Bạn đang xem bài viết Triển Khai Đồng Bộ Các Giải Pháp Giảm Ô Nhiễm Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công nhân Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh vớt rác thải trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm.
Moitruong24h – Giảm ô nhiễm môi trường là một trong bảy Chương trình đột phá của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020. Qua hơn hai năm thực hiện, tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo nhận định của các cơ quan chức năng, chương trình khó hoàn thành các chỉ tiêu đề ra… Ô nhiễm nghiêm trọng
Rạch Sông Xáng, đoạn chảy qua phường 3, quận 8, được người dân nơi đây gọi là rạch nước đen. Quanh năm, nước rạch này đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối với nhiều loại rác thải… Ông Nguyễn Văn Hồng, người dân sống gần rạch Sông Xáng hơn 10 năm nay cho biết: “Mặc dù đêm hôm trước có mưa nhưng nước ở rạch vẫn bị ô nhiễm rất nặng. Nước lúc nào cũng đen đặc, nhất là vào mùa khô, rác đọng dày đặc, bốc mùi khiến đời sống của người dân ở khu vực chung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Theo phản ánh của nhiều người dân tại quận 8, hầu hết các kênh, rạch đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngay tại trung tâm quận, rạch Bén, rạch Hiệp An, kênh Ðôi… cũng bị ô nhiễm trầm trọng. “Các cơ quan chức năng cần có giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường, nếu không chất lượng sống của người dân bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Huỳnh Văn Nam, ngụ phường 4, quận 8 bức xúc…
Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để cải thiện cảnh quan, chất lượng môi trường các tuyến sông, kênh, rạch. Hệ thống kênh Tàu Hũ – Bến Nghé đã được thành phố triển khai xong dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 6.043 tỷ đồng, nhưng đến nay, chất lượng nguồn nước chưa được cải thiện đáng kể. Theo cách gọi của người dân, Tàu Hũ – Bến Nghé là dòng kênh “chết”. Trên tuyến kênh này, thành phố đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án “hồi sinh dòng kênh” với tổng mức đầu tư 11.282 tỷ đồng.
Tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được thành phố triển khai xong giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư là 200 triệu USD. Trong đó, thi công được hơn 9 km tuyến cống bao có đường kính từ 2,5 m đến 3 m, 59 thiết bị tách dòng để thu nước dọc kênh, nạo vét gần 1,1 triệu m³ đất, gia cố 16 cây cầu dọc tuyến kênh… Anh Phạm Hồng Hải, Ðội trưởng đội vớt rác, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết: “Mặc dù được cải tạo khá khang trang, sạch đẹp nhưng hằng ngày chúng tôi vẫn duy trì vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, bởi các chi lưu của tuyến kênh vẫn ô nhiễm nặng. Mỗi khi thủy triều lên xuống, rác thải sinh hoạt từ các chi lưu chảy ra kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gây ô nhiễm. Còn trên nhánh kênh Tân Hóa – Lò Gốm, tình trạng ô nhiễm chưa được cải thiện nhiều. Tại tuyến kênh này, rác thải cơ bản được vớt sạch nhưng nước vẫn ô nhiễm nặng”.
Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt, nước các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ dọc hai bên bờ kênh đổ thẳng xuống, không qua hệ thống thu gom, xử lý.
Khó hoàn thành chỉ tiêu
Các chuyên gia cho rằng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Bởi, ô nhiễm môi trường không những có tác động ngay trước mắt mà còn tác động lâu dài. Ngoài việc đưa ra các biện pháp xử lý nước, rác thải sinh hoạt, thành phố cần tập trung xử lý chất thải ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhất là tình trạng ô nhiễm không khí.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, việc thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trong hơn hai năm qua đã tạo được sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, có bốn trong số 16 chỉ tiêu đã hoàn thành; 12 trong số 16 chỉ tiêu đang được triển khai thực hiện thông qua các giải pháp, dự án, chương trình. Trong 12 chỉ tiêu đang thực hiện, có tám chỉ tiêu có khả năng hoàn thành vào cuối giai đoạn; hai chỉ tiêu (giảm ô nhiễm không khí, giảm sử dụng túi ni-lông khó phân hủy) được dự báo khó hoàn thành; hai chỉ tiêu dự báo không hoàn thành là: 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý và giảm đến mức thấp nhất 90% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt.
Hàng loạt các giải pháp được các nhà khoa học, chuyên môn đưa ra để Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020 phát huy hiệu quả. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước với hệ thống thu gom của dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các lưu vực: Tham Lương – Bến Cát, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tây Sài Gòn, lưu vực quận Bình Tân và các lưu vực còn lại. Cùng với đó, để có cơ sở khoa học đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, cần đẩy nhanh thực hiện đề án tính thải lượng ô nhiễm thải nguồn nước và đề án tính thải lượng phát thải các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ðể góp phần giảm ô nhiễm môi trường, rất cần sự vào cuộc của toàn thể người dân thành phố, chung tay, chung sức làm cho thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp…
Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ về kết quả thực hiện Chương trình hành động số 13-CTrHÐ/TU ngày 25-10-2016 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ 10 về Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020, Ban cán sự Ðảng UBND thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy điều chỉnh tên chỉ tiêu đối với hai chỉ tiêu để có cơ sở đánh giá cuối giai đoạn là: “Giảm 70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông” thành “Giảm 70% lượng phát thải ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải tại TP Hồ Chí Minh” và “Giảm thiểu 90% chất lượng ô nhiễm nguồn nước mặt” thành “Giảm thiểu 90% thải lượng chất ô nhiễm vượt chuẩn thải vào nguồn nước mặt”.
Khánh Sơn/Nhandan
Giảm Thiểu Ô Nhiễm Không Khí Trên Địa Bàn Thủ Đô: Triển Khai Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp
Khí thải từ các phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Ảnh: Đỗ Tâm
– Ô nhiễm không khí luôn là vấn đề lớn với các đô thị. Ông có thể cho biết rõ hơn về tình trạng này ở Hà Nội?
– Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong thời gian qua chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn. Bụi này được phát thải từ các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy); từ việc sử dụng bếp than tổ ong; đốt rơm rạ, rác thải ngoài trời. Ô nhiễm cũng phát sinh từ hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa đường giao thông và các công trình xây dựng khác… khiến đất, cát rơi vãi.
Mặt khác, xung quanh Hà Nội có nhiều làng nghề sản xuất, khu công nghiệp hoạt động, hằng ngày tạo ra một lượng lớn khí thải và theo gió di chuyển vào trung tâm thành phố, kết hợp với nguồn ô nhiễm nội sinh càng làm không khí bị ô nhiễm nặng nề hơn. Trong đó, thời điểm ô nhiễm không khí cao nhất hằng năm là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
– Vậy, ông có thể cho biết bụi mịn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con người?
– Bụi mịn có kích thước nhỏ bằng 1/30 sợi tóc, chúng lơ lửng và choán đầy trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi bụi mịn đi vào cơ thể, tích tụ nhiều sẽ gây ra một số bệnh mạn tính cho con người, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, tim mạch…
Nồng độ bụi mịn được tính theo 6 bậc thang đo chỉ số chất lượng không khí (AQI). Nếu AQI từ 0 đến 50, không khí ở mức tốt; từ 51 đến 100, là mức trung bình; từ 101 đến 150 là mức kém; từ 151 đến 200 là mức xấu; từ 201 đến 300 là mức rất xấu và từ 300 trở lên là mức nguy hại cho sức khỏe con người.
– Mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã yêu cầu, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2020 tạo chuyển biến căn bản về chất lượng không khí. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai những giải pháp gì, thưa ông?
– Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang tập trung kiểm kê nguồn thải để có giải pháp xử lý ô nhiễm. Trong đó, Sở đã đưa vào vận hành 11 trạm quan trắc không khí tự động; ngày 27-5 vừa qua tiếp tục đưa vào vận hành 24 trạm nữa, nhằm đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường không khí ở Hà Nội một cách chính xác nhất, làm căn cứ cho thành phố xây dựng giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, thành phố đã quyết liệt triển khai 19 giải pháp tổng thể và đề xuất rửa đường trong những ngày thời tiết hanh khô để giảm bụi. Thành phố cũng đã ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30-10-2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố; ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 25-12-2019 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí. Bên cạnh đó, thành phố đang xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường; tiếp tục triển khai kế hoạch tăng diện tích cây xanh trong khu vực đô thị nhằm tạo vành đai xanh, khu phố xanh, thành phố xanh.
Về lâu dài, thành phố kiến nghị các bộ, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm không khí. Đặc biệt, các bộ, ngành cần đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khí thải với các loại phương tiện theo quy chuẩn quốc tế.
Khi triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chắc chắn chất lượng không khí ở Hà Nội sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
– Một vấn đề khác không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đó là những sự cố môi trường. Đây là điều không ai mong muốn nhưng có thể xảy ra. Vậy, Hà Nội làm gì để xử lý khẩn cấp các sự cố, thưa ông?
– Hiện nay, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra. Các đơn vị, địa phương thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”. Trong đó, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả ứng phó và thống nhất chỉ huy, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia.
– Trân trọng cảm ơn ông!
Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Tại Các Làng Nghề
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện toàn tỉnh có 155 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 69 làng nghề đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.
Sự ra đời và phát triển của các làng nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, để giải quyết hài hòa bài toán bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững làng nghề đang đặt ra nhiều thách thức.
Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các thủ tục hồ sơ về BVMT; đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Qua việc kiểm tra công tác BVMT cho thấy các làng nghề được công nhận đã thành lập được tổ tự quản về BVMT, rác thải được thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý. Tuy nhiên, ở các cơ sở nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến lương thực thực phẩm, hải sản; chăn nuôi; cơ khí, đúc đồng, tỷ lệ các cơ sở hoạt động trong các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt yêu cầu còn rất thấp. Nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải ra môi trường gây ô nhiễm nước mặn, nước ngầm khu vực xung quanh. Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chưa được phân loại, thu gom và xử lý không triệt để đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong làng nghề. Hầu hết các làng nghề này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, Sở TN&MT đã hướng dẫn cơ sở, hộ gia đình trong làng nghề thực hiện các thủ tục về môi trường, đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, đầu tư các công trình xử lý chất thải. Đồng thời tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với các cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Đến nay, làng nghề chế biến đá xã Đồng Thắng (Triệu Sơn) và làng nghề chế biến đá xẻ xã Hà Tân (Hà Trung) đã được cấp kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải; 3 làng nghề: đánh bắt và chế biến hải sản xã Ngư Lộc (Hậu Lộc); chế biến hải sản xã Hải Thanh (Tĩnh Gia); đúc đồng thôn Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được cấp kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước thải từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 và 2018 (tổng kinh phí là 7,2 tỷ đồng). UBND tỉnh đã hỗ trợ tài chính xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải cho làng nghề cơ khí xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) (tổng kinh phí trên 8,3 tỷ đồng); hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung cho cụm làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa) với công suất thiết kế 60m3/ngày (tổng kinh phí trên 21 tỷ đồng).
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác BVMT tại các làng nghề vẫn gặp phải một số khó khăn, bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do, nhận thức và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, họ mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế của bản thân, đơn vị mà không quan tâm đến việc BVMT. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm pháp luật BVMT đối với các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cấp, các ngành trong công tác BVMT còn hạn chế, chưa quyết liệt; công nghệ sản xuất tại các làng nghề hầu hết còn lạc hậu, quy mô sản xuất chật hẹp, cơ sở sản xuất nằm xen lẫn các khu dân cư không đủ điều kiện để xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác BVMT tại các làng nghề còn hạn chế. Về quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, tiêu thoát nước tại các làng nghề chưa đồng bộ, khoa học…
Trần Hằng
Hà Nội: Đồng Bộ Các Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Không Khí
Theo Sở TN&MT Hà Nội, tiếp tục thực hiện Dự án “Cam kết thành phố tham vọng”,năm 2020, Hà Nội xây dựng và cập nhật Kế hoạch lần thứ 3 với mục tiêu chung là đưa ra giảm thiểu phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn. Đây không phải là những hoạt động được thực hiện riêng của chính quyền thành phố mà là sự cam kết, chung tay của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Thành phố Hà Nội xác định 5 nhóm ưu tiên thực hiện dự án gồm: vấn đề quản lý chất lượng không khí, quản lý chất thải, năng lượng, quy hoạch đô thị, lối sống xanh hay tiêu dùng bền vững.
Bên cạnh Dự án “Cam kết thành phố tham vọng”, TP Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo vệ môi trường, rà soát các quy hoạch phát triển có tính tới yếu tố thích nghi với biến đổi khí hậu, ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường và tập trung triển khai giải pháp bảo vệ môi trường bền vững hướng tới TP cacbon thấp.
Đến nay, TP đã lắp đặt 50 trạm cảm biến trong nhà tại các trường học, một số văn phòng… để cung cấp cho người dân chỉ số chất lượng không khí liên tục và kịp thời. Từ đó giúp những nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những quy định phù hợp trong việc cải thiện chất lượng không khí.
Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan Phát triển Đức tiến hành lắp đặt tại quận Hoàn Kiếm thêm 20 trạm cảm biến nữa, góp phần từng bước hoàn thiện mạng lưới quan trắc về không khí.
Về quản lý chất thải, TP luôn quan tâm quản lý những phụ phẩm, chất thải từ hoạt động nông nghiệp; xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa; quản lý tuần hoàn rác là mục tiêu hướng tới của thành phố. Trong đó, với các sản phẩm, phụ phẩm từ nông nghiệp, sáng kiến “hạn chế đốt rơm, rạ” để tiến tới chấm dứt tình trạng này vào cuối năm 2020.
Hà Nội cũng tiến hành khảo sát và đưa ra giải pháp phù hợp để các địa phương xây dựng các kế hoạch hoạt động về phát triển năng lượng tái tạo, đánh giá những mô hình thí điểm hiệu quả, từ đó nhân rộng ra các địa phương. Một trong những chương trình mà thành phố hướng đến là mỗi người dân khi sử dụng tấm năng lượng mặt trời sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng – mức giá ưu đãi nhất với sự cam kết của doanh nghiệp và chính quyền.
Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Khai Đồng Bộ Các Giải Pháp Giảm Ô Nhiễm Môi Trường trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!