Bạn đang xem bài viết .: Trường Chính Trị Tỉnh Gia Lai :. được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI UBND XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
– Giảng viên: Lê Huỳnh Lai. – Giảng viên: Ngô Tùng Lâm – Đơn vị: Phòng NCKH-TT-TL
Tỉnh Gia Lai bao gồm 1
thành phố
trực thuộc, 2
thị xã
và 14
huyện
, trong đó có 22 đơn vị cấp xã gồm 24
phường
, 14 thị trấn và 184 xã.
Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vấn đề soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức. Văn bản vừa là nguồn pháp luật cơ bản vừa là công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành nhà nước tại địa phương. Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc quan tâm đúng mức đến công tác soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
UBND xã là cơ sở để tổ chức thực hiện và vận động nhân dân thực thi pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng. Song nhiều văn bản mới của Trung ương, tỉnh ban hành địa phương không nhận được, khi nhận được chưa thực hiện thì các văn bản mới lại ban hành thay thế. Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lại thiếu và nếu có thì không kịp thời nên dẫn đến địa phương thường gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Văn thư – Lưu trữ còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ tại cơ quan hiện nay chủ yếu là dùng sổ, kẹp 3 dây và tủ đựng tài liệu; chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, do điều kiện chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận nên việc bố trí cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư- Lưu trữ tại UBND xã chưa đúng với chuyên môn được đào tạo. Cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư – Lưu trữ chủ yếu được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tế là chính nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác Văn thư – Lưu trữ tại địa phương. Trong nhiều năm qua, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, các văn bản QPPL được ban hành đúng quy trình, đúng pháp luật và có tính khả thi cao. Ban Tư pháp xã đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác này. Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL đã có những chuyển biến tích cực, được Phòng Tư pháp huyện đánh giá cao qua các đợt kiểm tra cuối năm. Đối với cấp xã, về cơ bản công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp xã đã có chuyển biến tích cực, các văn bản QPPL do cấp xã ban hành cơ bản đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, có nội dung phù hợp với các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên địa bàn. Các ý kiến thẩm định đã được Văn phòng UBND xã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình soạn thảo. Văn bản UBND xã ban hành đảm bảo chặt chẽ, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Do đó, văn bản QPPL khi ban hành được thực hiện ngay không cần hướng dẫn thi hành của các ngành, cấp huyện. Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được như vậy, công tác soạn thảo và quản lý văn bản của Văn phòng ƯBND xã vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế sau: 1. Đối với công tác soạn thảo văn bản: - Về xác định thẩm quyền ban hành văn bản cả về nội dung lẫn hình thức của văn bản còn chưa thống nhất. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản có nhiều trường họp đáng lẽ nên ban hành bằng công văn thì lại ban hành bằng tờ trình… Nội dung quy định trong các văn bản đã được soạn thảo có tính khả thi cao, tuy nhiên còn một số văn bản do quá trình xây dựng chưa thực tế nên tính khả thi còn bị hạn chế. Như vậy, hạn chế này không phải là nhỏ, đòi hỏi UBND xã quan tâm chỉ đạo cán bộ văn phòng và các bộ phận chuyên môn, chú trọng hơn nữa đến tầm quan trọng, ý nghĩa và việc thực hiện các quy định về công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước. - Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: Lỗi sai chủ yếu về thế thức của văn bản là ở các văn bản thực hiện theo văn điều khoản, phần nơi nhận. Đồng thời, Văn phòng cần tiến tới tiêu chuẩn hóa các văn bản quản lý của mình. - Về văn phong, ngôn ngữ của văn bản: Một số văn bản sử dụng từ không đảm bảo tính chất văn phong hành chính, sử dụng từ đa nghĩa, hành văn không được rõ ràng… Bên cạnh đó còn một số lỗi như: lỗi về vần, thanh điệu, viết hoa, viết tắt tùy tiện không khoa học… cần quan tâm đến văn phong hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản của mình và sử dụng đúng đắn, chuẩn mực. 2. Nguyên nhân của những hạn chế: - Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình soạn thảo và quản lý văn bản: Các phương tiện được sử dụng vào quá trình cơ giới hóa và tự động hóa việc soạn thảo và quản lý văn bản chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị phục vụ cho soạn thảo; thiết bị để nhân bản; thiết bị để truyền đạt thông tin trong văn bản; thiết bị phục vụ cho việc bảo quản, lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản còn thiếu và đang ở mức lạc hậu. - Lối làm việc trong cơ quan nhà nước của chúng ta thể hiện rõ của cơ chế quan liêu, bao cấp cho nên những sản phẩm của hoạt động quản lý này là những văn bản được ban hành thiếu quy cũ, chồng chéo lẫn nhau, khối lượng lớn nhưng chất lượng thông tin chứa trong đó thấp, nhiều văn bản trùng lặp, thừa, không có hiệu lực. - Hệ thống thuật ngữ, các nghiên cứu về văn phong trong văn bản hành chính của chúng ta cũng còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ, văn phong tùy tiện, khó hiểu, không được giải thích rõ ràng, làm cho văn bản hạn chế tính khả thi. - Việc quản lý văn bản còn chưa chặt chẽ, hệ thống tổ chức các bộ phận quản lý lưu trữ văn bản, chưa phát huy vai trò và nhận thức rõ trách nhiệm của bộ phận văn thư trong việc cải tiến công tác lưu trữ. Cơ quan chưa quan tâm xây dựng quy chế về công tác văn thư phù họp với thực tế trong giai đoạn ứng dụng rõ ràng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư. - Số lượng biên chế của Văn phòng còn ít dẫn đến công việc quá tải, chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu về các ngành và lĩnh vực được giao. - Sự nhận thức chưa đầy đủ về công tác quản lý, soạn thảo về vai trò, chức năng của văn bản và hệ thống các văn bản. Năng lực, trình độ của cán bộ công chức nhằm đáp ứng công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản còn nhiều hạn chế; việc mở các lóp tập huấn về nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa đạt hiệu quả cao, chưa được chú trọng. Văn bản quản lý nhà nước của địa phương có vai trò rất quan trọng. Một mặt, nó cụ thể hóa các văn bản quản lý nhà nước của cấp trên, văn bản của HĐND cùng cấp; mặt khác là cơ sở pháp lý, là công cụ quản lý hữu hiệu, là phương tiện để truyền đạt các thông tin của chính quyền địa phương đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong thời gian qua, các văn bản do UBND xã đã ban hành có một sự đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, điều này không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, việc soạn thảo và quản lý văn bản của UBND xã vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế nhất định; song những hạn chế, thiếu sót đó chưa đưa lại những hậu quả nghiêm trọng do đã có những phát hiện kịp thời và xử lý, điều chỉnh phù họp. 3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả soạn thảo văn bản tại Văn phòng UBND xã: Chất lượng, hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà nước thông qua nhiều tiêu chí khác nhau, song cơ bản vẫn là các tiêu chí như: văn bản phải được phản ánh được nhiệm vụ chính trị của địa phương; được ban hành đúng thẩm quyền; điều chỉnh được thực tiễn xã hội; họp với lòng dân. Việc soạn thảo và quản lý văn bản cũng đóng một ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành của cơ quan khi ban hành ra một văn bản quản lý hành chính nhà nước. – Đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản Văn phòng UBND xã chủ yếu tham mưu soạn thảo các văn bản hành chính thông thường trong giải quyết các công việc của địa phương. Chính vì vậy, chủ thể ban hành, cá nhân soạn thảo phải đảm bảo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản là rất cần thiết và quan trọng bởi vì một mặt, đảm bảo tính họp pháp và họp lý của của văn bản, mặt khác đây là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng của một văn bản. Quy trình chi tiết cho việc soạn thảo một văn bản hành chính được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế đặt ra đối với văn bản đó. Tuy nhiên có thể khái quát quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định mục đích và nội dung các vấn đề cần văn bản hóa. Xác định tên loại văn bản và đối tượng của văn bản; Bước 2: Xây dựng dự thảo trên cơ sở các thông tin có chọn lọc; hoàn thiện bản thảo về thể thức, ngôn ngữ; Bước 3: Thông qua lãnh đạo; Bước 4: Xử lý kỹ thuật, ký văn bản và ban hành theo thẩm quyền quy định. a. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản Việc tuân thủ về thẩm quyền về nội dung và hình thức cũng là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi cơ quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tại Văn phòng UBND xã cần coi trọng thẩm quyền ký các văn bản hành chính thông thường, đòi hỏi phải được quy định chặt chẽ và cụ thể đối với các chủ thể ban hành. Với các văn bản hành chính thông thường mà Văn phòng thường soạn thảo như: công văn hành chính, thông báo, thông cáo, báo cáo, tờ trình, kế hoạch, đề án, phương án, chương trình, họp đồng, biên bản, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy mời cũng phải đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền về hình thức và nội dung khi soạn thảo văn bản. Có những quy định cụ thể về thẩm quyền ký các loại văn bản này nhằm không những đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện văn bản mà còn điều tiết, phân công công việc một cách phù họp, công bằng giữa các cá nhân với nhau. Trong quá trình xây dựng và ban hành, chủ thể ban hành, cá nhân soạn thảo cần lưu ý về việc sử dụng các hình thức văn bản hành chính. b. Đảm bảo về nội dung của văn bản: Hạn chế về nội dung của văn bản quản lý nhà nước do Văn phòng UBND xã soạn thảo không phải là nhỏ, vấn đề cơ bản là làm thế nào để tránh khắc phục những hạn chế đó. c. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản vỉ phạm pháp luật: Công tác kiểm tra và xử lý văn bản vi phạm pháp luật: Mục đích của công tác này nhằm phát hiện những văn bản có nội dung trái pháp luật để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản. Các văn bản hành chính thông thường chủ yếu là công cụ truyền đạt các thông tin quản lý của UBND xã nên đảm bảo tính chuẩn xác của các văn bản này sẽ đảm bảo cho thông tin được truyền đạt một cách trọn vẹn, chính xác và có hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý các văn bản này khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không thống nhất và tuân theo các quy định khác của cấp trên là rất quan trọng tạo ra tính thống nhất, chính xác và khách quan trong hoạt động quản lý. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra nội dung, thẩm quyền, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. d. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản: – Đối với UBND xã: cần phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn bản với những hình thức phong phú, hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan, cần phải có chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ công chức này, có chính sách hỗ trợ kịp thời và thỏa đáng về kinh phí cũng như thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ công tác soạn thảo và quản lý văn bản của cán bộ công chức. – Đổi với cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lỵ văn bản: Cần phải cập nhật liên tục những thông tin, quy định mới nhất về công tác soạn thảo, quản lý văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó không ngừng tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm phát huy những tích cực và hạn chế trong công tác của mình. Để đảm bảo tốt các giải pháp mà báo cáo đã nêu ở trên, đòi hỏi UBND xã phải tăng cường hơn nữa về hỗ trợ kinh phí cho công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng ƯBND. Đồng thời đầu tư trang bị và nâng cấp các thiết bị và nâng cấp các thiết bị kỹ thuật như: thiết bị phục vụ cho việc soạn thảo văn bản; thiết bị để nhân bản; thiết bị phục vụ cho việc quản lý lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và yêu cầu quản lý của thực tiễn xã hội.
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
Thứ sáu – 12/04/2019 08:14
Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Gia Lai đã ban hành 68 Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần làm tốt công tác phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.
Nội dung kiến nghị tập trung làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật và tội phạm có nguyên nhân từ thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế, xã hội để tham mưu cấp ủy Đảng, kiến nghị với chính quyền và cơ quan hữu quan các giải pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, các lĩnh vực như: Lĩnh vực quản lý đất đai; quản lý thu, chi và sử dụng các loại quỹ, phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước; quản lý và bảo vệ rừng; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, đăng ký khai sinh; công tác phòng, chống ma túy; phòng ngừa tai nạn giao thông; tội phạm xâm hại trẻ em, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và người đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn, phòng, chống bạo lực gia đình; việc quản lý kinh doanh dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ,… Các đơn vị có văn bản kiến nghị điển hình đạt hiệu quả cao như:
nắm vững cơ sở pháp lý, vai trò, trách nhiệm và quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm Viện trưởng Viện KSND huyện Đak Đoa và Kông Chro đã quán triệt và chỉ đạo Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các bộ phận nghiệp vụ phải nắm vững, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm: , đây là hoạt động nhằm góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. , Là một trong những nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thông qua việc thực hiện quyền Kiến nghị được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014: “……nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm….”. Ngoài ra, còn được quy định tại Khoản 7 Điều 15 và Khoản 2, Điều 17 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Khoản 8, Điều 166; Điểm b, Khoản 1, Điều 237 và Khoản 7, Điều 267 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. , Nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân trước cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền ở địa phương, tạo thuận lợi để Ngành thực hiện tốt hơn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
về quy trình thực hiện gồm có 03 bước như sau:
Xác định nguồn để phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý kinh tế và xã hội, gồm 02 nguồn cơ bản: Nguồn tổng quát: Qua thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự cụ thể về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ, tội phạm về trật tự an toàn xã hội…Trọng tâm là những vụ án điển hình tại địa phương, được đông đảo dư luận quần chúng quan tâm, theo dõi hoặc những vụ án có khách thể tội phạm ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư tại địa phương… Nguồn trọng tâm: Qua việc đánh giá khách quan, toàn diện về động cơ, mục đích, phương thức và thủ đoạn phạm tội. Từ đó, xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật và những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế, xã hội của cơ quan hữu quan.
Xây dựng và ban hành văn bản kiến nghị: Kiểm sát viên dự thảo văn bản kiến nghị, báo cáo xin ý kiến Phó Viện trưởng phụ trách, đề xuất Viện trưởng xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết có thể đưa ra tập thể Lãnh đạo đơn vị để bàn và quyết định nhằm tranh thủ tối đa trí tuệ của tập thể.
Quá trình thực hiện cần lưu ý, trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cần có sự trao đổi, thống nhất nhận thức về pháp luật với cơ quan, tổ chức hữu quan gắn với việc thực hiện chủ trương của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của văn bản kiến nghị./.
Trường Chính Trị Hậu Giang
Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
Nguyễn Thị Huyền Diệu
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Giáo dục truyền thống cách mạng là việc giáo dục, tuyên truyền những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, của quân và dân ta trong việc đấu tranh gìn giữ và xây dựng đất nước. Việc giáo dục truyền thống cách mạng đến thế hệ trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết để khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc trong thời đại hội nhập phát triển.
Quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên luôn là việc làm được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Thông qua các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua yêu nước… đã giúp thế hệ trẻ có điều kiện rèn luyện, trưởng thành và sống có lý tưởng.
Hiện nay, việc giáo dục truyền thống cách mạng đến thế hệ trẻ, thanh thiếu niên vừa góp phần tu dưỡng đạo đức cách mạng, vừa tôn vinh nét đẹp truyền thống; khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; niềm tin vững chắc vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng lãnh đạo. Từ đó giáo dục thanh niên thấy được vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, hăng hái trong hoạt động thực tiễn xung kính, trong phát triển kinh tế – xã hội và trên mọi lĩnh vực.
Những nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay để tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của các thế hệ đi trước, đó là:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, phục vụ suốt đời vì Tổ quốc, vì lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
+ Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hy sinh, gian khổ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó;
+ Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái và nhân đạo cao cả;
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn.
Đó là những nội dung cơ bản của việc giáo dục truyền thống đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên hiện nay mà chúng ta cần tích cực giáo dục, tuyên tuyền, đánh thức ý thức hệ của giới trẻ trong thời đại hội nhập quốc tế.
Trong thời gian qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các tổ chức, các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị. Trong các kế hoạch hoạt động cụ thể của bất kỳ ở cấp nào, bất kỳ thời điểm nào và quy mô đến đâu, một trong những nội dung được các cấp, các ngành chú trọng là việc giáo dục truyền thống cho thanh niên, được triển khai bằng những hoạt động cụ thể, đa dạng, từng bước được xã hội hóa thông qua việc tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước.
Tổ chức các hoạt động như viết bài tìm hiểu, triển khai các cuộc vận động, trao đổi tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm, phối hợp chính quyền phát động các hội thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, cách mạng… giúp cho thể hệ trẻ, thanh thiếu niên hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, ngày lễ. Cùng với đó là tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, tổ chức cho thanh niên gặp gỡ các nhân chứng, tìm hiểu các di tích lịch sử. Hàng năm, cứ đến ngày Thương binh, liệt sĩ 27-7, các tổ chức Đoàn lại vận động hội viên, đoàn viên, thanh niên tham gia chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ, trồng hoa cây cảnh, quét vôi mộ, thắp nến tri ân các Anh hùng – Liệt sĩ. Đây là hình thức giáo dục trực quan sinh động nhất giúp các bạn trẻ tri ân những thế hệ đã hy sinh máu xương để đổi lại nền độc lập, hoà bình, tự do như hôm nay. Nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay phải tiếp bước cha anh, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ còn thông qua các Chiến dịch thanh niên tình nguyện hàng năm.
Trong rất nhiều các hoạt động tình nguyện có một nội dung góp ngày công để chăm lo cho đối tượng người có công với cách mạng, trong đó điển hình nhất là chương trình “Mái ấm nghĩa tình” xây nhà cho cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và giúp tu sửa nhà cho các đối tượng chính sách… Hay các hoạt động tuyên truyền, chuyển tải các ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng, những bài ca bất hủ cho thế hệ thanh, thiếu nhi thông qua việc duy trì đội tuyên truyền ca khúc cách mạng của đoàn viên thanh niên…
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:
– Tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp chưa phát huy tốt vai trò trong công tác tham mưu, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
– Chưa có phương pháp giáo dục thích hợp, chưa lôi cuốn được thế hệ trẻ trên tinh thần tự nguyện. Các em tham gia tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về truyền thống cách mạng với tâm thế bị động, trả nợ, chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Kinh phí hoạt động, nguồn quỹ,… còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục còn chưa được đầu tư tốt về thời gian, điều kiện,… nên hiệu quả giáo dục chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa theo kịp sự phát triển chung.
– Hạn chế khách quan khác: thời gian, công việc, gia đình,… thế hệ trẻ thường rơi vào trường hợp có thời gian nhưng rất ít khi nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thống cách mạng mà thường lướt web, internet, mạng xã hội để giải trí.
– Một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay sống thờ ơ, vô cảm, sống thiếu trách nhiệm, xem nhẹ sự đóng góp của bậc tiền bối, của anh hùng liệt sĩ,… Chưa có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận những giá trị truyền thống cách mạng, chưa có lòng nhiệt thành tìm hiểu và tri ân nguồn cội.
Một là, tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ các cấp trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay
Cấp uỷ đảng các cấp, nhất là cấp cơ sở, cần quan tâm sâu sát, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay. Tạo mọi điều kiện để việc giáo dục đem lại hiệu quả nhất, thức tỉnh được ý thức hệ của thế hệ trẻ. Để thế hệ trẻ vững vàng hơn về tâm thế, năng động, nhạy bén hơn trong tư duy và tích cực trong công việc, trong cuộc sống. Từ đó, giúp thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm đối với Tổ quốc, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc Việt Nam XHCN, tu dưỡng đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi thử thách của thời cuộc.
Hai là, các ngành, các cấp phát huy tốt vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tuyên truyền bằng các biện pháp tích cực, hiện đại, kết hợp sử dụng internet, các hội thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, cách mạng, có cơ cấu giải thưởng, khích lệ vật chất, xây dựng và củng cố ý thức, tinh thần cho thế hệ trẻ.
Ba là, giáo dục truyền thống cách mạng là một việc làm thống nhất, phối hợp, đồng loạt ở các đơn vị, các cấp, các ngành với gia đình của thanh, thiếu niên. Để đạt hiệu quả thống nhất, ý thức tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ cần triển khai giáo dục một cách toàn diện, đồng loạt và nhất quán.
Bốn là, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ tuyên truyền cho cán bộ làm công tác tuyên truyền như cán bộ Tuyên giáo, Dân vận, cán bộ Đoàn Thanh niên, giảng viên các Trường Chính trị tỉnh, thành phố,… Chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục để tác động tích cực, đánh thức ý thức của thế hệ trẻ đối với truyền thống cách mạng với bề dày kỳ tích lịch sử của dân tộc.
Năm là, đổi mới mô hình giáo dục truyền thống, ngoài lực lượng tổ chức Đoàn, còn trách nhiệm của các tổ chức khác, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, cần phối hợp đổi mới phương pháp tuyên truyền, sao cho phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Phương pháp cần sinh động, gần gũi, dễ tiếp thu, dễ nhớ.
Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu. Góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH với đội ngũ thanh thiếu niên vững vàng về bản lĩnh chính trị, tuyệt đối không dao động và luôn trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, với Đảng, và với dân tộc.
Công Văn 1200/Sgd&Amp;Đt 2008 Hướng Dẫn Viết Và Chấm Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tỉnh Gia Lai
Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật, trong khi chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, đểgiúp cho các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị trường học, các nhà giáo và cánbộ quản lý giáo dục trong tỉnh thuận lợi trong việc đánh giá, xếp loại và viếtsáng kiến kinh nghiệm (SKKN), Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai hướng dẫn như sau:
I. Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến : Ý kiến mới, có tác dụng làm cho côngviệc tiến hành tốt hơn.
Kinh nghiệm : Điều hiểu biết có được do tiếp xúcvới thực tế, do từng trải.
Sáng kiến kinh nghiệm: Là những điều hiểu biết mới,những ý kiến mới có được do từng trải, do tiếp xúc với tài liệu và với thực tế…, làm cho công việc được tiến hành tốt hơn.
Trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục, chỉ đạovà giảng dạy, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều có những suy nghĩ vàviệc làm mới, sáng tạo. Những suy nghĩ và việc làm sáng tạo đó được áp dụngnhiều lần trong thực tế có kết quả tốt; có tác động tích cực làm nâng cao vàchuyển biến đến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục vàgiảng dạy, hoặc trong quá trình thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên giao đã có nhiều biện pháp cải tiến, sángtạo mang lại thành công và nhiều hiệu quả tốt. Những việc làm đó được xem làsáng kiến kinh nghiệm.
II. Định hướng nghiên cứu các đề tài SKKN nhưsau:
– SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai cácmặt hoạt động trong nhà trường;
– SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị;
– SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phònghọc bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sởvật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập;
– SKKN trong việc triển khai, bồi dưỡng giáo viênthực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới;
– SKKN trong tổ chứchọc 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường;
– SKKN về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thứcquản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp;
– SKKN về cải tiến về nội dung bài giảng, phươngpháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợpyêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội;
– SKKN trong công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoànthể, hoạt động ngoài giờ lên lớp;
– SKKN trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiêntiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tinnhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xâydựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, nhất là phương pháp sử dụng hiệuquả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy;
– SKKN huy động học sinh dân tộc thiểu số đếntrường, lớp học, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy- học, giáo dục học sinhdân tộc thiểu số ..v.v…
III. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM: 1. Hình thức viết SKKN:
Căn cứ vào đặc điểm củatừng cấp học, ngành học; căn cứ vào thực tế chỉ đạo việc xét chọn, đánh giá, côngnhận SKKN của những năm qua, Sở gợi ý một số cách viết chủ yếu như sau:
a. Viết dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm:
Lối viết này mang tính tổng hợp, khái quát, đòi hỏi người viết phải dùng lý luận về giáodục học, tâm lý học để phân tích, đánh giá thực tế giáo dục. Cách viết nàythường áp dụng trong việc tổng kết đánhgiá kinh nghiệm một cách toàn diện đối với một đơn vị hoặc một vấn đề lớn.
b. Viết theo lối báo cáo thực tế:
Cách viết này kinh nghiệm rút ra từ những thực tếviệc làm cụ thể. Ở phần cuối của báo cáo có nêu ra khái quát những bài học kinhnghiệm; hình thức này áp dụng trong trường hợp báo cáo, trình bày ở hội nghịsơ, tổng kết hoặc chuyên đề.
c. Viết theo lối tường thuật:
Theo cách này, người viết nêu lênnhững SKKN trong chỉ đạo, quản lý, giáodục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác khác của mình, thông qua những hoạtđộng cụ thể. Những hoạt động được chọn phải thật điển hình, tiêu biểu, phục vụcho nội dung đề tài đã được xác định. Điều chủ yếu là thông qua những hoạt độngnày, người viết phải nêu lên được cụ thể, hợp lý cách làm mới, có tính sángtạo, sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế về chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công táccủa mình có kết quả tốt; cần nêu quátrình các hoạt động này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khitác động các biện pháp chỉ đạo, quản lý, giáo dục, giảng dạy. Đây là cách viếtphổ biến đối với cá nhân.
2. Xác định đề tài:
Đề tài giúp người viết xác định rõphạm vi, định hướng để tập trung mọi suy nghĩ của mình vào một vấn đề.
Đề tài có thể đề cập đến tất cảcác vấn đề trong những nội dung hoạt động của đơn vị về quản lý, chỉ đạo, vềgiảng dạy, giáo dục, về các hoạt động khác… nhưng cần chọn một vấn đề, mộtkhía cạnh sâu sắc nhất để viết, không nên viết cả một vấn đề lớn và quá rộng.Phạm vi của đề tài hẹp thì vấn đề viết thường sâu sắc hơn.
3. Bố cục, nội dung của một bảnSKKN:
Để thuận lợi cho người viết sángkiến kinh nghiệm, Sở giới thiệu 02 cách bố cục, nội dung của một bản sáng kiếnkinh nghiệm như sau (để tham khảo):
* Cách thứ nhất:
Mỗi SKKN được trình bày cần có đủ3 phần cơ bản:
– Đặt vấn đề (khó khăn, trở ngại,hiệu quả, hạn chế,…)
– Những biện pháp giải quyết vấnđề (khó khăn, trở ngại,…)
– Kết quả đạt được và việc phổbiến ứng dụng.
Ba phần trên cũng là ba thành phầncấu tạo nội dung bản SKKN.
a) Phần thứ nhất: Đặt vấn đề(nêu khó khăn, trở ngại, hiệu quả thấp, hạn chế).
Đây là loại yếu tố trước tiên phảiđược nêu ra từ thực tiễn hoạt động công tác, Các khó khăn, trở ngại là cơ sởlàm nảy sinh những SKKN. Không nêu những khó khăn, trở ngại, hiệu quả, hạn chếthì người đọc không hiểu tại sao lại có những SKKN, biện pháp nêu ở phần sau.
Khó khăn, trở ngại, hiệu quả cònthấp trong thực tiễn thường có nhiều loại, nhưng có thể chia thành 2 loại chính:
+ Do yếu tố chủ quan: thuộc vềnhận thức, trình độ, năng lực, quan niệm… của cán bộ quản lý và nhà giáo.
Tóm lại, ở phần này cần nêu ngắngọn, cần chọn lọc những khó khăn, trở ngại, những phát sinh từ thực tiễn mộtcách điển hình. Đây cũng chính là lý do chọn đề tài.
b) Phần thứ hai: Những biệnpháp giải quyết vấn đề
Đây là yếu tố cơ bản, là nội dungchủ yếu có tính chất quyết định giá trị toàn bộ bản SKKN. Cần nêu tất cả những biệnpháp đã áp dụng trong quá trình tiến hành các hoạt động chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy, phối hợp với nhiệm vụcông tác của người viết SKKN. Có thể nêu những biện pháp đã áp dụng mà khôngthành công để rút kinh nghiệm. Trong phần này phải nêu thật cụ thể quá trình vàcách giải quyết từng khó khăn, trở ngại. Mỗi biện pháp cần nêu rõ:
+ Cơ sở để đề ra những biện phápấy.
+ Nêu diễn biến của quá trình tácđộng các biện pháp.
+ Tác động của biện pháp (thànhcông hay thất bại, kết quả đến mức nào).
Có nhiều trường hợp chỉ có một khókhăn, trở ngại nhưng phải áp dụng rất nhiều biện pháp cùng một lúc mới khắcphục được.
Yêu cầu của phần này là làm saocho người đọc hình dung được cách làm theo một trình tự nhất định, hợp lý. Tínhthuyết phục của bản SKKN chủ yếu do nội dung phần này quyết định.
Trong toàn bộ bản SKKN thì phầnnày là trọng tâm.
c) Phần thứ ba: Kết quả và việcphổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn.
Phần này cần nêu thật ngắn gọn,nhưng phải cụ thể, rõ ràng. Tuy không phải là phần trọng tâm của bản SKKN nhưnglại là nội dung cần thiết không thể thiếu được. Đó là căn cứ để chứng minhnhững biện pháp đã áp dụng trên là đúng, là yếu tố cuối cùng xác nhận giá trịcủa SKKN.
Kết quả có thể nêu ở nhiều dạngkhác nhau:
+ Số liệu cụ thể (nên thống kêhoặc số liệu so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp)
+ Những biểu hiện cụ thể.
+ Tác dụng đối với thực tế và giátrị về các mặt (giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội,…)
Tài liệu tham khảo được sắp xếptheo thứ tự a,b,c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết theo têntác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản.Thí dụ:
Nguyễn Văn A, Kinh tế,NXB…2005
Nguyễn Văn B, Văn hóa,NXB…, 2006
+ Cuối bài viết có họ, tên, chữ kýcủa tác giả.
* Cách thứ hai:
Phần 1 : Đặt vấn đề (hoặc mở đầu hoặc tổng quan, hoặc một số vấn đề chung…)
Trong phần này cần nêu rõ lý dochọn đề tài để xem xét:
– Lý do về mặt lý luận
– Lý do về thực tiễn
– Lý do về tính cấp thiết, hoặccần thiết
– Lý do lựa chọn về năng lựcnghiên cứu của tác giả.
– Xác định mục đích nghiên cứu (đểlàm gì)
– Bản chất cần được làm rõ của sựvật (là gì?)
– Đối tượng nghiên cứu (nằm ở đâu?)
– Chọn phương pháp nghiên cứu nào(như thế nào?)
– Giới hạn về không gian của đốitượng khảo sát …(ở lớp/ khối/ trường/quận/huyện..)
– Phạm vi và kế hoạch nghiêncứu…v.v…(thời gian nghiên cứu trong bao lâu? Khi nào bắt đầu, khi nào kếtthúc?).
Phần 1 chỉ nên viết không quá 2trang. Viết thành đoạn luận đủ các ý nêu trên mà không phải gạch đầu dòng trả lờicác gợi ý đó.
Phần 2: Nội dung
Phần này thường trình bày 03 vấnđề lớn (có thể gọi là các chương: chương 1, chương 2, chương 3 v.v…):
1- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiêncứu, tổng kết kinh nghiệm (mục tiêu, ý nghĩa của vấn đề)
2- Phân tích thực trạng vấn đềnghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm (ở địa phương, ở cơ sở giáo dục chứa đối tượngnghiên cứu …)
3- Mô tả các giải pháp (hệ giảipháp, những cách giải quyết, một số biện pháp, một số ứng dụng, một số đổimới….) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho chất lượng, hiệu quảcông việc cao hơn.
Các kết quả cụ thể chứng minh chấtlượng, hiệu quả công việc cao hơn trước (bằng tổng hợp kết quả, số liệu minh họa, đối chiếu, so sánh…)
(Phần II chỉ nên viết không quá5-7 trang)
Phần 3 – Kết luận và kiến nghị
Phần này cần nêu:
1- Những kết luận quan trọng nhấtcủa toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm.
2- Ý nghĩa quan trọng nhất.
3- Các kiến nghị quan trọng nhấtđược đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm.
(Phần 3 chỉ nên viết không quá 2trang).
4 . Về hình thức:
Tất cả được đóng thành tập. Nóichung không nên quá dày (tối đa 20 trang ruột). Văn bản cần đánh máy vi tính, được in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210x 297), font Unicode kiểu chữ Times New Roman, size 14, định lề trên 3cm, dưới2cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2cm, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5lines. Số trang đượcđánh góc dưới phía bên phải trang.
– Bìa chính phải ghi các mục: tênsáng kiến kinh nghiệm, họ và tên người viết sáng kiến kinh nghiệm, giới tính,dân tộc, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác.
– Tên phần, chương (nếu có) cáchdòng 1,5
– Tên chương (nếu có) bắt buộc ở đầutrang.
– Tên tiểu mục (nếu có) không ởcuối trang.
– Tên chương, mục (nếu có) khôngđược viết tắt.
– Trình bày hệ thống, khái quát,cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học (thường được sử dụng ởthể bị động), độ dài thích hợp, hợp lý, cân đối từng nội dung. Trình bày kháchquan kết quả nghiên cứu, không gò ép,”liệu” kết quả, tránh thể hiện tình cảm đối với đối tượng nghiên cứu.
IV. CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XÉT CHỌNSKKN:
Mỗi cấp quản lý giáo dục, đơn vị,trường học đều phải thành lập Hội đồng khoa học của cấp mình do thủ trưởng đơn vị quyết định. Tất cả các SKKN đềuphải được Hội đồng khoa học cấp trường, cấp cơ sở đánh giá, xếp loại.
Khi đánh giá, xét chọn và xếp loạimột bản SKKN cần căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại, đối chiếu với yêu cầu, nộidung của một bản SKKN đã được quy định nêu trên. Căn cứ vào tác dụng của SKKNđối với thực tế công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy.
Từ cách đặt vấn đề trên, việc xétchọn, xếp loại SKKN cần được đánh giá trên các mặt sau:
1. V ề nội dung:
a) Một bản SKKN cần đảm bảo có đủ3 phần cơ bản đã nêu trên, trong đó đánh giá cao phần thứ hai (phần biện pháp).
b) Nội dung của bản SKKN phải đảmbảo 4 tính chất chủ yếu là: tính khoa học, tính sáng tạo, tính hiệu quả, tínhphổ biến.
+ Tính khoa học: đây là yêu cầu cơbản của một bản SKKN. Tính khoa học của mỗi bản SKKN thể hiện ở các biện phápgiải quyết, các biện pháp đó phải:
– Phù hợp với đường lối, chủtrương giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước.
– Phù hợp với yêu cầu, nội dunggiáo dục theo từng cấp học; từng cơ quan, đơn vị.
– Phù hợp với nguyên tắc và phươngchâm giáo dục.
– Phù hợp với đặc điểm tâm lý,sinh lý của học sinh, sinh viên.
+ Tính sáng tạo: đây cũng là yếutố cơ bản của một bản SKKN. Do đó, khi đánh giá cần hết sức trân trọng nhữngbiện pháp sáng tạo dù là nhỏ, vì qua đó người viết SKKN đã biết vận dụng mộtcách linh hoạt, sáng tạo, sáng kiến của mình vào nhiệm vụ hoạt động của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáodục ở địa phương mà vẫn đảm bảo được yêu cầu khoa học của quá trình thực hiện nhiệm vụ.
c. Về hình thức:
Đảm bảo các yêu cầu về hình thứcđã nêu ở phần trên
2. Về cách đánh giá và xếploại: a – Cách đánh giá:
+ Thang điểm : 20 điểm, lẻ đến 0,5điểm.
+ Tiêu chí đánh giá:
– Tính mới trong khoa học sư phạm(sáng tạo): 5 điểm
– Tính chính xác của các kết quảquan sát hoặc thí nghiệm: 5 điểm
– Tính hiệu quả: 5 điểm
– Tính phổ biến (phạm vi ứngdụng): 5 điểm
Tổng cộng : 20 điểm
b – Mức đánh giá:
– Loại tốt: Từ 17 điểm đến 20 điểm
– Loại khá: Từ 14 điểm đến 16,5điểm
– Loại đạt yêu cầu: Từ 10 điểm đến13,5 điểm
– Loại không đạt yêu cầu: dưới 10điểm (trường hợp không đạt yêu cầu có thể đề nghị viết lại theo ý kiến góp ý củaHội đồng).
– Đánh giá xếp loại chung của Hộiđồng sẽ căn cứ vào đánh giá của từng thành viên Hội đồng và quyết định xếp loạitheo số điểm nêu trên.
3.Trình tự xét và cấp giấy côngnhận:
a. Đối với Hội đồng cấp cơ sở(đơn vị, trường học):
– Cá nhân viết SKKN nộp cho Hộiđồng khoa học tại đơn vị để đề nghị xétcông nhận.
– Hội đồng khoa học cơ sở họp (theoquy chế của Hội đồng quy định) để đánh giá, công nhận.
– Hội đồng khoa học chủ yếu dựavào bản SKKN để đánh giá xếp loại SKKN. Tuy nhiên ở một vài trường hợp đặc biệt, nếu thấy thật cần thiếtthì hội đồng có thể mời người viết SKKN trình bày thêm hoặc giải thích rõ thêmmột số chi tiết trước hội đồng.
– Căn cứ kết quả đánh giá xếp loạicủa Hội đồng khoa học, Chủ tịch Hội đồng khoa học của cơ quan, đơn vị đề nghịthủ trưởng đơn vị cấp giấy công nhận đề tài SKKN cho cá nhân.
– Trường hợp bản SKKN của tập thể(có từ 2 người trở lên cùng tham gia thực hiện SKKN) thì chủ tịch hội đồng sẽxem xét quyết định cấp giấy chứng nhận cho cá nhân nào có SKKN.
– Giấy công nhận SKKN là cơ sở đểcác đơn vị xét bình chọn các danh hiệu thi đua khen thưởng các cấp (chiến sĩ thiđua cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh,giấy khen, bằng khen các cấp), là điều kiện tham gia các hội thi (sẽ do điều lệtừng hội thi quy định). Một người có thể có nhiều SKKN. 01 sáng kiến kinhnghiệm chỉ có giá trị để bình xét thi đua, khen thưởng trong 01 năm học.
b. Đối với Hội đồng cấp trên:
Hội đồng khoa học cấp trên sẽ họpxét, thẩm định, công nhận SKKN theo đề nghị của Hội đồng hoặc cơ quan quản lýgiáo dục cấp dưới. Hội đồng của Sở xét đối với đề nghị của Hội đồng cấp cơ sở ởđơn vị trường học trực thuộc Sở và Hội đồng cấp huyện, thị xã, thành phố; Hộiđồng cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo xét đối với đề nghị của Hội đồng cấp cơ sở ởcác đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo. Việc xét thẩm định và công nhậncủa Hội đồng cấp trên cũng vận dụng tươngtự như đối với cấp cơ sở, nhưng sáng kiến kinh nghiệm đó phải được Hội đồng cấpdưới thẩm định, đánh giá xếp loại và đã được phổ biến, triển khai ứng dụngtrong phạm vi huyện trở lên (đối với cá nhân trực thuộc huyện, thị xã, thành phố) và phạm vi đơn vị trường (đối vớicác cá nhân thuộc đơn vị trực thuộc Sở).
– Riêng đối với các đề tài, côngtrình nghiên cứu khoa học các cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Trong cùng năm học, nếu cán bộ,giáo viên có tham gia biên soạn (hoặc tham gia nhóm nghiên cứu) các loại hìnhsau đây:
– Sách tham khảo, phục vụ cho côngtác giáo dục (đã xuất bản).
– Công trình (hoặc đề tài) nghiêncứu khoa học đã được công bố trong các tạp chí chuyên ngành (hoặc đã bảo vệthành công ở hội đồng khoa học từ cấp ngành trở lên) thì có thể báo cáo để hộiđồng khoa học của sở có thể xem xét và quyết định thay cho (hoặc xem như) 1sáng kiến kinh nghiệm.
Yêu cầu các cấp quản lý giáo dục,đơn vị trường học, các cán bộ quản lý và nhà giáo trong tỉnh tích cực tham gia,phổ biến và hưởng ứng phát huy phong trào thi đua viết cải tiến, sáng kiến kinhnghiệm giáo dục ở địa phương đơn vị mình. Trong quá trình triển khai thực hiện,có vấn đề gì chưa rõ cần phản ánh về Sở để được hướng dẫn hoặc điều chỉnh hướngdẫn này cho phù hợp.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ,XẾP LOẠISÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên đề tài cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm:
2. Người viết cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm:
– Họ và tên:
– Chức vụ: …………………………………….. Đơn vị
– Nhiệm vụ chính đang đảm nhận:
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
3. Người đánh giá:
– Họ và tên: ………………………………………………….. học vị
– Chức vụ và đơn vị công tác:
– Nhiệm vụ được phân công trong HĐKH:
NỘIDUNG ĐÁNH GIÁ
Xếp loại chung:…………………………………………………………….
Cập nhật thông tin chi tiết về .: Trường Chính Trị Tỉnh Gia Lai :. trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!