Bạn đang xem bài viết Tuyên Truyền Thực Hiện Công Tác Bảo Vệ Môi Trường, Chống Rác Thải Nhựa Tại Trường Tiểu Học Phúc Lợi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa, thời gian qua, Trường Tiểu học Phúc Lợi đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó tập trung vào công tác xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp và trồng cây xanh, tuyên truyền chống rác thải nhựa, tái chế rác thải nhựa, phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ nguồn nước, đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. Bên cạnh đó, khuyến khích các lớp tái chế các loại rác thải nhựa làm đồ chơi và đồ trang trí làm đẹp cảnh quan lớp học.
Các phòng học sử dụng các bát, chai nhựa tái chế làm bình hoa, chậu cây trang trí lớp học
Mỗi học sinh có riêng 1 cốc inox (bình) để uống nước thay cho ly nhựa trước đây.
Nhà trường cũng đã chỉ đạo giáo viên dạy lồng ghép, tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường Chống rác thải nhựa vào môn học. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ trao đổi xác định các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong môn học.
Dạy tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa vào các môn học
Các lớp đăng ký tham gia thực hiện phong trào chống rác thải nhựa gắn với phong trào Hành động vì nhà trường Xanh – sạch – đẹp – văn minh nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nhựa và nylon. Phong trào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cả cộng đồng nói chung và các em học sinh nói riêng về tác hại của rác thải nhựa. Từ đó hướng tới thực hiện các biện pháp loại trừ, hạn chế rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày, xây dựng thói quen tích cực góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Tuyên Truyền Phòng Chống Rác Thải Nhựa
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu.Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc, vỏ hộp sữaA)cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Không thể phủ nhận rằng, vật dụng bằng nhựa có nhiều giá trị sử dụng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Theo thống kê, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nhựa, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nilon, 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần, gần 1/3 túi nilon sau khi sử dụng không được thu gom và xử lý đã làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh hoạt của con người (chất thải nhựa chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc môn; là cục nam châm hút các chất độc khác như dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu).
Với thực trạng tình trạng ô nhiễm môi trường có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và nilong gây ra, vì hiện nay việc loại bỏ chất thải nhựa là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn và tiện dụng hơn để thay thế hoặc do nhận thức của con người về tác hại của chất thải nhựa còn nhiều bất cập.
Một số hình ảnh của buổi tuyên truyền
Tìm Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Và “Chống Rác Thải Nhựa”
Sáng 23/11, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp Tập đoàn An Phát Holdings tổ chức Hội thảo khoa học: “Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân hủy – Triển vọng thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam”.
Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài, đại diện các cơ quan, đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương cùng đông đảo đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, cán bộ chuyên môn.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài cho biết: Bảo vệ môi trường và “chống rác thải nhựa” là một nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ Việt Nam được qui định rõ trong văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước và được cụ thể trong Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam. Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường gắn với phong trào “chống rác thải nhựa” đã được MTTQ Việt Nam các cấp duy trì thường xuyên và đạt những kết quả tích cực.
MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả như: Tuyên truyền, vận động; xây dựng mô hình điểm; tư vấn, giám sát và phản biện xã hội; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân; tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường…; nhất là thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa”. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân cùng chung tay bảo vệ môi trường, nhất là hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững; phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt chưa được chú trọng; việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện môi trường, kinh tế tuần hoàn còn hạn chế; cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa hoàn thiện…
Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài nêu rõ: Trong thời gian tới, công tác bảo vệ môi trường, “chống rác thải nhựa” là một trong những ưu tiên, nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ Việt Nam và của cả hệ thống chính trị. Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường” ; “Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc”… Do đó, Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn về chất dẻo tự phân hủy và cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân hủy tại Việt Nam. Từ đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung tay bảo vệ môi trường, “chống rác thải nhựa” vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài phát biểu tại Hội thảo.
Ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đều nhận định, vấn đề rác thải nhựa trên thế giới đang ngày càng trở nên cấp bách và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý, hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên trái đất. Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng theo cấp số nhân, tàn phá môi trường sống của con người và cả thế giới động vật đặc biệt là sinh vật biển…. Các đại biểu đặc biệt nhấn mạnh đến xu hướng sản xuất gắn liền với sử dụng, tái sử dụng sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn hiện nay; cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa để tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lon và các sản phẩm nhựa khó phân hủy…
Theo chúng tôi Đặng Kim Chi, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học giáo dục môi trường của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, sản phẩm nhựa và chất thải nhựa ngày càng phát sinh nhiều, chưa có các biện pháp kiểm soát tích cực, gây nhiều tác động xấu, ô nhiễm môi trường, điển hình chất thải là túi ni lon khó phân hủy. Nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực của chất thải nhựa, cần thiết phải có các giải pháp quản lý tổng hợp từ chính sách, quy hoạch phát triển sản phẩm nhựa, giáp dục tuyên truyền hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa. Mặt khác, các giải pháp công nghệ kỹ thuật là rất cần thiết và cần được khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế góp phần phát triển bền vững đất nước.
TS Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiến nghị cần thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn quốc gia nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm nhựa phân hủy sinh học đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa cho sản phẩm nhựa tự hủy sinh học. Đồng thời tiếp tục đầu tư phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm nhựa phân hủy sinh học.
“Phát động các phong trào thi đua thúc đẩy sản xuất, trong xu hướng sản xuất gắn liền với sử dụng, tái sử dụng sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm nhựa để tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nil on và các sản phẩm nhựa khó phân hủy, chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ngành nhựa thay đổi công nghệ sản xuất để hướng đến các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường. Từng bước chuyển dịch từ việc sử dụng nguồn nhiên liệu dầu mỏ sang sử sụng nguồn nhiên liệu tái tạo nhằm phát triển ngành công nghiệp nhựa của Việt Nam đáp ứng xu hướng phát triển ngành nhựa của quốc tế” – TS Nguyễn Hoàng Linh kiến nghị.
Nói về triển vọng thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần, TS. Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về bảo vệ môi trường, từ năm 2013 đến nay một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang nghiên cứu, phát triển sản xuất các vật liệu và sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, có nguồn gốc từ tự nhiên hay có khả năng phân hủy sinh học. Khác hoàn toàn với các sản phẩm nhựa thông thường, phải mất thời gian từ 100 thậm chí 1.000 năm mới có thể phân rã và để lại nhiều vi nhựa cho môi trường, sản phẩm từ các vật liệu phân hủy sinh học hoàn toàn khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên tùy vào tính chất có thể phân hủy hoàn toàn thành nước, khí CO2 và mùn đất. “Trong “nền kinh tế tuần hoàn”, các sản phẩm từ cây trồng như tinh bột, đường mía… lại được chuyển hóa thành nguyên liệu tái tạo, là đầu vào để sản xuất các nguyên vật liệu sinh học. Chu trình khép kín này tạo thành chuỗi giá trị xanh, hoàn toàn thân thiện với môi trường và không gây bất kỳ một ảnh hưởng tiêu cực nào” TS. Đinh Xuân Cường cho biết.
Tài Liệu Tuyên Truyền: Chống Rác Thải Nhựa
Như vậy, khi sử dụng vật dụng đựng thực phẩm nói trên, tác hại dễ thấy là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Về lâu dài, thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần sẽ gây ra hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người. Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng trong ăn uống nói chung và đồ nhựa dùng một lần nói riêng thuộc diện phải kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, chất lượng mặt hàng này vẫn là điều chưa được quan tâm đúng mức. Mặt hàng đồ nhựa dùng một lần được bày bán tràn lan với giá rất rẻ. Điều đáng nói là trên bao bì sản phẩm không có thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng an toàn…
chúng tôi Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cảnh báo: Hiện nay, tại một số làng nghề thủ công truyền thống vẫn còn tình trạng sử dụng công nghệ lạc hậu để tinh chế nhựa, sau đó nấu thành hạt nhựa để bán cho người sản xuất. Công nghệ lạc hậu không thể giúp loại bỏ được tạp chất độc hại có trong loại nhựa này và khi sử dụng chúng có thể phát sinh chất độc. Đặc biệt, nếu đựng thực phẩm nóng ở nhiệt độ 90 – 100 o C, hàm lượng monostyren (một loại chất độc) trong
nhựa sẽ được giải phóng, ngấm vào thức ăn, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
Cũng theo chúng tôi Nguyễn Duy Thịnh, không nên tái sử dụng hoặc sử dụng hộp xốp, ống hút, cốc, đĩa nhựa để đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài bởi khi đó những vật dụng này sẽ bị xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, đối với những loại nhựa kém chất lượng, quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA – chất độc gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, người dân cần phải cảnh giác với những sản phẩm nhựa dùng một lần, sản phẩm không rõ nguồn gốc, giá rẻ…
Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
chúng tôi Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết túi ni lông, cốc nhựa, hộp xốp, ống hút… sau một khoảng thời gian nhất định sẽ bị phân hủy, chuyển thành những vi hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, ngấm vào nguồn nước hay lơ lửng trong không khí khiến động vật, con người nuốt phải. Thêm vào đó, việc kiểm soát chất lượng nhựa trên thị trường rất khó khăn, sản phẩm dùng đựng đồ ăn uống được làm từ nhựa tái chế rất nguy hiểm; nếu sử dụng những sản phẩm từ nhựa rác thải thì người dùng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao và là một nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Trên thế giới, hiện đã có nhiều quốc gia tẩy chay đồ nhựa dùng một lần cũng như phản đối việc sử dụng tràn lan túi ni lông, điển hình như Pháp, Mỹ, Canada, Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, Pháp là quốc gia đầu tiên thông qua đạo luật cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng, thìa… sử dụng một lần làm bằng nhựa và sẽ có hiệu lực từ năm 2023. Còn tại Đài Loan (Trung Quốc), nhà chức trách quy định những sản phẩm như bát, túi, hộp, cốc… làm bằng nhựa dùng một lần không được phép mua bán, sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng ăn uống…
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, vấn đề của Việt Nam là chúng ta cần đề ra giải pháp đúng và triển khai thực hiện quyết liệt, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tình trạng lạm dụng túi ni lông, đồ nhựa đựng thực phẩm cũng như loại bỏ hành vi sản xuất bao bì đựng thực phẩm từ loại nhựa kém chất lượng. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức của mỗi người về việc sử dụng túi ni lông, đồ bao gói thực phẩm dùng một lần được làm bằng nhựa. Các cơ quan chức năng cần có giải pháp khuyến khích người dân, cơ sở sản xuất, dịch vụ sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, tốt nhất là đề ra những quy định cụ thể về điều này và tiến hành xử phạt thật nặng đối với những ai làm trái quy định./.
Bài 2: Báo động rác thải nhựa: Mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 41 kg nhựa mỗi năm.
Giảm thiểu chất thải từ nhựa, nilon đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay từ lúc này, trước hết bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ nhựa và nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa ngày càng gia tăng.
Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.
Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 – 2023.
Việc lạm dụng sử dụng túi ni lông khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình để phân huỷ hoàn toàn các chất thải từ nhựa và ni lông phải mất hàng trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển. Với 13 triệu tấn rác thải thải ra biển mỗi năm. Việt Nam đứng thứ 5 Châu Á và thứ 17 thế giới về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
Nhóm nghiên cứu của Bộ Tài nguyên, môi trường cho biết: Việt Nam mặc dù chỉ xếp thứ 15 về dân số, thứ 68 về diện tích nhưng đứng thứ 4 về rác thải nhựa trên toàn thế giới, và dự báo đến năm 2025 Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 4./.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông. Lượng rác thải nhựa đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường.
Theo một số nghiên cứu, trung bình để phân hủy hoàn toàn các chất thải từ nhựa và ni-lông phải mất hàng trăm năm. Chất thải nhựa ni-lông khi đốt sẽ tạo ra khí thải tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người; rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển.
Đáng lo ngại, ô nhiễm nhựa gây thiệt hại to lớn cho môi trường và hệ sinh thái như rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, gây phá hủy, hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loại sinh vật bị chết do vướng vào lưới đánh cá bị mất, hoặc bị bỏ lại trên các đại dương, cũng như ăn nhầm nhựa do nhầm lẫn với thức ăn. Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các hạt này theo chuỗi thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cho các loài sinh vật bậc cao hơn, bao gồm cả con người.
Tại Việt Nam theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa. Việt Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.
Thứ trưởng TN và MT Võ Tuấn Nhân cho biết: Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thì rác thải nhựa, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt. Vì vậy, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ ba tháng 9 hằng năm) năm 2023, được Liên hợp quốc tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa bằng việc khuyến khích tất cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi ni-lông đối với kinh tế – xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm đến mức thấp nhất, hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường bảo đảm chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật…
Bộ TN và MT cũng kêu gọi mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…/.
“Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, là nhiệm vụ của mỗi người. Hãy bắt đầu từ những hoạt động bảo vệ môi trường tại chính nơi sinh sống của chúng ta, sẽ có tác động lan tỏa đến toàn cầu, làm cho thế giới sạch hơn” – đó là thông điệp được Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân gửi đến lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.
Một trong những hành động cụ thể được Bộ TN&MT phát động là, các cấp, ngành, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm dùng từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định…
Các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế – xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.
Bộ TN&MT cũng đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Đặc biệt, mỗi người đều có thể tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn bằng những việc làm thật đơn giản như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố..; trồng thêm nhiều cây xanh; tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, cơ quan, cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Chống rác thải nhựa là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người.
Chống rác thải nhựa vì cuộc sống hạnh phúc, vì đất nước tươi đẹp./.
Trên sản phẩm nhựa gia dụng như chai nước, đồ đựng thực phẩm thường có mã ký hiệu viết tắt cùng với số từ 1 đến 7. Theo đó, những mã ký hiệu số 2 HDPE (high-density polyethylene, tức polyethylene mật độ cao) và số 5 PP (polypropylene) là an toàn nhất. HDPE là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa, có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, loại nhựa đánh số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate), thường dùng đựng đồ uống, nhưng khi tái sử dụng, nếu đựng nước nóng quá 70 độ C thì chai PET bị biến dạng và phát sinh các chất có hại cho sức khỏe. Số 3 là chất PVC, thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi được dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng. Số 4 là LDPE – polyethylene mật độ thấp, dùng phổ biến để đóng gói mì ăn liền và thực phẩm khô. Sản phẩm chứa chất này nên tránh nhiệt độ cao và không nên làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng hóa chất. Tương tự, số 6 là chất PS (polystiren), thường xuất hiện ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Những loại này khi dùng trong lò vi sóng và khi bị nóng sẽ giải phóng các chất hóa học. Số 7 là nhựa PC (hoặc không có ký hiệu), được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai đựng chất lỏng, cốc dùng một lần. Vật dụng làm từ loại nhựa này không nên dùng đựng nước nóng./.
– Tổ chức đọc tài liệu này trước cán bộ, nhân viên, cha mẹ trẻ khuyết tật.
– Liên hệ thực tế tại địa phương và đơn vị.
– Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp; có thời hạn kiểm tra sơ kết tổng kết
– Tổ chức đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá, biểu dương, khen thưởng.
SƯU TẦM, TỔNG HỢP VÀ BIÊN SOẠN TS. BS NGUYỄN BÁ DUYỆT
Những Cách Xử Lý Rác Thải Nhựa Bảo Vệ Môi Trường
Rác thải nhựa là những loại rác thải khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm trong bất kỳ môi trường nào. Bao gồm các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như: nắp nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, túi nhựa,… Nếu không thực hiện xử lý mà trực tiếp thải bỏ nó vào môi trường thì nó sẽ tích tụ dần, không thể phân hủy. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái. Thậm chí đe dọa đến sức khỏe con người.
Hậu quả của rác thải nhựaRác thải nhựa là những chất không được phân hủy, hoặc cần thời gian rất lâu để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh chất thải nhựa chính vì tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ. Đặc biệt là thói quen của con người vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, đô thị hóa và gia tăng dân số làm chất thải nhựa ngày càng gia tăng.
Rác thải nhựa đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
Đồ nhựa luôn hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vẫn những vật dụng bé nhỏ hằng ngày như giấy gói kẹo, hũ sữa chua, ống hút, túi nilon, hộp đựng thức ăn,… Tuy đây đều là những phát minh phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Đồng thời hỗ trợ gia tăng buôn bán và sản xuất. Thế nhưng, sau tất cả các hoạt động này để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các loại chất thải xả ra môi trường đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường.
Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất. Gây , xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất. Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Đặc biệt, chất thải nhựa khi thải ra môi trường mà không xử lý đúng cách cũng sản xuất ra rất nhiều khí độc hại. Ví dụ như khi đốt nhựa không đúng quy chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tạo ra . Làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đời sống của con người và sinh vật sống trên trái đất.
Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất đối với sức khoẻ con người chính là nhựa. Nhựa có lẫn vào nước tạo thành các hạt vi nhựa làm ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Khi con người sử dụng để sinh hoạt cũng như ăn uống. Cụ thể hơn, bởi vì chúng có kích thức nhỏ nên có thể đi qua hàng rào nhau thai cũng như máu não. Đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt nhựa có khả năng hấp phụ các hay chất ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết.
Ngoài ra, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất. Khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc. Ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Theo đó, để loại bỏ các hạt vi nhựa có trong nước bạn có thể sử dụng các hệ thống , nước ngầm. Bởi nó giúp nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày được an toàn. Thêm vào đó, các bộ xử lý nước như máy lọc nước cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi nó có thể đảm bảo sức khoẻ cho bạn cũng như những người thân xung quanh.
Xử lý rác thải nhựa như thế nào? Nâng cao nhận thức người dânTrước khi xử lý thì chủ nguồn thải cần biết cách hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa. Đồng thời nghiêm túc thực hiện thu gom, phân loại chất thải nhựa, tuyệt đối không thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường.
Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa. Cần có sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa. Nêu lên những biện pháp tiết kiệm, xử lý rác thải nhựa nên được đẩy mạnh.
Phân loại rác tại nguồnPhân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân nhân tạo.
Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường. Nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Theo đó, để phân loại rác thải tại nguồn hiệu quả cần phải phân biệt các loại rác cho đúng:
Rác hữu cơ: Thường là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối. Như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây…
Rác vô cơ: được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại. Như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…). Hay các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng),… Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp. Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm. Như acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang,…
Tái chế rác thải nhựaĐây là phương pháp phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất. Bằng cách này chúng ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích.
Tái chế rác thải nhựa có nhiều ưu điểm, làm sạch môi trường, tái sử dụng tài nguyên. Đồng thời tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay việc tái chế rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở việc sơ chế đơn giản. Đặc biệt, ở Việt Nam, công tác tái chế thường rất khó khăn. Phần lớn là do rác thải Việt Nam hiện chưa được phân loại từ nguồn.
Thiêu đốtĐây là quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao. Chỉ phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.
Đốt chất thải nhực cũng có thể tạo ra năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp khác. Như đốt rác để phát điện, biến rác thành những nhiên liệu có ích,… Tuy nhiên, quá trình sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nó không phát sinh những vấn đề gây hại đến môi trường.
Hiện nay, một số tỉnh thành ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Đồng thời, tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong xử lý, tái chế rác thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế.
Phát Động Phong Trào “Chống Rác Thải Nhựa, Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường”
Thời gian qua, hưởng ứng phong trào giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, Bệnh viện Mắt TW đã triển khai nhiều hoạt động như rà soát, thống kê các loại chất thải nhựa phá sinh tại các khoa phòng, chất thải sinh hoạt từ nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân… các chất thải phát sinh từ các đơn vị dịch vụ…trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa từ nay đến 2025; tại khoa gây mê hồi sức và các phòng khám, điều trị đã sử dụng các loại găng tay bằng cao su latex dễ phân hủy hơn; các loại túi giấy đang thay thế dần các túi nylon đựng thuốc cho người bệnh, khoa dinh dưỡng đã sử dụng các khay, thìa và vật dụng ăn uống bằng inox, thủy tinh… tăng cường công tác kiểm tra giám sát định kỳ quản lý chất thải rắn y tế cũng như việc thực hiện chủ trương giảm thiểu hạn chế chất thải nhựa trong bệnh viện….
Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Khoa Chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Mắt TW, “ô nhiễm trắng” do chất thải nhựa đang là thảm họa nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe con người, tàn phá hủy hoại môi trường và tác động lâu dài tới mọi mặt đời sống. Theo các nhà khoa học, chất thải nhựa không có khả năng tự phân hủy sinh học, chỉ có thể vỡ thành mảnh nhỏ và tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm sau mới có thể phân hủy dưới ánh sáng mặt trời…. Trong lĩnh vực y tế, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (như bơm kim tiêm, dụng cụ thiết bị trong xét nghiệm, phẫu thuật…) có nhiều ưu việt giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nhưng cũng chính là nguồn phát sinh lường chất thải nhựa rất lớn, chi phí xử lý cũng rất lớn và khó.
Phát biểu tại lễ phát động, chúng tôi Nguyễn Xuân Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Mắt TW cho rằng vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải nhựa đang đặt ra những thách thức lớn cho đời sống chúng ta, chất thải nhựa trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như túi ny long, cốc nhựa, ống hút nhựa… các đồ nhựa gia dụng với chi phi rất rẻ, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng nên ngày càng nhiều người dùng nó, vì thế việc thay đổi thói quen không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng những sản phẩm đồ nhựa nhất là loại dùng 1 lần là một thách thức không nhỏ. Vì thế, muốn thay đổi thói quen cũng như bài toán kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức về những hiểm họa của chất thải nhựa gây ra cho đời sống và sức khỏe con người. Trong phạm vi bệnh viện, chúng tôi Nguyễn Xuân Hiệp mong muốn mỗi nhân viên y tế là một tuyên truyền viên, mẫu mực thực hiện, hướng dẫn vận động bệnh nhân và người nhà hạn chế sử dụng những vật dụng làm từ nhựa, nhất là những loại rẻ tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đề nghị các khoa phòng sử dụng và thay thế các vật khác thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, dễ xử lý hoặc tái chế sử dụng…trong sinh hoạt hàng ngày. Trong chuyên môn hạn chế có thể những vật dụng từ nhựa, đề xuất tham mưu cho bệnh viện thay thế các vật liệu nhựa nếu có thể, đảm bảo tuyệt đối cho an toàn cho người bệnh và các nguy cơ lây nhiễm….
Lần xem: 29368 Go top
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuyên Truyền Thực Hiện Công Tác Bảo Vệ Môi Trường, Chống Rác Thải Nhựa Tại Trường Tiểu Học Phúc Lợi trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!