Xương Cùng Có Chức Năng Gì?

Xương cùng là cấu trúc giải phẫu nằm ở phần cuối cột sống, bên dưới đốt sống thắt lưng thứ năm (L5). Bên dưới xương cùng là xương cụt (coccyx), hay còn gọi là xương đuôi.

Xương cùng nằm ở giữa xương chậu phải và trái, tạo thành mặt sau của xương chậu. Đây là nơi xương cột sống kết nối với xương chậu. Điểm gặp nhau của L5 và S1 được gọi là vùng cột sống thắt lưng – xương cùng (lumbosacral).

Vùng lưng dưới (đốt sống thắt lưng) và xương cùng (đốt sống cùng) có vai trò giúp hình thành đường cong thắt lưng – xương cùng, rất cần để hỗ trợ phần thân trên, nâng đỡ trọng lượng, duy trì sự cân bằng và các chức năng linh hoạt của cơ thể. Kiểu cong ở vùng thắt lưng- xương cùng bao gồm cong trước (ưỡn) và cong sau (gập), là một trong bốn kiểu cong tự nhiên của cột sống.

Vị trí của xương cùng ở điểm giao nhau của cột sống và xương chậu.

Xương cùng là một xương có hình dạng đặc biệt, được cấu tạo từ một nhóm năm đốt sống hợp nhất, nằm trong khu vực thấp nhất của cột sống. Nó được coi là yếu tố chủ chốt của cơ thể người, có vai trò rất quan trọng vì nó tạo thành một liên kết giữa cột sống và xương chậu, góp phần quan trọng cho sự cần bằng của phần hông.

Hình dáng của xương cùng khác nhau tùy thuộc vào giới tính: ở nữ, nó có kích thước ngắn hơn và rộng hơn so với nam. Ở nữ giới, xương cùng được cấu tạo xiên chéo hơn về phía trước, điều này làm tăng kích thước khoang chậu, sẽ giúp nữ giới thuận tiện hơn trong quá trình mang thai và có nhiều không gian hơn cho thai nhi phát triển trong tử cung.

Khớp thắt lưng – xương cùng (lumbosacral): Khớp này ở vị trí giao của L5 và S1, nó kết nối cột sống thắt lưng với xương cùng. Có rất nhiều áp lực tại giao điểm này. Tại đây, đường cong cột sống sẽ chuyển từ cong phía trước (tư thế ưỡn) sang cong phía sau (tư thế gập). Khu vực L5-S1 có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng, hấp thụ và phân phối trọng lượng phía trên cơ thể khi nghỉ ngơi hay chuyển động. Đây là một lý do tại sao thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống thường xảy ra phổ biến hơn ở khu vực này.

Vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả phần lưng dưới và hông. Các khớp xương cùng có tác dụng nâng đỡ trọng lượng và giúp cân bằng phần này của cột sống. Ngoài ra còn có vai trò hỗ trợ và cân bằng vận động của khớp giống như các phần khác của cột sống là dây chằng, gân và cơ.

Khi bị đau cấp, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung canxi cho cơ thể. Lưu ý không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian này.

Ở Xương Dài, Màng Xương Có Chức Năng Gì?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào?

Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?&nb

Trong bàn tay người, ngón tay nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

Đặc điểm không có ở hồng cầu người là gì?

Hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?

Huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

Trong hệ thống hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau

Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây có khả năng tiết kháng thể?

Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất gì giúp cơ thể đề kháng?

Ở ngưởi có mấy nhóm máu?

Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào sau đây mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

Ở người, loại mạch nào dẫn máu trở về tim?

Mao mạch có đặc điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?

Ở người bình thường trưởng thành trung bình 1 phút tim đập bao nhiêu nhịp

Ở người bình thường, thời gian tâm nhĩ hoạt động trong mỗi chu kì tim là bao lâu?

Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng bao lâu?

Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là trong bao lâu?

Bệnh xơ vữa động mạch do loại lipit nào gây ra?

Con người là một trong những đại diện của

Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây?

Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú?

Tế bào là gì? Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương có chức năng gì?

Sự to ra và dài ra của xương là do đâu?

Sụn Đầu Xương Có Chức Năng Gì?

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Xương to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở bộ phận nào?

Thành phần nào của máu làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng?

Bộ xương người gồm có các phần chính là:

Xương có tính đàn hồi và rắn chắc là vì:

Biện pháp nào sau đây không phải là phải biện pháp chống cong vẹo cột sống:

Nơron thần kinh có chức năng nào sau đây

Enzim trong nước bọt có tên là:

Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài

Trong các xương sau đây xương dài là:

Sụn đầu xương có chức năng gì?

Hồng cầu có chức năng gì?

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào giống nhau ở điểm nào?

Sự trao đổi khí ở tế bào xẫy ra như thế nào?

Nổi da gà” là hiện tượng:

Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ như thế nào?

Phổi có chức năng như thế nào?

Thân to ra về bề ngang nhờ:

Thành phần cấu tạo của máu gồm:

Thành phần các chất chủ yếu của huyết tương là:

Các chất nào trong các chất sau đây được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

Tại sao nhóm máu O chỉ cho mà không nhận?

Bạch cầu nào tham gia thực bào?

Môi trường trong của cơ thể gồm

Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là:

Cho tên các cơ quan tiêu hóa như sau: 1. Khoang miệng, 2. Dạ dày, 3. Ruột non, 4. Thực quản, 5. Ruột già, 6. Hậu môn.

Cho tên các cơ quan hô hấp như sau: 1. Mũi, 2. Họng, 3. Khí quản, 4. Thanh quản, 5. Phổi, 6. Phế quản.

a. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể?b.

a) Trình bày chu kì hoạt động của tim?b) Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ?

Trong thực tế đời sống, khi có vết thương chảy máu mao mạch, dân gian thường dùng vài sợi thuốc lá hay thuốc lào, lô

Xương Sườn Người Có Bao Nhiêu Cái Và Có Chức Năng Gì?

Một điều khá bất ngờ là không phải ai cũng có số lượng xương sườn giống nhau. Vậy chính xác thì xương sườn người có bao nhiêu cái và chức năng của xương sườn là gì?

Xương sườn người có bao nhiêu cái?

Xương sườn người có bao nhiêu cái? Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (chia làm 12 cặp). Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh. Đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng. Lý do có thêm chiếc xương này là trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương.

Nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu, các dây thần kinh hoặc dây chằng liền kề thì có thể gây những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác ở chi, đông máu và các vấn đề khác.

Xương sườn khá dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân.

Hai đầu xương sườn là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn có tác dụng giảm ma sát trong đầu xương.

Đoạn giữa là thân xương, hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng làm nhiệm vụ chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương (ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng).

Chức năng của xương sườn

Xương sườn có chức năng:

Nâng đỡ trọng lượng cơ thể

Giúp mở rộng và co bóp khoang ngực và cũng bảo vệ nội tạng quanh nó như phổi và tim.

Những thói quen ảnh hưởng xấu tới xương sườn

Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tiêu hủy tế bào xương. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm xương yếu đi và cản trở sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Tương tự, rượu làm tăng khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, làm giảm lượng hormone estrogen và testosterone, khiến xương yếu hơn.

Ăn quá nhiều muối làm tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Người thiếu vận động sẽ tiêu xương nhanh hơn so với người hay tham gia các hoạt động. Theo các chuyên gia, nên tích cực đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ… để làm khả năng thăng bằng, tư thế và sự linh hoạt, giảm nguy cơ gãy xương.

Ít tắm nắng và không ăn những thực phẩm giàu canxi sẽ làm xương trở nên mỏng và giòn hơn và có nguy cơ cao bị loãng xương, yếu xương.

Khi có các dấu hiệu như đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Xương Chậu Nằm Ở Đâu Và Có Chức Năng Gì?

Xương chậu nằm ở đâu? Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh phần xương cột sống đoạn dưới.

Ở góc độ khác, xương chậu nằm ở trên phần xương đùi, được đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.

Vùng xương chậu là ở đâu? Diện tích vùng xương chậu từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, nằm dưới eo và bao trọn vùng hông đến đùi.

Xương chậu là gì? Xương chậu hay còn được gọi là xương dẹt, là vùng xương có diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương của cơ thể con người. Xương chậu có hình cánh quạt gồm 4 bờ, 2 mặt và 4 góc, do 3 xương hợp thành: xương cánh chậu ở trên, xương mu ở trước, xương ngồi ở sau.

Cấu tạo 2 mặt của xương chậu

Mặt ngoài xương chậu: ở giữa có ổ cối khớp với chỏm xương đùi. Xung quanh là vành ổ cối gắn với khuyết ổ cối. Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác, phía sau là xương ngồi, phía trước là xương mu, ở trên là xương cánh chậu lõm xuống tạo thành hố chậu. Ở hố chậu có 3 diện bám vào cơ mông.

Mặt trong của xương chậu có 1 gờ nhô lên chia mặt sau thành 2 phần:

Phần trên có lồi chậu, phía sau có diện nhĩ

Phần dưới có diện vuông và lỗ bịt

Cấu tạo 4 bờ của xương chậu

Bờ trên (mào chậu) bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Hình dạng cong theo hình chữ S, mỏng ở giữa, dày hơn ở phía trước và phía sau.

Bờ dưới (ngành ngồi) được hình thành do xương ngồi và xương mu.

Bờ trước lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu (củ mu).

Bờ sau cũng lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi.

Cấu tạo 4 góc của xương chậu

Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên

Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên

Góc trước dưới: ứng với gai mu (củ mu)

Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi

Nếu xem cơ thể là một ngôi nhà, thì xương chậu chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Với diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể con người, xương chậu nối cột sống với xương đùi và trải đều trọng lượng cơ thể từ phần đỉnh đầu xuống thắt lưng, giữ vai trò là bộ phận quan trọng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là “chìa khóa” giữ gìn sức khỏe.

Về cơ bản, xương chậu có các chức năng chính và phụ :

Chức năng chính

Chống đỡ trọng lượng của phần thân trên khi cơ thể ngồi và đứng, chuyển hóa trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung ruột thừa dưới khi thao tác đi đứng, chạy nhảy và hoạt động phần dưới cơ thể. Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh.

Vai trò này cũng chính là điểm tiến hóa khiến con người trở thành động vật bậc cao so với các loài động vật khác.

Chức năng phụ

Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới của đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản bên trong.

Đối với phụ nữ, xương chậu có đặc trưng là rộng và nông, giống hình dáng của thau rửa mặt bao trọn lấy các cơ quan nội tạng khác như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang, và khi phụ nữ mang thai, xương chậu còn có vai trò quan trọng là bảo vệ thai nhi.

Nếu không may bị giãn xương chậu sẽ khiến tử cung và đường ruột bị đẩy xuống sâu hơn so với bình thường, dẫn đến việc phình bụng dưới, cản trở tuần hoàn máu vùng xương chậu gây ra các tình trạng phổ biến như đau bụng kinh, lạnh bụng, són tiểu.

Các dấu hiệu bất thường ở xương chậu

Một số biểu hiện bất thường của xương chậu có thể kể đến:

Cảm giác đau khớp xương chậu kèm theo biểu hiện tê cứng chân.

Đau dai dẳng ở vùng chậu hông giữa hai mông, có dấu hiệu teo mông.

Chân vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ, khoảng cách giữa hai chân lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu

Đau nặng hơn mỗi khi cử động mạnh, thậm chí là không thể xoay hoặc là nghiêng người, khó cúi ngửa, xoay, ngồi lâu một tư thế…

Cơn đau lan dần xuống đùi và có dấu hiệu teo cơ vùng mông đùi.

Đau vùng bụng dưới âm ỉ, đại tiện thấy đau và có mùi lạ, chảy máu.

Khi quan hệ thấy đau, sốt hoặc rét run người, buồn nôn, choáng váng…

Tê cứng các khớp xương chậu, cơn đau lan xuống cả hai chân, đùi, cẳng chân giống như là khi bị đau thần kinh tọa.

Khi có bất kì biểu hiện nào trong những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sớm có nhận định chuẩn xác và kịp thời nhất, hỗ trợ cho công tác điều trị sau này.

Phương thức trị liệu, chăm sóc vùng xương chậu

Để chăm sóc vùng xương chậu được tốt nhất, chúng ta nên chú trọng rèn luyện các cơ bắp xung quanh xương chậu.

Thường xuyên tập luyện, làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như kegel, phương pháp soutai đẩy đầu gối, bắt chước các động tác của võ sĩ sumo như “sonkyo”, “shiko” và “suriashi”.

Khi bị đau vùng xương chậu, có thể dùng gạc ấm, khăn ấm chườm vào vùng bị đau hoặc tắm bằng nước ấm.

Đối với phụ nữ mang thai, việc châm cứu và massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.

Người bệnh có thể chữa căng cơ vùng xương chậu bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với bài tập vật lý trị liệu.

Tương tự người bị đau xương chậu do viêm ruột thừa thì cần phải được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi phần ruột thừa trước khi chuyển hóa thành viêm nhức, nhiễm trùng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm botox để ngăn ngừa được sự co thắt cơ vùng chậu, giúp giảm nhanh cảm giác đau mỏi.