Ý Nghĩa Của Biện Pháp Liệt Kê / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Liệt Kê Là Gì?

Trong ngữ pháp Việt Nam có nhiều biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, ẩn dụ, rút gọn câu … Một trong những biện pháp từ thường được sử dụng trong văn thơ là liệt kê. Trong seri hướng dẫn ngữ văn 7 này mình sẽ giới thiệu cách sử dụng và các khái niệm cơ bản về liệt kê từ, cụm từ.

Liệt kê là gì?

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hay nói cách khác thì liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc.. Mục đích nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Các phương pháp liệt kê phổ biến

Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:

1 Liệt kê theo từng cặp

Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ: Kệ sách của Trâm Anh có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

2 Liệt kê không theo từng cặp

Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

3 Liệt kê tăng tiến

Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

Ta thấy chức vụ các nhân viên được liệt kê từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong một phòng.

4 Liệt kê không tăng tiến

Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Đây là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

Với phương pháp liệt kê tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.

Giữa các từ cần liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như ” với, và”.

Phép liệt kê xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.

Kết luận: Phép liệt kê giúp mô tả, nhấn mạnh một sự vật, sự việc cần diễn tả, đây là biện pháp tu từ bạn nên biết để phân tích và viết tập làm văn.

Thuật Ngữ Về Phép Liệt Kê

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […].

Gợi ý: Câu gồm các cụm từ có cách cấu tạo tương tự nhau: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông,…

b) Nhận xét về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu in đậm trên.

c) Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm mục đích gì?

d) Cách dùng các kết cấu tương tự, với ý nghĩa tương tự như trên gọi là phép liệt kê. Vậy phép liệt kê là gì?

(1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.

(2) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

– tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải – liệt kê không theo cặp;

– tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải – liệt kê theo từng cặp.

(1) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng.

(2) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

– Có thể đảo Tre, nứa, trúc, mai, vầu mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê; đây là kiểu liệt kê không tăng tiến;

– Không thể đảo hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm vì: phải hình thành rồi mới trưởng thành, theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình , làng xóm. Đây là phép liệt kê tăng tiến.

c) Như vậy, dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt kê thành những loại nào?

– Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp;

– Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

1. Chỉ ra phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh và nhận xét về tác dụng của nó.

Có thể dùng liệt kê để tả cảnh náo động của các hoạt động khác nhau trên sân trường.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý Nghĩa Của Văn Chương

Ý nghĩa của văn chương

Bài giảng: Ý nghĩa văn chương – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả Hoài Thanh

– Hoài Thanh (1909-1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm Ý nghĩa của văn chương

1. Xuất xứ

– Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương

– Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương

– Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương

3. Giá trị nội dung

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

4. Giá trị nghệ thuật

– Giàu hình ảnh độc đáo

– Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Ý nghĩa của văn chương

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hoài Thanh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

– Giới thiệu về văn bản “Ý nghĩa văn chương” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của văn chương

– Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài

⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất

2. Nhiệm vụ của văn chương

– Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

⇒ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống

– Văn chương sáng tạo ta sự sống

⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

3. Công dụng của văn chương

– Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”

⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng

– Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có

+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên

+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có

+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh…

– Vai trò, công dụng của văn chương đối với bản thân: trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết, thế giới tinh thần trở nên phong phú hơn…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Ict Là Gì? Ý Nghĩa Của Ict

ICT là gì?

ICT là từ viết tắt của Information & Communication Technologies, từ này được hiểu là Công nghệ thông tin và Truyền thông. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời đại công nghệ hiện nay, nó là sự kết hợp giữa truyền thông và viễn thông, các hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe – nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.

Bên cạnh đó, ICT còn là thuật ngữ để nói về các phương tiện được sử dụng để xử lý thông tin, chia sẻ âm thanh và hình ảnh như điện thoại, phương tiện truyền thông, xử lý âm thanh, truyền tải mạng và chức năng giám sát.

Ý nghĩa của ICT

Ngày nay, để nói về chỉ số ICT người ta thường dùng thuật ngữ đi kèm đó là cụm từ ICT Index. Chỉ số ICT được dùng để đo mức độ phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông, không chỉ vậy, đây còn là chỉ số để đo mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT và TT trong các lĩnh vực tại các nước.

Các chỉ số ICT theo các cấp độ ở Việt Nam:

1. ICT Index của Tỉnh – Thành: Đây là chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT – TT của Tỉnh – Thành. (Nhóm này gồm 2 chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)

2. ICT Index của Bộ – Ngành: Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT – TT của Bộ – Ngành. (ICT bao gồm: hạ tầng và ứng dụng)

3. ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của Doanh nghiệp. (Chỉ số này gồm 2 nhóm: Kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh)

Information And Communications Technology

International Critical Tables

In Circuit Test

Institute Of Computer Technology – Also Icot

Influence Coefficient Tests

Information And Communication Technology

Insulin Coma Therapy

Integrated Concept Team

Intramolecular Charge Transfer

Information And Communication Technologies

Information Communication Technology

Idiopathic Copper Toxicosis

Ideal Cycle Time

Image Composition Tool

Isovolumic Contraction Time – Also Ivct

Vơi sự phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay, có thể thấy ICT tác động rất lớn đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của mỗi quốc gia. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu rõ ý nghĩa của ICT là gì.