Ý Nghĩa Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Tuyến Giáp Là Gì? Ý Nghĩa Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ. Chức năng tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan. Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

1. Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu.

2. Tuyến giáp thực hiện chức năng như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4.Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.

Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

3. Làm thế nào để kiểm tra?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất, kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu.

4. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được thực hiện để:

– Theo dõi điều trị bằng thuốc thay thế chức năng tuyến giáp cho những bệnh nhân suy giáp.

– Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở những người đang được điều trị cường giáp.

Xét nghiệm tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích và kết quả được gửi lại cho các bác sĩ.

Ý Nghĩa Lâm Sàng Của Các Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tóm tắt

1) Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là thyroxine (T4), và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm: TSH, T4, FT4, T3 và F T3.

2) Sử dụng: xét nghiệm TSH có thể được sử dụng với xét nghiệm FT4 và đôi khi là xét nghiệm T3 hoặc FT3 để chẩn đoán rối loạn tuyến giáp ở những người có dấu hiệu và triệu chứng, theo dõi liệu pháp thay thế tuyến giáp ở người bị suy giáp, theo dõi điều trị chống tuyến giáp ở người bị cường giáp, và đôi khi để đánh giá chức năng của tuyến yên.

3) Chỉ định: các xét nghiệm chức năng tuyến giáp có thể được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp hoặc suy giáp và / hoặc khi một người có tuyến giáp hoặc hạch tuyến giáp phát triển. Các xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định theo định kỳ khi bệnh nhân đang được điều trị rối loạn tuyến giáp.

4) Giới hạn tham chiếu của các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đối với người trưởng thành khỏe mạnh là: TSH là 0,4-4,0 mU/ L, T4 60-140 nmol/L, FT4 là 10-26 pmol/ L, T3 là 1,1-2,7 nmol/L và FT3 là 3,5-7,8 pmol/ L. Các giới hạn được nêu ở đây chỉ là một gợi ý và có thể thay đổi tùy theo phòng thí nghiệm.

5) Ý nghĩa lâm sàng:

– TSH cao và FT4 thấp chỉ ra suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp, như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

– TSH thấp với FT4 tăng được thấy ở những người bị cường giáp, như bệnh Graves (Basedow).

– Nếu mức TSH tăng nhẹ nhưng mức FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường, thì điều này được gọi là suy giáp không triệu chứng.

– Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp và nếu có nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, thì có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm tự kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

6) Mức độ hormone tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: thời gian khác nhau trong ngày, phòng xét nghiệm khác nhau, thuốc dùng để điều trị rối loạn tuyến giáp, thai nghén, tuổi già, tự kháng thể, giấc ngủ, các thuốc khác, bệnh nặng và một số thực phẩm.

Clinical significance of thyroid function tests

Luat Nghiem Nguyen

MEDLATEC General Hospital

Abstract

1) The thyroid secretes two main hormones, one of these is thyroxine (T4) and another is T3. The amount of T4 and T3 secreted by thyroid gland is regulated by thyroid-stimulating hormone (TSH) of the pituitary gland. The thyroid function tests include: TSH, T4, FT4, T3 and FT3.

2) Use: TSH testing may be used with free T4 and sometimes total T3 or free T3 tests to diagnose a thyroid disorder in a person with signs and symptoms, monitor thyroid replacement therapy in people with hypothyroidism, monitor anti-thyroid treatment in people with hyperthyroidism, and sometime to evaluate the function of the pituitary gland.

3) Indications: thyroid function tests may be ordered when someone has signs and symptoms of hyperthyroidism or hypothyroidism and/or when a person has an enlarged thyroid gland or thyroid nodule. The tests also may be ordered at regular intervals when an individual is being treated for a known thyroid disorder.

4) The reference ranges of thyroid function tests for healthy adults are: TSH 0.3-4.0 mU/L, T4 60-140 nmol/L, FT4 10-26 pmol/L, T3 1.1-2.7 nmol/L, and FT3 3-8 pmol/L. The ranges listed here are only a guide and will vary according to laboratory.

5) The clinical significance:

– The finding of an elevated TSH and low FT4 indicates primary hypothyroidism due to disease in the thyroid gland.

– A low TSH and low FT4 indicates secondary hypothyroidism due to a problem involving the pituitary gland or a response to a significant non-thyroid illness.

– A low TSH with an elevated FT4 is found in individuals who have hyperthyroidism.

– If the TSH level is slightly raised but the FT4 level is still within the normal reference range this is called subclinical hypothyroidism.

– If the initial thyroid test results show signs of thyroid dysfunction and if there is a suspicion of an autoimmune thyroid disease, one or more thyroid antibody tests such as TPOAb, TgAb, and TRAb may be ordered.

6) Thyroid hormone levels can be affected by a number of factors, such as: the different times of the day, the different labs for testing, medication used to treat thyroid disorders, pegnancy, elderly, autoimmunes, sleeping, other medications, serious illness, and some foods.

1. Sinh học của TSH và các hormone tuyến giáp

Hormon kích thích tuyến giáp (TSH) được sản xuất bởi tuyến yên trước, một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới não và phía sau các hốc xoang. TSH kích thích tuyến giáp, một tuyến nhỏ hình bướm nằm trước khí quản, bằng cách gắn vào thụ thể TSH để giải phóng các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) vào máu. T4 và T3 giúp cơ thể kiểm soát tốc độ sử dụng năng lượng. Phần lớn hormone do tuyến giáp sản xuất là T4. Hormone này ít hoạt động, nhưng nó được chuyển đổi thành T3 hoạt động mạnh hơn nhiều ở gan và các mô khác. TSH, cùng với hormone giải phóng thyrotropin (thyrotropin releasing hormone: TRH), từ vùng dưới đồi (hypothalamus), là một phần của hệ thống phản ứng ngược (feedback) mà cơ thể sử dụng để duy trì lượng hormone tuyến giáp ổn định trong máu. Khi nồng độ hormone tuyến giáp giảm trong máu, tuyến yên sẽ sản xuất ra nhiều TSH hơn để đáp ứng với kích thích TRH. TSH sẽ kích thích tuyến giáp sản xuất và giải phóng nhiều T4 và T3. Khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng trong máu, tuyến yên sản xuất ít TSH hơn và tuyến giáp sản xuất ít T4 và T3 hơn. Khi cả ba cơ quan (vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến giáp) hoạt động bình thường, việc sản xuất hormone tuyến giáp được điều hòa để duy trì mức độ ổn định trong máu (Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ hoạt động của hệ thống điều hòa chức năng tuyến giáp. 1) Dưới tác dụng của stress, hạ nhiệt, vùng dưới đồi sản xuất ra yếu tố giải phóng hormon tuyến giáp (TRH), kích thích yên trước giải phóng TSH; 2) TSH kích thích tuyến giáp giải phóng ra các hormon tuyến giáp như T3, T4; 3) T3 và T4 nếu được sản xuất quá mức sẽ ức chế ngược vùng dưới đồi và tuyến yên để sản xuất bớt TRH và TSH, việc sản xuất các hormone tuyến giáp sẽ được bình ổn.

2. Sử dụng

– Giúp chẩn đoán rối loạn tuyến giáp ở người có dấu hiệu và triệu chứng.

– Theo dõi liệu pháp thay thế tuyến giáp ở những người bị suy giáp.

– Theo dõi điều trị chống tuyến giáp ở những người bị cường giáp.

– Đôi khi giúp đánh giá chức năng của tuyến yên.

Các nhà khoa học cho rằng không nên sử dụng các xét nghiệm TSH và các hormone tuyến giáp để sàng lọc các rối loạn tuyến giáp trong cộng đồng dân số nói chung, tuy nhiên, việc sàng lọc bệnh suy giáp nên được xem xét ở những người già trên 60 tuổi.

3. Chỉ định

Người thày thuốc có thể chỉ định xét nghiệm TSH và các hormone tuyến giáp khi một người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp hoặc suy giáp hoặc khi có bướu cổ hoặc hạch tuyến giáp.

– Các dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp có thể bao gồm: tăng nhịp tim, lo lắng, giảm cân, khó ngủ, run tay, yếu đuối, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn thị giác, có thể có bọng mắt, khô mắt, kích ứng, hoặc sưng mắt, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

– Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp có thể bao gồm: tăng cân, da khô, táo bón, không chịu được lạnh, da sưng, rụng tóc, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt hoặc sinh sản ở phụ nữ.

– TSH và các hormone tuyến giáp cũng có thể được chỉ định theo định kỳ khi một bệnh nhân đang được điều trị rối loạn tuyến giáp để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

– Xét nghiệm TSH và các hormone tuyến giáp còn có thể được chỉ định để sàng lọc bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Việc chỉ định các xét nghiệm hormone tuyến giáp dựa trên kết quả TSH ban đầu có thể được thực hiện theo các trình tự được thể hiện ở Bảng 1:

Bảng 1. Trình tự đánh giá chức năng tuyến giáp dựa trên kết quả định lượng TSH ban đầu (Kellerman G, 2006 [3]).

4. Giá trị tham chiếu

Khi mang thai, mức độ TSH thường giảm và mức độ free T3 và free T4 tăng trong quý đầu của thai kỳ. TSH không được phép tăng trên 3,0 mU/ L vì TSH cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả em bé và mẹ (Stagnaro-green A, 2011 [10]).

Giá trị tham chiếu của TSH và các hormone tuyến giáp huyết thanh xác định theo phương pháp định lượng miễn dịch (Immunometric Assay) được chỉ ra ở Bảng:

Bảng 2. Giá trị tham chiếu của TSH và các hormone tuyến giáp trong huyết thanh (Kellerman G, 2006 [3])

Các ranh giới này cần được xác định đối với từng phương pháp được sử dụng trong mỗi phòng xét nghiệm.*Có thể thay đổi, phụ thuộc vào phương pháp định lượng, đặc biệt ở phụ nữ có thai. **Các giá trị này cao hơn ở trẻ em.

5. Ý nghĩa Lâm sàng

Mức độ TSH huyết thanh có thể được đánh giá cùng với các kết quả xét nghiệm tuyến giáp như T4 toàn phần, T4 tự do và đôi khi T3 toàn phần hoặc tự do.

Để đánh giá sơ bộ giá trị của TSH và các hormone tuyến giáp trong các bệnh cường hoặc suy tuyến giáp, trong một nghiên cứu trên 500 bệnh nhân cường giáp, 500 bệnh nhân suy giáp và 1673 người đối chứng khỏe mạnh, mức độ TSH, TT3, TT4, FT3 và FT4 được đo theo phương pháp định lượng hóa phát quang (chemiluminescent immunometric assay) của Roche Diagnostics GmbH, Li H và cộng sự 2014 thấy rằng mức độ TSH và các hormone tuyến giáp có sự khác nhau rõ rệt ở người khỏe mạnh so với ở bệnh nhân cường giáp và suy giáp (Bảng 3):

Bảng 3. Mức độ TSH và các hormone tuyến giáp trong cường giáp và suy giáp (Li H, 2014 [5])

Nhiều nghiên cứu (Chaker L, 2017 [1], De Leo S, 2016 [2], McMillan M, 2016 [6]) phân tích kỹ hơn về TSH và các hormone tuyến giáp chỉ ra rằng:

1) TSH cao và FT4 thấp chỉ ra suy giáp nguyên phát (primary hypothyroidism) do bệnh ở tuyến giáp. Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy giáp.

3) TSH thấp với FT4 tăng được thấy ở những người bị cường giáp (hyperthyroidism). Bệnh Graves (còn gọi là bệnh Basedow) là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp. Trong bệnh Graves, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo ra tự kháng thể chống thụ thể của thyroxine (thyrotropin receptor antibody: TRAb), dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Đáp lại, tuyến yên sản xuất ít TSH, dẫn đến mức độ TSH thấp trong máu.

4) Nếu mức TSH tăng nhẹ nhưng mức FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường, thì tình trạng này được gọi là suy giáp không triệu chứng (subclinical hypothyroidism).

5) Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp và nếu có nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, để tìm nguyên nhân của bệnh, có thể chỉ định một số xét nghiệm tự kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

Ý nghĩa lâm sàng của TSH và các hormone tuyến giáp được tóm tắt ở Bảng 4:

Bảng 4. Ý nghĩa lâm sàng của TSH và các hormone tuyến giáp.

*Ở người lớn, việc chẩn đoán suy giáp không triệu chứng (subclinical) được xác định khi mức độ TSH tăng và FT4 bình thường khi làm lại xét nghiệm sau vài tuần hoặc vài tháng. Suy giáp không triệu chứng thường có ít hoặc không có triệu chứng suy giáp rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh có thể làm tăng mức độ LDL-C, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm thị lực; **Ở người lớn, việc chẩn đoán cường giáp không triệu chứng được xác định khi mức độ TSH giảm và T4 và FT3 bình thường khi xét nghiệm lặp lại sau một vài tuần hoặc vài tháng. Cường giáp không triệu chứng thường có ít hoặc không có triệu chứng cường giáp rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ và loãng xương.

6) Ngoài các xét nghiệm trên, thyroglobulin (Tg), một protein được các tế bào tuyến giáp bình thường và cả tế bào ung thư tuyến giáp sản xuất. Tg không phải là dấu ấn chức năng tuyến giáp nhưng nó thường được sử dụng cùng với các dấu ấn khối u tuyến giáp khác như calcitonin và CEA ở bệnh nhân đã phẫu thuật ung thư tuyến giáp để theo dõi diễn biến của bệnh sau điều trị.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TSH và các hormone tuyến giáp tuyết thanh

Mức độ hormone tuyến giáp huyết thanh ở một người có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố mà người thày thuốc cần nắm được khi sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân:

1) Các phòng thí nghiệm khác nhau có thể sẽ cho kết quả hormone tuyến giáp khác nhau.

2) Thời điểm khác nhau trong ngày: mức độ hormone tuyến giáp có xu hướng tăng vào ban đêm đến sáng và giảm vào ban ngày (Nair R, 2014 [7]).

3) Cơ thể có thể phản ứng khác nhau với thuốc tuyến giáp: thuốc của các hãng khác nhau, dùng thuốc không đều, dùng thuốc không đúng liều lượng, dùng thuốc khi đói khi no (nên dùng buổi sáng khi đói).

4) Thai nghén, mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp: riêng ở quý đầu của thai kỳ, TSH giảm, free T4 tăng; ở tuổi mãn kinh TSH tăng.

5) Giới hạn TSH bình thường tăng ở người già, điều này có thể do tuổi già cần mức độ TSH huyết thanh cao hơn. Mức độ TSH huyết thanh ở người già độ tuổi 70-80 là 4-6 mU/L.

6) Các kháng thể: các kháng thể (gồm dị kháng thể, tự kháng thể) có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tuyến giáp (Koulouri O, 2013 [4]).

7) Giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp: thiếu ngủ có thể làm tăng mức độ TSH, cũng có thể làm tăng mức đô T3 và T4 sau 23 giờ đêm.

8) Một số bệnh nặng có thể gây ức chế hệ thống nội tiết, cần điều chỉnh thuốc khi bị bệnh nặng.

9) Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hormone tuyến giáp của cơ thể. Ví dụ, thuốc tránh thai, thuốc chứa sắt hoặc calci, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ cholesterol và corticosteroid.

10) Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp, đặc biệt khi chưa nấu chín và ăn với số lượng lớn. Ví dụ, các loại rau như rau cải, súp lơ, cải bắp và cải xoăn, các loại hạt như hạnh nhân, lạc, quả óc chó, ngô và đậu tương.

Tài liệu tham khảo

Chaker L. Hypothyroidism. Lancet 2017 Sep 23; 390(10101): 1550-1562.

De Leo S. Hyperthyroidism. Lancet 2016 Aug 27; 388(10047): 906-918.

Kellerman G. Abnormal Laboratory Results. The McGraw-Hill companies. Sydney, New York, San Francisco, … Second edition 2006: 1-301.

Koulouri O, Moran C, Halsall D, et al. Pitfalls in the measurement and interpretation of thyroid function tests. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab 2013; 27(6): 745-762.

Li H, Yuan X, Liu L, et al. Clinical Evaluation of Various Thyroid Hormones on Thyroid Function. Int J Endocrinol 2014; 2014: 618572.

McMillan M, Rotenberg KS, Vora K, et al. Comorbidities, Concomitant Medications, and Diet as Factors Affecting Levothyroxine Therapy: Results of the CONTROL Surveillance Project. Drugs R D 2016; 16(1): 53-68.

Nair R, Mahadevan S, Muralidharan RS, Madhavan S. Does fasting or postprandial state affect thyroid function testing? Indian J Endocrinol Metab 2014; 18(5): 705-707.

Ross DS. 2016 American Thyroid Association Guidelines for Diagnosis and Management of Hyperthyroidism and Other Causes of Thyrotoxicosis. Thyroid 2016 Oct; 26(10): 1343-1421.

Sheehan MT. Biochemical Testing of the Thyroid: TSH is the Best and, Oftentimes, Only Test Needed – A Review for Primary Care. Clin Med Res 2016; 14(2): 83-92.

Stagnaro-green A, Abalovich M, Alexander E, et al. Guidelines of the American Thyroid Association for the diagnosis and management of thyroid disease during pregnancy and postpartum. Thyroid 2011; 21(10): 1081-1125.

Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất. Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ, ngay dưới quả táo Adam (trái khế) của bạn. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan đích (target). Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần iode, một chất được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Gọi là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử iode. Tương tự T3 có chứa ba nguyên tử iode. Trong các tế bào và mô cơ thể chất T4 được khử một iode để chuyển thành T3. T3 là hormone hoạt động trên tổ chức, có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tế bào và mô cơ thể.

Tuyến giáp thực hiện chức năng của nó như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4. Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Đến lượt mình, tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

Làm thế nào để kiểm tra chức năng tuyến giáp?

Thông thường, xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra chức năng tuyến giáp là đo nồng độ TSH trong máu của bạn. Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu.

Ở những người bị cường giáp, mức TSH thường sẽ thấp. Điều này thường là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến nồng độ của T3 và T4 quá cao, tuyến yên sẽ “tạm dừng hoạt động” và số lượng TSH được sản xuất sẽ ít hơn. Nếu bạn có nồng độ TSH trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu hơn để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu. Các xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể của lượng TSH thấp ở trên.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được thực hiện để:

Theo dõi điều trị bằng thuốc thay thế chức năng tuyến giáp cho những bệnh nhân suy giáp.

Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở những người đang được điều trị cường giáp.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, và kết quả được gửi lại cho các bác sĩ ra yêu cầu xét nghiệm.

Nên chuẩn bị những gì trước khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường yêu cầu rất ít sự chuẩn bị. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm và lý giải tại sao bạn sử dụng thuốc đó. Một điều quan trọng khác cần đề cập là nếu bạn được chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iode, vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn. Nồng độ hormone tuyến giáp cũng thay đổi trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai trước khi làm xét nghiệm.

http://www.patient.co.uk/health/thyroid-function-tests

Thông Tin Về Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Khi nào cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 ( Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào bác sĩ, triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý, các xét nghiệm bao gồm:

Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone  tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp. Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo  lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4.

Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sỹ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sỹ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

TPOAb là kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Kháng thể này chứng tỏ cơ thể mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như bệnh viêm giáp Hashimoto hoặc Grave.

TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng Hormone giáp vào máu.

Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu.

Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

Phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa không so với trước khi điều trị ung thư.

Xác định kết quả điều trị ung thư có khả quan hay không.

Phát hiện tái phát ung thư sau điều trị.

Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị  tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tể học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sỹ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Và chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh