Bạn đang xem bài viết Xanh Hơn, Sạch Hơn Để Phát Triển Bền Vững được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các khu công nghiệp đang có xu hướng ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên. Ảnh: Lê Tiên
(BĐT) – Sau 30 năm xây dựng và phát triển khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng xanh, bền vững.
Tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao
Ông Bùi Minh Hồng, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2023 là 18 KCN với quy mô 5.228 ha, diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 3.332 ha. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện, hiện đã có 9 KCN với tổng diện tích 1.842,62 ha.
Thời gian qua, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của Tỉnh triển khai tốt công tác quy hoạch, thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao. Trong quá trình thẩm định, cấp phép cho các dự án đầu tư, Vĩnh Phúc luôn ưu tiên thu hút các dự án sản xuất (hoặc gia công) thuộc các lĩnh vực/ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên (nước, lao động, đất đai). Tiêu biểu trong nhóm này là các dự án đầu tư vào KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, thuộc các lĩnh vực như: cơ khí, linh kiện ô tô, linh kiện điện tử…
Trên cơ sở đó, Ban đề ra các tiêu chí cụ thể để đạt mục tiêu thu hút đầu tư xanh gắn với tăng trưởng bền vững, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc thẩm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đối với việc thu hút FDI là các dự án quy mô nhỏ, siêu nhỏ phải đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Ông Bùi Hoàng Mai, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, đến nay, Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 16 KCN với tổng diện tích 6.397,68 ha; 10 KCN đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy của các doanh nghiệp đã hoạt động hiện đạt 61,69%.
Các KCN Bắc Ninh đã khẳng định vị trí, thương hiệu thông qua thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, có nhiều dự án của các nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Samsung, Canon, Foxconn, Sumitomo…
Việc áp dụng KCN sinh thái là một trong những giải pháp để hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Do đó, trong thời gian qua, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh đã thực hiện rất nhiều giải pháp. Đầu tiên là thực hiện tốt công tác quy hoạch các phân khu chức năng. Thứ hai, trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải đầu tư các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
Ban kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư vào các KCN chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải; các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; không điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký đầu tư cho các cơ sở không xây dựng công trình bảo vệ môi trường, không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
Các KCN Bắc Ninh cũng đang từng bước triển khai, sao cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp đạt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững thông qua việc quản lý năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng, giảm chi phí sản xuất… Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, rất cần một hệ thống chính sách cụ thể, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện.
Tập trung thu hút dự án thương mại, dịch vụ và du lịch quy mô lớn
Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
Ban Quản lý KKT Vân Phong là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKT Vân Phong và các KCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong năm 2023, Ban thu hút 6 dự án vào KKT Vân Phong và KCN Suối Dầu với tổng vốn đăng ký 400 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 337,6 tỷ đồng.
Ban đang tích cực triển khai các thủ tục để thu hút và lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và một số khu đô thị tại các phân khu chức năng của KKT Vân Phong. Trong đó, tập trung thu hút đầu tư các dự án phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch cao cấp có quy mô lớn trên cơ sở phù hợp quy hoạch được phê duyệt và chủ trương cho phép thực hiện của Tỉnh ủy (Khu phi thuế quan, Khu đô thị Tuần Lễ – Hòn Ngang…)…
Phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tiêu chí “3 cao, 3 thấp”
Ông Trần Đắc Trung, Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tính đến nay, Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc đã thu hút được 92 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng gần 90.000 tỷ đồng. Trong đó, 51 dự án đã và đang đi vào hoạt động. Đáng chú ý, có nhiều dự án tiêu biểu, có sức lan tỏa, dẫn dắt về công nghệ cả trong và ngoài nước như: Nidec (Nhật Bản), Hanwha Aerospace (Hàn Quốc), Nissan Techno (Nhật Bản), DT&C (Hàn Quốc)…; Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, Công ty FPT, Tập đoàn Vingroup…
Nằm trong vùng lõi của Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lấy khoa học, công nghệ, đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao làm động lực phát triển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tiệm cận với xu hướng phát triển KCN, khu khoa học, KCNC xanh, sinh thái của Việt Nam và thế giới, Ban Quản lý KCNC Hòa Lạc đặt tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao với định hướng “3 cao, 3 thấp”. Trong đó, “3 cao” là công nghệ cao, vốn đầu tư cao và mang lại giá trị gia tăng cao; “3 thấp” là ảnh hưởng đến môi trường thấp, nhu cầu sử dụng lao động thấp và nhu cầu sử dụng năng lượng, tài nguyên thấp.
Thứ hai là ưu tiên lựa chọn dự án đầu tư tạo chuỗi liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu – triển khai và doanh nghiệp. Mục tiêu hướng đến việc hình thành một số ngành công nghệ mũi nhọn để từ đó thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất; phát triển nguồn nhân lực cao, công nghệ mới, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.
Để thu hút được những dự án đầu tư theo những tiêu chí trên và tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong thời gian tới, Ban Quản lý KCNC Hòa Lạc sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kết nối đồng bộ trong và ngoài Khu, tiếp tục kiến nghị những vấn đề còn tồn tại để tháo gỡ về cơ chế chính sách, hướng tới tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất trong thu hút và triển khai các dự án đầu tư…
Kiên quyết từ chối dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Ông Cao Thanh Thương, Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định
Trong thời gian qua, Bình Định định hướng tập trung thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, các dự án hạ tầng, đặc biệt là các dự án du lịch, dịch vụ nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, nhất là trên địa bàn KKT Nhơn Hội. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT và các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, Tỉnh vẫn giữ vững định hướng trong việc lựa chọn thu hút dự án đầu tư có chất lượng, nhất là đảm bảo tiêu chí xanh, hàm lượng công nghệ cao nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Theo định hướng đó, Tỉnh chú trọng kêu gọi đầu tư theo hướng có lựa chọn các tập đoàn, các nhà đầu tư có thương hiệu, có kinh nghiệm và năng lực tài chính đến từ các quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, sở hữu công nghệ cao. Kiên quyết từ chối thu hút đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất đối với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Lựa chọn những dự án sử dụng ít đất, ít lao động, hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng KCN Becamex Bình Định với quy mô 1.000 ha, đảm bảo mặt bằng sạch, các dịch vụ logistics tạo thuận lợi thu hút đầu tư.
Tỉnh cũng giám sát chặt chẽ đảm bảo các quy định về môi trường, về đầu tư công nghệ và các yếu tố về phát triển bền vững trong quá trình thực hiện dự án, gắn với tổ chức đánh giá và trao Danh hiệu Doanh nghiệp xanh cho các dự án đầu tư trong KKT, KCN trên địa bàn Tỉnh.
Nói không với những dự án tỷ USD vì không phù hợp
Ông Nguyễn Anh Triết, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Toàn Tỉnh hiện có khoảng 441 dự án sản xuất công nghiệp đang hoạt động trong các KCN, trong đó có 23 dự án hoạt động về lĩnh vực công nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt, giai đoạn 2023 – 2023, KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được một số dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, sử dụng công nghệ hiện đại là Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Tập đoàn Hyosung; Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy kính nổi siêu trắng; Nhà máy Giấy Marubeni.
Từ tháng 9/2014, Tỉnh đã định hướng thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư, như: khuyến khích thu hút đầu tư gắn với quy hoạch và chủ trương chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế; tập trung vào các tập đoàn kinh tế lớn, có công nghệ hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; ưu tiên thu hút một số ngành có lợi thế của Tỉnh.
Tỉnh đang quan tâm đến chất lượng của từng dự án đầu tư, nên việc đưa ra chỉ tiêu trên là đã cân nhắc kỹ. Có những dự án cả tỷ USD nhưng không phù hợp với môi trường đầu tư của Tỉnh nên phải từ chối.
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch, ưu tiên sản xuất sạch hơn
Ông Nguyễn Tiến Trị, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
KKT Đông Nam Nghệ An được thành lập vào năm 2007, đến nay có tổng diện tích 20.776,47 ha, bao gồm các KCN: Hoàng Mai, Đông Hồi; KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An. Ngoài KKT Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An còn có 6 KCN với tổng diện tích 1.660 ha. Tính đến tháng 7/2023, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch chi tiết 10 KCN, với diện tích 5.850 ha.
Thời gian qua, xã hội hóa phát triển kết cấu hạ tầng KKT, KCN đang là bước đột phá của Tỉnh, hiện đã thu hút thành công 3 dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN với diện tích 1.537 ha (KCN, đô thị dịch vụ VSIP Nghệ An; KCN WHA Industrial Zone 1 Nghệ An; KCN Hoàng Mai I); đầu tư và đưa vào khai thác 5 bến tổng hợp tại cảng Cửa Lò cho tàu đến 30.000 tấn; 2 bến chuyên dùng xi măng cho tàu đến 70.000 tấn và bến xăng dầu cho tàu 49.000 tấn…
Với xu hướng phát triển KCN xanh, KCN sinh thái gắn với phát triển bền vững, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An đã đưa ra các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn.
Về giải pháp dài hạn, Ban sẽ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An, trong đó tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những khu chức năng khó triển khai, hoặc bị tác động bởi dân cư hiện hữu, tăng diện tích đất KCN, cùng với bố trí hài hòa, hợp lý khu đô thị, khu du lịch ven biển đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Từng bước định hướng phát triển, cơ cấu lại để hình thành ít nhất 1 KCN sinh thái, theo tiêu chí hoạt động sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Trước mắt, ưu tiên trong lĩnh vực xử lý rác thải gắn với tái tạo năng lượng, sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng không nung.
Còn về giải pháp ngắn hạn, Ban sẽ phối hợp với các nhà đầu tư phát triển hạ tầng VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, khuyến khích dự án có công nghệ sử dụng vật liệu tái chế, tái sử dụng năng lượng, chất thải, nước thải công nghiệp và dự án có tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…
Hơn 20 Năm Phát Triển Vững Mạnh
Z7_JA5I1C82K8T9D0AEM0KGON3077
1. Ưu đãi mở mới thẻ tín dụng VIB
A3-1.4
A4 2.0 TFSI
Audi
Audi
Audi A3 1.4
BMW
Biếu phí, điều kiện vay sửa chữa nhà
Biếu phí, điều kiện xe cũ
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Cashback
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Family Link
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Financial Free
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Happy Drive
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Online Plus
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Online Plus 2in1
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Premier Boundless
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Rewards Unlimited
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Travel Élite
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB TrueCard
Biểu phí và Điều khoản điều kiện VIB Zero Interest Rate
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ IB
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ MyVIB
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ SMS Banking
Biểu phí và Điều khoản điều kiện dịch vụ Tài khoản thanh toán Digi
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Classic
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Online Plus 2in1
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Platinum
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB Values
Biểu phí và Điều khoản điều kiện thẻ thanh toán VIB iCard
Biểu phí và điều kiện hồ sơ nhận lương không qua VIB
Biểu phí và điều kiện hồ sơ nhận lương qua VIB
Biểu phí và điều kiện thẻ trả trước VIB
Biểu phí, Biểu mẫuvà Điều khoản điều kiện dịch vụ Tài khoản thanh toán
Biểu phí, điều kiện vay mua nhà
Biểu phí, điều kiện xe mới
Bảo hiểm
Bảo hiểm du lịch toàn cầu
Bảo hiểm sức khỏe VIB Care
Bảo hiểm sức khỏe VIB Care
Bảo hiểm thẻ tín dụng
Về chúng tôi
Đăng nhập ngân hàng điện tử
Tìm kiếm
ATM và chi nhánh
1800 8180 Đăng nhập
Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Xanh Bền Vững
(TN&MT) – Tại Hội thảo “Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh” diễn ra ngày 26/11, các đại biểu đều có chung nhận định, sản xuất nông nghiệp xanh để phát triển nông nghiệp bền vững là giải pháp hiệu quả trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho người dân… “Quang cảnh Hội thảo “phát triển, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh” – Ảnh: Lê Hùng Thách thức từ BĐKH, nước biển dâng…
ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng lúa hàng hóa, cung ứng 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đặc biệt cung cấp đến 80% lượng tôm xuất khẩu và đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL đang gặp rất nhiều rủi ro, bấp bênh và chịu sự tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Nhiều đại biểu cho rằng, phát triển sản xuất nông nghiệp xanh là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Thực tế thời gian qua, các địa phương trong vùng đã tích cực triển khai đồng loạt nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, như: mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, “ba giảm ba tăng”, mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp xanh của Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), Hợp tác xã Bưởi Năm Roi (tỉnh Vĩnh Long), sản xuất rau các loại an toàn theo hường GAP tại xã Tân Đông, Gò Công Đông (Tiền Giang), mô hình mẫu sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi heo… đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Hậu Giang triển khai trồng hoa ven đường, áp dụng mô hình công nghệ sinh thái, chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2013-2014. Ảnh: Hùng Long.
Thế nhưng việc nhân rộng mô hình gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL hiện vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên mà chưa bền vững về môi trường. Giá bán nông sản sạch không cao hơn mô hình sản xuất truyền thống, khiến nông dân không mặn mà tham gia mô hình.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – Trần Thanh Nam, cho rằng: “Sản xuất nông nghiệp thường xuyên gặp rủi ro, thách thức do thiên tai, dịch bệnh và tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, liên kết “4 nhà” yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhân rộng mô hình. Một số nông dân tham gia mô hình sản xuất điểm được hỗ trợ chi phí sản xuất, khi mô hình kết thúc, thì họ không quan tâm duy trì mô hình, có khi quay về kiểu sản xuất truyền thống. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp cũng là thách thức lớn”.
Theo các đại biểu đại diện các địa phương trong vùng ĐBSCL, việc nhân rộng các mô hình rất cần được sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương và sự vào cuộc tích cực hơn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trước thách thức của biến đổi khí hậu, xu thế toàn cầu hóa, nông sản sẽ chật vật trong cuộc cạnh tranh, do đó yêu cầu bức bách đặt ra cho người nông dân ĐBSCL hiệ nay là phải đổi mới tư duy sản xuất, năng động hội nhập.
“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Theo Bộ NN& PTNT, đối với ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp xanh sạch là việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải… đảm bảo bền vững cho nền kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
“Ngày nay, nông nghiệp xanh không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch, mà còn là yếu tố quan trọng cho sự ổn định kinh tế- xã hội. Đây là hướng đi bền vững và ưu việt nhất để ngành nông nghiệp nước ta vừa đảm bảo an ninh lương thực,vừa tăng cường xuất khẩu nông sản ra thế giới. Hiện sản xuất nông nghiệp xanh hay nông nghiệp sinh thái, phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng GAP… được nhiều tỉnh, thành quan tâm thực hiện. Đây là con đường tạo ra nông sản an toàn, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu”- ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long khẳng định. Song, phát triển nông nghiệp xanh cần thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ.
Thu hoạch lúa ở ĐBSCL – Ảnh: Hoài Thanh
Theo các nhà khoa học, trong sản xuất nông nghiệp xanh cần chú ý đến giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. chúng tôi Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL – Đại học Cần Thơ, cho biết: Trong canh tác lúa, giảm khí thải nhà kính là thực thi chính sách kép, vì giảm yếu tố đầu vào mà hiện nay nông dân quản lý nước không tốt và sử dụng dư thừa về mật độ sạ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… vừa làm tăng chi phí vừa làm tăng khí gây hiệu ứng nhà kính. Do đó việc áp dụng mô hình “1 phải 6 giảm” sẽ giảm chi phí sản xuất trung bình từ 5- 10% nhờ cắt giảm được 40 đến 50% giống, giảm từ 15 đến 30% lượng phân, giảm 20 đến 40% lượng nước tưới, tăng năng xuất từ 5 đến 10%, lợi nhuận mang lại cho nông dân cao hơn khoảng 10% và các đồng lợi ích cho môi trường như giảm lượng khí thải, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, môi trường.
Nhiều đại biểu kiến nghị: cần đánh giá thành tựu, hạn chế của các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh mà vùng ĐBSCL đã phát triển thời gian qua để có hướng đi cụ thể thời gian tới. Bởi, hiện tại lực lượng sản xuất (số lượng các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, khoa học công nghệ…) liên tục phát triển trong khi các quan hệ sản xuất trong nông nghiệp lại chưa có sự đổi mới tương xứng; nhu cầu liên kết sản xuất cao, nhưng việc triển khai vẫn chậm, qui mô sản xuất manh mún, diện tích đất sản xuất bình quân trên nông hộ nhỏ. Vai trò của quy hoạch và chiến lược phát triển vùng chưa rõ ràng. Các mối liên kết dọc và ngành hình thành và phát triển khó khăn. Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn lòng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm các bên tham gia…
Những khó khăn này cần được giải quyết rốt ráo mới có thể tạo ra “cách mạng xanh” cho ngành nông nghiệp. Và để giải quyết hiệu quả, nhất thiết phải có sự nhập cuộc tích cực của các bộ, ngành Trung ương cùng các địa phương, doanh nghiệp và người nông dân.
Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, năm 2023, du lịch Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản đề ra. Công tác quản lý nhà nước được các cấp, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ; hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực du lịch được tăng cường. Công tác xúc tiến, quảng bá được quan tâm, bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc đa dạng thị trường khách quốc tế. Một số thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống như: Canada, Anh, Úc, Pháp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại; đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Malaysia có sự tăng trưởng đột biến… Trong năm 2023, ước tính Khánh Hòa đã đón 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,6% so với năm 2023; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,9%. Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 27,2%.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Việt Trung – Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Thị trường khách Trung Quốc và Nga vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, đặc biệt là phục vụ khách Trung Quốc vẫn còn nhiều sai phạm, phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần được các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý. Tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn tồn tại, đặc biệt là kinh doanh du lịch phục vụ khách Trung Quốc. Nhiều cửa hàng vẫn chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ, thanh toán bằng máy POS không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú thiếu phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, chưa thực hiện thủ tục nghiệm thu công trình nhưng vẫn đi vào khai thác; tình trạng mạo danh hạng sao cơ sở lưu trú. Đặc biệt, lượng khách tăng cao đã khiến cơ sở hạ tầng giao thông bị quá tải, các trục đường chính như: Trần Phú, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai thường xuyên xảy ra ùn tắc, kẹt xe…
Tăng cường quản lý, chú trọng quy hoạch
Năm 2023, du lịch Khánh Hòa đặt chỉ tiêu đón trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế đạt 3,3 triệu lượt, tăng 18%; phấn đấu đạt 18,5 triệu ngày khách lưu trú; doanh thu du lịch đạt 22.500 tỷ đồng…Tại cuộc họp, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang đề nghị cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch du lịch. Thời gian qua, việc xây dựng khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt đã dẫn đến những áp lực về hạ tầng đô thị, khó khăn trong quản lý. Trong khi đó, ông Cao Tấn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương và ngành Du lịch cần quan tâm hơn nữa việc quản lý hoạt động của bè nổi du lịch, tuyên truyền để các công ty lữ hành không đưa khách đến các bè du lịch hoạt động trái phép; vận động các doanh nghiệp khai thác du lịch biển đảo hỗ trợ người lao động hoàn thiện bằng cấp về vận tải đường thủy theo quy định mới.
Theo Báo Khánh Hòa
Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững
BHG – Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ… Những năm qua đã khẳng định DL Hà Giang đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín Hoàng Su Phì… Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh…, nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động khoa học, giáo dục tại Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc; DL thương mại tại cửa khẩu biên giới và hệ thống chợ phiên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh; DL nông nghiệp gắn với lợi thế cảnh quan đặc thù và phương thức canh tác độc đáo trên Cao nguyên đá.
Đông đảo khách du lịch đến Hà Giang trong mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: TƯ LIỆU
Bạn Nguyễn Hà Linh, đến từ Đà Nẵng cho biết: “Điều đặc biệt khi lên Hà Giang là được khám phá, trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc, nhưng tôi hơi hụt hẫng vì các làng văn hóa DL chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của người dân; chúng tôi đến chủ yếu chỉ tham quan, chụp ảnh xong ra về”.
Bên cạnh đó, một số lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô…, dường như chỉ mới tái hiện, giới thiệu, quảng bá chứ chưa quan tâm nhiều đến phát triển và bảo tồn một cách bền vững trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai không chọn lọc và tốc độ thương mại hóa ngày càng cao hiện nay.
Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, cần lắm những giải pháp đồng bộ, thiết thực và nói đi đôi với hành động, như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL.
Nghiêm cấm mọi hoạt động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.
AN GIANG
Những Giải Pháp Để Phát Triển Đô Thị Bền Vững
Thiếu đầu tư về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng hàng loạt những dãy nhà phố chưa thể đưa vào sử dụng tại một số khu vực ở Long An. Sự quy hoạch thiếu bài bản của các chủ đầu tư đã góp phần tạo ra những khu đô thị…”ma” ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Hàng loạt dãy nhà ở huyện Bến Cát, Bình Dương đã mọc lên nhưng vẫn “đóng cửa cài then”, chưa có người đến ở. Những điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế xã hội, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên đất, lãng phí về tiền và gây mất mỹ quan đô thị. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra hiện nay, đó là giải pháp nào để “lấp đầy khoảng trống” cho những khu đô thị này trong thời gian tới. Những “nguyên tắc vàng” để phát triển đô thị
Phát triển đô thị bền vững cần dựa trên nền tảng phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng đầu tư vào công nghiệp, tạo công ăn việc làm, thu hút nguồn lao động từ thấp đến cao đến sinh sống và làm việc nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Đây chính là điều kiện tiên quyết để các khu đô thị phát triển bền vững. Tuy nhiên, phát triển inh tế phải phù hợp với quy hoạch vùng. Đây là một trong những yếu tố căn bản để lựa chọn định hướng phát triển các loại kinh doanh, thương mại, dịch vụ sao cho phù hợp. Bởi hiện nay có rất nhiều tỉnh thành không có lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng vẫn cố tình “lao vào” phát triển đô thị nên không thể thu hút lao động đến làm việc, tạo ra những khu đô thị “ma”. Cần xem xét đến các yếu tố như vị trí địa lý, hạ tầng vĩ mô cùng các lợi thế sẵn có tại địa phương để đảm bảo định hướng kinh tế là phát triển bền vững.
Sự phát triển đô thị còn phải đi kèm với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, hệ thống giao thống phải được kết nối đồng bộ với các khu vực kinh tế trọng điểm, giúp thuận tiện cho việc đi lại, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân và giải quyết được bài toán về nhà ở. Ví dụ như tại Đồng Nai thì phải kết nối với tuyến đường “huyết mạch” quốc lộ 1A để hạn chế tình trạng “ùn tắc” giao thông tại khu vực này. Hay tại Bình Dương, tuyến đường Quốc Lộ 13 cần phải đầu tư, nâng cấp để dễ dàng kết nối với các tỉnh thành lân cận.
Đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội cũng là một trong những vấn đề thiết yếu để phát triển đô thị. Bởi lẽ, ngoài những nhu cầu thiết yếu như “nơi ăn, chốn ở”, thì khi người dân đã có được việc làm ổn định, thu nhập tăng thì sẽ phát sinh những nhu cầu khác như vui chơi, giải trí. Thế nên, việc xây dựng khu thương mại, mua sắm, công viên và các dịch vụ tiện ích là điều cần thiết khác nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân.
Song song với việc phát triển đô thị là phát triển thương mại, dịch vụ để nâng tầm đô thị, xây dựng “trọn gói” các dịch vụ phục vụ trong KCN như nhà ở cho các chuyên gia, công nhân, cung cấp các dịch vụ tiện ích như khu thương mại, ngân hàng, bưu điện, dịch vụ giao nhận hàng … nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân đến sinh sống , làm việc, “giữ chân” được nguồn nhân lực đến làm việc và định cư lâu dài.
Ngoài những yếu tố vĩ mô vừa đề cập, thì để khu đô thị được phát triển bền vững còn phụ thuộc phần lớn vào năng lực của các chủ đầu tư. Điều đó đòi hỏi những chủ đầu tư phải có năng lực vững mạnh để đủ sức đi cùng với thị trường, vượt qua thách thức để đến thành công. Nhiều chủ đầu tư khả năng “phòng vệ” yếu và ít vốn đã để lại hậu quả là những khu đô thị “hoang phế”. Về dài hạn, một thị trường phát triển và quy chuẩn luôn đòi hỏi những chủ đầu tư có năng lực đích thực. Công nghiệp là “bàn đạp” để phát triển đô thị
Lối thoát cho các khu đô thị “không bóng người” chính là việc các tỉnh thành cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lấy công nghiệp làm “bàn đạp” để thúc đẩy kinh tế phát triển, làm “xương sống” cho sự phát triển đô thị. Lấy ví dụ tại huyện Dĩ An (Bình Dương) cách đây hơn 10 năm chỉ là một nơi vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Sau hơn một thập niên phát triển, Dĩ An hôm nay dày đặc những nhà máy, với tốc độ công nghiệp hóa phát triển chóng mặt. “Mũi nhọn” đột phá cho Dĩ An phát triển công nghiệp phải kể đến KCN Sóng Thần I. Đây không những là KCN tiên phong của Bình Dương mà là KCN hình thành sớm nhất ở Việt Nam. Sự thành công của VSIP đã kéo theo hàng loạt những khu đô thị “đi kèm” công nghiệp liên tiếp được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương như khu công nghiệp Việt Hương, Sóng Thần 2, Mỹ Phước … với hệ thống hạ tầng được quy hoạch tốt cùng đầy đủ các dịch vụ tiện ích khác, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi phần lớn khu đô thị tại các khu vực này đều đã được “lấp đầy”.
Phát triển công nghiệp để thu hút dân cư đến sinh sốngKhu công nghiệp Mỹ Phước với việc xúc tiến thương mại từ năm 2000 đến nay, kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài cũng được đẩy mạnh, cùng nhiều ưu đãi và ngành nghề khuyến khích đầu tư như công nghiệp chế biến nông lâm sản, may mặc, cơ khí… Với chính sách và cách làm hợp lý, KCN Mỹ Phước đã gặt hái được nhiều thành công, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy cho các khu đô thị phát triển mạnh hơn. Cùng với sự phát triển mạnh về công nghiệp tại Bình Dương thì đây là thời điểm tốt để phát triển khu đô thị, thương mại và dịch vụ. Dự án thành phố mới Bình Dương được quy hoạch trên diện tích rộng 1000ha, phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc, cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác… Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi góp phần tạo việc làm ổn định và sẽ là nơi lưu trú dài hạn cho lực lượng lao động đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương.
Cũng trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mang lại cho Đồng Nai một diện mạo mới trên nhiều lĩnh vực. Trong thời gian tới. công nghiệp sẽ vẫn tiếp tục là định hướng phát triển của Đồng Nai gắn liền với thương mại, dịch vụ, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các KCN, gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của tỉnh và vùng, thu hút các dự án công nghệ cao, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Phát triển đô thị có thể đi từ nhiều hướng nhưng những yếu tố nền tảng thì không thể bỏ qua. Theo đó, lấy kinh tế làm “bàn đạp” để phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân, giữ chân nguồn lao động đến làm việc và định cư lâu dài và chú trọng phát triển thương mại – dịch vụ để phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội. Một điều kiện quan trọng không thể thiếu chính là năng lực của chủ đầu tư phải vững mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách. Theo các chuyên gia, sự phát triển các khu công nghiệp- đô thị phải có tầm nhìn dài hạn và tính theo đơn vị hàng chục năm. Chính vì vậy, không thể nhìn những khu đô thị mới đi vào hoạt động trong một vài năm là có thể kết luận được nơi đây không có bóng người đến sinh sống. Do đó cần phải chấp nhận hi sinh những tổn thất ban đầu trong quá trình phát triển đô thị, mà trong đó chủ đầu tư sẽ người đóng vai trò đi tiên phong nơi “đầu sóng ngọn gió”, linh hoạt ứng biến với những khó khăn, nếu không sẽ để lại hậu quả là những khu đô thị “hoang vắng bóng người”
DiaOcOnline.vn – Theo TBKTVN
Cập nhật thông tin chi tiết về Xanh Hơn, Sạch Hơn Để Phát Triển Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!