Ý Nghĩa Của Các Biện Pháp Cải Tạo Đất Mặn / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Cải Tạo Đất Mặn

Những năm gần đây mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với lưu lượng nước sông Cửu Long ngày càng ít đi trong mùa nắng, làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, tình trạng mặn thường xảy ra sớm, và thời gian mặn gay gắt kéo dài… Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 2,6 triệu hecta, chiếm 25% diện tích đất nông nghiệp cả nước và đóng góp đến 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa khô 2015-2016, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải hứng chịu một đợt hạn – mặn lịch sử chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề cho 9/13 tỉnh ven biển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì tình hình biến đổi khí hậu vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường trong nhiều năm tới. Do đó làm sao để giải được bài toán chống hạn mặn là vấn đề rất đáng quan tâm và cần thiết.

Công ty CP HC Đất Việt đưa ra giải pháp tăng chống chịu hạn mặn cho cây trồng đến bà con nông dân với mục đích giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với hạn mặn giúp tăng sản lượng, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

Giải pháp tăng khả năng chống chịu, phòng chống hạn mặn cho cây trồng:

– Vùng có nguy cơ nhiễm mặn thường xuyên cần chú ý thực hiện tốt thủy lợi nội đồng để có khả năng trữ nước ngọt và ngăn mặn cục bộ, nếu trồng cây ăn trái cần dịch chuyển tránh thời điểm ra hoa, mang trái tập trung trong thời điểm nước mặn, tạo bóng mát và đậy gốc cây, có đủ điều kiện che phủ bờ líp trồng để tăng cường giữ ẩm, giảm mất nước cho cây, đất trồng. Trước giai đoạn nhiễm mặn cần tăng cường bón các loại phân có chứa các chất kali, lân, vôi, chất hữu cơ để tăng khả năng đề kháng của cây trồng. Hạn chế tỉa cành, tạo tán, nhất là tỉa đau trong lúc hoặc trước thời điểm hạn mặn.

– Trong giai đoạn bị nhiễm mặn nên phun bổ sung phân bón lá có chứa Kali.

– Phun phân bón lá có chứa Canxi và Silic để bổ sung cho cây. Silic giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K + và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. Canxi là nguyên tố cần thiết trong việc bảo vệ rễ cây trồng khỏi bị gây hại do mặn, giúp duy trì sự ổn định của màng tế bào, bảo vệ tế bào biểu bì giảm bị tác hại của muối. Trong điều kiện cây đang bị ảnh hưởng mặn nên phun Ca, Si ngày trước, ngày sau phun phân bón lá có chứa Kali, nên phun vào buổi chiều mát, bằng nước không bị nhiễm mặn.

– Phun phân bón lá có chứa nhiều acid humic giúp cây đủ sức vượt qua được tác hại do mặn gây ra khi bộ rễ không hút đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng làm tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận như nóng, hạn (gồm cả hạn sinh lý) do mặn gây ra.

– Bổ sung cho đất các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các phế thải hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ đất, tạo ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật làm ổn định cấu trúc đất ở vùng rễ cây trồng. Các vi sinh vật cần thiết cho cải tạo đất như vi khuẩn Pseudomonas, nấm cộng sinh vùng rễ,….

– Nếu bón phân vô cơ thì nên sử dụng phân đạm gốc amon (NH4+) để hạn chế độc Na+ và dạng phân lân dễ tiêu như super lân, DAP,… để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl-quá nhiều trong cây.

Cải Tạo Đất Mặn, Đất Kiềm

1.1.3. Phần trăm Na trao đổi (ESP)<15%.

Trước đây đất này được gọi là đất kiềm trắng (Solochat), do khi nước bốc hơi hình thành lớp muối trắng trên mặt và có pH kiềm. Đất có hàm lượng muối hòa tan cao, thể hiện ở độ dẫn điện (EC) cao.

1.2. Đất kiềm. là đất có các đặc điểm

Trước đây đất này được gọi là đất kiềm đen (Solonet), do khi nước bốc hơi có sự tích lũy chất hữu cơ hòa tan cùng với lớp muối trên mặt và có pH kiềm. Đất kiềm có hàm lượng Na rất cao làm phân tán hạt (mất cấu trúc), và gây rối loạn dinh dưỡng cho phần lớn các loại cây trồng.

1.3. Đất mặn kiềm có các đặc điểm

Đất mặn kiềm khi rửa muối hòa tan, Na trao đổi sẽ thủy phân và làm tăng pH, đất sẽ trở nên kiềm.

III. Một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu đất mặn, đất kiềm.

EC se (mS/cm) x 10 = tổng cation hòa tan (meq/lít)

Đơn vị tính nồng độ các ion: meq/lít.

Do các quan hệ cân bằng giữa các cation hấp phụ trên bề mặt trao đổi và cation trong dung dịch, nên SAR có tương quan đến hàm lượng Na trên CEC. Hàm lượng này được diễn tả bằng tỉ lệ Na trao đổi (ESR-exchangeable sodium ratio). ESR được định nghĩa:

ESR= Na+ trao đổi/(Ca 2+ +Mg 2+) trao đổi. Đơn vị tính nồng độ các ion: meq/lít.

ESR= 0.015SAR

Ảnh hưởng của muối đến sinh trưởng cây trồng. Nồng độ Na và Cl cao là nguyên nhân chính gây ra sự ức chế sinh trưởng cho cây trồng mẫn cảm với muối. Khi nồng độ các muối này trong dung dịch đất cao, sẽ tạo áp lực thẩm thấu cao, làm tế bào rễ mất nước, bị co nguyên sinh (plasmolysis).

Cải tạo đất mặn và đất kiềm.

3.1. Đất mặn. Biện pháp chủ yếu là dùng nước ngọt, hoặc nước có nồng độ muối thấp rửa muối hòa tan sâu xuống khỏi vùng rễ.

Lượng nước cần thiết để rửa muối ra khỏi vùng rễ nhu cầu nước rửa mặn (leaching requirement-LR). LR được tính: LR= EC w/EC dw, với:

LR phụ thuộc vào (1) EC mong muốn, hay EC cây trồng có thể chịu được; (2) chất lượng nước tưới (EC w), (3) độ sâu vùng rễ cần rửa, và (4) khả năng giữ nước của đất.

Với đất có mực nước ngầm cao, cần thiết kế hệ thống tiêu nước trước.

Nếu đất có tầng Calcic hay Gypsic (có tính thấm kém), cần phải phà vỡ tầng này.

Vùng đất chỉ sử dụng nước trời, hay nguồn nước hạn chế, cần che phủ đất bằng các vật liệu hữu cơ để giảm tốc độ bốc hơi nước.

3.2. Đất kiềm và đất mặn kiềm. Nguyên tắc cải tạo là làm giảm hàm lượng Na trao đổi và EC trong đất, điều này rất khó thực hiện vì đất kiềm và mặn kiềm cấu trúc đất bị phân tán, khả năng thấm nước rất kém. Thông thường có thể dùng thạch cao (CaSO 4.2H 2 O) để trao đổi Na trên keo đất, sau đó dùng nước rửa Na này ra khỏi dung dịch đất.

Xác định lượng thạch cao cần thiết, nhu cầu thạch cao để rửa kiềm.

Ví dụ. một loại đất có CEC=20meq/100g, ESP=15%, cần làm giảm ESP xuống 5%. Vậy ESP cần giàm là: 15% – 5% =10%.

Đương lượng Na cần giảm:(10%)(20meqCEC/100g) = 2meqNa+/100g.

Đương lượng CaSO 4.2H 2 O cần để thay thế Na là: 2meq/100g.

Quản lý đất mặn chủ yếu là làm giảm đến mức tối thiểu sự tích lũy muối trong tầng canh tác trong quá trình canh tác, nhất là trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Ẩm độ đồng ruộng cần được duy trì thường xuyên bằng cách tưới nước ngọt (hoặc không mặn). Rửa hay tưới nhẹ trước hay sau gieo trồng nhằm giúp rễ cây con phát triển. Nếu có đủ nước nên tưới theo chu kỳ, kể cả khi không gieo trồng. Trong đất mặn có nhiều loại muối kết tủa như CaSO4.2H2O, CaCO3, MgCO3 trong thời gian khô hạn, sẽ hòa tan khi được tưới hoặc rửa. Chú ý là khi các muối Ca, Mg kết tủa, sẽ làm tăng tỉ lệ tương đối của Na+ trong dung dịch đất.

Cải thiện kỹ thuật tưới tiêu là phương pháp quan trọng để kiểm soát độ mặn của đất. Khi làm đất, các rãnh nhỏ sẽ hình thành và muối có xu hướng mao dẫn và tích tụ ở giữa đỉnh các luống cày nơi bốc hơi nước xảy ra. Chú ý không nên trồng cây con ngay trên đỉnh luống do ảnh hưởng của nồng độ muối cao.

Ý Nghĩa Của Việc Bón Vôi Trong Quá Trình Cải Tạo Đất

Điều hòa pH 

Vôi có thể tham gia vào việc điều hòa pH trong đất và khiến cho độ pH tăng. Tuy nhiên, nâng pH đất quá nhanh sẽ dễ gây rối loạn về dinh dưỡng và làm cây không kịp thích nghi nên cần chú ý tiết chế thích hợp, bón với lượng vừa đủ, bón thiếu sẽ dễ cải tạo hơn là bón thừa. Diễn tiến bón vôi thường sẽ kèm theo việc bổ sung phân hữu cơ trong năm nhằm giảm công chăm sóc.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về liều lượng vôi nên sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia cho rằng đối với đất tốt, ta nên duy trì lượng bón tầm 500kg/ha.

Làm tăng hoạt động dinh dưỡng trong đất

Vôi làm giảm độc tố của Al, Fe, và Mn có trong đất, từ đó giúp cây phát triển bộ rễ vững chắc hơn. Rễ khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hết thảy cây trồng.

Khi bón vôi vào đất, chất vôi sẽ tác động lên các chất dinh dưỡng vốn sẵn trong đất nhằm chuyển hóa giúp cây hấp thụ dễ dàng. Bón vôi đồng thời phân giải nhanh những chất hữu cơ trong đất làm đất có nhiều dinh dưỡng.

Người xưa họ thường nói “vôi không phân làm bần nhà nông”, “phân” mà họ đề cập chính là phân hữu cơ. Vì thế, những lúc chúng ta bón vôi thì cần bổ sung thêm phân hữu cơ vào đất để duy trì hàm lượng hữu cơ cho đất.

Là xúc tác hỗ trợ phát triển vi sinh vật trong đất

Nhiều ý kiến cho rằng bón vôi có thể làm chết vi sinh vật. Tuy nhiên, cần hiểu rằng vôi sẽ không làm chết vi sinh vật nếu sử dụng với liều lượng phù hợp, thậm chí vôi còn kích thích sự phát triển của vi sinh vật. Lý giải điều này có thể đề cập đến vấn đề pH. Vôi làm thay đổi độ pH nên khi điều tiết pH trong đất phù hợp thì sẽ còn giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển. Nếu sử dụng sai định lượng và không đúng cách thì mới dẫn đến tình trạng gây chết vi sinh vật trong đất. 

Cải thiện cấu trúc đất

Canxi có trong vôi làm kết dính những hạt sét nhỏ trong đất lại giúp cải tạo cấu trúc đất, canxi liên kết với mùn trong đất cát hóa thành humat canxi nên khó bị rửa trôi.

Hóa giải độc hữu cơ và độc vi lượng

Chất hữu cơ phân giải trong môi trường đất thiếu không khí sẽ rất dễ tạo ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rễ cây. Sử dụng vôi lúc này sẽ giảm thiểu tối đa tác hại mang đến. Đối với yếu tố vi lượng, nếu ta bón hoặc phun quá liều cũng đều là đang gây độc cho cây. Để xử lý được trường hợp này thì ngoài việc tưới nước, ta cần bón thêm vôi.

Tăng khả năng thích nghi cho cây trồng

Theo như kinh nghiệm từ người trồng lúa, bón vôi có thể giảm được tác hại lúa cháy bìa lá. Bón vôi không những hỗ trợ Canxi cho cây mà còn có nhiều công dụng như: ngăn chặn đất suy thoái, khử tác hại của mặn, kiềm hãm sự phát triển của mầm bệnh trong đất, chất xúc tác hiệu quả của phân hữu cơ, vô cơ, giúp vi sinh vật trong đất phát triển mạnh, giữ mùn cho đất khỏi bị rửa trôi.

Các Biện Pháp Cải Tạo Đất

Giá trị từ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã được thấy rõ từ biến chuyển tích cực về việc giải quyết nạn đói, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông thôn. Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất trong những năm qua còn nhiều điểm bất hợp lý, kéo theo đó là tình trạng đất đai bạc màu, phù sa suy giảm khiến cho nền nông nghiệp nước ta đứng trước thách thức to lớn. Vì thế, việc kế hoạch sử dụng và cải tạo đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả về tương lai.

1/ Biện pháp thủy lợi

Biện pháp quan trọng trong cải tạo và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi, đặc biệt trong vấn đề đất đai bạc màu. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, thủy lợi không chỉ mang ý nghĩa cung cấp nước mà còn rửa phèn ở vùng phèn tự nhiên Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau… đẩy mặn và trữ nước ở mùa khô.

Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện đặc tính lý hóa trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất mặt, tăng tính kết dính của cơ cấu đất, hệ vi sinh vật đất phát triển tốt hơn, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng cần thiết được tốt hơn.

2/ Biện pháp làm đất

Đối với đất trồng rau màu thì biện pháp làm đất, cày tơi tầng đất mặt, bón hữu cơ và đánh rãnh nước nhằm tăng cao độ phì nhiêu, thông thoáng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những hạn chế đối với đất bạc màu như chỉ cày xới khi bón phân, làm cỏ, nếu quá lạm dụng sẽ làm đất mất nước, hệ vi sinh vật đang phục hồi sẽ chết.

3/ Luân canh

Luân canh cũng là một biện pháp đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu một số hoạt chất cần thiết cho cây như trồng xen một vụ màu và hai vụ lúa, một vụ lúa và một vụ màu (vùng không chủ động được nước tưới). Khuyến khích luân canh các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng (đất cát pha), đậu tương, đậu xanh,… vì quá trình phát triển, chúng có khả năng cố định đạm trong không khí qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.

4/ Biện pháp che phủ đất

Đối với đất đồi trọc, bạc màu thì biện pháp che phủ đất nhằm hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái đang là vấn đề được quan tâm trong đối phó biến đổi khí hậu vì có thể đảm bảo rễ cây không bị úng trong tình hình mưa bão kéo dài, hệ vi sinh vật hoạt động tốt.

Đồng thời, che phủ đất còn tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt. Một số loại cây che phủ tốt cho đất như: lạc dại, hàn the ba lá, muồng lá tròn, súc sắc, cốt khí,…

5. Sử dụng phân bón hữu cơ

Biện pháp cuối cùng để bổ sung sự thất thoát dinh dưỡng và cải tạo đất bạc màu, đó là bổ sung bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,… Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại phụ phẩm trong quá trình canh tác như: rơm, rạ, than bùn,… Lưu ý khi sử dụng loại phân bón này nên ủ kỹ để hạn chế vi khuẩn và nấm lưu tồn.

Vấn đề sử dụng phân bón hóa học đã làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên trong đất canh tác, giảm độ phì nhiêu trong đất, từ đó, hạn chế năng suất. Chính vì vậy, muốn hạn chế tình trạng này và đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm hơn nữa theo nhu cầu thị trường cũng như phát triển nông nghiệp một cách bền vững, cần áp dụng và phối hợp nhiều biện pháp cải tạo đất để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.