuỷ văn,vào khối lượng đất cần đào và nó còn phụ thuộc vào thiết bị máy móc, nhân lực của công trình.

Sau khi đào xong,người ta cho tiến hành xây nhà theo thứ tự bình thường từ dưới lên trên,nghĩa là từ móng lên mái.Để đảm bảo cho hệ hố đào không bị sụt lở trong quá trình thi công người ta dùng các biện pháp giữ vách đào theo các phương pháp truyền thống nghĩa là ta có thể đào theo mái dốc tự nhiên (Theo góc Ø của đất). Hoặc nếu khi mặt bằng chật hẹp không cho phép mở rộng ta luy mái dốc hố đào thì ta có thể dùng cừ để giữ tường hố đào

b.) Ưu điểm:  

Ưu điểm của phương pháp này là thi công đơn giản, độ chính xác cao,hơn nữa các giải pháp kiến trúc và kết cấu cho tầng hầm cũng đơn giản vì nó giống phần trên mặt đất.Việc xử lý chống thấm cho thành tầng hầm và việc lắp đặt hệ thống mạng lưới kỹ thuật cũng tương đối thuận tiện dễ dàng.Việc làm khô hố móng cũng đơn giản hơn, ta có thể dùng bơm hút nước từ đáy móng đi theo hố thu nước đã được tính toán sẵn

c) Nhược điểm:  

Nhược điểm của phương pháp này là : khi chiều sâu hố đào lớn sẽ rất khó thực hiện,đặc biệt khi lớp đất bề mặt yếu.Khi hố đào không dùng hệ cừ thì mặt bằng phải rộng đủ để mở taluy cho hố đào.Xét về mặt an toàn cho các công trình lân cận hay cho những công trình xây chen thì biện pháp này không khả thi, còn xét về chiều sâu hố đào khi quá lớn nếu dùng biện pháp này ta sẽ phải đào thành nhiều đợt,nhiều bậc và độ ổn định cũng như an toàn cho thi công ta phải bàn đến.

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

a) Đào đất theo mái dốc tự nhiên

                            a)                                                                                                       b)

b) Đào đất có cừ chống

c) Hố đào thành nhiều tầng có cừ chắn không không chống

                                     c)

d) Ván cừ giữ vách hố đào không chống khi các cột chống không ảnh hưởng đến thi công tầng hầm

                                                               d)

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

e) Ván cừ giữ vách có neo

Qua thực tế ta có thể đưa ra các phương án giữ vách hố đào theo phương pháp thi công cổ điển như :

Đào đất theo độ dốc tự nhiên,phương pháp này chỉ áp dụng khi hố đào không sâu,với đất dính,góc ma sát trong Ø lớn mặt bằng thi công rộng rãi đủ để mở taluy mái dốc hố đào và để thiết bị thi công cũng như chứa đất được đào lên.

– Dùng ván cừ đặt thành nhiều tầng (Không chống). Hố đào được đào thành nhiều bậc, mở rộng phía trên áp dụng cho trường hợp khi ván cừ không đủ dài để chống một lần hoặc khi hố đào quá sâu, thi công đào đất bằng phương pháp thủ công và khi có yêu cầu hố đào phải thông thoáng để thi công tầng hầm.  

– Dùng ván cừ có chống hoặc có neo, hố đào được đào thẳng đứng.Dùng cừ có chống khi cột chống không ảnh hưởng đến thi công tầng hầm, còn khi có sự đòi hỏi thoáng đãng trong hố đào để thi công tầng hầm ta phải dùng neo,neo này được neo trên mặt đất. Loại ván cừ có chống hoặc neo dùng khi áp lực đất lớn.

1.2. Thi công tường nhà làm tường chắn đất.  

1.2.1. Trình tự thi công :  

Theo phương pháp này, sau khi thi công xong cọc và tường vây, cọc vây hoặc hệ thống cừ bao xung quanh công trình, nhà thầu sẽ tiến hành đào đất tới những độ sâu nhất định sau đó tiến hành.  

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

Lắp đặt hệ thống chống bằng thép hình (Bracsing System) hoặc hệ thống neo để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm. Tùy theo độ sâu đáy đài mà thiết kế có thể yêu cầu một hay nhiều hệ tầng chống khác nhau nhằm đảm bảo đủ khả năng chống lại áp lực đất và nước ngầm phía ngoài công trình tác động lên vách tường tầng hầm.

Sau khi lắp dựng xong hệ chống đỡ và đất được đào đến đáy móng,nhà thầu sẽ thi công hệ móng và các tầng hầm,tầng thân của công trình từ phía dưới lên theo đúng trình tự thi công thông thường.Hệ thống chống có thể được sử dụng như là lõi cứng cho các cấu kiện dầm/sàn của tầng hầm hoặc sẽ được dỡ bỏ sau khi các sàn tầng hầm đủ khả năng chịu lại các áp lực tác dụng lên vách tầng hầm.  

Phương pháp này có ưu điểm rất lớn là không cần dùng ván cừ để giữ vách hố đào.Trình tự thi công công trình vẫn theo thứ tự như xưa tức là xây từ dưới xây lên. Để áp dụng được phương pháp này thì tường bao của công trình phải được thiết kế bảo đảm chịu được tải trọng do áp lực đất gây ra với nó đồng thời có đủ điều kiện để thi công tường bao bằng phương pháp ”cọc barret”.

Nhược điểm của nó là thời gian thi công dài và phải thi công xong tường bao, cọc (nếu có) rồi mới đến đào đất và xây công trình. Nếu trường hợp tường bao không tự chịu áp lực thì ta phải có biện pháp chống tường bằng các hệ chống đỡ hoặc bằng neo bê tông.  

Trên hình 3 trình bày 3 giai đoạn thi công theo phương pháp tường trong đất từ dưới lên : Giai đoạn đầu (Hình 3a) ta tiến hành thi công tường trong đất từ dưới lên, giai đoạn 2 (Hình 3b) ta tiến hành đào đất trong lòng tường bao và giai đoạn 3 (Hình 3c) ta tiến hành thi công tầng hầm tự dưới lên.

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

Hình : Ba giai đoạn thi công tầng hầm

1.2.2 Thi công cọc và tường chắn.  

Quá trình thi công cọc và tường chắn được thực hiện cùng lúc trên mặt đất tự nhiên. Phương pháp này hầu hết móng cọc được dùng là móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi được thi công trên mặt đất đến cao độ của tầng hầm thì dừng lại.

Sau đó dùng cát lấp phần trên lại để tiện cho việc thi công các công tác khác. Tường chắn được thi công ở quanh mặt bằng hố móng công trình có tác dụng giữ đất thành hố đào và giữ mực nước ngầm ở ngoài mặt bằng thi công tầng hầm.  

 Các giải pháp chống vách đất

Để cho hố đào được ổn định trong quá trình thi công, với giá thành hạ,ta phải chọn phương án đào và chống vách đất hợp lý theo các nguyên tắc sau :  

– Phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau, an toàn trong quá trình thi công.  

– Phải phù hợp với biện pháp đào đất và công nghệ thi công phần ngầm.  

– Thi công phải đơn giản, giá thành hạ.  

– Luôn chú ý đến khả năng sử dụng lại sau khi công trình hoàn thành.  

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng nhà ở

,thiết kế xây dựng,giá xây nhà,báo giá xây nhà phần thô,sửa nhà

Cọc đóng: Đóng cọc thưa cách nhau một khoảng từ 0,8 ¸ 1,5m đào đến đâu thì ghép ván đến đó.Cọc đóng thường là cọc thép hình (I hay H), ván gỗ.Nó được áp dụng khi hố không sâu,áp lực đất nhỏ, không có nước ngầm chảy mạnh.  

Gỗ và cọc sau khi thi công được thu hồi để sử dụng lại.  

Tường cừ thép Tường cừ thép cho đến nay được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Nó có thể được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép  thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Thông thường có hai phương pháp thi công sau:  

– Đóng ván cừ thép không chống làm việc dưới dạng công-xôn,áp dụng khi hố đào nông, có nước ngầm. Ván cừ thép sẽ được thu hồi bằng máy nhổ cọc hay cần trục tháp sau khi đã thi công xong tầng hầm.  

– Đóng cọc thép phun vữa bê tông giữ đất. Cọc thép được đóng xuống đất hết chiều sâu thiết kế. Đào đến đâu ta tạo mặt vòm giữa các cọc luôn bằng cách phun vữa bê tông lên vách đất tạo thành những vòm nhỏ, chân đạp vào các cọc giữ đất lở vào hố móng.  

– Phương án này được áp dụng khi đất rời, không có nước ngầm hay đất dẻo. Trường hợp này giống (a) nhưng tiết kiệm được gỗ, cọc có thể thu hồi được.Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính

Giữ thành hố đào bằng tường cừ thép

(còn tiếp)                                                                        

Thiết kế xây dựng nhà ở,thiết kế xây dựng

Xây Dựng Đội Vững Mạnh Là Xây Dựng Đoàn Trước Một Bước

Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số thiếu niên, nhi đồng là 12.364 em; 20 giáo viên – Tổng phụ trách Đội phân bổ tại 20 liên đội (13 liên đội khối tiểu học và 7 liên đội khối THCS) thuộc 13 xã. Đội ngũ cán bộ Đội luôn được chú trọng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, vai trò phụ trách, dìu dắt của Đoàn đối với Đội TNTP HCM cũng luôn được coi trọng. Những năm qua, tuổi trẻ huyện nhà đã thực hiện tốt nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Với tinh thần ”Tất cả vì đàn em thân yêu”, các cơ sở đoàn, các liên đội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, nếp sống cho thiếu niên nhi đồng. Các hoạt động có nhiều đổi mới về quy mô và chiều sâu, tiêu biểu là Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Em nuôi của Đoàn”, ” Xuân yêu thương – Tết đầm ấm”, chương trình tặng “Nhà khăn quàng đỏ”,” Quỹ vì bạn nghèo” “Hội chợ tuổi thơ”… cho các em thiếu niên, nhi đồng gặp hoàn cảnh khó khăn. Hướng dẫn thiếu niên, nhi đồng học tập 5 điều Bác Hồ dạy, thực hiện đạt hiệu quả cao Cuộc vận động “Thiếu nhi Hà Tĩnh làm theo lời Bác”, chương trình “Rèn luyện Đội viên” sửa đổi; nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, phong trào “Kế hoạch nhỏ” với nhiều mô hình hoạt động, cách làm hay, phù hợp với tình hình thực tiễn… Công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách và chỉ huy Đội ngày càng được tăng cường; các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thiếu nhi, phụ trách Đội cơ sở được tổ chức hàng năm với nội dung phù hợp với đặc điểm tình hình công tác tại các đơn vị.  Các cấp bộ đoàn đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể trong việc khai thác nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây dựng Đội vững mạnh về tổ chức và nâng cao hiệu quả các phong trào.

Song, bên cạnh những kết quả đạt được từ công tác phụ trách, chỉ đạo hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, công tác chăm sóc giáo dục thiếu nhiên nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như: Công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở một số địa phương, đơn vị còn chưa thực sự được quan tâm chỉ đạo, hiệu quả chưa cao; sư quan tâm, dành nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội còn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra; quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng mô hình và các giải pháp chỉ đạo thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi còn hạn chế. Chất lượng, hiệu quả, tính hấp dẫn của phong trào còn ở mức cầm chừng; nội dung hoạt động Đội chưa theo kịp với sự biến đổi nhận thức, tâm sinh lý của thiếu nhi; việc củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động Đội tại các xã, các liên đội còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất, dụng cụ, tài liệu phục vụ cho hoạt động Đội còn thiếu thốn; hoạt động Đội trên địa bàn dân cư chưa có nhiều đổi mới. Đội ngũ cán bộ Đoàn tham gia phụ trách công tác Đội còn ít, thường xuyên biến động, nhiều giáo viên – Tổng phụ trách Đội phải làm công tác kiêm nhiệm, một số anh chị kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội còn hạn chế. Công tác thông tin, tuyên truyền về tổ chức và hoạt động Đội chưa được quan tâm đúng mức; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị – xã hội khác trong trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, chặt chẽ nên hiệu quả còn hạn chế. Thời gian học trên lớp và ở nhà còn chiếm phần lớn, nên các em không có nhiều thời gian để vui chơi, giải trí.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu tình hình mới trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi, cán bộ Đoàn, Đội cần thực hiện tốt các  nội dung sau:

Thứ nhất, Nâng cao trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ của tổ chức Đoàn đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Khẳng định vai trò của tổ chức Đội trong sự phát triển của tổ chức Đoàn.

Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” trong toàn Đoàn, tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Xây dựng đội ngũ phụ trách thiếu nhi đủ năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, yêu trẻ; thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thiếu nhi ở cơ sở; tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và nhân rộng phong trào tình nguyện, vận động xã hội chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, giúp đỡ trẻ em đặc biệt khó khăn và con em các gia đình chính sách, học sinh tại các địa phương khó khăn thông qua chương trình hỗ trợ xây dựng nhà khăn quảng đỏ, quỹ em nuôi của Đoàn “Xuân yêu thương”, “giúp bạn đến trường”, quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho học sinh nghèo… giúp đỡ các em học sinh bỏ học có điều kiện tiếp tục tới trường.

Thứ ba, Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi theo hướng gắn sinh hoạt, hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi với những vấn đề thiết thực đối với thiếu nhi trong nhà trường, ở địa bàn dân cư . Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tọa đàm, nói chuyện gặp mặt các nhân chứng lịch sử, tổ chức các buổi ngoại khóa giáo dục kỹ năng và hành hương về các địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các em. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, tổ chức các đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tư vấn, hướng dẫn các em giữ gìn vệ sinh cá nhân; kỹ năng phòng chống đuối nước. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi thông qua các loại hình hoạt động, như: các câu lạc bộ sở thích, đội tuyên truyền măng non, chương trình trải nghiệm,  tổ chức “Học kỳ quân đội” cho học sinh trong dịp hè.

Thứ tư, Đoàn Thanh niên chủ động và tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước sát với nhu cầu thực tế của công tác thiếu niên, nhi đồng của địa phương. Đặc biệt là quan tâm thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên – Tổng phụ trách Đội; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các thiết chế văn hóa, học tập, vui chơi giải trí cho thiếu nhi.

Thứ năm, Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội các cấp đủ về số lượng, giỏi về kỹ năng, sâu về nghiệp vụ; theo hướng trẻ hoá, chuyên trách, thấm nhuần ý thức và tư tưởng trong công tác Đội để tham gia giáo dục các thế hệ “búp măng non”. Thông qua phong trào của Đoàn để phát hiện những đoàn viên tích cực, yêu thích trẻ, có khả năng tập hợp, có kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể để bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ phụ trách Đội chuyên nghiệp tham gia công tác phụ trách Đội trên địa bàn dân cư, đồng thời hàng năm Đoàn cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, Ban Giám hiệu các trường để chỉ đạo, lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên – Tổng phụ trách Đội đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi tại các trường học. Thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình trong công tác phụ trách cũng như hoạt động Đội. Chú trọng đến việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, đây chính là giải pháp quan trọng quyết định đến chất lượng hoạt động đội trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng Đội vững mạnh là xây dựng Đoàn trước một bước; công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng với mục tiêu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp, các đồng chí cán bộ Đoàn, Đội và những người làm công tác thiếu nhi cần phải đi sâu vào nghiên cứu, sáng tạo để tham mưu, triển khai những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng tổ chức Đội, phong trào thiếu nhi ngày một vững mạnh và chất lượng hơn, tạo động lực, hành trang để đội viên, thiếu nhiên, nhi đồng huyện nhà được học tập, vui chơi, rèn luyện và trở thành những đoàn viên ưu tú, công dân có ích cho xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của huyện nhà.

 

Trần Thị Hải

Phó Bí thư Huyện đoàn

(BT10)

 

Xây Dựng Chỉnh Đốn Đảng

Xây dựng chỉnh đốn Đảng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Suốt hơn bảy thập kỷ qua, thực hiện tư tưởng của Bác, Đảng ta đã không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, bảo đảm lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi gian nan thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Ngày nay, Đảng đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và đã thu được những thành tựu rất to lớn và quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đã và đang bộc lộ một số yếu kém như: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm… Đảng ta xác định phải tiếp tục coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn, có biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, ra sức củng cố, chỉnh đốn, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

Để góp phần vào việc nghiên cứu, học tập nâng cao nhận thức về Đảng và đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: Xây dựng chỉnh đốn Đảng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của GS, TS. Nguyễn Phú Trọng -Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Cuốn sách tập hợp một số bài nói bài viết của tác giả được sắp xếp thành bốn phần.

Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng.

Phần thứ hai: Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.

Phần thứ ba: Xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ.

Phần thứ tư: Rèn luyện đạo đức, lối sống.

Nội dung cuốn sách đề cập nhiều vấn đề phong phú cả về lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, rút ra một số bài học và kết luận quan trọng giúp chúng ta tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Xây Dựng Bệnh Viện “Xanh

Hàng năm có trên 730.000 lượt bệnh nhân khám bệnh, 125.000 bệnh nhân điều trị nội trú, phẫu thuật lên đến 33.000 ca; trong đó 50% là phẫu thuật nội soi với đường mổ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực ghép tạng, như: ca ghép tim trên người đầu tiên hoàn toàn do chính người Việt Nam thực hiện thành công tuyệt đối, đưa Việt Nam đứng trên bản đồ ghép tim thế giới; cấy tim nhân tạo bán phần, ghép khối tim phổi, ghép thận trên 500 ca, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị ung thư vú, buồng trứng giai đoạn cuối; ghép giác mạc; phẫu thuật cắt trực tràng bằng phương pháp nội soi một lỗ…; những thành tựu trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và tim mạch can thiệp, phẫu thuật nội soi, điều trị ung thư đa mô thức, hơn 1.000 em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm; các labo xét nghiệm sinh học phân tử và chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân…

Qua đó, lãnh đạo bệnh viện quyết liệt trong tái cơ cấu tổ chức, tăng cường các dịch vụ phục vụ bệnh nhân: Dịch vụ buồng bệnh; dịch vụ vận chuyển, taxi; căng tin, nhà chờ bệnh nhân; nhà giữ xe thông minh; dịch vụ chăm sóc người bệnh trọn gói, theo yêu cầu, chăm sóc tại nhà; dịch vụ chăm sóc bệnh nhân toàn diện.

Nhằm đẩy mạnh công tác dịch vụ buồng bệnh, chăm sóc bệnh nhân nội trú toàn diện từ điều trị bệnh đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của bệnh nhân. Xây dựng cơ sở y tế (CSYT) xanh, sạch, đẹp là hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh, theo quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế “xanh – sạch – đẹp”.

Bên cạnh việc phát triển chuyên môn, bệnh viện luôn xác định việc cải tạo, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình hoạt động của mình.

Có thể nói, Bệnh viện Trung ương Huế được khoác lên màu áo mới, những tòa nhà cũ được sơn lại định kỳ, những hàng cây xanh rợp bóng mát, bao quanh khuôn viên được chăm sóc chu đáo, gọn gàng. Công viên bố trí đài phun nước, ghế ngồi và cây xanh đủ loại tạo cảm giác thư giãn cho người nhà và bệnh nhân. Ngay từ hành lang đến buồng bệnh, nhà vệ sinh được trang bị cây xanh và các vật dụng gồm: xà phòng, giấy vệ sinh phục vụ người nhà và bệnh nhân đến khám.

Mới đây, bệnh viện vừa cải tạo các khu vực chờ, bố trí ghế ngồi, bàn ăn, cây xanh phủ khắp để cho người nhà và bệnh nhân nghỉ ngơi. Để tạo thêm điểm nhấn, lãnh đạo bệnh viện đã bố trí thêm khu vực trước khuôn viên bệnh viện được cải tạo trồng thêm các loại hoa để tạo bóng mát và tạo cảnh quan xanh tươi thân thiện với môi trường.

Bệnh viện như một mái nhà chung của mọi người.

Nhằm hưởng ứng phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, bệnh viện bước đầu triển khai mua sắm thùng rác thông minh đặt tại các vị trí công cộng quanh khuôn viên để khuyến khích người nhà và bệnh nhân phân loại chất thải có khả năng tái chế và chất thải dễ phân hủy. Qua đó, bệnh viện đã triển khai các tiêu chí xây dựng bệnh viện “xanh – sạch – đẹp” đến từng khoa, phòng, từng cán bộ, công nhân viên, người lao động để mọi người đều có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường bệnh viện.

Với không gian xanh, sạch, đẹp từ khuôn viên cho tới quầy tiếp đón bệnh nhân, phòng phẫu thuật, buồng bệnh. Ngoài cây cảnh, chậu hoa được đưa vào không gian bệnh viện, người bệnh còn được đón tiếp chu đáo với hệ thống hướng dẫn thông tin đầy đủ, cây nước uống miễn phí cho người bệnh và người nhà, nhà vệ sinh khô ráo sạch sẽ. Nhân viên bảo vệ thường xuyên nhắc nhở, hạn chế hàng quán xung quanh cổng ra vào, đảm bảo an ninh trật tự, tạo sự yên tĩnh cho bệnh nhân.

Tại các khu vệ sinh nam, nữ và khu vực dành cho người khuyết tật, ngoài sự khô thoáng sạch sẽ với các vật dụng vệ sinh cá nhân đầy đủ còn có cây xanh, tranh ảnh, bảng hướng dẫn điện tử, poster dán trên tường để giúp người bệnh, người nhà có thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức, cùng chung tay giữ gìn môi trường bệnh viện. Câu nói “Xanh như công viên – Sạch như bệnh viện” giờ đã và đang trở thành hiện thực ở Bệnh viện Trung ương Huế.

Đối với công tác quản lý chất thải luôn được đặc biệt quan tâm, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong bệnh viện và tạo môi trường trong lành giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, tiêu chí xanh và đẹp sẽ góp phần tạo môi trường cảnh quan trong cơ sở y tế, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cơ sở y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Qua việc triển khai thực hiện, một số bệnh viện còn gặp khó khăn do người bệnh quá đông, nhiều khu nhà xuống cấp… Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực đã cho thấy quyết tâm cải thiện môi trường bệnh viện, một điều vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.

Phi Hoàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng “Trường Học Thông Minh” Ở Đông Triều trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!