Bạn đang xem bài viết Triển Khai Hiệu Quả Các Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là lần thứ hai trả lời chất vấn trước QH, với kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề, thông tin được thực trạng, số liệu, minh chứng rất cụ thể, nêu rõ các tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian vừa qua và có những giải thích, lý giải về các nguyên nhân khách quan, chủ quan cho những tồn tại, bất cập, đưa ra giải pháp thực hiện và trách nhiệm của ngành cũng như trách nhiệm của Bộ trưởng. Các đại biểu ghi nhận sự nỗ lực và những kết quả tích cực của ngành nông nghiệp, sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và mong muốn Bộ trưởng tiếp tục nâng cao trách nhiệm, có kế hoạch cụ thể để khắc phục tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này đã được nêu trong phiên chất vấn.
Tiếp tục triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với các chỉ tiêu cụ thể, phát huy được các kết quả của giai đoạn trước, đi vào chiều sâu, thực chất, gắn với các giải pháp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng hiện đại, bền vững; có giải pháp để thu hẹp khoảng cách về kinh tế – xã hội, nhất là về y tế, văn hóa giữa các khu vực trong xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục triển khai Nghị quyết 32 của QH về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nghiên cứu để điều chỉnh các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho phù họp với thực tế vùng, miền, tăng cường nguồn lực, chính sách cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu căn cứ cách mạng.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu trong nông nghiệp, thực hiện liên kết trong sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất lớn, sản xuất theo chuỗi; thực hiện các giải pháp khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; khuyến khích thành lập, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã; phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Làm tốt công tác kiểm nghiệm, chứng nhận sản phẩm; giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhất là kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, chất kháng sinh, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp; đẩy mạnh triển khai bảo hiểm trong nông nghiệp, xây dựng mô hình bảo hiểm mới phù hợp với các loại hình sản xuất nông nghiệp.
Làm tốt công tác dự báo, công tác quy hoạch, rà soát lại diện tích, chủng loại cây trồng, vật nuôi gắn với nhu cầu thị trường và xuất khẩu, giảm diện tích các loại nông sản không hiệu quả, nhu cầu không còn cao; chú trọng vào khâu chế biến, tổ chức thị trường; nâng cao tính cạnh tranh và giá trị của các sản phẩm nông sản có thế mạnh; chủ động ứng phó với tình trạng được mùa, mất giá và cả mất mùa, mất giá theo nguyên tắc thị trường; chú trọng phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy thị trường truyền thống, thị trường lớn, chủ động tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng.
Có giải pháp cụ thể để xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là đối với gạo, trái cây và nông sản Việt Nam; nâng cao giá trị sản phẩm Quốc gia, sản phẩm vùng và địa phương; tăng hiệu quả cho người trồng lúa; tái cơ cấu về diện tích, loại cây nông nghiệp có lợi thế, ưu tiên các nhóm có lợi thế, giá trị cao gắn với nhu cầu của thị trường; tập trung sản xuất phân hữu cơ, quản lý chất lượng phân bón ở cơ sở.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi. Rà soát, đánh giá hệ thống quản lý nhà nước về thú ý, hệ thống dịch vụ thú y để bảo đảm hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh. Tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể và kịch bản phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và chú trọng bảo đảm nguồn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và công tác tái đàn sau dịch; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ chống dịch bệnh, xử lý nghiêm việc trục lợi trong triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trog nông nghiệp.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Thủy sản và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tiếp tục cơ cấu lại ngành thủy sản, cơ cấu lại hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt phù hợp với sản lượng, ưu tiên cho phương thức nuôi biển đáp ứng yêu cầu của thị trường; kiểm soát được việc đánh bắt xa bờ, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương đưa việc đánh bắt xa bờ vào nề nếp, đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế để nhanh chóng rút được Thẻ vàng của EC; đẩy nhanh tiến độ gắn thiết bị giám sát hành trình tàu cá, nâng cao trang thiết bị, từng bước hiện đại phương tiện đánh bắt nhất là phương tiện bảo quản sản phẩm sau đánh bắt; cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống cảng cá, khu neo trú tàu, thuyền.
Rà soát, tổng kết toàn diện việc tổ chức thực hiện Nghị định 67; có các giải pháp hiệu quả về tín dụng để giảm nợ xấu trong hỗ trợ hoạt động khai thác hải sản, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ mới; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng các chính sách hỗ trợ trong đánh bắt để trục lợi.
Cuối buổi chiều ngày 06/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương.
6 Nhóm Giải Pháp Phát Triển Ngành Nông Nghiệp Và Nông Thôn
Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đang bộc lộ những hạn chế. Đó là quá trình phát triển sản xuất còn kém bền vững, dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh và diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước.
Chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản còn thấp, hiệu quả chưa cao; đổi mới tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất phát triển chậm, hiệu quả chưa ổn định; kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do đó, mục tiêu chính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm tới là phát triển bền vững theo 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là: Thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường bền vững.
Ông Phát nêu lên 6 nhóm giải pháp lớn để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, đó là:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến các cấp, ngành, địa phương và người dân; thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu.
Thứ hai, tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn… trước hết tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đảm bảo gắn với chế biến và tiêu thụ; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.
Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm cả công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành; đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ năm, tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã ( giao thông, điện, nước sạch, trường học các cấp, trạm y tế xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn), bao gồm cả các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn…
Thứ sáu, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp ở Trung ương và các địa phương, ra sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới.
Hội Nông Dân Với Sự Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn (Bài 2)
Thành viên tham gia HTX có xu hướng giảm
Trong số báo 103 (1581) ra ngày 25/12/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh: Trong 10 năm qua (2010 – 2019), HND các cấp chưa đạt nhiều kết quả trong việc hướng dẫn, thành lập mới hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Báo cáo tổng kết 10 năm tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của Trung ương HND Việt Nam cũng đã chỉ rõ, đây là một trong những hạn chế trong công tác của Hội. Trong khi đó, HTX nông nghiệp là mô hình kinh tế phù hợp để nông hộ liên kết sản xuất, từ đó hướng tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Theo ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch HND tỉnh Bắc Kạn, nếu nông dân không tham gia tổ hợp tác (THT), HTX, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa thì sản xuất nông nghiệp của địa phương mãi mãi chỉ là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
Nhưng có một thực trạng, số lượng thành viên tham gia HTX đang có xu hướng giảm dần. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa IX (Nghị quyết 13-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, HTX cho thấy, đến hết năm 2018, cả nước có 23.318 HTX, tăng 8.911 HTX so với năm 2003; nhưng số thành viên HTX lại giảm 352.047 người.
Nguyên nhân chính được lý giải là, sau khi Luật HTX 2012 đi vào thực hiện, các HTX tự điều chỉnh, giảm thành viên để hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, các HTX yếu kém, không hoạt động sẽ giải thể hoặc chuyển sang hình thức khác phù hợp hơn nên số lượng thành viên có xu hướng giảm là tất yếu.
“Có bột mới gột nên hồ”
Theo báo cáo của Trung ương HND Việt Nam, trong 10 năm tham gia xây dựng NTM, HND các cấp đã tổ chức được hơn 2,17 triệu buổi tuyên truyền, với sự tham gia của hơn 93,53 lượt triệu hội viên, nông dân. Công tác tuyên truyền, vận động được đánh giá là một hoạt động nổi bật của cả hệ thống Hội.
Dẫu vậy, kết quả vận động hội viên, nông dân tham gia liên kết sản xuất trong mô hình HTX nông nghiệp của HND các cấp vẫn rất khiêm tốn. Trong 10 năm tham gia xây dựng NTM, HND cả nước chỉ hướng dẫn, thành lập được 3.134 HTX nông nghiệp, chiếm 21,6% tổng số HTX nông nghiệp hiện nay của cả nước.
Sở dĩ có thực trạng này là do khu vực KTTT, HTX chưa đủ sức hấp dẫn nông dân; hay đúng hơn là cơ chế, chính sách chưa tạo ra sự đột phá để phát triển HTX. Nghị quyết số 13-NQ/TW đã đề ra 6 nhóm chính sách, nhưng đến nay nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
Chỉ tính riêng chính sách về đất đai, Nghị quyết 13-NQ/TW có đưa ra cơ chế giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh… Nhưng đến nay vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận cơ chế này.
Rồi về chính sách tín dụng, Nghị quyết 13-NQ/TW xác định HTX là một loại hình doanh nghiệp, được vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp. Nhưng thực tế, lâu nay HTX tiếp cận vốn vay ngân hàng còn khó hơn… lên trời!.
Điều này phần nào lý giải vì sao HND các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động nhưng khó đóng góp vào kết quả thành lập mới HTX nông nghiệp sau 10 năm tham gia xây dựng NTM.
Giải Pháp Phát Triển Giao Thông Nông Thôn
Làm đường giao thông nông thôn ở vùng cao Trạm Tấu.
Điều thuận lợi là UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển giao thông nông thôn miền núi (GTNT-MN) giai đoạn 2010 – 2020. Bên cạnh đó, đối với các xã hiện nay đã được quy hoạch tổng thể và chi tiết, đây sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông nói riêng, tránh chồng chéo, phải làm đi làm lại. Với tiêu chí cụ thể sẽ thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để mạng lưới giao thông phát triển rất cần sự quan tâm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở.
Vì vậy, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển GTNT phải được thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, trong đó đối với các xã, nhất là các xã được lựa chọn xây dựng NTM phải có các nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển GTNT.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp chính quyền phải xây dựng các cơ chế, chính sách và hình thức huy động linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển GTNT cần có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên bởi đây chính là lực lượng nòng cốt trong công tác vận động, tuyên truyền giúp nhân dân hiểu được tầm quan trọng của công tác đầu tư phát triển hạ tầng GTNT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường quốc phòng- an ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế xoá đói, giảm nghèo mà tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng.
Theo đó phải đẩy mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm, một mặt tranh thủ nguồn lực trong dân, mặt khác nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc phát triển hạ tầng GTNT ở địa phương.
Ông Trần Thanh Trúc – Chủ tịch UBND Lâm Thượng (Lục Yên), một xã đang triển khai xây dựng NTM cho biết: Những tuyến đường trong xã chỉ rộng 1 – 2m, để mở rộng các tuyến đường thôn, bản thì xã không có kinh phí để đền bù giải phóng mặt bằng. Do vậy, xã tuyên truyền vận động người dân của 19 thôn tự nguyện hiến đất làm đường.
Theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại một xã thì tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt 100%; tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ đạt 50%; tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% (trong đó 50% cứng hóa); tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 50%.
Trên thực tế, do các xã đều có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp… nên nhu cầu vốn cho phát triển giao thông rất lớn, do đó cần có nhiều hình thức huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng GTNT-MN. Cụ thể đối với 1 km đường có dự toán từ 1,3 – 1,5 tỷ đồng, nếu tính tỷ lệ mỗi khẩu có thể phải đóng góp tới vài triệu đồng, đối với mức thu nhập của nông dân hiện nay là rất khó.
Do vậy, hàng năm các huyện, thị xã, thành phố cân đối bố trí một phần ngân sách làm công tác chuẩn bị đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch phát triển GTNT và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương làm cơ sở để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ vốn phát triển GTNT bằng các chương trình phát triển của Trung ương, vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.
Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh nên bố trí một phần vốn ngân sách và vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện chương trình kiên cố hoá đường GTNT.
Các huyện, thị xã, thành phố phấn đấu tăng thu ngân sách theo kế hoạch được giao và tổ chức xây dựng các khu dân cư mới, khu đô thị mới tổ chức đấu giá tạo kinh phí đầu tư xây dựng và bảo trì các công trình GTNT trên địa bàn các địa phương.
Cùng với sự đóng góp của người dân theo tỷ lệ, cần huy động các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn cùng vào cuộc giúp giảm mức đóng góp của người dân. Bà Lê Thị Lụa – Chủ tịch UBND xã Việt Thành (Trấn Yên) cho biết: Để giảm bớt mức đóng góp của người dân trong cùng một lúc, xã quy hoạch tuyến xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm; tổ chức họp dân để cùng bàn mức đóng góp phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng của người dân.
Quan trọng nhất là quá trình thực hiện phải công khai, minh bạch và để người dân tự giám sát toàn bộ công trình. Giống như Việt Thành, xã Đại Phác, huyện Văn Yên cũng có cách làm khá hiệu quả, đó là việc đóng góp làm đường giao thông thực hiện hàng năm với sự đóng góp của 100% hộ dân trong xã. Nhờ đó, mỗi năm xã kiên cố hóa từ 1 – 2 km đường giao thông.
Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như đời sống của người dân, trong đó xây dựng mạng lưới giao thông là một mắt xích trong tổng thể đó bởi giao thông là yếu tố tiên quyết đến việc thành bại của cả chương trình.
Vì vậy, các cấp, các ngành công việc này cần tiếp tục quan tâm vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ những tuyến đường giao thông liên thôn, bản.
Nhóm P.V Kinh tế
Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Khai Hiệu Quả Các Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!