Xu Hướng 6/2023 # Tp. Nha Trang::nhiều Giải Pháp Chống Ùn Tắc Trước Cổng Trường # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tp. Nha Trang::nhiều Giải Pháp Chống Ùn Tắc Trước Cổng Trường # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Tp. Nha Trang::nhiều Giải Pháp Chống Ùn Tắc Trước Cổng Trường được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ ngày 24-10, phụ huynh học sinh (PHHS) các trường: Tiểu học Tân Lập 1, Tân Lập 2, Xương Huân 1; Trung học cơ sở (THCS): Âu Cơ, Võ Văn Ký, Nguyễn Hiền; Trung học phổ thông (THPT): Nguyễn Văn Trỗi, Dân lập Nguyễn Thiện Thuật (TP. Nha Trang) phải chấp hành việc đón con đúng khu vực quy định để tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường.

Theo kế hoạch thực hiện chống ùn tắc trước các cổng trường vào giờ tan học trên địa bàn thành phố năm 2013 của Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố, từ ngày 24-10, PHHS các trường nêu trên, khi đưa đón học sinh (HS) phải thực hiện đúng quy định về thời gian đưa đón, địa điểm để xe máy và nơi đỗ ô tô.

Ông Ngô Khắc Thinh – Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Nha Trang cho biết, năm 2012, việc chống ùn tắc giao thông trước cổng trường học đã được triển khai thí điểm ở các trường tiểu học: Phương Sài, Phước Tiến, Lộc Thọ; THCS Thái Nguyên và THPT Lý Tự Trọng. Sau thời gian triển khai, tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trước cổng trường vào giờ tan học và khi đến trường đã có chuyển biến đáng kể; tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng trường đã được giải quyết triệt để; ý thức của PHHS trong việc đưa đón con em đã được nâng cao và chấp hành nghiêm túc các quy định của UBND thành phố.

Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Phương Sài đã có ý thức đậu đỗ xe đúng nơi quy định.

Phát huy hiệu quả của phương án này, năm 2013, UBND thành phố tiếp tục triển khai chống ùn tắc giao thông tại các trường học nêu trên. Từ ngày 24-10 đến 4-11-2013, các lực lượng chức năng sẽ điều hành hướng dẫn, tuyên truyền cho PHHS thực hiện để xe đúng nơi quy định. Từ ngày 5-11, các lực lượng sẽ tiến hành kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm. Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị Nha Trang đã tiến hành sơn vẽ các điểm dừng, đỗ hợp lý, đảm bảo đúng quy chuẩn thiết kế đường và quy chuẩn báo hiệu đường bộ hiện hành. Các đơn vị: Công an thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các phường: Tân Lập, Xương Huân, Phước Hải, Phương Sài, Phước Tân, Phước Hòa và Ban giám hiệu các trường đã cử lực lượng tham gia phối hợp theo nhiệm vụ được phân công.

Bà Phan Thị Tiến Lợi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Lập 1 cho biết: “Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch bố trí giờ và lưu lượng HS tan học theo từng khối lớp nhằm đảm bảo triển khai thực hiện phương án có hiệu quả”. Được biết, ngoài việc PHHS phải để xe đúng nơi quy định khi đưa đón HS, theo kế hoạch của Ban ATGT thành phố, sẽ cấm ô tô lưu thông ở một số tuyến đường như: Bạch Đằng (đoạn từ Trần Nguyên Hãn đến Ngô Gia Tự), Hàn Thuyên (đoạn Pasteur đến Lê Lợi), Phạm Ngũ Lão… trong thời gian đưa đón HS.

Rút kinh nghiệm từ năm trước, năm nay, UBND TP. Nha Trang đã yêu cầu Công an thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát trật tự tham gia đầy đủ cùng tổ công tác liên ngành của thành phố kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp buôn bán hàng rong, đậu đỗ xe không đúng quy định. Bên cạnh đó, bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm đậu đỗ ô tô sai quy định tại các điểm trường, cụ thể là các loại ô tô khách, ô tô tải đậu đỗ tại khu vực dành riêng cho phụ huynh đưa đón HS. Các trường học phải liên tục tuyên truyền, phổ biến quy định nơi đỗ xe đến tận PHHS; đồng thời tuyên truyền, giáo dục HS không được đi xe máy đến trường, HS đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo ATGT, có hình thức xử lý kỷ luật và thông báo về gia đình đối với các trường hợp vi phạm. Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Sài cho biết, năm 2012, khi triển khai phương án chống ùn tắc giao thông trước cổng trường, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập Ban ATGT, kết hợp với địa phương trong việc phân công lực lượng tự vệ để hỗ trợ cho nhà trường giữ gìn an ninh trật tự trong và trước cổng trường, đặc biệt trong giờ đưa đón HS. Để phát huy hiệu quả, nhà trường đã bố trí giờ ra về lệch nhau giữa các khối lớp; ký cam kết giữa nhà trường và PHHS về thực hiện ATGT và chống ùn tắc trước cổng trường; treo, dựng các biển báo, các thông tin về việc chống ùn tắc trước cổng trường; hàng ngày tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, PHHS về phương án thí điểm của thành phố; vận động, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, viết bài về ATGT trong HS; đưa công tác chống ùn tắc trước cổng trường vào nội dung thi đua. “Nhờ có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng, Ban đại diện cha mẹ HS mà thời gian qua, công tác chống ùn tắc trước cổng Trường Tiểu học Phương Sài có chuyển biến tích cực; phụ huynh đã có ý thức đậu đỗ xe đúng nơi quy định, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc trước cổng trường”, bà Yến khẳng định.

Hy vọng, hiệu quả từ các trường học đã thí điểm trong năm 2012 cùng với kế hoạch triển khai chặt chẽ của Ban ATGT thành phố, công tác chống ùn tắc trước các cổng trường vào giờ tan học trên địa bàn TP. Nha Trang năm 2013 sẽ tạo sự chuyển biến tích cực.

Giảm Thiểu Tình Trạng Ùn Tắc Giao Thông Trước Cổng Trường

Trước tình trạng ùn tắc vào giờ đưa đón học sinh diễn ra phổ biến, thời gian qua, một số trường học trên địa bàn thành phố đã có những cách làm hay trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm. Nhờ đó đã cải thiện được tình trạng ùn tắc giao thông mỗi khi tan học. Hy vọng những cách làm này sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Đón cháu lúc tan học tại điểm trường Mầm non Tân An, bà Hoàng Thị Bời, tổ 6, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng chia sẻ về tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cổng trường vào thời gian trước đây: “Giờ trả trẻ, phụ huynh đến là để xe, cứ bạ đâu để đấy, xe cộ không thể nào đi lại được, thậm chí cả những dãy đấy cả người đi bộ cũng không lách qua nổi, rất là phức tạp. Ô tô, xe máy không thể nào đi lại. Nhiều khi các cháu thanh niên nóng tính nhắc nhở không được, gọi thế nào thì gọi, cứ để lung tung, lộn xộn, không có hàng lối gì hết”. Đây là tình trạng phổ biến của các năm học trước ở điểm trường Mầm non Tân An, thành phố Cao Bằng. Điều đáng nói, đây không chỉ là tình trạng của riêng trường nào, bởi chuyện ùn tắc giao thông ở các cổng trường mỗi giờ tan tầm, giờ đi học đã không còn chuyện gì xa lạ, đặc biệt là ở các điểm trường mầm non và tiểu học. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý phụ huynh và học sinh nào cũng muốn nhanh chóng đón con về nên không ai chịu nhường ai, đừng đỗ xe lộn xộn, gây nên tình trạng ùn ứ giao thông.

Nhờ triển khai các biện pháp như kẻ vạch nơi để xe, hướng dẫn các phụ huynh để xe đúng nơi quy định, tình trạng ùn tắc tại khu vực cổng điểm trường Mầm non Tân An mỗi giờ tan học đã được khắc phục.

Cha mẹ là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với con cái, vậy nên cha mẹ có ý thức thực hiện văn hóa giao thông thì con cái cũng sẽ học tập và noi theo. Có như vậy mới giảm thiểu được tình trạng ùn tắc lộn xộn, ùn tắc trước cổng trường vào giờ đưa đón, đem lại sự an toàn của chính phụ huynh và con em mình. Đây cũng là một hình thức giáo dục đạo đức con cái, biết xếp hàng lề lối và làm theo trật tự.

Những mô hình, cách làm hay ở các trường như điểm trường Mầm non Tân An không chỉ giải quyết tình trạng lộn xộn, góp phần tích cực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường vào giờ cao điểm, mà còn tạo dựng được nét đẹp văn hóa giao thông, làm gương tốt cho học sinh noi theo.

Hoàng Điệp – Ánh Nguyệt

Các Giải Pháp Chống Ùn Tắc Giao Thông Tp.hcm

(Xây dựng) – TP Hồ Chí Minh hiện có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh, do đó, áp lực dân số đè nặng lên hạ tầng kỹ thuật, tốc độ quy hoạch không theo kịp quy mô phát triển dân số.

Nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn, Thành ủy cũng như UBND TP đã ban hành Chương trình hành động số 14 về kéo giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 – 2020.

Dựa vào chương trình đó, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề xuất nhiều phương án mở rộng, đầu tư từ đường bộ.

Kẹt xe hiện là vấn nạn của giao thông TP.HCM.

Giải pháp khai thác đường thủy

TP.HCM có lợi thế mạng lưới giao thông đường thủy khá rộng với tổng chiều dài có khả năng khai thác vận tải đường thủy trên 975km (7 tuyến/157km hàng hải, 9 tuyến/203km tuyến đường thủy nội địa quốc gia, 94 tuyến/612km đường thủy nội địa và 02 tuyến chuyên dùng). Nhưng đến nay, lợi thế này chưa được thành phố đưa vào khai thác triệt để.

Ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý khai thác Hạ tầng giao thông đường bộ cho biết: Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng đường thủy và du lịch đường sông đang trong giai đoạn chuẩn bị cơ sở để phát triển. Đến nay, UBND TP đã phê duyệt đầu tư hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy trên địa bàn theo hình thức Hợp đồng BOO (Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh).

Theo đó, hướng tuyến số 1: Bạch Đằng – Linh Đông (khoảng 10,8km), từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông – quận Thủ Đức tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới và ngược lại. Số lượng bến đón trả khách: 7 bến, qua địa bàn quận 1, Bình Thạnh, quận 2 và Thủ Đức.

Hướng tuyến số 2: Bạch Đằng – Lò Gốm (khoảng 10,3 km): Từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ đến khu vực bến Lò Gốm, phường 7, quận 6 và ngược lại. Số lượng bến đón trả khách: 7 bến, qua địa bàn quận 1, quận 4, quận 5, quận 6 và quận 8.

Ngoài hai tuyến vận tải hành khách công cộng này, hiện nay một số nhà đầu tư đang quan tâm đề xuất khai thác một số tuyến vận tải hành khách công cộng từ trung tâm (bến Bạch Đằng) đi các hướng: Mũi Đèn Đỏ (quận 7) theo hướng sông Sài Gòn; đi Phú Mỹ Hưng theo hướng kênh Tẻ, sông Ông Lớn, rạch Đỉa; đi Bình Điền theo hướng kênh Tẻ, kênh Đôi; đi Thủ Đức, quận 2 theo hướng sông Sài Gòn – Rạch Chiếc.

Ngoài ra, với vận tải hành khách liên tỉnh, TP dự kiến phát triển 3 tuyến như: chúng tôi – Vũng Tàu: Tuyến Cần Giờ – Vũng Tàu với chiều dài khoảng 14,6km với 02 phương tiện hoạt động; tuyến Cảng Sài Gòn, quận 4 – Vũng Tàu với chiều dài khoảng 80 km với 04 phương tiện cao tốc cánh ngầm hoạt động; chúng tôi – Tiền Giang: Tuyến Long Hòa – Gò Công Đông với chiều dài khoảng 12km với 02 phương tiện hoạt động; tuyến Lý Nhơn – Gia Thuận với chiều dài khoảng 4,6 km với 02 phương tiện hoạt động.

Bên cạnh đó, hiện nay thành phố đang quy hoạch 5 tuyến du lịch đường thủy nội địa bao gồm: Tuyến du lịch nội đô (quận 7, quận 8) và tuyến Nhiêu Lộc – Thị Nghè; tuyến đi Bình Quới; tuyến đi quận 9; tuyến đi Củ Chi và tuyến đi Cần Giờ.

Tuy nhiên, việc phát triển giao thông thủy được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sông nước vốn có của thành phố, vận tải thủy nội địa (kể cả hàng hóa lẫn hành khách) có tốc độ tăng trưởng thấp.

Nguyên nhân được cho là do tĩnh không các công trình trên một số tuyến đường thủy trọng điểm còn chưa đạt theo quy định đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khai thác đường thủy.

Cụ thể như cầu đường sắt Bình Lợi, cống Nam Lý, cầu Giồng Ông Tố (trên đường Nguyễn Thị Định), các cầu trên tuyến đường Lê Văn Lương (Nhà Bè). Ngoài ra, tình trạng bến thủy nội địa hoạt động trái phép vẫn tồn tại, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường thủy của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng công trình giao thông đường thủy phục vụ hành khách hạn chế. Nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống đường thủy cũng eo hẹp.

Xe buýt nhanh – vừa làm vừa học hỏi

Theo quy hoạch, thành phố sẽ có 6 tuyến xe buýt nhanh BRT. Do đó, thành phố sẽ triển khai thực hiện quy hoạch BRT theo khả năng sắp xếp nguồn vốn và tình hình giao thông hiện tại của mình.

Hiện nay, chỉ mới có tuyến BRT số 1 được triển khai đầu tư trong Dự án Phát triển Giao thông xanh chúng tôi bằng nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (IDA) và do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông – đô thị thành phố làm chủ đầu tư.

Dự án hiện đang ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị hồ sơ mời thầu các thiết bị xây lắp và thiết bị khác. Dự kiến tuyến BRT số 1 sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019.

Theo diễn giải, tuyến BRT số 1 có nhiều điều kiện thuận lợi do được triển khai trên trục đường lớn Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ và thời gian thi công nhanh vì không bị ảnh hưởng bởi công tác giải phóng mặt bằng.

Nguồn vốn để đầu tư

Riêng 2 năm 2017 và 2018, xác định nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên 127 nghìn tỷ đồng (trong đó: năm 2017 là 54 nghìn tỷ đồng; năm 2018 là trên 73 tỷ đồng), thành phố đã huy động từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn vốn ngân sách thành phố và ngân sách Trung ương; vốn ODA; vốn xã hội hóa (PPP).

Trong năm 2017, ưu tiên đầu tư khoảng 54 nghìn tỷ đồng cho các công trình giảm ùn tắc giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (06 công trình); 15 công trình giảm ùn tắc giao thông khu vực Cảng Cát Lái; 48 công trình giảm ùn tắc giao thông khu vực trung tâm, cửa ngõ thành phố; 03 công trình phát triển giao thông đường thủy và 11 công trình cấp bách khác.

Nha Trang Bàn Giải Pháp Chống Kẹt Xe

Là TP du lịch, thời gian qua TP Nha Trang đối mặt với nạn kẹt xe, mất trật tự an toàn giao thông gây bức xúc trong người dân địa phương và du khách.

Điều kiện cho xe rẽ phải khi đèn đỏ

Ngày 10-12, trung tá Nguyễn Sỹ Hồng – đội trưởng Đội CSGT Công an TP Nha Trang – cho biết Công an TP đã có đề nghị cho phép các xe máy được rẽ phải tại một số nút giao thông ở TP Nha Trang khi đèn đỏ. Đề nghị đó ban đầu đã được lãnh đạo UBND TP Nha Trang “bút phê” và có thông báo chấp thuận.

Tuy nhiên, ông Ngô Khắc Thinh – phó trưởng phòng Quản lý đô thị (QLĐT) TP Nha Trang – cho biết phòng này đã có văn bản đề nghị UBND TP không triển khai việc cho phép xe máy rẽ phải khi có đèn đỏ. Theo ông Nguyễn Văn Dần – giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa và ông Ngô Khắc Thinh, việc cho xe rẽ phải khi có đèn đỏ là trái quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Trong khi đó, trung tá Nguyễn Sỹ Hồng cho biết theo yêu cầu của UBND TP Nha Trang, hiện đơn vị ông đang giải trình thêm để tiếp tục đề nghị thực hiện việc cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ.

Ông Hồng nhấn mạnh: “Luật giao thông còn có cả các quy định, biển báo phụ để giải quyết các tình trạng thực tế nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Khi cho xe máy rẽ phải tại một số nút giao thông sẽ có thêm biển báo phụ và người đi đường chấp hành theo biển báo đó”.

Nói về việc này, ông Ngô Khắc Thinh cho rằng với hiện trạng đường và các nút giao thông của TP Nha Trang hiện nay, nếu cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ gây ra thêm rất nhiều xung đột giao thông. Trong đó, nguy hiểm nhất là nguy cơ các xe rẽ phải sẽ gây tai nạn cho người đi bộ và người khuyết tật.

Tuy nhiên, ông Thinh thừa nhận Luật Giao thông đường bộ và các quy định, quy chuẩn của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng đều có những quy định, giải pháp để cho xe rẽ phải khi đèn đỏ. Chẳng hạn, đó là phải có đường tách làn cho xe rẽ phải, làn đường tách đó phải đảm bảo bề rộng quy định; các đường giao không bị che khuất tầm nhìn…

Vì vậy ông Thinh cho rằng để đảm bảo cho xe máy rẽ phải an toàn, đúng luật cần phải có khảo sát cụ thể tại từng nút giao thông, xem nơi nào có thể mở rộng làn đường ở phía vỉa hè, tạo thêm đảo tách làn cho xe…

Ông Nguyễn Văn Dần cho rằng việc cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ trước mắt sẽ xem xét, đề nghị áp dụng đối với các nút giao thông có làn đường rộng trên 9m trở lên…

Nhiều cặp đường sẽ thành đường một chiều

Ngoài giải pháp nói trên, ông Ngô Khắc Thinh cho biết dự kiến từ ngày 1-1-2019 sẽ phân lại luồng giao thông trên nhiều tuyến đường trung tâm TP. Đồng thời từ tháng 1-2019 sẽ cấm các xe tải lớn và xe khách trên 29 chỗ chạy trên các tuyến đường này vào một số giờ cấm.

Theo Phòng QLĐT TP Nha Trang, trong 3 năm qua, xe cộ ở TP tăng rất nhiều và đột biến. Bên cạnh đó, mỗi ngày còn có xe từ các tỉnh, TP trong cả nước đến, lưu thông tại TP, tổng cộng 1.866 ôtô. Trong đó, để phục vụ hơn 56.000 lượt du khách đi lại mỗi ngày cần 1.252 lượt xe trên 45 chỗ vận chuyển, lưu thông trên các tuyến đường… Đó là chưa kể các loại xe máy, ôtô cá nhân đến TP du lịch này. Vì vậy nạn ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng.

Theo lãnh đạo Phòng QLĐT TP Nha Trang, xe tăng nhanh, trong khi ba phường trung tâm của TP (Lộc Thọ, Tân Lập và Phước Tiến) có 31 tuyến đường chính hầu như không được mở rộng, cải tạo, đầu tư theo đúng chỉ giới. Vì vậy ùn tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm hết sức nặng nề. Hiện Phòng QLĐT TP và Sở GTVT tỉnh đang tập trung để tổ chức phân luồng lại giao thông trên các tuyến đường này.

Cụ thể, ông Thinh cho biết sẽ tổ chức lại giao thông theo hướng chỉ cho ôtô lưu thông một chiều tại 7 cặp đường. Đó là các cặp đường Hồng Bàng – Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng – Võ Trứ, Mạc Đĩnh Chi – Trần Bình Trọng, Trịnh Phong – Lê Đại Hành, Mê Linh – Nguyễn Hữu Huân, Ngô Đức Kế – Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Trung Trực – Lê Quý Đôn – Bùi Thị Xuân.

Riêng đường Trần Phú ven biển, trước mắt sẽ cấm ôtô khách trên 29 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn 1,5 tấn lưu thông (đoạn từ phía nam cầu Trần Phú đến ngã ba đường Hoàng Diệu – Trần Phú).

Các ôtô dưới 29 chỗ sẽ lưu thông theo hành trình quy định mới vào các khung giờ cao điểm trong ngày (từ 6h30 – 8h, từ 17h – 18h30). Đồng thời cấm ôtô dừng, đậu trên đường Trần Phú (từ phía nam cầu Trần Phú đến đường vòng Núi Chụp). Về lâu dài, sẽ cấm hẳn ôtô trên 29 chỗ lưu thông trên đường Trần Phú…

THU DUNG

Kẹt xe kinh hoàng trên cầu Bình Triệu

TTO – Sáng nay 26-11, cầu Bình Triệu hướng từ Thủ Đức về Bình Thạnh, chúng tôi bị kẹt xe nghiêm trọng. Đoàn xe nằm trên cầu Bình Triệu chen nhau, không thể nhúc nhích thêm mét nào.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tp. Nha Trang::nhiều Giải Pháp Chống Ùn Tắc Trước Cổng Trường trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!