Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn trong bậc học mầm non ở huyện Đông Sơn
Giờ ăn của các cháu học sinh Trường Mầm non Đông Quang.
Bảo đảm an toàn cho trẻ trong trường mầm non (MN) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ trường MN nào cũng phải thực hiện. Đây không chỉ là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ mà còn là trách nhiệm, thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với học sinh, các bậc cha mẹ cũng như cộng đồng xã hội.
Xác định được điều này, trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Đông Sơn đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh cho trẻ.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đó là khẩu hiệu và cũng là mục tiêu mà Trường MN Đông Quang hướng tới để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Cô giáo Lê Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên. Kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời cơ sở vật chất bị hư hỏng, loại bỏ các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Trong các hoạt động giáo dục, ban giám hiệu luôn nhắc nhở đội ngũ giáo viên phải ân cần, gần gũi, yêu thương trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện để trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp; tuyệt đối không dùng bất kỳ một hình thức phạt nào ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường luôn quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong mọi hoàn cảnh phải bảo đảm an toàn cho trẻ, nói không với bạo lực học đường. Nhờ đó, nhiều năm học qua, 100% trẻ học tập tại trường được bảo đảm an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần.
Đối với Trường MN Đông Thịnh, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ nhà trường đã tham mưu cho chính quyền địa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo dục theo mô hình “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Hiện, cơ sở vật chất phòng lớp học, phòng chức năng của nhà trường đã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, khuôn viên trường học xanh – sạch – đẹp, có các khu vui chơi vận động, vườn cổ tích, phòng y tế, nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn; môi trường trong lớp học được sắp xếp gần gũi, quen thuộc, thiết kế an toàn, trang trí đẹp mắt… Cô giáo Mai Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, cảnh quan khuôn viên xanh, sạch, đẹp, nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác bán trú. Đây cũng là hoạt động nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Theo Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Sơn Lê Thị Huệ, 100% trường MN trên địa bàn huyện đã và đang thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Qua kiểm tra đánh giá, 15/15 trường được cấp chứng nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Những năm qua, các trường đều được đầu tư mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm an toàn, phù hợp từ môi trường bên trong, bên ngoài lớp học như, trong lớp học được sắp xếp, bố trí không gian hợp lý với các “góc học tập”, “góc sáng tạo”, “góc thư viện” để trẻ trải nghiệm, khám phá, vui chơi và phát triển. Môi trường bên ngoài được đầu tư thiết kế thân thiện để trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, với tiêu chí bảo đảm tính an toàn, thẩm mỹ, sáng tạo, góp phần giáo dục, hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó, các bếp ăn bán trú được bố trí theo nguyên tắc một chiều, bảo đảm chế độ kiểm tra thực phẩm 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Ngoài ra, hằng năm, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các nhà trường. Để xây dựng môi trường giáo dục thực sự an toàn, nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích… cũng được ngành đưa vào chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong các nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,9%; trẻ nhà trẻ đạt trên 32%. Qua theo dõi, số trẻ đạt cân nặng bình thường đạt trên 95,5%, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chỉ chiếm 3-4,5%.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – thông điệp này nhắc nhở công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi để tất cả trẻ em đều có một tuổi thơ tươi vui, một tương lai tốt đẹp nhất. Đặc biệt là việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không có tai nạn thương tích trong các nhà trường. Đến thời điểm này, kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn trong các trường MN trên địa bàn huyện Đông Sơn đang là giải pháp hữu hiệu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giúp trẻ háo hức khi đến trường, chủ động tích cực tham gia vào các bài học theo chương trình giáo dục MN mới. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, cùng với sự chăm sóc và giáo dục tận tình của các thầy, cô giáo đang là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện, đủ hành trang sẵn sàng bước vào bậc học tiếp theo.
PS
Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm Tại Trường Mầm Non Xuân Thượng
Thống kê truy cập
Đang online:
1
Hôm nay:
67
Trong tuần:
383
Tất cả:
38,913
Liên kết web site
select
Trang chủ
Tin tức
Giáo dục đào tạo
Mầm non
Lượt xem: 3206
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Xuân Thượng
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất cần thiết trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ tại trường. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo.
Cùng với môi trường vật chất xung quanh trẻ là môi trường xã hội, là môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa phụ huynh với trẻ và với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, nói lên những tâm tư nguyện vọng mong muốn của trẻ đối với cô giáo và các bạn, nhờ vậy mà cô giáo hiểu hơn về trẻ, trẻ trong lớp hiểu nhau hơn, phụ huynh hiểu hơn về khả năng sở thích, nguyện vọng của con em mình. Từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả các hoạt động cũng cao hơn, trẻ thích được đến trường hơn vì ở đó có cô và các bạn, có các đồ dùng đồ chơi và môi trường xung quanh để trẻ vui chơi và khám phá.
Cô và trò tham gia các hoạt động thực nghiệm Trong những năm qua, việc xây dựng môi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm. Thực hiện kế hoạch số 56/KH – BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 -2020”, sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020. Trường mầm non Xuân Thượng xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, để thực hiện đạt được mục tiêu chuyên đề đặt ra thì nhà trường phải có môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp học để cho trẻ hoạt động. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ thu hút được sự quan tâm, tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, sự đóng góp của cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm giúp đỡ thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của con em mình trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ.
Cô và trò tham gia các hoạt động thực nghiệm
Môi trường trong lớp
Trẻ tham gia hoạt động chơi trong các góc chơi
Trong các phòng học có khu vực vệ sinh khép kín cho trẻ sử dụng theo đúng tiêu chuẩn quy định của trường chuẩn, nhà vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, không có mùi hôi, các phòng vệ sinh đều có bồn rửa tay, bệ bệt theo quy định dành cho trẻ mầm non, có khu vực vệ sinh nam riêng nữ riêng để trẻ sử dụng. Các phòng vệ sinh đều phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ theo lứa tuổi.
Môi trường tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ
Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch do công ty cấp đảm bảo vệ sinh nguồn nước theo quy định. Nhà trường có hệ thống bể chứa có nắp đậy và đảm bảo an toàn và vệ sinh theo quy định. 100% các nhóm, lớp được đầu tư cây ủ nước đảm bảo nước cho trẻ uống mát về mùa hè, ấm về mùa đông, 100% các nhóm lớp có bình nóng lạnh đảm bảo đủ nước ấm cho trẻ rửa tay, rửa mặt và vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Trường có phòng y tế riêng và được bổ sung đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, các loại thuốc theo quy định của y tế trường học …100% số trẻ đến trường đều được khám sức khỏe định kỳ và được theo dõi cân đo bằng biểu đồ tăng trưởng. Hàng năm nhà trường phối hợp với trung tâm y tế huyện Xuân trường để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
· Môi trường ngoài lớp học
Nhà trường đã tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Tận dụng được khuôn viên bố trí các góc chơi ngoài trời để cho trẻ khám phá trải nghiệm:
Bé thể hiện tài năng
Cửa hàng tạp hóa của bé
Vườn rau thực nghiệm của bé
Trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề đội ngũ giáo viên trong trường đã nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng được kế hoạch giáo dục cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với sự phát triển của trẻ; xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ; đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non.
Đối với trẻ, được hoạt động trong môi trường thân thiện, an toàn với các đồ dùng tự tạo đẹp, mới lạ, trẻ hào hứng tích cực, mạnh dạn tự tin trong tham gia các hoạt động. Qua đó hình thành cho trẻ những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội; kiến thức, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Việc triển khai thực hiện chuyên đề có được sự hưởng ứng nhiệt tình, hợp tác tích cực của cha mẹ trẻ. Giữa nhà trường – giáo viên – phụ huynh mối liên hệ, sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả:
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là thực sự có ý nghĩa hết sức cần thiết và rất quan trọng. Thông qua chơi, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động sáng tạo.Trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, an toàn với các góc chơi, đồ dùng tự tạo đẹp, mới lạ làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động.
Nhà trường rất mong nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh toàn trường. Tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ./. Thực hiện: Vũ Thị Duyên – Bí thư chi bộ; Hiệu trưởng trường Mầm non Xuân Thượng.
Tweet
Tin khác
Trường Mầm non Xuân Thượng tổ chức Lễ khai giảng…
(150 Lượt xem )
Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Trong Và Ngoài Lớp Học
Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề.
Hưởng ứng mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của toàn ngành giáo dục, năm học 2019-2020 trường Mầm non Sao Mai tích cực tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng hấp dẫn trẻ.
Kết quả tuyên truyền vận động xã hội hóa được toàn thể cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân đồng tình hưởng ứng. Ban giám hiệu trường Mầm non Sao Mai chân thành ghi nhận những đóng góp của cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân cả về vật chất, tinh thần và ngày công lao động. Cụ thể như: Anh Nguyễn Minh Hùng phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 1 cây phượng, anh Nguyễn Văn Re phụ huynh lớp Lá 2 hỗ trợ 1 cây phượng, anh Lê Phước Tài phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 30 bao đất, chị Trần Thị Uyên Thảo phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 200.000đ, anh Triệu Quốc Hiếu phụ huynh lớp Chồi 2 hỗ trợ 500.000đ, anh Võ Hoàng Đảnh công ty thực phẩm Gia Khang hỗ trợ 2kg cá kiểng, chị Võ Thị Hồng Thoa phụ huynh lớp Mầm 1 hỗ trợ 300.000đ và một số lốp xe ô tô cũ, các đồ dùng, vật dụng trong gia đình đã qua sử dụng… Kết quả với tinh thần hỗ trợ tích cực của cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân đã góp phần tạo dựng được khu vườn thiên nhiên vừa làm đẹp nhà trường vừa tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, vui chơi và học tập.
Một góc chơi phân vai trong lớp, trẻ đang thể hiện lại vai chơi nấu ăn
Góc để bàn chải đánh răng
Góc trực nhật được trẻ tự đăng ký vào mỗi buổi sáng
Đối với môi trường vật chất ngoài lớp: Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường chú trọng thực hiện nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay như tổ chức lớp học kỹ năng sống, rèn các kỹ năng tự vệ khi gặp người xấu, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tránh xa các vật dụng nguy hiểm như điện, lửa củi và tránh xa hồ, ao, sông, suối khi không có người lớn đi cùng…
Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Môi trường tạo được cơ hội cho trẻ trải nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất phù hợp với điều kiện nhà trường, văn hóa của địa phương. Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm.
Ban đại diện CMHS tích cực hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng MTGD
Khâu vô cát, may miệng bao chuẩn bị xây đồi cát
Xây con đường đi với nhiều vật liệu khác nhau cho trẻ trải nghiệm Các cô đang vẽ mô hình các bài tập vận động
Sân vườn có cây xanh, cây che bóng mát, có bồn hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý trước các lớp học, có vườn rau, vườn cây ăn quả được tận dụng khoảng đất trống bên trái và sau dãy lớp học của trường bố trí phù hợp với khuôn viên, diện tích hiện có, những luống rau sạch luôn được cô và trẻ trồng và chăm sóc hằng ngày. Có khoảng sân phía trước và xung quanh trường, trung tâm sân trường dành cho hoạt động tập thể, xung quanh sân trường bố trí các khu vui chơi ngoài trời như: Khu vui chơi phát triền vận động của bé (tại khu PTVĐ trẻ được vui chơi với các đồ chơi, có nhiều đồ chơi, dụng cụ giáo viên tự làm bằng nhiều nguyên vật liệu phế liệu như chai nhựa, lốp xe hỏng…trẻ được trèo, bò, chạy nhảy, chui qua cổng, đu, đi trên ghế thể dục, ném bóng rổ, ném trúng đích, có nhiều trò chơi kích thích sự vận động của trẻ, trẻ được tập luyện cho đôi chân khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, phát triển cân đối hài hòa…. ), khu vui chơi với cát, nước, sỏi (trẻ được tiếp xúc với cát nước chơi các trò chơi câu cá, nơm cá, thả vật chìm nổi, đong, đúc xây nhà trên cát, sỏi…); Góc bên phải sân trường là ao cá, vườn cổ tích, tại vườn cổ tích trẻ được tiếp xúc với các nhân vật, kể chuyện sáng tạo… Ngôi nhà chòi ở đây cũng được các cô xây dựng bằng các phế liệu khác nhau để trẻ thể hiện lại các công việc của các thành viên trong gia đình. Trẻ đang hoạt động với gian hàng chợ quê, ở đây tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng xã hội, thông qua đó nhằm giúp trẻ tái tạo những hoạt cảnh của làng quê và trẻ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam…
Dưới sảnh cầu thang là góc Góc chơi âm nhạc với nhiều dụng cụ âm nhạc để trẻ hát múa biểu diễn âm nhạc, phía bên hông cầu thang tầng 1 chúng tôi tận dụng để xây dựng góc “Bé tập làm họa sĩ” góc này giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên liệu, phế liệu bằng trí tưởng tượng của trẻ với thiên nhiên, với xã hội…để trẻ vẽ, nặn, xé dán, làm tranh sáng tạo…giúp trẻ phát triển thẫm mỹ, rèn luyện các kỹ năng tạo hình…
Các cái nồi, ấm hư được các cô sơn sửa lại làm dụng cụ âm nhạc
Môi trường ngoài lớp học cũng nhà trường được tận dụng tối đa để giáo dục và phát huy tính tích cực cho trẻ. Các bài tập vận động được bố trí dọc các lối đi, hành lang, sân chơi…vừa tạo được cảnh quan đẹp mắt vừa giúp trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi.
Trẻ hứng thú khi được thể hiện tài năng vẽ của mình
Trẻ chơi hứng thú chơi ở khu đồi cát
Để xây dựng được môi trường giáo dục một cách hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường Mầm non Sao Mai phải đầu tư một cách toàn diện từ vật chất đến công sức, sự sáng tạo và tâm huyết của mình.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non Sao Mai đã đáp ứng được yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long dự kiến mở Hội thảo “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong trường Mầm non, năm học 2019-2020” vào ngày 06/11/2019 tại trường Mầm non Sao Mai. Tham dự Hội thảo gồm có Đại diện CBQL và Giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Măng Thít, Long Hồ, Bình Tân và thành phố Vĩnh Long đến tham quan và học tập.
Người viết: Lư Bích Nguyệt – Giáo viên ( Tổ trưởng Khối Nhà trẻ + Mầm )
Giải Pháp Xây Dựng Môi Trường Tâm Lí Xã Hội Trong Trường Mầm Non
Học viên: Nguyễn Thị Phương TràmMã số: BD.MN3.02.107
Ngày sinh: 18/04/1987Nơi sinh: Bình Dương
Email: Nguyenthiphuongtram07@gmail.comĐiện thoại: 0123 514 4325
KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠNG III
Đơn vị tổ chức: Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm học: Trường Trung học phổ thông Võ Minh Đức – Bình Dương
ĐỀ TÀI:MỘT VÀI GIẢI PHÁPXÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ – XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Bình Dương, ngày 10 tháng 07 năm 2018MỤC LỤC
Tiêu đềTrang
I. Đặt vấn đề03
II. Nội dung05
1. Cơ sở lí luận05
2. Thực trạng06
3. Giải pháp08
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý xã hội mang tính chất môi trường gia đình08
Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử14
Giải pháp 3: Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện18
Giải pháp 4: Xây dựng các hành vi tích cực21
Giải pháp 5: Phối hợp, tổ chức, huy động cộng đồng22
III. Kết luận25
Tài liệu tham khảo27
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và lĩnh vực giáo dục mầm non nói riêng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy và chăm sóc trẻ, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. Đồng thời nhằm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh ngề nghiệp giáo viên mầm non hạng III và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III. Với những lý do trên, trong dịp hè năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đã phối hợp với Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cho các cấp học trên địa bàn tỉnh. Tôi đã mạnh dạng đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non hạng III.Qua quá trình học tập, nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tôi đã nắm bắt được nội dung của từng chuyên đềChuyên đề 1: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nướcChuyên đề 2: Luật trẻ em và hệ thống quản lí giáo dụcChuyên đề 3: Kĩ năng làm việc nhómChuyên đề 4: Kĩ năng quản lí thời gianChuyên đề 5: Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớpChuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm nonChuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm nonChuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm nonChuyên đề 9: Kĩ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viênChuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm nonChuyên đề 11: Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lý tình huống sư phạm ở trường mầm nonTrong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề giúp tôi hiểu sâu hơn và có thể áp dụng hiệu quả hơn trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của bản thân đó là chuyên đề “Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”. Đây cũng là một trong những chuyên đề mà các đơn vị trường học trên địa bàn huyện tôi đã triển khai và đang thực hiện.Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục đến hình thức và phương pháp giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn Trong Bậc Học Mầm Non Ở Huyện Đông Sơn trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!