Ý Nghĩa Biện Pháp Tu Từ So Sánh / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Biện Pháp Tu Từ So Sánh

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ so sánh – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ so sánh

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là so sánh ?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ :

– Thuyền xuôi dưới dòng con sông rộng lớn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

– Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du)

– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

(Tô Hoài)

2. Cấu tạo của phép so sánh

So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố :

– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

Ta có sơ đồ sau đây :

Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.

+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.

+ Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau

– Như có sắc thái giả định.

– Là có sắc thái khẳng định.

-Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,…

+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ :

Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.

(Tế Hanh)

3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh, người ta chia phép so sánh thành hai kiểu :

a) So sánh ngang bằng

Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây : là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.

Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể, sinh động. Vì thế, phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.

Ví dụ : Cao như núi, dài như sông

(Tố Hữu)

b) So sánh hơn kém

Trọng phép so sánh hơn kém, từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì.

Ví dụ : Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

(Tục ngữ)

Muốn chuyển so sánh hơn, kém sang so sánh ngang bằng, người ta thêm một trong các từ phủ định : không, chưa, chẳng vào trong câu và ngược lại.

Ví dụ : – Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.

– Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học..

4. Tác dụng của so sánh

+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. *

Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng. Vì thế trong thơ của thiếu nhi, các em đã thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

Ví dụ : Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

(Trần Đăng Khoa)

Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) và yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc, người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm pho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.

II. – BÀI TẬP 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy.

6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành.

a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ?

b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ.

7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

– Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng.

– Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng.

10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :

Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…

a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.

b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ?

11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.

(Ca dao)

Biện Pháp Tu Từ So Sánh Trong Thơ Lưu Quang Vũ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===***===

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI, 2015

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ===***===

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng

HÀ NỘI, 2015

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là tới cô giáo TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thƣơng

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng. Khóa luận này không trùng với bất kì công trình, tài liệu nghiên cứu nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thƣơng

MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………………………….. 2 2.1. Nghiên cứu so sánh tu từ từ góc độ phong cách học ………………………… 2 2.2. Nghiên cứu so sánh tu từ trong thơ Lƣu Quang Vũ …………………………. 5 3. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………… 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………… 6 5. Đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 6 6. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………………………… 6 8. Đóng góp của khóa luận …………………………………………………………………. 7 9. Bố cục của khóa luận ……………………………………………………………………… 7 NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ……………………………………………………………… 8 1.1. Biện pháp tu từ so sánh ………………………………………………………………… 8 1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………….. 8 1.1.2. Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ …………………………………………. 8 1.1.3. Phân loại …………………………………………………………………………….. 10 1.1.4. Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh ……………………………….. 12 1.2.Vài nét về nhà thơ Lƣu Quang Vũ………………………………………………… 12 1.2.1. Cuộc đời …………………………………………………………………………….. 12 1.2.1.1. Gia đình và quê hƣơng ………………………………………………………. 12 1.2.1.2. Bản thân ………………………………………………………………………….. 13 1.2.2. Sự nghiệp ……………………………………………………………………………. 14 1.2.3. Phong cách thơ Lƣu Quang Vũ ……………………………………………… 16

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH SO SÁNH TRONG THƠ LƢU QUANG VŨ ………………………………………………………………………………………. 18 2.1. Kết quả khảo sát thống kê …………………………………………………………… 18 2.2. Nhận xét kết quả thống kê ………………………………………………………….. 18 2.3. Phân tích kết quả thống kê ………………………………………………………….. 19 2.3.1. So sánh ngang bằng ……………………………………………………………… 19 2.3.1.1. Mô hình “A nhƣ B” …………………………………………………………… 19 2.3.1.2. Mô hình “A là B” ……………………………………………………………… 27 2.3.1.3. Mô hình “A nhƣ B1,B2,…, Bn” …………………………………………….. 31 2.3.1.4. Mô hình “A là B1, B2,…, Bn”………………………………………………. 35 2.3.1.5. Mô hình “Nhƣ BA” …………………………………………………………… 39 2.3.1.6. Mô hình “A-B” (từ so sánh bị triệt tiêu) ………………………………. 40 2.3.2. So sánh không ngang bằng ……………………………………………………. 41 2.3.2.1. Mô hình “A thua B” ………………………………………………………….. 42 2.3.2.2. Mô hình”A hơn B” ……………………………………………………………. 43 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn chƣơng là nghệ thuật ngôn từ, điều đó quả thực là đúng đắn. Tác phẩm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhƣng không phải là sự sao chép cuộc sống một cách nô lệ, nó đƣợc tạo nên bởi những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Thông qua tác phẩm văn học, ngƣời nghệ sĩ muốn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc của mình trƣớc cuộc đời, trƣớc thế giới vạn vật. Sức mạnh của tác phẩm văn chƣơng chính là ở việc vận dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, trong thực tế, lớp vỏ ngôn ngữ thì hữu hạn mà tình cảm, cảm xúc thì vô hạn. Để giải quyết mâu thuẫn ấy, ngƣời nghệ sĩ ngôn từ luôn biết cách tìm đến và khai thác năng lực biểu cảm đặc biệt của các phƣơng tiện và biện pháp tu từ để biểu hiện tối ƣu ý tƣởng nghệ thuật của mình. Trong nhiều phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt thì so sánh đƣợc coi là biện pháp tu từ đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị nghệ thuật to lớn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh là một hƣớng tiếp cận đúng để chúng ta thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học và tài năng của ngƣời nghệ sĩ dƣới cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn chƣơng, biện pháp tu từ so sánh đƣợc ngƣời nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trƣớc sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm. Từ đó giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tƣợng chƣa biết. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật này trong thơ là một nhiệm vụ cần thiết đối với những ngƣời dạy và học Ngữ văn nói chung.

1

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

1.2. Phần lớn mọi ngƣời biết đến Lƣu Quang Vũ với tƣ cách là một nhà viết kịch tài hoa, nổi tiếng với các vở nhƣ: Hồn Trƣơng Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Ông không phải bố tôi… . Song ít ai biết rằng thơ mới chính là địa hạt, là miền sâu thẳm, là đời sống của Lƣu Quang Vũ. Có thể nói rằng đọc thơ Lƣu Quang Vũ có cảm giác ông viết kịch để sống với mọi ngƣời và làm thơ để sống với riêng mình, chính mình. Hay nhƣ nhà thơ Vũ Quần Phƣơng, ngƣời thơ cùng thế hệ với Lƣu Quang Vũ: “Thơ mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng đƣợc thời gian”. Thậm chí Bằng Việt còn cho rằng: “Dù nhiều ngƣời nhận định kịch của Lƣu Quang Vũ vƣợt xa hơn thơ anh ấy nhƣng tôi vẫn tin rằng trong kịch của Lƣu Quang Vũ đầy chất thơ”. So sánh là biện pháp tu từ không chỉ đƣợc sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam – văn học dân gian mà trong thơ hiện đại, biện pháp so sánh lại đƣợc vận dụng với nhiều sắc diện mới. Lƣu Quang Vũ – một nhà thơ luôn muốn cảm nhận cuộc sống trong cái tƣờng tận của không gian, của thời gian và của mỗi sự việc thƣờng nhật. Có thể nói, so sánh là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủ đạo trong thơ Lƣu Quang Vũ khiến cho thơ Lƣu Quang Vũ giàu tính tạo hình. Xuất phát từ hai lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ” chọn đề tài này, chúng tôi nhằm tự trang bị và rèn luyện cho mình năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ năng tƣ duy và phân tích vấn đề, góp phần vào công việc học tập và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu so sánh tu từ từ góc độ phong cách học Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là lĩnh vực phong cách học xem xét về biện pháp tu từ so sánh phải kể đến tác giả sau:

2

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong giáo trình ” Phong cách học tiếng Việt” đã dành những trang viết, dành cả một chuyên mục về biện pháp so sánh tu từ. Tác giả viết: Trong văn chƣơng, so sánh là phƣơng thức tạo hình phƣơng thức gợi cảm. Nói đến văn chƣơng là nói đến so sánh… A-Phơrăngxơ một lần định nghĩa ” Hình tƣợng là gì? Chính là sự so sánh…” Gô-lúp “Hầu nhƣ bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”. Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện. Phát hiện những gì ngƣời thƣờng không nhìn ra; không nhận thấy”. Không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ” Một vị chủ tịch nƣớc mà có đƣợc một so sánh: Tiếng suối trong nhƣ tiếng hát xa”. [3; 192] Các so sánh phong cách học thƣờng nhắc đến ý kiến của Paolơ: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức còn sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm” [dẫn theo 3; 193]. Nếu nói so sánh nói chung thì điều ấy có lý. Nhƣng không phải mọi so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnh chƣa đƣợc cụ thể. Chẳng hạn: – Vui nhƣ mở cờ trong bụng – Xanh nhƣ chàm đổ Các thành ngữ trên có vẻ là cụ thể. Hoặc: – Trong nhƣ tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du) – Tiếng hát trong nhƣ suối Ngọc Tuyền Êm nhƣ gió thoảng cung tiên (Thế Lữ) Nào ai đã một lần thấy hạc bay qua, “suối Ngọc Tuyền”, “cung tiên”… để mà nói cụ thể. Ở đây chỉ là sự gợi cảm và hứng thú đƣợc một lần bay bổng

3

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

trong tƣởng tƣợng. Ấy vậy mà vẻ đẹp chiếm lĩnh tâm hồn ta làm cho hình tƣợng thêm đẹp, ta có cảm giác thêm cụ thể mà thôi. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của sự liên hội và so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tƣởng tƣợng hơn là đến ngƣỡng của logic học. Tác giả còn viết “Tìm đƣợc một điều so sánh đâu có phải dễ dàng, vì đó là tâm hồn, tài năng nghệ thuật” [3; 193]. Nhƣ vậy điều tác giả muốn nói là tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh không phải là việc đơn giản mà phải công phu. Vì vậy vấn đề này luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Các giáo trình phong cách học cho ta thấy đƣợc khái niệm, các cách phân loại, cơ chế của phép so sánh tu từ, từ đó, ngƣời viết lấy làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phép so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ. Trong cuốn “99 Phƣơng tiện và phƣơng pháp tu từ tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc còn phát hiện ra “trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình – diễn cảm của nó. Nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những điều mà ngƣời ta không chú ý đến hoặc không cảm thấy” [4] Theo Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa: Phƣơng thức so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh. Về mặt hình thức, so sánh khác với tất các cách chuyển nghĩa, ở chỗ bao giờ cũng gồm có hai đối tƣợng lập thành hai vế, các đối tƣợng này có thể là sự vật, tính chất hay hành động. Hai đối tƣợng đƣợc gắn với nhau để tạo nên một hình thức so sánh. [146, 1] Nhƣ vậy, so sánh là biện pháp tu từ đƣợc sử dụng phổ biến, đem lại giá trị nghệ thuật cao.

4

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

2.2. Nghiên cứu so sánh tu từ trong thơ Lƣu Quang Vũ Trên thi đàn Việt Nam, Lƣu Quang Vũ xuất hiện với một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo đôn hậu, hiền hòa và thiết tha tình nghĩa. Chính vì thế, thơ ông dễ đi vào lòng ngƣời, gây đƣợc cảm tình cho độc giả. Với Lƣu Quang Vũ, thơ luôn là một phần của tâm hồn, của cuộc đời, của lẽ sống, của tình yêu. Tuy nhiên, so với kịch, thơ Lƣu Quang Vũ lại chịu sự thách thức và sàng lọc kĩ lƣỡng của thời gian. Trong khoảng thời gian dài, độc giả dƣờng nhƣ dã quên thơ Lƣu Quang Vũ bởi sự ra đời rầm rộ hơn 50 vở kịch của ông. Và phải đến khi Lƣu Quang Vũ qua đời thì các giá trị thơ của ông mới lại tiếp tục đƣợc đánh giá và khẳng định. Nhiều bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các phƣơng diện thể hiện trong thơ Lƣu Quang Vũ. Một số yếu tố đƣợc các nhà phê bình rất chú ý đó là những biểu tƣợng của thế giới nghệ thuật thơ Lƣu Quang Vũ ngƣời ta thƣờng nhắc đến biểu tƣợng gió, hoa, lửa…, yếu tố thứ hai về cách thức biểu hiện trong thơ Lƣu Quang Vũ đƣợc nói đến khá tập trung là giọng điệu, thể thơ, ngôn ngữ. Hoài Thanh nhận ra thơ Lƣu Quang Vũ thƣờng “ngọt ngào, hiền hậu”. Vũ Quần Phƣơng lại nhận thấy ở anh “một giọng thơ rất đắm đuối”. Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên mới chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung thơ Lƣu Quang Vũ còn ở phƣơng diện nghệ thuật, việc tìm hiểu các biện pháp tu từ trong thơ Lƣu Quang Vũ dƣờng nhƣ còn bỏ ngỏ chƣa đƣợc khai thác một cách cụ thể. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, đồng thời thấy rằng so sánh tu từ trong thơ Lƣu Quang Vũ là một đề tài hấp dẫn thuộc phạm vi nghiên cứu phong cách học chƣa đƣợc khai thác và nghiên cứu một cách cụ thể, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận ” Biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ” với hy vọng sẽ đƣa ra những kết quả thống kê phân

5

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

6

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Phƣơng pháp phân tích: Vận dụng phƣơng pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Phƣơng pháp tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích nhận xét, ngƣời viết đã tổng hợp và đƣa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ. 8. Đóng góp của khóa luận 8.1. Khoa học Đề tài tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong thơ, từ đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lƣu Quang Vũ. 8.2. Thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của bài viết có thể đƣợc vận dụng trong hoạt động dạy học học phần Phong cách học cũng nhƣ dạy học văn chƣơng. 9. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận này gồm có hai chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Phân tích các mô hình so sánh trong thơ Lƣu Quang Vũ

7

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Biện pháp tu từ so sánh 1.1.1. Khái niệm Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chƣơng chính là chúng ta nói tới hiệu quả của các biện pháp ấy đối với nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. So sánh là biện pháp tu từ tiêu biểu có giá trị tạo hình và gợi cảm. Vậy so sánh là gì? Từ điển thuật ngữ văn học (2006) định nghĩa: “So sánh (comparison) là phƣơng thức biểu đạt ngôn từ một cách hình tƣợng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tƣợng có những dấu hiệu tƣơng đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tƣợng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tƣợng kia” [6; 282] Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” định nghĩa nhƣ sau: “So sánh là phƣơng thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tƣơng đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe” [3; 189] Ngoài ra so sánh tu từ còn đƣợc định nghĩa: “So sánh là sự đối chiếu hai đối tƣợng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tƣợng của một trong hai đối tƣợng đó” [145, 1] Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trong trƣờng hợp này chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc. 1.1.2. Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ So sánh thực chất là sự đối chiếu giữa một hình ảnh này hoặc hình ảnh kia hay một vài hình ảnh khác không giống nhau về phạm trù nhƣng dựa vào liên tƣởng mà ngƣời ta có thể tìm ra những nét tƣơng đồng nào đó về mặt

8

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

nhận thức hoặc tâm lý. Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây: – Đối tƣợng đƣa ra so sánh là khác loại. – Giữa hai đối tƣợng phải có nét tƣơng đồng để so sánh. So sánh bao giờ cũng phải dựa vào hai đối tƣợng khác phạm trù nhau tạo thành hai vế: Vế A và vế B. Giữa hai vế bao giờ cũng có từ làm công cụ so sánh. Mô hình cấu tạo chung: A x B (x là từ so sánh) Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” thì mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố: – Yếu tố 1: Yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh tùy theo so sánh là tích cực hay tiêu cực. -Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ ràng biện pháp so sánh. – Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh. – Yếu tố 4: Yếu tố đƣợc đƣa ra làm chuẩn để so sánh. Nhƣng trên thực tế, nhiều mô hình chung A x B không có đầy đủ cả 4 yếu tố trên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh đƣợc chia ra làm : So sánh tu từ nổi và so sánh tu từ chìm. + So sánh tu từ nổi: Nét tƣơng đồng, cơ sở của sự so sánh đƣợc thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà ngƣời đọc và ngƣời nghe dễ nhận thấy. Ví dụ: Các chóp mái đều lƣợn rập rờn nhƣ các nếp sóng bạc đầu. (Nguyễn Tuân) + So sánh tu từ chìm:

9

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Nét tƣơng đồng, cơ sở của sự so sánh không đƣợc thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể mà ngƣời đọc và ngƣời nghe tự liên hội để tìm ra. So sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tƣởng rộng rãi hơn so với so sánh tu từ nổi, nó tác động đến sự tƣởng tƣợng của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để tìm tòi và phát hiện đƣợc nét giống nhau giữa các đối tƣợng của hai vế. Ví dụ: Gái thƣơng chồng, đƣơng đông buổi chợ… (Ca dao) 1.1.3. Phân loại Theo Đinh Trọng Lạc trong “99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, có thể chia ra các hình thức so sánh sau đây: + Yếu tố thứ 3 là từ “nhƣ” (tựa nhƣ, chừng nhƣ…) + Yếu tố thứ 3 là từ hô ứng (bao nhiêu…bấy nhiêu) + Yếu tố thứ 3 là từ “là” Nếu thay từ “là” bằng từ “nhƣ” thì nội dung cơ bản không thay đổi chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa từ sắc thái khẳng định chuyển sang sắc thái giả định. Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc chủ biên, so sánh tu từ đƣợc phân chia theo các hình thức sau: + Hình thức đầy đủ gồm cả 4 yếu tố của phép so sánh tu từ. + Đảo ngƣợc trật tự so sánh. + Bớt cơ sở, thuộc tính so sánh. Thông thƣờng, khi bớt cơ sở so sánh thì đƣợc thuyết minh miêu tả ở phần đƣợc so sánh. + Bớt từ so sánh. + Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”.

10

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

+ Dùng từ “là” làm từ so sánh. Đây là loại so sánh ẩn dụ, gọi nhƣ vậy là vì “là” có chức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tƣờng giải khái niệm. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, chƣơng trình cơ bản phân chia so sánh thành hai loại: + A nhƣ B (so sánh ngang bằng) + A không nhƣ (hơn, kém, không bằng) B (so sánh không ngang bằng) Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi tiến hành phân loại so sánh tu từ thành các loại sau đây: – So sánh ngang bằng gồm các kiểu sau: + A nhƣ B + A nhƣ B1, B2,…, Bn + A cũng nhƣ B + A tựa B + A là B + A là B1, B2,…, Bn + A B (Từ so sánh bị triệt tiêu) + Nhƣ BA + A bao nhiêu B bấy nhiêu – So sánh không ngang bằng gồm các kiểu sau: + A thua B + A hơn B Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Bằng con đƣờng so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tƣợng, hiện tƣợng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho ngƣời đọc những ấn tƣợng thẩm mĩ hết sức phong phú.” [6]

11

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

1.1.4. Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh. Gô-lúp khẳng định: “Hầu nhƣ bất kì sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh” [3, 192] Pao-lơ đã tổng kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” (theo Đinh Trọng Lạc) Một cách khái quát, biện pháp tu từ so sánh giúp chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về sự vật, sự việc. So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh và tính biểu cảm cho câu văn câu thơ. Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp để giúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen chê, thái độ khẳng định hoặc phủ định đối với sự vật. Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm cùng với sự cấu tạo đơn giản cho nên so sánh đƣợc dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 1.2.Vài nét về nhà thơ Lƣu Quang Vũ 1.2.1. Cuộc đời 1.2.1.1. Gia đình và quê hương Lƣu Quang Vũ sinh ngày 17/4/1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhƣng quê gốc ở thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam. Ông là con trai nhà viết kịch Lƣu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Có thể nói, gia đình và quê hƣơng chính là cái nôi nuôi dƣỡng tài năng Lƣu Quang Vũ nảy nở và phát triển. Cha ông – nhà viết kịch Lƣu Quang Thuận đồng thời cũng là một nhà thơ tài hoa. Chính ông là một tính cách thơ đằm thắm, dạt dào và mặn mà nhƣ biển Đà Nẵng quê ông. Lƣu Quang Vũ mang nợ thơ từ trong huyết thống. Ngay thuở mới lên năm, lên sáu nhà thơ Lƣu Quang Thuận đã sớm phát hiện

12

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

ra tâm hồn đa cảm, tài hoa nơi đứa con trai đầu lòng của mình, và ông “đã tin chắc rằng sau này lớn lên con trai của mình sẽ trở thành thi sĩ”. (Lƣu Quang Vũ – Thơ và đời)”. Còn mẹ ông là một ngƣời phụ nữ tần tảo, đảm đang, giàu lòng yêu thƣơng và đức hy sinh. Bà đã để lại trong tâm trí Lƣu Quang Vũ những hình ảnh ngọt ngào của tuổi thơ “mải chơi trốn học”, “những tối mẹ ngồi khâu lại áo”. Đó là những kỉ niệm một thời không thể quên đã in dấu trong các sáng tác của Lƣu Quang Vũ sau này. Hình thành nên diện mạo và phong cách thơ Lƣu Quang Vũ còn bởi vùng trung du Bắc Bộ – thôn Chu Hƣng “ấm những ngày gian khổ khó quên nhau”. Chính ở nơi đây, Lƣu Quang Vũ đƣợc sinh ra trong mối tình nồng thắm của cha mẹ và sự yêu thƣơng, bao bọc của làng xóm. Vì thế cái tên “Chu Hƣng” đi vào trong thơ Lƣu Quang Vũ một cách rất giản dị tự nhiên không chỉ nhƣ một địa danh, một nơi chôn nhau cắt rốn mà còn nhƣ nguồn cội sáng tạo đời thơ Lƣu Quang Vũ. 1.2.1.2. Bản thân Tuổi thơ Lƣu Quang Vũ sống cùng cha mẹ tại Phú Thọ. Khi hòa bình lặp lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Từ 1965 đến 1970, Lƣu Quang Vũ nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng phòng không không quân. Đây là thời kì thơ Lƣu Quang Vũ bắt đầu nở rộ Từ 1970 đến 1978, ông xuất ngũ và làm đủ thứ nghề để mƣu sinh, làm ở xƣởng cao su Đƣờng sắt, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải Phóng, chấm công cho một đội cầu đƣờng, vẽ pa – nô, áp phích… Từ 1978 đến 1988, Lƣu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí sân khấu, băt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17” (đƣợc trao tặng Huy chƣơng Vàng Hội diễn viên sân khấu năm 1980).

13

NguyÔn ThÞ Th-¬ng

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Lƣu Quang Vũ kết hôn hai lần. Lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai ngƣời li dị năm 1972. Ông kết hôn lần hai với nữ sĩ Xuân Quỳnh năm 1973. Giữa lúc tài năng đang độ chín, Lƣu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 tại Hải Dƣơng, cùng với ngƣời bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lƣu Quỳnh Thơ (29/8/1988). Cuộc sống của Lƣu Quang Vũ tuy ngắn ngủi nhƣng ông đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học dân tộc ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch… Thơ Lƣu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lƣu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng nhƣ in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Năm 2000, Lƣu Quang Vũ đƣợc trao tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. 1.2.2. Sự nghiệp Thiên hƣớng và năng khiếu nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ đã sớm bộc lộ từ nhỏ. Năm 13 tuổi, cậu bé Vũ đã giành đƣợc giải thƣởng của thành phố về cả văn và họa. Năm 17 tuổi, Lƣu Quang Vũ nhập ngũ, đƣợc biên chế về biên chủng phòng không không quân. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cuộc đời anh. Anh sáng tác rất nhiều thơ. Chùm thơ đầu tay: “Gửi tới các anh, Lá bƣởi lá chanh, Đêm hành quân” đƣợc in trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Và đặc biệt, bằng sự xuất hiện trên văn đàn với phần thơ “Hƣơng cây” in chung với Bằng Việt trong tập thơ “Hƣơng cây – Bếp lửa” khi anh tròn 20 tuổi thì Lƣu Quang Vũ nhanh chóng đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà thơ trẻ tài năng đầy triển vọng.

14

Chuyên Đề 1: Các Biện Pháp Tu Từ So Sánh, Nhân Hoá, Ẩn Dụ

m Những từ so sánh: Các từ so sánh Là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu, So sánh ngang bằng. Hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, So sánh không ngang bằng. Lưu ý: Các yếu tố trong công thức cấu tạo phép so sánh có thể vắng mặt: Vắng từ ngữ chỉ phương diện SS. Vắng từ so sánh. Vế B có thể đảo lên trước vế A. VD: + Vắng từ SS: Bác ngồi đó lớn mênh mông. Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non. (Tố Hữu) + Vắng từ SS và PDSS: Gái thương chồng đương dông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. + Như/ tre mọc thẳng, con người / không chịu khuất. Từ SS B A PDSS 2. Các kiểu so sánh Có hai loại so sánh: So sánh ngang bằng: VD: Gió thổi là chổi trời. So sánh không ngang bằng: VD: Đói no có thiếp có chàng Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình. 3. Tác dụng của so sánh So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. So sánh có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Vận dụng vào viết văn: VD: Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện. (Tô Hoài) Viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh. II. NHÂN HOÁ (Người làm: Nguyễn Võ Hương Giang) 1. Khái niệm Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người. Có thể nói thêm rằng: Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người. Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình 2.Các kiểu nhân hoá Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được tổ chức bằng cách: Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Dùng những từ vốn gọi người ( cô, dì, chú, bác, anh, chị) để gọi sự vật. Thí dụ: Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi "dạ" bảo "vâng".Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác chào mào, "chào bác!". Chim gặp cô Sơn Ca, " chào cô!". Chim gặp anh chích choè, " chào anh!". Chim gặp chị Sáo Nâu, "chào chị!"- lời bài hát Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: Thí dụ: Dùng các động từ thuộc về hoạt động của con người để miêu tả sự tồn tại và vận động của trời - núi - trăng- hoa: Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng. Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người: ...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng Hoặc: Súng vẫn thức. Vui mới giành một nữa, Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi.- Tố Hữu Nhờ nhân hoá mà cảnh vật trở nên sinh động lạ thường! Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người Coi các đối tượng không phải người mà như là người và tâm tình nói chuyện với chúng. Thí dụ: ....Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? - Ca dao Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô gọi con người: Thí dụ: Núi cao chi lắm núi ơi ? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. - Ca dao 3. Nội dung, cơ sở và tác dụng của nhân hóa Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng, nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người. Ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như thuộc tính của đối tượng không phải con người. Như vậy, sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét cá biệt giống nhau và tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hoá là căn cứ để bình giá nó. Từ sự phân tích về hình thức và nội dung của nhân hoá như trên cho ta thấy cơ sở chung để cấu tạo nên nó, cũng như đối với so sánh và ẩn dụ, là rút ra những nét giống nhau giữa hai đối tượng khác loại. Nhưng nhân hoá khác so sánh ở chỗ chỉ có một vế còn vế kia ngầm thừa nhận. Và nó khác ẩn dụ ở chỗ nó là phương tiện để trực tiếp miêu tả đối tượng không phải con người, còn ẩn dụ là một cách gọi tên khác cho đối tượng định miêu tả. Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối tượng với sự biểu đạt là miêu tả và trữ tình. Trước hết, nhân hoá là cách đưa các đối tượng không phải con người sang thế giới con người. Khi các đối tượng không phải con người được khoác áo con người thì thường tạo nên một không khí mới, sinh động, chúng trở nên gần gụi hơn, dễ hiểu hơn đối với chúng ta, mở rộng trường liên tưởng Thí dụ: Chủ nghĩa cá nhân khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc, mà ai cũng biết: xuống dốc dễ hơn lên dốc - (Hồ Chí Minh- Đạo đức cách mạng) Nhờ sử dụng nhân hoá mà đối tượng được nói đến ở đây trở nên thật sinh động. Qua sự nhân hoá này, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân vốn có tài ẩn náu, nay hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng nói năng khôn khéo, cũng biết len lõi vào chỗ yếu của con người để tìm nơi dung thân... Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng nhân hoá, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hoá vừa là để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình. Thí dụ câu ca dao nói với nhện, với sao được trích ra ở trên cho chúng ta thấy đằng sau lời hỏi nhện, nghe sao tha thiết, thoáng hiện lên một nỗi buồn nhớ không nguôi giữa cảnh đêm khuya của một tâm hồn.... Do có cả chức năng nhận thức và tình cảm, cho nên nhân hoá được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: khẩu ngữ tự nhiên, trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, trong ngôn ngữ chính luận... Bên cạnh nhân hóa, phải kể đến vật hoá hay vật cách hoá, ở đây người ta chuyển đổi ý nghĩa của những từ ngữ chỉ thuộc tính của vật để biểu thị về con người. Vật cách hoá thường được dùng trong văn châm biếm, đùa vui, nhưng nó không phải không có giá trị biểu cảm. Thí dụ: Gái chính chuyên lấy được chín chồng, Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi. Ai ngờ quang đứt lọ rơi, Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. - Ca dao Hoặc: Người tình ta để trên cơi, Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ Đêm qua ba bốn lần mơ, Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì không. - Ca dao Đằng sau sự đùa vui ta cảm thấy một tình yêu tha thiết và một nỗi buồn cô đơn, thấm thía vì sự cách trở với người thương. III. ẨN DỤ ( Người làm: Nguyễn Bảo Ánh) 1. Khái niệm - Ẩn dụ" tiếng La-tinh có nghĩa Metaphoria là một biện pháp tu từ trong Văn học dùng để gọi sự vật - hiện tượng này bằng tên gọi sự vật - hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn. Hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng biện pháp Ẩn dụ trong diễn đạt, trình bày, thuyết trình, giảng dạy. Ẩn dụ là một khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Cụ thể hơn nó là một biện pháp tu từ trong Văn học được sử dụng cùng với Nhân hóa, So sánh, Hoán dụ. 2. Các kiểu ẩn dụ - Ẩn dụ có 4 hình thức chính là: + Ẩn dụ phẩm chất; + Ẩn dụ hình thức; + Ẩn dụ cách thức và; + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 3. Tác dụng của từng hình thức ẩn dụ riêng Ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hiện tượng này với phẩm chất tương đồng của sự vật hiện tượng khác. Ví dụ như khi nói về người cha đã già, thay vì nói tuổi chúng ta có thể nói: Người cha mái tóc bạc, người cha lưng còng hay bố đầu đã hai thứ tóc. Ẩn dụ hình thức có thể được thể hiện qua việc "dấu" đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết. Ví như hai câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen/Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả Ẩn dụ cách thức "thắp": nở hoa). Có nhiều cách thức để thể hiện một vấn đề. Ẩn dụ cách thức sẽ giúp chúng ta đưa được hàm ý của mình vào trong câu nói . Bác hồ có câu: Vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giácVí dụ như: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng hay Nói ngọt lọt đến xương đều là những câu được sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ về cảm giác. Ẩn dụ còn có thể đi cùng với Nhân hoá và một số biện pháp tu từ từ vựng như: So sánh, Điệp ngữ, Chơi chữ, Nói quá, Nói giảm - Nói tránh bạn đọc hãy chọn nét tương đồng để tạo Ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca. 4. Khái niệm của các kiểu ẩn dụ - Ẩn dụ hình thức là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. VD: Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ) Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ. -Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. VD: Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Nhìn "hàng râm bụt" với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn "thắp lên lửa hồng". + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B. VD: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. VD: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt 5. Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền - biển, mận - đào, thuyền - bến, biển - bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. IV. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ GỢI Ý Các bài tập về phép so sánh (Người làm: Ngô Thục Anh) Bài 1: Trong mỗi khổ thơ, câu văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu nào? So sánh bằng từ gì? Khi mặt trời lên tỏ Nước xanh chuyển màu hồng Cờ trên tàu như lửa Sáng bừng cả mặt sông. ( Bến cảng Hải Phòng- Nguyễn Hồng Kiên) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng. ( Quyển vở của em- Nguyễn Quang Huy) Trường sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. Gợi ý: Khổ thơ Vế A (cái được so sánh) Vế B (cái dùng để so sánh) Phương diện so sánh Từ chỉ sự so sánh a cờ lửa Đều có màu đỏ như b dòng kẻ em (xếp hàng ) Đều ngay ngắn như c chí lớn cha ông lòng mẹ Trường Sơn Cửu Long Đều to lớn, vĩ đại Đều bao la rộng lớn Bài 2: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau: Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Bầu trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. ( Tháng ba- Trần Đăng Khoa) Gợi ý: - Hình ảnh so sánh: "Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu" " Bầu trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay" - Hiệu quả: Không khí của buổi chiều tháng ba - gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay... Tất cả như một bức tranh biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mĩ. Bài 3: Chỉ ra và phân tích của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ sau: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Trở tình thương trang trải đêm ngày. ( Vàm Cỏ Đông- Hoài Vũ ) Gợi ý: Các hình ảnh so sánh: "Đây con sông như dòng sữa mẹ" "Và ăm ắp như lòng người mẹ" + Sông chở phù sa, mang nước ngọt làm xanh ruộng lúa vườn cây, như người mẹ lấy dòng sữa ngọt nuôi con thơ. + Ca ngợi tình thương của mẹ bao la, dạt dào, trang trải như dòng sông ăm ắp đêm ngày không bao giờ vơi cạn. Bài 4: Phân tích tác dụng cuả phép so sánh trong các khổ thơ sau: "Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi" (Bầm ơi - Tố Hữu) "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" ( Quê hương - Tế Hanh) Gợi ý: - " Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm" + Từ so sánh : chưa bằng . + Kiểu so sánh : không ngang bằng . - " Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi" + Từ so sánh : chưa bằng . + Kiểu so sánh : Không ngang bằng . - Hình ảnh so sánh: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" Phép so sánh lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể. Tác dụng: Đã làm nổi bật hình ảnh "cánh buồm"- một hình ảnh bình dị bỗng trở nên thiêng liêng lớn lao, thơ mộng. Thể hiện tâm hồn tinh tế, hòa quyện với thiên nhiên, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Các bài tập về phép ẩn dụ (Người làm: Nguyễn Thuỳ Dương) Bài 1: Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) * Gợi ý: - Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng - Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn . Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh (nghĩa bóng) - từ đó gợi cảm xúc cho người đọc về người phụ nữ xưa Bài 2: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" (Viễn Phương - Viếng lăng Bác) - Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ? - Phân tích giá trị biểu cảm ? * Gợi ý: - Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ - Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh "mặt trời" là một vầng thái dương "nghĩa đen", tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta Bài 3: Tìm và phân tích ẩn dụ trong đoạn trích sau: " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" ( Từ ấy - Tố Hữu) Gợi ý: - Cảm nhận về sức mạnh và tác động diệu kì của ánh sáng lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ: một loạt từ ngữ mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng, có giá trị gợi tả và biểu cảm mạnh mẽ (bừng nắng hạ, chói qua tim, mặt trời chân lí), thể hiện cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi đón nhận lí tưởng cách mạng. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản là một nguồn sáng vĩ đại, tác động mạnh mẽ không chỉ tới lí trí mà cả trái tim của nhà thơ. Khoảnh khắc ấy, giây phút ấy, thiêng liêng và hạnh phúc vô ngần, đã choán ngợp cả con tim và khối óc của chàng trai trẻ. Bài 4: Tìm và phân tích ẩn dụ trong các câu thơ sau: "Nghe dào dạt mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thức Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc! Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời! Hứa một Mùa Gặt Lớn ngày mai." ( Sao chiến thắng - Chế Lan Viên) Bài 5: Tìm biện phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau: "Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh " ( Tự hát - Xuân Quỳnh) 3.Các bài tập về biện pháp nhân hoá (Nguyễn Thuỳ Dương) Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ? "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa" Nhân hoá và so sánh C. Ẩn dụ và hoán dụ. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ. Gợi ý: A Bài 2. Trong câu ca dao sau đây: "Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta" Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ? Gợi ý: - Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi. Bài 3: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau: "Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước." (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu) Gợi ý: Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như: - Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước V. MỞ RỘNG VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ( ẨN DỤ, SO SÁNH, NHÂN HOÁ)( Người làm: Nguyễn Quỳnh Anh) 1. Mở rộng vấn đề a/ Ẩn dụ: - Ẩn dụ được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm cho lời nói trong cuộc hội thoại mang đậm màu sắc biểu cảm, cảm xúc. * Ví dụ: - Khi mẹ nựng con thường nói: cục cưng, cục vàng, - Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọng chua, máu nóng, - Để tăng thêm giá trị hàm súc cho lời nói người ta thường sử dụng những thành ngữ như: Nuôi ong tay áo, gậy ông đập lưng ông, con nhà lính tính nhà quan, b/ So sánh: - Người ta thường sử dụng thành ngữ so sánh để diễn tả hình ảnh được cụ thể, sinh động hơn hoặc trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết sẽ tạo ra lối nói hàm xúc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người nói. * Ví dụ: - Bạn ấy trắng như trứng gà bóc. - Nó chạy nhanh như chớp. c/ Nhân hoá: - Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm.Nhân hoá được dùng rộng rãi trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương. Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người. Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm. *Ví dụ: Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi, Ai ngờ quang đứt lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. ( Ca dao) 2. Một số lưu ý về các biện pháp tu từ a/ Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng: - Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng. - Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sang tạo riêng. Nó được dùng với nghĩa phù hợp trong từng ngữ cảnh khác nhau, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng Tiếng Việt có tính cách cá nhân. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt. *Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân ( Ca dao) Ở câu trên từ " chân" trong cụm từ" kiềng ba chân" là ẩn dụ từ vựng chỉ phần dưới cùng của người hoặc vật tiếp xúc với mặt nền. Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời ( Nguyễn Du) Câu này, từ "chân" trong cụm từ" kẻ chân mây cuối trời" được dùng để chỉ Kim Trọng. Đây là ẩn dụ tu từ. b/ Phân biệt phép tu từ ẩn dụ với tu từ so sánh * Giống nhau: - Đều là cách liên tưởng để rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ. * Khác nhau: - So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( ví dụ: dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng. - Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương. * Ví dụ: " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" ( Viễn Phương) Trong 2 câu thơ trên hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thật còn hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai để chỉ hình tượng Bác Hồ . Với cách nói ẩn dụ như, nhà thơ Viễn Phương đã làm nổi bật hình tượng Bác Hồ. Bác tượng trưng cho ánh sáng của lí tưởng, soi rõ đường đi cho cả dân tộc Việt Nam. Bác luôn tỏa rạng ánh hào quang bất tử như mặt trời chói lọi trên cao. "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan." (Hồ Chí Minh) Trong ví dụ trên" trẻ em" được so sánh với" búp trên cành" c/ Phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí: * Giống nhau: - Đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau * Khác nhau: - Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại. - Nếu so sánh tu từ nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các đối tượng đấy mà thôi. * Ví dụ: So sánh tu từ So sánh luận lí - Ðôi ta như cá ở đìa Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung - Ðứt tay một chút chẳng đau Xa nhau một chút như dao cắt lòng. - Khôi đã cao bằng mẹ. - Con hơn cha nhà có phúc. -Nam học giỏi như Bắc. d/ Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ: * Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ : - Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một gọi khác ( lấy A để chỉ B) - Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. - Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc *Điểm khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ: - Cơ sở liên tưởng khác nhau: + Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. *Ví dụ : "Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông" ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng

Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt ”Biện Pháp Tu Từ So Sánh” Trong Phân Môn Luyện Từ Và Câu

1.1. Lí do chọn đề tài. Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất. Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng là sử dụng nó ngày một thành thạo hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh lớp 3. Môn Tiếng Việt lớp 3 nằm trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, với mục tiêu nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe – nói – đọc – viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Trong chương trình Tiểu học hiện nay, phân môn Luyện từ và câu lớp 3, không có bài học riêng về kiến thức, chỉ trình bày các kiến thức (về từ gồm cả thành ngữ, tục ngữ về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc; kiến thức về ngữ pháp như từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm. Học sinh nhận biết sơ giản về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá ) học sinh cần làm quen và nhận biết thông qua các bài tập thực hành. Qua các bài học, các em sẽ nhận biết được các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ, mỗi đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi hình ảnh so sánh ấy; thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu đạt ngôn ngữ làm cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những câu văn hay, những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự quan sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành công của tác phẩm mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều đó . Vì vậy dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là trên cơ sở lấy quan điểm giao tiếp làm định hướng cơ bản và dạy theo tinh thần quan tâm đến việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xuất phát từ đó mà tôi chọn đề tài: Giúp học sinh lớp 3 học tốt ” biện pháp tu từ so sánh ” trong phân môn Luyện từ và câu. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tiếng Việt cùng với môn Toán là môn học quan trọng ở Tiểu học. Nó chiếm nhiều thời gian trong quá trình học tập, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về mảng nghĩa của từ. Đặc biệt là các hình ảnh so sánh là một trong những nội dung mới và khó đối với học sinh. Học sinh hay nhầm lẫn về hình ảnh so sánh và nhân hóa. Vậy để giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã đưa ra một số biện pháp nhận biết biện pháp tu từ so sánh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Tôi chọn học sinh lớp 3B làm đối tượng nghiên cứu trong năm học 2018-2019 tại nơi tôi công tác. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: – Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu. – Quan sát học sinh và giáo viên khi dạy phân môn luyện từ và câu trong khi đi dự giờ. – Điều tra, khảo sát thực tế. – Thực nghiệm. – Thống kê, so sánh đối chiếu. – Kiểm tra, đánh giá. 2. NỘI DUNG . 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Thế nào là so sánh? So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc có nét tương đồng, có dấu hiệu chung nào đó nhằm tăng sức gợi cảm hoặc diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự việc. Trong thực tế có 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lý. So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. Mục đích của so sánh tu từ nhằm diễn tả một cách sinh động đặc điểm của sự vật, sự việc. So sánh luận lý nhằm mục đích xác lập sự tương đương giữa 2 đối tượng. Mặt khác, Nội dung chương trình học Luyện từ và câu lớp 3 về phần so sánh được học trong 10 tiết ở các tuần ở tuần 1,3,5,7,9,10,15,18 của học kỳ 1 với 22 bài tập khác nhau. Nội dung “so sánh” được dạy kèm với các nội dung khác. Có bài chỉ dạy một nội dung về so sánh (bài 5) nhiều bài do kết hợp với các nội dung khác như: So sánh được dạy cùng nội dung ôn kiểu câu: “Ai là gì ?” trong 4 tiết. So sánh được dạy cùng nội dung ôn kiểu câu “ Ai làm gì ?” trong 2 tiết So sánh được dạy cùng nội dung Danh từ (chỉ sự vật) trong 4 tiết Riêng tuần 9 có thêm nội dung “Từ ngữ về quê hương” Ở lớp 3, học sinh vẫn chỉ đang ở cuối giai đoạn của một quá trình nhận thức nên nội dung dạy học so sánh không có tiết lý thuyết riêng phần hình thành kiến thức được cung cấp thông qua hệ thống bài tập. Các bài tập được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau. Việc hiểu và tìm đúng các hình ảnh so sánh giúp học sinh làm bài tập một cách chính xác, tránh những cách hiểu khác nhau. Vậy cần có một số biện pháp đưa ra để giúp học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.2.1. Về việc dạy của giáo viên. Theo quy trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm kiến thức. Tuy nhiên do thời lượng một tiết có hạn nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ, phân biệt biện pháp tu từ so sánh trong các bài học được. Do đó sau các bài học về so sánh học sinh chỉ nắm được kiến thức một cách riêng biệt. Đôi khi trong dạy học các nội dung này giáo viên có lúc bí từ ( hạn chế về vốn từ) khi lấy thêm ví dụ cụ thể ngoài sách giáo khoa để giúp học sinh phân biệt biện pháp tu từ so sánh với các mạch kiến thức khác. 2.2.2. Về việc học biện pháp tu từ so sánh của học sinh. Khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan, vốn kiến thức văn học của học sinh rất ít ỏi nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về so sánh tu từ học sinh tiếp thu và làm bài tập nhanh hơn về so sánh lí luận, có lẽ bởi so sánh lí luận trừu tượng hơn so sánh tu từ. Đặc biệt khi làm bài tập biện pháp tu từ so sánh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài tập chưa đạt yêu cầu. Các em chưa nắm được yêu cầu cơ bản như: cách nhận diện sự vật, nhận diện về đặc điểm của sự vật được đem ra so sánh, từ thể hiện sự so sánh sao cho phù hợp. Để kiểm tra khả năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh tôi đã cho học sinh lớp 3B làm bài tập sau: Đề bài: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau: a) Hai bàn tay em Như hoa đầu cành b) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. c) Trường Sơn: chí lớp ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào d) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều. Kết quả khảo sát: Tổng số học sinh Số học sinh trả lời đúng Số học sinh trả lời sai Số học sinh không trả lời được 25 em SL TL SL TL SL TL 10 40 10 40 5 20 Chỉ có 10 em trả lời đúng, 10 em chưa xác đinh được các hình ảnh so sánh, còn 5 em không hiểu gì. Đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi rất trăn trở. Làm thế nào để giúp học sinh có thể nhận biết được biện pháp so sánh trong quá trình học tập. Bản thân tôi đã đưa ra một số biệp pháp để giúp các em nhận biết được biện pháp so sánh như sau: 2.3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ so sánh. a) Về nội dung, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng. *) Néi dung vÒ “biện pháp so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu ë ch­¬ng tr×nh Tiếng Việt lớp 3. Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: “Luyện từ và câu”. Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 – Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài với các nội dung sau: – So sánh: Sự vật – Sự vật. Ví dụ: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. – So sánh: Sự vật – Con người. Ví dụ: Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. – So sánh: Âm thanh – Âm thanh. Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lòng hoa. – So sánh: Hoạt động – Hoạt động. Ví dụ: Con voi đen lông mượt Chân đi như đạp đất. *) Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng: – Tìm được những sự vật được so sánh với nhau câu văn, câu thơ. – Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn, câu thơ. – Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh. – Nắm được các kiểu so sánh: So sánh hơn kém ; so sánh sự vật với con người ; so sánh âm thanh với âm thanh ; so sánh hoạt động với hoạt động. – Nêu được các từ so sánh. – Điền từ ngữ vào câu có hình ảnh so sánh. b) Biện pháp tu từ so sánh: So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó, để hiểu rõ hơn đối tượng được nói đến. So sánh bao gồm: – Đối tượng được so sánh – Phương diện so sánh – Từ biểu thị quan hệ so sánh ( như, như thể, như là, giống, giống như, tựa như, không khác gì, bằng, là, chẳng bằng ) – Đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh. So sánh có tác dụng như sau: – Về nhận thức: Qua so sánh, đối tượng nói đến được hiểu rõ hơn. – Về biểu cảm: Hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn. Bài tập về so sánh có hai loại nhỏ : – Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh – Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh 2.3.2. H­íng dÉn häc sinh c¸ch häc tõng m¹ch kiÕn thøc vÒ so sánh th«ng qua c¸c bµi tËp cô thÓ. Sách Tiếng Việt lớp 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh ( với tư cách là một biện pháp tu từ ) cho học sinh, mà thông qua hàng loạt bài tập, dần dần hình thành ở học sinh khái niệm này. Hình thức bài tập thường là nêu câu văn, câu thơ, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ, đoạn văn ấy. Chính vì thế tôi đã hướng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh thông qua các bài tập cụ thể. a) Kiểu so sánh: Sự vật – Sự vật. Dạng bài tập này được cung cấp đan xen trong 4 tuần : Tuần 1, 3 , 9 và 15 với các bài tập cụ thể như sau: * Ví dụ: a. “Hai bàn tay em Như hoa đầu cành” (Huy Cận) b. “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (Vũ Tú Nam) c. “Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời” (Lương Vĩnh Phúc) d. “Ơ cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe” (Phạm Như Hà) – (Bài tập SGK-trang 8) a. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Thanh Hải b. Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa sao xuyến nở Như mây từng chùm. Tô Hà c. Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè Trời là cái bếp là nung Lò Ngân Sủn d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Đất nước ngàn năm. (Bài tập SGK-trang 25) Bài 3 : Ghi lại những sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau : a. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. ( Ngô Quân Miện) b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. (Ngô Quân Miện) c. Người ta thấy con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. (Bài tập SGK-trang 69) Cách dạy loại bài tập này, trước hết giáo viên cho một học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe, vừa nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa. Ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn. Sau bước nhận biết sơ bộ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào phân tích từng trường hợp, tìm các sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài tập. Với dạng bài tập này tôi thường hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau : – Đọc yêu cầu bài tập. Lưu ý đọc toàn bộ bài tập – Hướng dẫn HS phân tích yêu cầu. + Bài tập yêu cầu làm gì ? + Để tìm được các sự vật, hình ảnh được đem ra so sánh em cần làm gì ? (Đọc kĩ yêu cầu và các câu văn câu thơ đề tìm các sự vật, các hình ảnh được đem ra so sánh) – Tìm sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh được so sánh. Lưu ý HS : Đã gọi là so sánh thì phải có ít nhất 2 sự vật hoặc 2 hình ảnh trở lên được đem ra để so sánh. – Kết luận : Giáo viên kết luận và phân tích rõ để HS hiểu và tự làm lại được bài tập nếu sai. Theo cách làm này HS sẽ tìm được những sự vật hoặc những hình ảnh được so sánh với nhau theo yêu cầu của bài tập : Cụ thể là : 1. Bài tập 2 – trang 8 a. hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành. b. mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ. c. cánh diều được so sánh với dấu á. d. dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ. Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “Hoa đầu cành” hay vì sao nói “Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa. + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp. + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á. + Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. Hai bàn tay Hoa đầu cành Dấu hỏi Vành tai 2. Bài tập 1 – trang 25 a. Mắt hiền sáng tựa vì sao b. Hoa sao xuyến nở như mây từng chùm. c. Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng 3. Bài tập 2 – trang 69 a. Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ b. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm c. Đầu (con rùa) to như trái bưởi * Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi củng cố cho HS về: – Nhận biết được sự vật hoặc hình ảnh được đem ra so sánh. – Để so sánh được cần phải có ít nhất hai sự vật hoặc hai hình ảnh trở lên trong cùng một ví dụ. – Từ để so sánh trong kiểu so sánh sự vật với sự vật là: như, là, tựa b) Kiểu so sánh hơn kém: Bước đầu sách giáo khoa chỉ cung cấp cho HS làm quen với kiểu so sánh này nên có rất ít trong chương trình. Ví dụ : Bài tập – trang 42, 43 Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau : a. Bế cháu ông thủ thỉ – Cháu khỏe hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng (Phạm Cúc) b. Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ (Trần Đăng Khoa) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Ở phần này khi kết luận cần cho HS nhận biết được các từ so sánh trong các khổ thơ để khắc sâu cho HS và giúp HS dễ dàng nhận biết được đó chính là kiểu so sánh hơn kém. Từ các bước làm trên HS tìm được các hình ảnh so sánh và kiểu so sánh cụ thể là : Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh a. Cháu khỏe hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng hơn kém ngang bằng ngang bằng b. Trăng khuya sáng hơn đèn hơn kém c.Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. hơn kém ngang bằng Lưu ý: Trong câu “Trăng khuya sáng hơn đèn” HS sinh gạch dưới từ trăng hoặc cả cụm từ trăng khuya đều được xem là đúng. Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” HS có thể gạch dưới Những ngôi sao hay Những ngôi sao thức ngoài kia, mẹ hay mẹ đã thức vì chúng con đều được. Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đều có các từ nòng cốt : trăng, những ngôi sao, mẹ là được. * Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi củng cố cho HS về: – Các hình ảnh được so sánh trong câu thơ. – Các từ so sánh: là – hơn – chẳng bằng – Kiểu so sánh: hơn kém, ngang bằng. c) Kiểu so sánh: Sự vật – Con người. Dạng của mô hình so sánh này là: A như B: + A có thể là con người. + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. Với kiểu so sánh này tôi hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của đề bài; tìm các hình ảnh so sánh; nhận biết về kiểu so sánh. a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh) b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với rời xanh (Đồng Xuân Lan) c. Cây pơ-mu đầu dốc Im như người lính canh Ngựa tuần tra biên giới Dừng đỉnh đèo hí vang (Nguyễn Thái Vận) d. Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được “Vì sao?”. Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp búp trên cành và giải thích thêm: Trẻ em” giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng. Cây pơ- mu cao lơn đứng hiên ngang như người lính dũng cảm đứng canh gác giữa bầu trời. “Bà” sống đã lâu, tuổi đã cao giống như “quả ngọt chín rồi” đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. * Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi khắc sâu cho HS về: – Các hình ảnh so sánh có trong câu thơ, câu văn, chỉ rõ cho HS biết hình ảnh nào chỉ sự vật hình ảnh nào chỉ người. – Từ so sánh là từ như – Kiểu so sánh: Sự vật với con người d) Kiểu so sánh: Âm thanh – Âm thanh: Mô hình này có dạng sau: A như B: + A là âm thanh thứ 1. + B là âm thanh thứ 2. * Ví dụ: Bài tập 2 – trang 80 a. “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Nguyễn Trãi) b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa c. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đầu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. (Đoàn Giỏi) Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ “như”. Chẳng hạn: Âm thanh thứ nhất Từ so sánh Âm thanh thứ hai Tiếng suối Tiếng suối Tiếng chim như như như tiếng đàn cầm tiếng hát xa tiếng xóc những rổ tiền đồng Lưu ý: GV giải thích cho HS hiểu những gì ta chỉ có thể nghe được mà không cầm nắm được đó chính là âm thanh. * Kết luận: Với kiểu so sánh này tôi vừa củng cố và mở rộng cho HS về: – Xác định được từ chỉ âm thanh có trong câu thơ, câu văn. – Từ so sánh: như – Kiểu so sánh mới: So sánh âm thanh với âm thanh đ) Kiểu so sánh: Hoạt động – Hoạt động. Mô hình này có dạng như sau: + A như B. * Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: + “Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đạp đất” (Trần Đăng Khoa) + “Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay