Bạn đang xem bài viết Viêm Hạch Bạch Huyết Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Trị Pacific Cross Vietnam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mạch bạch huyết có chức năng dẫn lưu tế bào nhiễm dịch như lympho, bạch cầu đến sang thương nhiễm trùng làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn nhưng đồng thời tác nhân gây nhiễm trùng cũng có thể theo đường mạch bạch huyết lây lan đến hạch bạch huyết gây viêm. Ngoài ra, các nguyên nhân như xạ trị, ung thư cũng có thể làm viêm hạch bạch huyết lân cận.
Viêm hạch bạch huyết là gì?
Viêm hạch bạch huyết/ sưng hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Hạch bạch huyết là gì? Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.
Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho biết bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng. Viêm hạch bạch huyết ở cổ là vị trí thường gặp của bệnh lý này.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết là gì?
Các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết bao gồm: các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất, ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu chân bị nhiễm trùng, hạch ở bẹn sẽ bị ảnh hưởng. Các hạch sẽ bị sưng và đau khi chạm vào. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhói ở vùng vết thương, chán ăn, đau đầu, đau cơ, và sốt lạnh run.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ viêm hạch bạch huyết cấp tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Viêm hạch bạch huyết thường là kết quả của một bệnh nhiễm trùng cấp tính do liên cầu trùng. Bệnh cũng có thể bị gây ra bởi nhiễm tr
Nguyên nhân nào gây ra viêm hạch bạch huyết?
Vùng tụ cầu, nhưng hiếm xảy ra hơn. Các nhiễm trùng này gây viêm các hạch bạch huyết.
Viêm hạch bạch huyết có thể là một dấu hiệu cho thấy một nhiễm trùng đang trở nên xấu hơn. Các vi khuẩn có thể lây lan vào máu và gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng.
Những ai thường mắc phải viêm hạch bạch huyết?
Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết bao gồm:
Sau khi điều trị ung thư;
Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc;
Không điều trị vết thương nhiễm trùng.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị viêm hạch bạch huyết
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm hạch bạch huyết?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hạch bạch huyết. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm hạch bạch huyết?
Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm, truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.
Thuốc kháng viêm cũng như chườm khăn nóng và ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng. Bạn nên đặt lên cao và cố định vùng bị ảnh hưởng nếu có thể. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô vết thương nếu cần) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.
Người bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Những viêm hạch bạch huyết có thể trở nặng rất nhanh và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết?
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết:
Dùng thuốc kháng sinh đủ liều. Gọi bác sĩ nếu bạn liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
Dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, bạn nên nói bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng;
Uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau lành bệnh;
Cố định và nâng cao vùng bị ảnh hưởng lên;
Dùng khăn nóng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu;
Điều trị vết thương nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng;
Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Viêm hạch bạch huyết thường xảy ra khi bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Khi một vùng cơ quan bị tổn thương, bạn có thể ghi nhận thấy hạch bạch huyết lân cận bị sưng và đau.
Mỗi một vùng cơ thể đều có hệ thống dẫn lưu bạch huyết lân cận; ví dụ vùng đầu mặt cổ có nhóm hạch vùng cổ; vùng ngực có nhóm hạch nách, hạch thượng đòn… Khi nhiễm trùng tại chỗ lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là bệnh chưa được khống chế và bạn nên đi viện ngay để được điều trị kịp thời.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: [email protected].
Nguồn tham khảo
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Lymphangitis. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007296.htm. Ngày truy cập 05/10/2023
Viêm Mạch Bạch Huyết Là Bệnh Gì?
Viêm mạch bạch huyết là bệnh gì?
Viêm mạch bạch huyết là tình trạng viêm nhiễm hệ thống bạch huyết, một phần chính của hệ thống miễn dịch. Hệ bạch huyết là một mạng lưới gồm các cơ quan, tế bào, ống dẫn và các tuyến. Các tuyến còn được gọi là các hạch và có thể được tìm thấy xuyên suốt khắp cơ thể. Chúng rõ nhất dưới hàm, ở nách và ở háng.
Các cơ quan tạo nên hệ bạch huyết bao gồm:
Amidan – nằm ở vùng cổ họng
Lá lách – có chức năng thanh lọc máu và nhiều chức năng khác.
Tuyến ức, một cơ quan trên ngực giúp tế bào bạch cầu phát triển.
Các tế bào miễn dịch, được gọi là các lymphocyte, phát triển trong tủy xương, sau đó di chuyển đến các mạch bạch huyết và các cơ quan khác trong hệ thống bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus và vi khuẩn. Hệ thống bạch huyết cũng lọc dịch bạch huyết (nơi chứa các tế bào bạch cầu giết chết vi khuẩn).
Dịch bạch huyết di chuyển khắp cơ thể dọc theo các mạch bạch huyết và thu thập các chất béo, vi khuẩn, các chất thải khác từ tế bào và các mô. Hạch bạch huyết sau đó lọc các chất độc hại ra khỏi chất dịch này và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng.
Viêm mạch bạch huyết đôi khi được gọi là nhiễm độc máu. Bệnh có thể nhầm lẫn với chứng huyết khối tĩnh mạch, là một cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mạch bạch huyết là gì?
Bạn có thể thấy những sọc đỏ trên bề mặt da từ khu vực bị nhiễm bệnh tới tuyến bạch huyết gần nhất. Chúng có thể mờ hoặc rất rõ ràng và rất nhỏ. Những vết này có thể kéo dài từ vết thương hoặc vết cắt. Trong một số trường hợp, chúng có thể kèm mụn nước.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Ớt lạnh
Sưng hạch bạch huyết
Sốt
Tình trạng khó chịu hoặc cảm giác không khỏe
Mất cảm giác ngon miệng
Nhức đầu
Đau cơ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Nguyên nhân nào gây ra viêm mạch bạch huyết?
Viêm mạch bạch huyết nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các kênh bạch huyết. Chúng có thể đi xuyên qua vết cắt hay vết thương hoặc phát triển từ một nhiễm trùng hiện có.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn phổ biến nhất của viêm mạch bạch huyết thường là nhiễm khuẩn liên cầu hoặc nhiễm khuẩn tụ cầu. Cả hai bệnh này đều là nhiễm trùng do vi khuẩn.
Viêm mạch bạch huyết có thể xảy ra nếu bạn đã mắc một nhiễm trùng da và nó đang diễn tiến xấu đi, điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ sớm xâm nhập vào máu. Các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, tình trạng viêm toàn thân có thể đe dọa tính mạng.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mạch bạch huyết như:
Tiểu đường
Suy giảm miễn dịch hoặc mất chức năng miễn dịch
Dùng steroid trong thời gian dài
Thủy đậu.
Vết mèo hay chó cắn cũng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến viêm mạch bạch huyết.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như ung thư (ung thư vú, phổi, dạ dày, tụy, ung thư trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt). Viêm mạch bạch huyết cũng xuất hiện ở những người mắc bệnh Crohn.
Điều trị viêm mạch bạch huyết
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết?
Để chẩn đoán viêm mạch bạch huyết, bác sĩ sẽ khám tổng quát, chẳng hạn như kiểm tra xem hạch bạch huyết có sưng hay to lên không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm như sinh thiết để phát hiện nguyên nhân sưng hạch hoặc cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng trong máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm mạch bạch huyết?
Điều trị viêm mạch bạch huyết phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nhiễm trùng.
Các lựa chọn điều trị viêm mạch bạch huyết có thể bao gồm:
Nghỉ ngơi
Chườm ấm
Kê cao vùng nhiễm trùng
Thuốc kháng viêm không steroid khi đau:
Ibuprofen (Motrin®, Nuprin®, NeoProfen®, Advil®)
Ketoprofen (Orudis®, Actron®, Oruvail®)
Naproxen (Naprosyn®, Aleve®, Aanaprox®)
Thuốc giảm đau gây ngủ:
Để điều trị cơn đau từ vừa đến nặng
Dùng để điều trị trong thời gian ngắn.
Điều trị kháng sinh:
Dicloxacillin
Cephalexin (Keflex®)
Nafcillin
Cefuroxime (Zinacef®)
Ceftriaxone (Rocephin®)
Trimethoprim và sulfamethoxazole (TMP / SMZ, Bactrim®, Septra®)
Clindamycin (Cleocin®)
Phẫu thuật đối với viêm mạch bạch huyết
Chọc hút bằng kim:
Loại bỏ chất dịch bị nhiễm trùng từ ổ áp xe bằng kim.
Rạch và dẫn lưu:
Thuốc gây tê tại chỗ được tiêm vào các mô bao quanh ổ áp xe
Tạo một vết rạch trên da, để thoát mủ ổ áp xe
Da được khử trùng bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc rửa với cồn
Trong vài trường hợp, một miếng gạc vô trùng hoặc ống dẫn lưu được chèn trong khoang áp xe. Ống hoặc gạc được đặt bên trong khoang thường được lấy ra sau 24–36 giờ.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mạch bạch huyết?
Mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, nên nếu hệ thống này bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn cảm nhận một hạch nào đó trên cơ thể sưng to hay bất thường, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị cần thiết nhất. Ngoài ra, một mạch bạch huyết to cũng rất có thể là diễn tiến của một tiến trình ung thư.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Hạch Bạch Huyết Là Gì? Vai Trò, Cấu Tạo
Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết chính xác về vai trò cũng như cấu tạo của các hạch bạch huyết trong cơ thể con người.
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ bạch huyết, nằm trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết.
Trong cơ thể con người có khoảng 500-600 hạch nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Những vị trí phổ biến tập trung nhiều hạch bạch huyết là cổ, nách, bẹn, tuy nhiên thông thường, nó xuất hiện ở khắp cơ thể.
Trong hệ miễn dịch, hạch bạch huyết có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai,
Các hạch có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Hạch bạch huyết có thể bị nóng hoặc sưng lên. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư.
Các hạch có kích thước và hình dạng khác nhau, có thể từ vài mm đến khoảng 1-2 cm. Có một lớp vỏ dạng sợi bao bọc bên ngoài mỗi hạch, cái mà mở rộng bên trong hạch bạch huyết để hình thành sợi xương. Hạch bạch huyết được chia thành vỏ ngoài và miền tủy ở bên trong. Vỏ bao bọc xung quanh miền tuỷ trừ nơi tủy trực tiếp tiếp xúc với rốn hạt.
Bên trong hạch có một mạng lưới hỗ trợ bằng chất reticulin giữa sợi lưới mỏng của mô liên kết dạng lưới và sợi chun. Ở vỏ ngoài – nơi chúng tụ tập lại thành tế bào nang B ở nang lympho và tế bào T chủ yếu ở cận vỏ, chúng ta sẽ tìm được tế bào B. Nang bạch huyết nằm trong các khoang của hạch bạch huyết, mỗi nang có một vùng vỏ tạo thành từ tế bào nang B, một vùng cận vỏ tế bào T, và một vùng đế của nang ở miền tuỷ.
Không chỉ giúp hỗ trợ cấu trúc, mạng tế bào lưới mà còn là bề mặt kết dính của tế bào tua, đại thực bào và tế bào lympho. Nó cho phép trao đổi vật chất với máu qua tiểu tĩnh mạch nội mô cao và cung cấp yếu tố phát triển và tuần hoàn cần thiết cho việc kích hoạt và phát triển tế bào miễn dịch.
Hình dạng của mỗi hạch bạch huyết khác nhau, có hạch hình hạt đậu, có hạch hình trứng được nằm trong vỏ xơ.
Các mạch bạch huyết mang bạch huyết đến hạch hay còn gọi là huyết quản nằm ở ngay vỏ xơ của hạch bạch huyết. Rốn của hạch được nằm ở phần lõm vào. Rốn hạch là nơi đi vào nhu mô hạch của động mạch, là nơi đi ra của bạch huyết quản đi (dẫn bạch huyết ra khỏi mạch) và tĩnh mạch.. Từ vỏ xơ tách ra các nhánh xơ tiến sâu vào nhu mô hạch gọi là vách xơ và dây xơ.
Ung Thư Hạch Bạch Huyết (Lymphoma)
Ung Thư Hạch Bạch Huyết (Lymphoma) 23-04-2009
Những bệnh ung thư bắt đầu từ hệ thống hạch bạch huyết được gọi là các u lympho. Có hai loại chính là: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Mặc dù đó là hai loại u lympho, vẫn có sự khác nhau giữa chúng, vì thế việc điều trị cũng khác nhau
I- U LYMPHO HODGKIN (HODGKIN LYMPHOMA)
– Bệnh u lympho Hodgkin được bác sĩ Thomas Hodgkin mô tả lần đầu tiên năm 1832. Bệnh Hodgkin là một trong những loại lymphoma (ung thư hạch bạch huyết), là ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết. Ung thư hạch bạch huyết gồm hai loại chính: Hodgkin và Không-Hodgkin.
– Hệ thống bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch này có nhiệm vụ chống lại các bệnh lý nhiễm trùng cùng các loại bệnh lý khác.
– Hệ bạch huyết có 2 thành phần chính:
+ Mạng lưới các mạch bạch huyết.
+ Các hạch bạch huyết: có kích thước từ vài mm đến hơn 1 cm, thường xếp thành nhóm. Hạch bạch huyết là nơi khống chế và loại trừ những vi sinh vật cùng các chất nguy hại cho cơ thể. – Hệ bạch huyết còn là mạng lưới gồm nhiều mạch bạch huyết, phân nhánh tương tự mạch máu, đi vào các mô ở khắp cơ thể.
– Mạch bạch huyết dẫn bạch huyết, một chất lỏng không màu sắc, chứa những tế bào lympho, hiện diện khắp cơ thể. Trong mạng lưới này, có những bộ phận nhỏ gọi là hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết là các hạt nhỏ nằm khắp cơ thể. Mỗi hạch có kích thước từ đầu đinh ghim đến bằng hạt đậu, thường xếp thành nhóm hay chuỗi hạch. Từng nhóm hạch bạch huyết nằm trong nách, hai bên bẹn, cổ, ngực, và ổ bụng.
Ngoài các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến hung (thymus), amidan và tủy xương là những thành phần khác của hệ bạch huyết. Dạ dày, hỗng tràng và da cũng có những tế bào và mô bạch huyết.
Tế bào lymphô nằm trong hạch bạch huyết, nếu sự phát triển bị rối loạn và trở thành ung thư, thì gọi là ung thư nguyên phát tại hạch. Phân biệt với hạch do ung thư di căn. Các tế bào lymphô ác tính không chỉ hiện diện ở các hạch bạch huyết mà còn ở những nơi khác.
– Hạch thường xuất hiện đầu tiên ở hố thượng đòn bên trái (gấp 6 lần nhiều hơn bên phải), kích thước có thể nhỏ như hạt táo nhưng cũng có thể to bằng quả cam. Lúc đầu các hạch mọc riêng rẽ nên dễ nắn, giới hạn rõ rệt. Về sau các hạch có thể dính vào thành từng đám. Hạch ít khi bị loét gây nên lỗ rò ngoài da. Hạch thường không đau và khá chắc.
– Bệnh thường gặp ở người lớn, tiến triển thành từng đợt. Mỗi đợt người bệnh thường bị sốt, ngứa và có số lượng hạch tăng nhiều hơn. Xét nghiệm máu có thể thấy tăng bạch cầu ái toan.
– Cần chú ý tìm hạch ở nội tạng như trung thất , mạc treo. Trường hợp bệnh khởi đầu bằng các hạch to ở trung thất thì rất khó chẩn đoán, vì có khi cần phải chờ đến những đợt tiến triển kế tiếp để hạch xuất hiện ở ngoại vi.
– Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch, thấy có hình thái đa dạng tế bào và nhất là tìm thấy tế bào Sternberg. – U lymphô (lymphôm) gồm 2 dạng chính là lymphôm Hodgkin và lymphôm không Hodgkin. Ung thư hạch loại không Hodgkin nhiều gấp 5 lần loại Hodgkin.
– Khi bị ung thư Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết trở nên bất thường, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và sinh sản vô trật tự. Hệ bạch huyết hiện diện ở nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, do đó khi ung thư bạch huyết xuất hiện, nó có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
Bệnh Hodgkin có thể khởi phát từ một hay nhiều hạch bạch huyết, hoặc từ một bộ phận chứa hạch bạch huyết như lá lách hoặc tủy xương. Loại ung thư này thường phát triển từ nhóm hạch bạch huyết này sang nhóm hạch kế cận. Ví dụ, bệnh Hodgkin khởi phát từ hạch bạch huyết ở cổ sẽ lan đến những hạch bạch huyết ở vùng lân cận như vùng xương đòn, sau đó lan đến những hạch bạch huyết dưới nách và lồng ngực. Cuối cùng, bệnh sẽ lan rộng đến khắp cơ thể.
A. Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị bệnh Hodgkin
Tuy nguyên nhân gây bệnh Hodgkin chưa biết rõ, cũng đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Tuổi và giới tính: Bệnh Hodgkin thường gặp ở những người tuổi từ 15-34 và trên 55 tuổi, nam nhiều gấp đôi nữ
– Người có thân nhân bị Hodgkin có nguy cơ bị ung thư Hodgkin cao hơn những người khác
Nhiễm trùng: Virus Epstein-Barr (EBV) có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin.
Người bị suy yếu hệ miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào (HIV/AIDS, do sử dụng thuốc, sau đợt điều trị ung thư, do mẹ truyền sang con…)
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh Hodgkin mà không thấy các yếu tố nguy cơ trên.
B. Triệu chứng
– Phì đại (nhưng không đau) các hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng
– Sốt hồi quy không rõ nguyên nhân
– Ra mồ hôi ban đêm
– Sút cân
– Ngứa ngáy
Các triệu chứng này không nhất thiết phải do bệnh Hodgkin gây ra, nhưng nên đi khám để tìm nguyên nhân.
– Đừng đợi đến khi hạch bạch huyết trở nên đau.
– Bệnh Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau.
C. Chẩn Đoán
Ngoài việc hỏi bệnh sử, cần khám tổng quát để phát hiện tình trạng phì đại các hạch bạch huyết. Có thể dùng thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán như:
– Xquang phổi, xương
– Siêu âm bụng
– CT scan nhiều bộ phận của cơ thể
– MRI nhiều bộ phận của cơ thể
– Gallium scan
– PET (Positron Emission Tomography) scan
– Chụp mạch bạch huyết (lymphangiogram): Tiêm một loại hóa chất cản quang vào tĩnh mạch, rồi chụp Xquang để có được hình ảnh của hạch và mạch bạch huyết
– Sinh thiết hạch bạch huyết để xét nghiệm, tìm dấu vết các tế bào Reed-Sternberg, là những tế bào bất thường, rất lớn thường gặp trong bệnh Hodgkin. Số lượng tế bào càng cao, ung thư càng nặng.
– Xét nghiệm tuỷ đồ
Giải phẫu bệnh lý: có giá trị chẩn đoán quyết định, phân loại thể bệnh và mức độ ác tính: – Là tổ chức Sternberg (tổ chức hạt)
– Tổ chức này gồm: tế bào Sternberg, các lymphocytes, eosinophile, neutrophile, plasmocyte, tế bào sợi… – Tế bào Sternberg là tế bào đặc trưng: kích thước 30-60µm, nguyên sinh chất nhiều bắt màu kiềm, có từ 1-3 nhân. Nhân có hạt nhân và khoảng sáng quanh nhân. Đây là các tế bào dòng lympho: chúng phát triển mạnh làm đảo lộn, phá vỡ cấu trúc hạch, các vỏ xơ bao quanh hạch bị phá huỷ. – Tế bào Lympho biến đổi về hình thái, mang đặc điểm của tế bào ung thư: nhân lớn, nhân quái, nhân đang phân chia.
* Tóm lại:
– Hodgkin = tế bào Sternberg, tế bào viêm (N, E, P).
– Non Hodgkin: lymphoblast hình thù quái dị.
D. Xác định giai đoạn của ung thư
Sau khi chẩn đoán bệnh Hodgkin, cần xác định giai đoạn của ung thư, xem ung thư đã di căn chưa, và nếu có, đã di căn đến đâu, trước khi quyết định điều trị.
– Có bao nhiêu vị trí hạch bạch huyết đã bị ung thư?
– Các hạch bạch huyết đã ung thư hoá này nằm ở vị trí nào của cơ thể?
– Các khối hạch nằm ở một bên hay cả hai bên cơ hoành?
– Ung thư đã di căn đến tủy xương, lách?
– Đã di căn đến những bộ phận khác (ngoài các bộ phận chính của hệ bạch huyết) như gan?
Giai đoạn
“Giai đoạn” là một thuật ngữ dùng để mô tả kích thước, vị trí của ung thư và có di căn hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì loại điều trị được áp dụng cho bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Hệ thống phân loại của bệnh Hodgkin là:
– Giai đoạn I: Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng nhưng u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành. – Giai đoạn II: Hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và u lympho chỉ bị ở một phía của cơ hoành.
– Giai đoạn III: Có các tế bào u lympho trong các hạch bạch huyết ở trên và dưới cơ hoành. Lách cũng có thể bị tổn thương.
– Giai đoạn IV: U lympho đã lan tràn ra ngoài các hạch bạch huyết, ví dụ như đến gan, phổi hoặc tuỷ xương.
– Cùng với việc đánh số cho mỗi giai đoạn, các bác sĩ còn sử dụng một mã ký tự, chữ A hoặc B để cho biết bệnh nhi có những triệu chứng cụ thể như sốt, giảm cân đáng kể (hơn 1/10 trọng lượng cơ thể trong 6 tháng gần đây nhất) hoặc ra mồ hôi ban đêm. Nếu bệnh nhân không có những triệu chứng đó thì u lympho sẽ được phân loại là A, còn nếu chúng có những triệu chứng đó thì được xếp độ là B.
– Khi khám ung thư định kỳ, có thể cần dùng các xét nghiệm trên hoặc sinh thiết gan, tủy xương, và những bộ phận khác.
– Khi sinh thiết tủy xương: Dùng một kim dài, đâm xuyên qua lớp cơ đến xương chậu để hút tủy xương. Đôi khi, cần phải dùng đến phương pháp nội soi ổ bụng để lấy mô làm sinh thiết
E. Điều trị
1. Chuẩn bị cho việc chữa trị: Người bị bệnh Hodgkin nên tiêm phòng cúm, viêm phổi, viêm màng não.
2. Các phương thức điều trị: Xạ trị và hóa trị là hai phương thức điều trị thông thường nhất. Các phương pháp điều trị khác như cấy ghép tủy xương, ghép tế bào gốc, và trị liệu sinh học (biological therapy), điều trị trúng mục tiêu (target therapy) còn đang trong vòng thử nghiệm lâm sàng (clinical trial). 3. Xạ Trị: Dùng tia xạ để thiêu huỷ tế bào ung thư. Tùy theo giai đoạn của bệnh, có thể dùng xạ trị đơn độc hoặc kết hợp với hoá trị liệu. Tia xạ dùng điều trị bệnh Hodgkin là tia ngoài. Dùng máy chiếu tia xạ nhắm tới một bộ phận của cơ thể để điều trị tại chỗ khối u (local therapy) 4. Hóa trị: Phối hợp nhiều loại hóa chất (combination chemotherapy) để điều trị bệnh Hodgkin theo từng đợt. Đa số các hóa chất đều được dùng tiêm truyền tĩnh mạch, một vài loại thuốc dùng đường uống. Thuốc theo máu luân lưu khắp cơ thể, nên được xem là điều trị toàn thân (systemic therapy).
– Phác đồ MOPP (mechlorethamine, vincristine, procarbazine, prednisone) do Vincent DeVita và các đồng sự phát triển vào những năm 1960, chủ yếu có vai trò lịch sử.
– Phác đồ ABVD (Adriamycin, bleomycin, vinblastine, dacarbazine) do Gianni Bonadonna và các đồng sự phát triển vào những năm 1970. Phối hợp này hiện đang là phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh Hodgkin.
– Phác đồ Stanford V (doxorubicin, vinblastine, mustard, bleomycin, vincristine, etoposide, prednisone) phát triển tại đại học Stanford University bởi Sandra Horning và các đồng sự. Dùng phối hợp nhiều thuốc trong một thời gian ngắn để giảm bớt tác dụng phụ
– Phác đồ BEACOPP (bleomycin, etoposide, doxorubicin, cyclophosphamide, vincristine, procarbazine, prednisone) được phát triển ở Đức bởi Volker Diehl và đồng sự.
– Các phác đồ điều trị cứu nguy: Dùng khi các phác đồ điều trị đầu tay thất bại:
+ ICE (ifosfamide, carboplatin, etoposide),
+ DHAP (cisplatin, cytarabine, prednisone), và
+ ESHAP (etoposide, methylprednisolone, cytarabine, cisplatin).
+ EPOCH (etoposide, vincristine, doxorubicin, cyclophosphamide, Prednisone)
F. Biến chứng
Khi điều trị bệnh Hodgkin, thường dùng các liệu pháp đủ mạnh để diệt tế bào ung thư, nhưng cũng gây tổn thương cả những tế bào bình thường, do đó sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng thường tùy thuộc vào loại hóa chất, liều lượng, cùng với lượng tia xạ sử dụng. Có thể phối hợp thêm các loại thuốc giảm đau, chống nôn v.v. để giúp bệnh nhân chịu đựng được việc điều trị.
1. Xạ Trị: Biến chứng tùy thuộc vào vị trí cơ thể được điều trị, bệnh nhân thường yếu sức và mệt mỏi:
– Rụng tóc, rụng lông, viêm đỏ, khô rát, thẫm màu nơi vùng da chiếu tia
– Xạ trị vùng cổ, ngực: khô, rát họng, nuốt khó, ho khan, khó thở
– Xạ trị vùng bụng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu rát
– Xạ trị vùng xương chậu: Mất máu, dễ nhiễm trùng hoặc xuất huyết.
Khi xảy ra các biến chứng này, nên ngưng xạ trị một thời gian cho tủy xương hồi phục trước khi tiếp tục điều trị
2. Hóa Trị Liệu: Tùy theo loại hóa chất và liều lượng thuốc sử dụng. Nhìn chung, các loại hóa chất điều trị bệnh Hodgkin thường ảnh hưởng đến những tế bào có tốc độ tăng trưởng nhanh của cơ thể. Các tế bào đó là:
– Tế bào máu: bạch cầu (giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng), tiểu cầu (làm đông máu), hồng cầu (đem oxygen đi khắp cơ thể). Các tế bào máu bị hủy hoại khiến bệnh nhân thường dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết (do máu không đông), và cảm thấy yếu sức, mệt mỏi (do thiếu máu, thiếu oxygen).
– Tế bào ở chân tóc bị hủy hoại gây rụng tóc. Tóc có thể mọc trở lại nhưng màu tóc và sợi tóc có thể thay đổi.
– Niêm mạc hệ tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn): bệnh nhân bị lở miệng, môi, tiêu chảy, biếng ăn.
3. Cấy ghép tủy xương (bone marrow transplantation): Khi phải điều trị với một lượng hóa chất và tia xạ quá cao, các bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, xuất huyết và kiệt sức. Ngoài ra, tế bào tủy dùng cho ghép có thể phản ứng lại với cơ thể (graft-versus-host disease, GVHD), nhất là trong trường hợp dị ghép (tế bào ghép đến từ người hiến tặng). Khi xảy ra GVHD, gan, da, và bộ phận tiêu hóa bị ảnh hưởng. Triệu chứng của GVHD có thể nhẹ (tiêu chảy, da tấy đỏ) hoặc rất nặng (viêm gan) và xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian ghép tủy, ngay cả nhiều năm sau khi điều trị. Dùng steroid để điều trị phản ứng này.
4. Trị liệu Sinh học: Các biến chứng thông thường như da ngứa ngáy, tấy đỏ, sốt, đau cơ, nhức đầu, là những triệu chứng tương tự cảm cúm (nên gọi là “flu-like”). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể dễ bị chảy máu, giữ nước.
5. Phẫu Thuật: Biến chứng tùy thuộc vào vị trí mổ, phương pháp phẫu thuật và tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân. Biến chứng thường gặp là mất sức, mệt mỏi nhiều ngày sau phẫu thuật.
G. Những tác dụng phụ muộn
– Một số ít trẻ em có thể gặp những tác dụng phụ sau nhiều năm. Các tác dụng phụ đó bao gồm sự giảm phát triển xương, thay đổi chức năng của tim và phổi, tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác trong thời gian sau của cuộc đời.
– Sau khi điều trị bằng hoá chất, một số trẻ em (đặc biệt là các bé trai) có thể bị vô sinh. Cha mẹ của các cậu bé lứa tuổi thanh thiếu niên có thể tính đến việc sử dụng ngân hàng tinh trùng trước khi việc điều trị bắt đầu. Khi đó, tinh trùng sẽ được lưu giữ, bảo quản để có thể sử dụng trong những năm sau này.
– Bác sĩ của bệnh nhi cần giải thích thật kỹ về các tác dụng phụ muộn bất kỳ nào đó
H- Tiếp tục theo dõi
– Khoảng 9/10 trẻ em bị u lympho Hodgkin được chữa khỏi. Nếu ung thư tái phát, cần phải điều trị với liều cao hơn hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
– Sau khi kết thúc việc điều trị, bệnh nhi sẽ được kiểm tra thường xuyên bằng chụp cắt lớp vi tính và các xét nghiệm huyết học tại bệnh viện.
– Trường hợp người bệnh đang có thai, tùy tình huống, BS có thể cho nạo phá thai hoặc cho sanh sớm hơn dự định. Thai kỳ cũng là một yếu tố làm bùng phát bệnh Hodgkin. Bệnh nhân chỉ được phép có thai trở lại khi bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn và không cần sử dụng bất kỳ phương thức điều trị nào khác trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm.
– Hóa trị & xạ trị đều gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, song song với việc điều trị, bệnh nhân nhất thiết phải được nghỉ ngơi hoàn toàn để phòng tránh các bệnh cơ hội khác như cảm lạnh, cúm hoặc các viêm nhiễm hô hấp, tiêu chảy, Nên phòng tránh các vết cắt, trầy xước hoặc chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập thể dục. Nên tích cực vận động sớm, sau mỗi đợt điều trị
– Một vài bệnh nhân bị suy sụp tinh thần sau những đợt điều trị, lúc đó vai trò của các BS tâm lý là rất cần thiết. Người bệnh nên tham gia vào các hoạt động xã hội, hiệp hội hoặc các nhóm bệnh nhân cùng cảnh ngộ để cùng trao đổi với nhau tất cả những kinh nghiệm về bệnh và tâm tư tình cảm của mình. - Việc tái khám định kỳ rất quan trọng. Hầu hết lymphôm Hodgkin không tái phát sau điều trị. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bị tái phát. Sau khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân Hodgkin đều trở về cuộc sống bình thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh sản như những người khác.
II- U LYMPHO KHÔNG HODGKIN (Non Hodgkin Lymphoma)
U lymphô không Hodgkin nguyên phát là loại bệnh lý ung thư của hệ tạo huyết.
Tên gọi còn xa lạ với nhiều người, song bệnh này lại khá phổ biến. Tại Mỹ, năm 2006 có 58.870 trường hợp mới và 18.840 ca tử vong. Tại chúng tôi năm 2003, tỷ lệ bệnh ở nam giới là 4,6/100.000 dân và ở nữ giới là 3,2/100.000 dân. Bệnh Viện Ung Bướu chúng tôi mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 trường hợp bệnh mới.
Được hình thành từ những rối loạn của dòng tế bào lymphô, bệnh thường hay xuất phát đầu tiên tại hạch. Ung thư hạch được xếp thành 2 nhóm lớn: nhóm có diễn tiến chậm, thời gian sống sót hơn 10 năm và nhóm có diễn tiến nhanh nên thời gian sống sót ngắn hơn.
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy có một số yếu tố nguy cơ:
– Suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, do dùng thuốc chống thải ghép…
– Nhiễm trùng (HIV, Helicobacter pylori, HCV…).
– Tuổi trên 60.
– Các yếu tố khác như béo phì, ngộ độc thuốc diệt cỏ, dioxin…
Về triệu chứng: nổi hạch, sụt cân, sốt kéo dài, ho, khó thở , đau ngực, mệt mỏi, suy kiệt kéo dài, đau trướng bụng, đầy bụng. Khi các triệu chứng kéo dài quá 2 tuần thì phải đi khám để tìm nguyên nhân.
A- Xác định bệnh
Lymphô không Hodgkin là một bệnh toàn thân rất khó chẩn đoán, cần phải khám lâm sàng (cổ, nách, bẹn, bụng), làm xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, siêu âm bụng, làm sinh thiết hạch.
B- Điều trị
– Lymphô không Hodgkin là một trong những loại ung thư có khả năng trị khỏi, cả trong giai đoạn muộn; ngay cả khi ung thư đã di căn thì vẫn còn đến 40% khả năng đáp ứng điều trị lâu dài.
– Khi đã xác định bị ung thư, việc xác định giai đoạn lâm sàng giúp cho việc tiên lượng bệnh. Các xét nghiệm cần làm là CT scan, MRI, siêu âm, làm tủy đồ. Bệnh có 4 giai đoạn: 1, 2, 3, 4. Ký hiệu A có nghĩa là không có triệu chứng, còn B là có triệu chứng (sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân).
C- Các phương pháp điều trị
Lymphô không Hodgkin gồm tới 35 thể bệnh khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Một số trường hợp chỉ bắt đầu điều trị khi có triệu chứng. Phác đồ điều trị tùy thuộc vào diễn tiến và giai đoạn bệnh.
– Xạ trị: có vai trò trong một số ca bệnh ở giai đoạn 1.
– Hóa trị: là liệu pháp chủ yếu (truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch hay uống hóa chất viên).
– Phương pháp điều trị đúng mục tiêu: là liệu pháp tiên tiến với các dược phẩm mới hữu hiệu, lại ít gây tác dụng phụ như rituximab (Mab-Thera). Tuy nhiên giá thuốc rất cao (khoảng 30 triệu đồng/lần điều trị).
– Ghép tế bào gốc (ghép tủy): được dùng trong các trường hợp có tiên lượng rất xấu, hoặc tái phát, hoặc không đáp ứng với điều trị.
Tại sao cần phân biệt Hodgkin và non-Hodgkin mặc dù các bệnh cảnh lâm sàng và phương thức điều trị gần như giống nhau? Vấn đề là ở chỗ tỷ lệ điều trị thành công cao hay thấp. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là non-Hodgkin & được điều trị triệt để, tỷ lệ điều trị dứt bệnh là trên 70%. Tỷ lệ này tăng lên đến trên 90% trong một số trường hợp ung thư hạch, đặc biệt trong nhóm non-Hodgkin.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ SàiGòn
Tham Khảo: Medscape, emedicine, tài liệu của Viện Ung Thư Mỹ, Viện Nhi Trung Ương, BV Ung Bướu TP HCM, BV Trung Ương Huế
Hạch Bạch Huyết Là Gì? Chức Năng Và Những Điều Cần Biết
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết hay còn được gọi là hạch lympho, là một thành phần rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của con người. Các hạch bạch huyết thường được ẩn sâu vào bên trong cơ thể. Chúng còn được nằm rải rác dọc theo các mạch bạch huyết, đây là một phần của hệ bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết có mặt tại khắp nơi trên cơ thể, tập trung nhiều nhất tại các vùng như bẹn, nách, cổ…
Vai trò và chức năng của hạch bạch huyếtHạch bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tại hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng chứa rất nhiều tế bào hạch bạch huyết, có chức năng giống như bộ lọc, bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai. Chúng có thể bị viêm, sưng lên khi thực hiện nhiệm vụ này.
Vai trò hạch bạch huyết còn được biết đến trong việc chẩn đoán các loại bệnh. Chúng có thể nóng hoặc sưng lên do các tình trạng khác nhau từ khi tình trạng nhẹ như bệnh viêm họng hoặc nguy hiểm như ung thư.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc ung thư thì tình trạng của hạch bạch huyết rất đáng chú ý. Chúng dùng để xác định căn bệnh ung thư đang nằm tại giai đoạn nào do đó, hạch bạch huyết rất quan trọng đối với cơ thể.
Những lưu ý cần biết về hạch bạch huyếtHạch bạch huyết có thể bị kích ứng nếu bạn hay sờ vào chúng. Do đó, không được sờ quá nhiều để tránh đi tình trạng sưng. Hạch bạch huyết thường sưng nhưng sẽ lặn sau vài ngày, nếu như cục hạch bị sưng lâu hơn đi kèm dấu hiệu ớn lạnh bạn nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Tuyệt đối chú ý không được sử dụng các loại thuốc nếu không có sự chỉ định của các chuyên khoa có thể khiến tình trạng nặng hơn.
Nếu chỉ sưng hạch bạch huyết do các ký sinh trùng, vi khuẩn gây nên bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian như sau:
Củ tỏi: Tỏi có chất chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm rất tốt. Bạn có thể ăn vài tép tỏi mỗi ngày để giảm đi chứng sưng hạch bạch huyết.
Chanh: Khi vị đau họng, viêm họng hoặc viêm phế quản dẫn đến sưng hạch bạch huyết nên sử dụng một muỗng mật ong hòa cùng nước cốt chanh. Chúng giúp giảm đau họng, giảm sưng hiệu quả bởi trong chanh chứa axit làm giảm sưng nhanh.
Giấm táo: Có thể giảm đau sưng hạch bạch huyết bằng phương pháp trộn 1 muỗng mật ong + 1 muỗng nước cốt chanh +1 muỗng giấm táo. Tất cả trộn đều cùng nước ấm, ngày uống một lần.
Qua những thông tin chúng tôi cung cấp mong rằng sẽ bổ trợ thêm những kiến thức về hạch bạch huyết là gì. Muốn bảo vệ sức khỏe tốt hơn nên tiến hành khám định kỳ để tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc.
Hệ Hạch Bạch Huyết Là Gì? Vai Trò, Cấu Tạo, Chức Năng
Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết chính xác về vai trò cũng như cấu tạo của các hạch bạch huyết trong cơ thể con người.
Hạch bạch huyết là gì?Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ bạch huyết, nằm trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết.
Trong cơ thể con người có khoảng 500-600 hạch nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Những vị trí phổ biến tập trung nhiều hạch bạch huyết là cổ, nách, bẹn, tuy nhiên thông thường, nó xuất hiện ở khắp cơ thể.
Hạch bạch huyết Hệ miễn dịch Sinh thiết hạch bạch huyết U lympho Hạch Sưng hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết có mặt khắp cơ thể, tập trung nhiều hơn ở gần và trong thân cây, và được chia thành nghiên cứu về giải phẫu thành các nhóm.
Một số hạch bạch huyết có thể được cảm nhận khi mở rộng (và đôi khi không), chẳng hạn như các hạch bạch huyết ở nách dưới cánh tay, các hạch bạch huyết cổ tử cung ở đầu và cổ và các hạch bạch huyết bẹn gần nếp nhăn háng.
Một số hạch bạch huyết có thể được nhìn thấy, chẳng hạn như amidan. Tuy nhiên, hầu hết các hạch bạch huyết nằm trong thân cây liền kề với các cấu trúc chính khác trong cơ thể – chẳng hạn như các hạch bạch huyết paraaortic và các hạch bạch huyết khí quản .
Không có hạch bạch huyết trong hệ thống thần kinh trung ương, được tách ra khỏi cơ thể bằng hàng rào máu não.
Cấu tạo của HạchCác hạch bạch huyết có hình thận hoặc hình bầu dục và có kích thước từ vài mm đến dài khoảng 1-2 cm. Mỗi hạch bạch huyết được bao quanh bởi một nang xơ, kéo dài bên trong hạch bạch huyết để tạo thành trabeculae. Chất của hạch bạch huyết được chia thành vỏ ngoài và tủy trong. Vỏ não liên tục xung quanh tủy ngoại trừ nơi tủy tiếp xúc trực tiếp với hilum.
Các sợi võng mạc mỏng của mô liên kết võng mạc và elastin tạo thành một lớp lưới hỗ trợ gọi là reticulin bên trong nút. Các tế bào B chủ yếu được tìm thấy ở vỏ ngoài (bề ngoài), nơi chúng được nhóm lại với nhau như các tế bào B nang trong nang bạch huyết, và các tế bào T chủ yếu được tìm thấy trong paracortex.
Hạch bạch huyết được chia thành các ngăn gọi là các hạch bạch huyết (hay tiểu thùy), mỗi hạch bao gồm một vùng vỏ của các tế bào B nang kết hợp, một vùng tế bào T của paracortical và một phần cơ bản của nốt trong tủy. Số lượng và thành phần của nang trứng có thể thay đổi khi bị thách thức bởi một kháng nguyên, khiến cho nang trứng phát triển một trung tâm mầm bệnh.
Là một phần của mạng lưới võng mạc, có các tế bào đuôi gai trong nang tế bào B và các tế bào lưới sợi nguyên bào trong vỏ tế bào T. Mạng lưới cung cấp hỗ trợ cấu trúc và bề mặt cho sự kết dính của các tế bào đuôi gai, đại thực bào và tế bào lympho. Nó cũng cho phép trao đổi vật chất với máu thông qua các tĩnh mạch nội mô cao và cung cấp các yếu tố tăng trưởng và điều tiết cần thiết để kích hoạt và trưởng thành của các tế bào miễn dịch.
Nang
Các nang hạch bạch huyết bao gồm các mô liên kết không đều dày đặc với một số sợi collagen đơn giản, và một số quá trình màng hoặc trabeculae kéo dài từ bề mặt bên trong của nó.
Xoang dưới lưỡi
Xoang dưới màng cứng ( đường bạch huyết, xoang bạch huyết, xoang biên ) là khoảng trống giữa nang và vỏ não cho phép sự di chuyển tự do của chất lỏng bạch huyết và do đó có chứa ít tế bào lympho. Nó liên tục với các xoang bạch huyết tương tự bên sườn trabeculae.
Hạch bạch huyết chứa mô bạch huyết, tức là một tấm lưới hoặc các sợi gọi là mạng lưới với các tế bào bạch cầu được bọc trong đó. Các khu vực có ít tế bào trong lưới được gọi là xoang bạch huyết . Nó được lót bởi các tế bào lưới, nguyên bào sợi và các đại thực bào cố định.
Các xoang dưới bao có tầm quan trọng lâm sàng vì đây là vị trí có khả năng cao nhất trong đó các biểu hiện sớm nhất của ung thư biểu mô di căn trong một hạch bạch huyết sẽ được tìm thấy.
Cortex
Vỏ não của hạch bạch huyết là phần bên ngoài của nút, bên dưới nang và xoang dưới vỏ. Nó có một phần bề ngoài bên ngoài và một phần sâu hơn được gọi là paracortex. Các xoang dưới vỏ thoát ra các xoang trabecular, và sau đó bạch huyết chảy vào các xoang tủy .
Vỏ não bên ngoài bao gồm chủ yếu là các tế bào B được sắp xếp thành các nang, có thể phát triển một trung tâm mầm bệnh khi được thử thách với một kháng nguyên, và paracortex sâu hơn chủ yếu bao gồm các tế bào T. Ở đây, các tế bào T chủ yếu tương tác với các tế bào đuôi gai và mạng lưới võng mạc dày đặc.
Medulla
Tủy chứa các mạch máu lớn, xoang và dây tủy có chứa các tế bào plasma tiết kháng thể.
Các dây tủy là dây của mô bạch huyết, và bao gồm các tế bào plasma , đại thực bào và tế bào B. Các xoang tủy (hoặc xoang ) là những khoảng trống giống như tàu ngăn cách các dây tủy. Bạch huyết chảy vào xoang tuỷ từ xoang vỏ não và vào mạch bạch huyết tràn đầy .Thường chỉ có một tàu tràn đầy mặc dù đôi khi có thể có hai tàu. Các xoang tủy chứa histiocytes (đại thực bào bất động) và tế bào võng mạc.
Chức năng của HạchChức năng chính của các hạch bạch huyết là lọc bạch huyết để xác định và chống nhiễm trùng. Để làm điều này, các hạch bạch huyết chứa tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu, bao gồm tế bào B và tế bào T. Chúng lưu thông qua dòng máu và xâm nhập và cư trú trong các hạch bạch huyết. Tế bào B tạo ra kháng thể. Mỗi kháng thể có một mục tiêu được xác định trước, một kháng nguyên, mà nó có thể liên kết. Chúng lưu hành trong toàn bộ dòng máu và nếu chúng tìm thấy mục tiêu này, các kháng thể liên kết với nó và kích thích phản ứng miễn dịch. Mỗi tế bào B tạo ra các kháng thể khác nhau và quá trình này được thúc đẩy trong các hạch bạch huyết. Các tế bào B xâm nhập vào máu dưới dạng các tế bào “ngây thơ” được tạo ra trong tủy xương. Sau khi vào một hạch bạch huyết, sau đó chúng đi vào một nang bạch huyết, nơi chúng nhân lên và phân chia, mỗi loại tạo ra một kháng thể khác nhau. Nếu một tế bào bị kích thích, nó sẽ tiếp tục tạo ra nhiều kháng thể (tế bào plasma) hoặc hoạt động như một tế bào bộ nhớ để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng trong tương lai. Nếu một tế bào không được kích thích, nó sẽ trải qua quá trình tự chết và chết.
Kháng nguyên là các phân tử được tìm thấy trên thành tế bào vi khuẩn, các chất hóa học được tiết ra từ vi khuẩn hoặc đôi khi là các phân tử có trong mô cơ thể. Chúng được đưa lên bởi các tế bào trên khắp cơ thể được gọi là tế bào trình diện kháng nguyên, chẳng hạn như tế bào đuôi gai. Những tế bào trình diện kháng nguyên này xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và sau đó là các hạch bạch huyết. Họ trình bày kháng nguyên cho các tế bào T và, nếu có một tế bào T với thụ thể tế bào T thích hợp, nó sẽ được kích hoạt.
Bạch huyết có mặt khắp cơ thể, và lưu thông qua các mạch bạch huyết . Những chất này chảy vào và từ các hạch bạch huyết – các mạch máu phát triển chảy vào các nút và các mạch máu từ các nút. Khi chất lỏng bạch huyết xâm nhập vào một nút, nó sẽ chảy vào nút ngay bên dưới viên nang trong một không gian gọi là xoang dưới màng cứng. Các xoang dưới vỏ thoát ra thành xoang trabecular và cuối cùng thành xoang tuỷ. Không gian xoang bị cắt ngang bởi các giả của đại thực bào , hoạt động để bẫy các hạt lạ và lọc bạch huyết. Các xoang tủy hội tụ tại hilum và bạch huyết sau đó rời khỏi hạch bạch huyết thông qua mạch bạch huyết tràn vào một hạch bạch huyết trung tâm hơn hoặc cuối cùng để dẫn lưu vào mạch máu dưới màng cứng tĩnh mạch trung tâm.
Các tế bào T di chuyển đến vỏ não sâu. Đây là một khu vực của các hạch bạch huyết được gọi là paracortex bao quanh tủy.
Lá lách và amidan là các cơ quan bạch huyết thứ cấp lớn hơn phục vụ các chức năng tương tự như các hạch bạch huyết, mặc dù lá lách lọc các tế bào máu chứ không phải bạch huyết.
Những điều cần lưu ýKhi thấy dấu hiệu như sưng hạch không biến mất, thậm chí còn lan rộng ra, sốt dai dẳng, hay đổ mồ hôi vào ban đêm, khó thở, khó nuốt… cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại. Vì các hạch sưng liên tục phát triển có thể là do khối u hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Hạch Bạch Huyết Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Trị Pacific Cross Vietnam trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!