Xn Đánh Giá Chức Năng Thận / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ gọi là suy thận mạn. Khi suy thận cấp, chức năng thận có thể hồi phục được. Suy thận mạn là chức năng thận suy giảm dần và cuối cùng mất hoàn toàn chức năng, lúc này cần có các biên pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được. * Biểu hiện lâm sàng của suy thận: – Lượng nước tiểu giảm (thiểu niệu, vô niệu) hoặc lượng nước tiểu tăng (đa niệu, đặc biệt đa niệu về đêm) – Các triệu chứng của thừa nước: phù, tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, phù não – Các triệu chứng của tăng các chất độc trong máu: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau cơ, đau xương khớp, co rút cơ hoặc liệt, loạn nhịp tim, khó ngủ, nổi mẫn da… – Các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, chóng mặt… – Kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây suy thận: tiêu chảy, phỏng, chảy máu cấp, đau lưng, đau bụng, tiểu khó. * Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hiện nay chỉ đánh giá tương đối chức năng thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm.

1. Các xét nghiệm sinh hóa: Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể, được thận thải ra qua nước tiểu. Trị số bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm. Trung bình, BUN: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L), creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 mmol/L). Các chỉ số này tăng lên trong máu khi chức năng thận xấu đi. Để chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinine. Bình thường, độ thanh thải creatinine 70-120mL/phút. Độ thanh thải creatinine giảm phản ánh sự suy giảm chức năng thận 2. Điện giải đồ:rối loạn chức năng thận gây ra mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Sodium (Natri):Natri máu bình thường 135-145 mmol/L. Người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng: nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật. Potasium (kali): Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/L. Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim. Canxi máu: canxi máu bình thường 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim. 3. Rối loạn cân bằng kiềm toan:Bình thường pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận làm giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu làm loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp (thở nhanh kiểu Kussmaul), làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu. Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat. 4. Acid uric máu: trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được. Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu. 5. Tổng phân tích nước tiểu Tỷ trọng nước tiểu: Tỷ trọng NT bình thường: 1,01 – 1,020 (nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 – 1,022). Giảm chức năng thận giai đoạn sớm sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỷ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được làm thêm: so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu…. Protein: một mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein không thể đánh giá chính xác tình trạng tổn hại của các cầu thận, nhưng có tính gợi ý để bệnh nhân được chỉ định làm tiếp xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ . 6. Định lượng protein nước tiểu 24 giờ Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 – 0,2 g/24h. 7. Albumin huyết thanh Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp. 8. Protein toàn phần huyết tương Bình thường: 60 – 80 g/L Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương. 9. Tổng phân tích tế bào máu Tình trạng giảm số lượng hồng cầu ở một bệnh nhân suy thận chứng tỏ đây là suy thận mạn, đặc biệt là khi có giảm số lượng hồng cầu kèm theo không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới. Đôi khi có thiếu máu thiếu sắt do kèm theo mất máu qua đường tiêu hóa. 10. Siêu âm bụng Phát hiện được tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Phát hiện được các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền. Có thể gợi ý bệnh lý thận mạn tính qua hình ảnh siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, mất phân biệt vỏ tủy hoặc thận có nhiều nang. 11. Chụp CT Scan bụng Là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản. 12. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõchức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Nếu có làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, xét nghiệm này cũng cho phép đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên. Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm, chỉ làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền. Khi lâm sàng có các biểu hiện suy thận:xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận. Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật lên đường tiết niệu hoặc các cơ quan trong bụng: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn: làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận

Xin Bs cho biết các xét nghiệm đánh giá chức năng thận, xin cảm ơn bs;

Trả lời: Thận là cơ quan chủ yếu của hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu chịu trách nhiệm sản xuất, trữ và thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Thông qua việc bài tiết nước tiểu, cơ thể thải ra ngoài các chất độc và giữ thăng bằng cho môi trường bên trong cơ thể. Ngoài ra, thận cũng còn là một tuyến nội tiết tham gia vào việc tạo máu và điều hòa huyết áp động mạch.

Giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu

Bình thường, mỗi người có 2 thận nằm hai bên cột sống, ở vùng thắt lưng, là nơi sản xuất ra nước tiểu. Mỗi thận có 1 ống gọi là niệu quản, dẫn nước tiểu do thận sản xuất đến tích trữ ở bàng quang. Bàng quang ở vị trí thấp của bụng, là nơi chứa nước tiểu và tống xuất ra ngoài từng đợt mỗi khi bàng quang đầy. Niệu đạo là ống nối từ bàng quang đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Hệ tiết niệu của nam và nữ hoàn toàn giống nhau, chỉ trừ chiều dài niệu đạo của nam dài hơn nữ

Tùy theo lượng nước cung cấp, trọng lượng, điều kiện môi trường.. cơ thể mỗi người thải ra 1-2 lít nước tiểu mỗi ngày. Nếu lượng nước tiểu nhiều hơn 2,5 lít, gọi là đa niệu. Lượng nước tiểu ít hơn 400ml là thiểu niệu và ít hơn 100ml là vô niệu.

Việc hình thành và bài tiết nước tiểu giúp cho cơ thể:

– Thải bỏ lượng nước thừa, qua đó kiểm soát thể tích máu lưu hành và áp lực máu

Thải bỏ các chất độc hình thành do quá trình chuyển hóa các chất bên trong cơ thể (chủ yếu là urea và acid uric)

– Điều hòa các chất điện giải của môi trường trong cơ thể

– Giữ thăng bằng kiềm- toan trong cơ thể

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận:

Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hiện nay chỉ đánh giá tương đối chức năng thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm.

1.Các xét nghiệm sinh hóa:

Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể, được thận thải ra qua nước tiểu. Trị số bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm. Trung bình, BUN: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L), creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 mmol/L). Các chỉ số này tăng lên trong máu khi chức năng thận xấu đi.

Để chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinine. Bình thường, độ thanh thải creatinine 70-120mL/phút. Độ thanh thải creatinine giảm phản ánh sự suy giảm chức năng thận

2. Điện giải đồ: rối loạn chức năng thận gây ra mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Sodium (Natri):Natri máu bình thường 135-145 mmol/L. Người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh đi từ nhẹ đến nặng: nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.

Potasium (kali): Kali máu bình thường 3,5- 4,5 mmol/L. Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thân do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Canxi máu: canxi máu bình thường 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat. Triệu chứng hạ canxi máu chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim.

3. Rối loạn cân bằng kiềm toan:

Bình thường pH máu được duy trì ở mức 7,37 – 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận làm giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu làm loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp (thở nhanh kiểu Kussmaul), làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu. Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat.

4. Acid uric máu: trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được.

Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu.

5. Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu: Tỷ trọng NT bình thường: 1,01 – 1,020 (nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 – 1,022). Giảm chức năng thận giai đoạn sớm sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỷ trọng nước tiểu. Trong trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được làm thêm: so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu….

6. Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Protein: một mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein không thể đánh giá chính xác tình trạng tổn hại của các cầu thận, nhưng có tính gợi ý để bệnh nhân được chỉ định làm tiếp xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ .

7. Albumin huyết thanh 8. Protein toàn phần huyết tương

Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 – 0,2 g/24h.

Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong bệnh lý cầu thận cấp.

Bình thường: 60 – 80 g/L

Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tình trạng giảm số lượng hồng cầu ở một bệnh nhân suy thận chứng tỏ đây là suy thận mạn, đặc biệt là khi có giảm số lượng hồng cầu kèm theo không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới.

Đôi khi có thiếu máu thiếu sắt do kèm theo mất máu qua đường tiêu hóa.

Phát hiện được tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn.

12. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Phát hiện được các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền.

Có thể gợi ý bệnh lý thận mạn tính qua hình ảnh siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, mất phân biệt vỏ tủy hoặc thận có nhiều nang.

Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận

Là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu.

Chỉ sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.

Phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

Là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên.

Phương pháp này nhìn rõchức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận.

Nếu có làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, xét nghiệm này cũng cho phép đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm, chỉ làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi lâm sàng có các biểu hiện suy thận:xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ

Các Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận Cần Làm

Protein trong cơ thể thoái hóa sẽ cho ra sản phẩm là Ure, Ure được lọc ở thận trước khi thải ra ngoài với nước tiểu.

Phân tích kết quả:

Chỉ số chức năng thận bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/l

Nếu chỉ số Ure tăng bất thường : báo hiệu bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi niệu quản, viêm ống thận, tiêu chảy, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy…

Chỉ số Ure trong máu giảm: suy giảm chức năng gan, ăn ít protein, truyền nhiều dịch…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh:

Creatinin là sản phẩm thoái hóa của Creatin trong các cơ, đào thải ở thận. Chỉ số này giúp đánh giá chức năng thận.

Chỉ số Creatinin thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ, hoạt động thể lực.. Nếu trường hợp bác sỹ nghi ngờ xét nghiệm này không chính xác, có thể chỉ định thêm xét nghiệm cystatin C máu.

Đánh giá kết quả:

Creatinin bình thường: Nam: 0.6- 1.2 mg/dl. Nữ: 0.5 – 1.1 mg/dl

Nồng độ Creatinin máu tăng bất thường: có thể chức năng thận bị rối loạn. Khả năng lọc Creatinin bị kém, dẫn đến nồng độ Creatinin máu tăng cao.

Riêng đối với bệnh nhân suy thận, bị suy thận càng nặng, chỉ số Creatinin càng cao:

Suy thận cấp độ 1: creatinin dưới 130 mmol/l

Suy thận cấp độ 2: creatinin từ 130 – 299 mmol/l

Suy thận cấp độ 3a: creatinin từ 300 – 499 mmol/l

Suy thận cấp độ 3b: creatinin từ 500 – 899 mmol/l

Suy thận cấp độ 4: creatinin trên 900 mmol/l.

Xét nghiệm điện giải đồ cho ta thấy rõ hơn các bệnh lý về thận. Chức năng thận suy giảm dẫn đến mất cân bằng các chất điện giải, bao gồm:

Sodium (Natri): Natri trong máu bình thường ở khoảng 135 – 145 mmol/L. Với người suy thận, nồng độ natri máu giảm do mất qua thận, qua da, do thừa nước hoặc mất qua đường tiêu hóa.

Potassium (Kali): Kali trong máu bình thường ở khoảng 3,5 – 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận cũng bị tăng Kali trong máu, do thận đào thải kém đi.

Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, canxi trong máu từ 2.2 – 2.6 mmol/L. Người bị suy thận kéo theo giảm canxi máu và tăng phosphate.

Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan :

Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người nghi ngờ bị mắc bệnh.

Ở người bình thường, pH tối ưu ở mức 7,37 – 7,43. Ở mức này, các men tế bào, protein co cơ và yếu tố đông máu hoạt động tối ưu nhất.

Ở người suy giảm chức năng thận, nồng độ acid trong máu và các cơ quan tăng do acid chuyển hóa bị giảm thải.

Xét nghiệm acid uric trong máu:

Xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận. Nồng độ acid uric bình thường trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Khi bị những bệnh sau: suy thận, gout, vẩy nến… nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng.

Các xét nghiệm sinh hóa khác cần làm:

Albumin huyết thanh: chỉ số Albumin huyết thanh giảm mạnh ở những người mắc bệnh cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp. Chỉ số Albumin huyết thanh bình thường từ 35 – 50g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần.

Protein toàn phần huyết tương: đây là chỉ số thể hiện chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng 60 – 80g/L. Người mắc bệnh thận thường có chỉ số protein toàn phần giảm do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp đánh giá được tình trạng chức năng thận của bạn, cụ thể như sau:

Tỷ trọng nước tiểu bình thường 1,01 – 1,02. Suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm.

Nếu trong nước tiểu có protein, bệnh nhân sẽ được thực hiện thêm xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

3.Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Trường hợp siêu âm thấy thận có kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, có nhiều nang hoặc mất phân biệt vỏ tủy.. gợi ý bệnh thận mạn tính.

Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền, phát hiện sỏi thận hoặc khối u trong thận.

Phương pháp này thường chỉ sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân bế tắc niệu quản.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ:

Phương pháp này cho phép đánh giá chức năng từng bên thận. Giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận. Nếu kết hợp thêm với nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp này cũng giúp đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

Tóm lại, phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định làm một hay nhiều phương pháp. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra những biện pháp và phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời.

Xét nghiệm chức năng thận bằng sinh hóa máu ở đâu tại Đà Nẵng?

Ngoài thực hiện xét nghiệm chức năng thận, phòng khám còn có các xét nghiệm khác như xét nghiệm tiểu đường, chức năng gan, acid uric, các gói xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm adn, sàng lọc trước sinh NIPT.

Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn.

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519

Xét Nghiệm Bun Giúp Đánh Giá Chức Năng Gan Và Thận

Xét nghiệm BUN cung cấp nhiều thông tin quan trọng để đánh giá tình trạng hoạt động, mức độ bệnh lý của gan và thận trong cơ thể con người. Vì thế, xét nghiệm được chỉ định và thực hiện phổ biến với các bệnh nhân mắc bệnh gan, thận ở Việt Nam.

1. Xét nghiệm BUN là gì?

Quá trình tổng hợp Ure diễn ra tại gan, theo chu trình Krebs-Henseleit như sau:

Protein → acidamin → NH3 → Carbamylphosphat → Citrulin → Arginin → Ure.

Từ sơ đồ này ta thấy, nguồn Ure và NH3 chủ yếu từ quá trình thoái hóa các Protein, có nguồn gốc khác nhau như:

– Thức ăn: Protein ngoại sinh được Protease của đường tiêu hóa chuyển hóa, tạo thành acid amin và được tái hấp thu, chuyển hóa thành NH3. Từ NH3 sẽ chuyển hóa thành Ure tại gan.

– Nội sinh: quá trình dị hóa các Protein mô, giải phóng acid amin và cuối cùng tạo NH3, Ure tại gan.

Nồng độ Ure trong máu phụ thuộc vừa vào khẩu phần Nito cung cấp qua thực phẩm, quá trình dị hóa Protein nội sinh, vừa phụ thuộc vào chức năng thận và cả tình trạng cân bằng điện giải cơ thể. Các rối loạn chức năng gan cũng khiến quá trình chuyển hóa NH3 thành Ure bị ảnh hưởng, khiến NH3 bị tích tụ, gây độc thần kinh và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Xét nghiệm BUN định lượng Ure trong máu

Ure sau khi tạo thành tại gan sẽ được đào thải qua nhiều con đường:

Một phần Ure được đào thải trong lòng ruột, nhờ các enzyme Urease của ruột chuyển hóa thành NH3 để đưa ra ngoài.

Ure được đưa đến thận và được lọc ở cầu thận, tái hấp thu tại ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc và lưu lượng nước tiểu.

Như vậy, rối loạn chức năng thận sẽ dẫn tới tăng nồng độ Ure huyết thanh, nếu nồng độ này lớn hơn 33 mmol/l sẽ gây độc, khiến bệnh nhân có nhiều biểu hiện bệnh lý lâm sàng như:

Tim: viêm màng ngoài tim.

Đường tiêu hóa: nôn

Phổi: Phổi có Ure máu cao

Thần kinh: bệnh não do hôn mê, rối loạn chuyển hóa, viêm đa dây thần kinh.

Rối loạn chức năng thận làm tăng Ure Nitrogen trong máu

Như vậy, xét nghiệm này định lượng nồng độ Ure Nitrogen trong máu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của gan và thận. Nếu nồng độ Ure cao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan và thận đang gặp vấn đề bệnh lý, rối loạn chức năng,…

Các phương pháp xét nghiệm BUN hiện nay đều cho kết quả Ure tổng thể trong máu, chứ không đo riêng nồng độ Ure Nitrogen, vì thế có thể chuyển đổi từ BUN sang Ure theo công thức sau:

Urea [mmol/L] = BUN [mg/dL of nitrogen] x 10 [dL/L]/14×2 [mg N/mmol urea]

Urea [mg/dL]= BUN [mg/dL] * 2.14

BUN [mmol/L]= urea [mmol/L]

2. Kết quả xét nghiệm BUN có ý nghĩa lâm sàng thế nào?

Bình thường, ở người có sức khỏe bình thường, cụ thể là gan và thận đều khỏe mạnh thì BUN có giá trị bình thường như sau: Nồng độ Ure máu: 2,5 – 8,07 mmol/l.

Nồng độ Ure nước tiểu: 428 – 714 mmol/24h.

Bệnh nhân suy tim cũng tăng nồng độ Ure máu cao

Chỉ số xét nghiệm tăng cao hơn mức bình thường có thể do nhiều yếu tố như:

Nhồi máu cơ tim.

Suy tim sung huyết.

Tăng lượng Protein hấp thu vào.

Chảy máu ruột – dạ dày.

Tăng chuyển hóa Protein.

Giảm thể tích (do mất nước, phỏng).

Bệnh thận (viêm đài bể thận cấp, viêm vi cầu thận cấp, hoại tử ống thận cấp).

Tắc nghẽn đường tiểu (do u, sỏi, phì đại tiền liệt tuyến).

Sử dụng 1 số loại thuốc như thuốc kháng sinh, corticosteroids.

Chế độ ăn giàu Protein.

Chỉ số xét nghiệm thấp hơn mức bình thường có thể do: Ăn uống thiếu Protein, suy gan, suy dinh dưỡng, Hyrat hóa quá mức.

Nồng độ Ure Nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì thế ở trẻ em, nồng độ sẽ thấp hơn bình thường.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm này cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác để xác định rõ gan hay thận gặp vấn đề bất thường và bất thường như thế nào, để từ đó đưa ra hướng điều trị hợp lý.

3. Xét nghiệm BUN được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm được chỉ định khi cần:

Đánh giá chức năng thận.

Nghi ngờ có tổn thương thận.

Đánh giá hiệu quả của việc điều trị lọc máu ở người thẩm phân phúc mạc, người đang chạy thận nhân tạo.

Xét nghiệm BUN hiện được thực hiện phổ biến để chẩn đoán bệnh

Ở những người có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận cao, khi xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Ure Nitrogen, bác sỹ sẽ kiểm tra đồng thời nồng độ Creatine. Creatine là chất hóa học thoái hóa từ chuyển hóa của cơ, được vận chuyển trong máu đến thận. Kết hợp với kết quả BUN, nồng độ Creatine cao cũng là dấu hiệu tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dựa vào xét nghiệm mẫu máu, tính tỉ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR) để đánh giá khả năng loại bỏ chất thải từ máu của thận.

Khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân thường sẽ được lấy mẫu máu để định lượng hàm lượng Ure Nitrogen. Cũng có trường hợp sẽ lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu 24 để xét nghiệm.

Khi lấy mẫu máu xét nghiệm chỉ để định lượng hàm lượng Ure nitron, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường mà không cần nhịn, kiêng quá nhiều. Nhưng nếu bác sỹ cần lấy mẫu máu để phân tích và làm các xét nghiệm khác, bệnh nhân có thể cần kiêng ăn, uống. Bác sỹ sẽ dặn dò chi tiết trước khi thực hiện xét nghiệm.

Mẫu máu xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay người bệnh. Mẫu máu đựng trong ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng EDTA, Heparin,… trước khi được đưa tới phòng thí nghiệm phân tích.

Để xét nghiệm chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.