Xét Nghiệm Thăm Dò Chức Năng Gan / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Một Số Nghiệm Pháp Thăm Dò Chức Năng Thận

MỘT SỐ NGHIỆM PHÁP THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

1. PHƯƠNG PHÁP THANH THẢI Từ phương pháp thanh thải creatinin của Rehberg (1926), hoặc phương pháp thanh thải urê của Moler Mehntosh và Van Slyke (1928), ngày nay người ta đã tìm được nhiều chất thử thích hợp cho việc thăm dò từng phần chức năng thận: inulin, creatinin, urê, P.A.H, Cr 51, E.D.T.A … Trong đó: U: (mg%) chất có trong nước tiểu V: (ml/min) lượng nước tiểu/min U.V: (mg/min) lượng chất được đào thải/min P: (mg%) nồng độ chất có ở trong máu C: (ml/min) lượng huyết tương được lọc sạch một chất/min Hằng số C được Van Slyke gọi là độ thanh thải. Độ thanh thải (clearance) là lượng huyết tương tính bằng ml chứa một chất trong một đơn vị thời gian đã bị lọc sạch chất đó. Nếu nhân hằng số C với nồng độ chất đó có trong huyết thanh, thì biết được lượng chất đó được đào thải ra ngoài trong một đơn vị thời gian. Như vậy chỉ trong một điều kiện đặc biệt, một chất chỉ đi qua thận một lần đã bị loại trừ hoàn toàn, thì độ thanh thải mới tương ứng được lượng huyết tương qua thận. Điều này rất khó xảy ra trong cơ thể. Vì thế, đây là một khái niệm trừu tượng, nhưng ta vẫn có thể hiểu và ứng dụng được. Ví dụ, trong một phút có một lượng chất được bài tiết ra ở 75ml huyết tương và điều này ta cũng có thể cho: trong một phút có 1/2 lượng chất đó được bài tiết ra ở 150ml huyết tương. Như thế, khái niệm lọc sạch đã được hiểu một cách dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu thăm dò chức năng thận, người ta cố gắng tìm các chất thử có tính chất: – Bị đào thải mà không tái hấp thu. – Không độc. – Không bị các bộ phận khác của cơ thể bài tiết và chuyển hóa. – Không tích luỹ ở thận. Hiện nay cả hai phương pháp vẫn được dùng: – Các chất có trong cơ thể (nội sinh): urê, glucose, creatinin, acid amin, một số chất điện giải … – Các chất đưa từ ngoài vào (ngoại sinh): inulin, manitol, PAH … 2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ỨNG DỤNG 2.1. Chỉ số đánh giá chức năng lọc. Đánh giá chức năng lọc thông qua hệ số thanh thải của chất chỉ lọc qua cầu thận, mà không bị tái hấp thu và bài tiết thêm ở ống thận, như chất inulin. U.V —– = C (const ) P C inulin =120-125ml/min. 2.2. Chỉ số đánh giá chức năng tái hấp thu. Thường đánh giá khả năng tái hấp thu của ống thận thông qua hệ số thanh thải của chất sau khi lọc qua cầu thận, một phần được tái hấp thu trở lại, như urê và so với C inulin. C inulin – C urê = V huyết tương chứa urê đã tái hấp thu. Thông thường C urê = 75% C inulin. 2.3. Chỉ số đánh giá Chức năng bài tiết tích cực. Đánh giá chức năng bài tiết tích cực thông qua hệ số thanh thải của chất sau khi lọc, không bị tái hấp thu mà còn được bài tiết thêm ở ống thận như PAH, PSP. C PAH = 655ml/min; CPSP = 450ml/min.

Gói Xét Nghiệm Chức Năng Gan

     Gan được ví như “nhà máy thải độc” của cơ thể, giúp thanh lọc độc tố; chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau; tổng hợp một số chất đạm, bài xuất mật, chất acid mỡ… Khi gan suy giảm chức năng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn, da sần sùi, nám… ở chị em phụ nữ.

     Ngoại trừ lý do mắc bệnh gan mãn tính, nhiễm virus gây viêm gan, thì chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất độc hại là nguyên nhân chính khiến gan phải làm việc quá sức. Đặc biệt, thói quen thường xuyên “đọ tửu” của nam giới dễ làm tổn thương gan nghiêm trọng.

     Các bệnh về gan thường không biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng cụ thể. Khi gan không khỏe, bạn nên sớm đi thăm khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau.

Thay đổi màu da, mắt và móng tay: Nhận biết gan tổn thương bằng các tế bào da là đáng tin cậy hơn cả. Khi gan hoạt động kém, da sẽ biến sắc thành màu vàng nám, các đốm trắng bắt đầu xuất hiện; mắt và móng tay chuyển sang màu vàng thay vì màu trắng như bình thường.

Hơi thở có mùi: Khi gan không làm tốt chức năng giải độc cho cơ thể, sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và khiến hơi thở có mùi.

Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Nếu mắt thâm quầng và mỏi khi bạn không thức quá khuya hoặc làm việc quá nhiều trên máy tính, thì đây là dấu hiệu của lá gan không khỏe.

Trướng bụng: Nếu tiếp nhận cùng lúc nhiều chất độc và không thể xử lý hết, gan sẽ bị tổn thương và nhiễm độc. Biểu hiện ra bên ngoài là gan to lên, dạ dày sẽ trương phình nếu không được xử lý kịp thời.

    Vậy làm thế nào để biết mình bị Rối loạn chức năng gan? Cách nào để giải quyết các rối loạn này, nhằm chặn từ sớm những căn bệnh và biến chứng “đốt tiền”?

    Phòng xét nghiệm Gold Standard triển khai gói xét nghiệm CHỨC NĂNG GAN với nhiều ưu đãi:

Giá bán: 500.000đ (giá cũ: 600.000đ)

STT

NỘI DUNG XÉT NGHIỆM

1

Công thức máu

22 thông số (HC, BC, TC)

2

Chức năng gan

AST

ALT

GGT

Protein

Albumin

Globulin

A/G

Bilirubin TP

Bilirubin TT

Bilirubin GT

LDH

ALP

CHE

3

Đường máu

Glucose

4

Nước tiểu

10 thông số

Các Xét Nghiệm Chức Năng Gan Thường Gặp

Người sử dụng rượu bia, người có quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm phòng viêm gan B, người béo phì, người đang dùng thuốc điều trị bệnh lý trong đó có thuốc làm tăng men gan, người sắp kết hôn, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, người đang điều trị bệnh gan,… đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý gan mật. Các đối tượng này đều nên làm các các xét nghiệm chức năng gan.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… đều có thể khiến tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, do đó có thể dễ dàng đánh giá mức độ bệnh dựa trên các kết quả xét nghiệm chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng gan hay còn gọi là sinh hóa gan, bản chất là một phương pháp giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ protein, enzyme do gan sản xuất (men gan), và nồng độ bilirubin trong máu. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng khác nhau của mức độ tổn thương gan cùng chức năng gan.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan thường được chia thành 3 nhóm chính:

  Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc

Bilirubin

 Bilirubin huyết thanh:

là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin (hem – chiếm 90%) và các enzyme có chứa hem. Có hai loại bilirubin là bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Bilirubin gián tiếp còn gọi là bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn với albumin – một loại protein huyết tương nên không lọc được qua cầu thận. Khi đến gan, bilirubin gián tiếp liên hợp với acid glucuronic thành bilirubin trực tiếp – còn gọi là bilirubin liên hợp, tan trong nước, bài tiết vào mật.

Bilirubin niệu:

Chỉ hiện diện ở dạng bilirubin trực tiếp. Khi có bilirubin niệu chắc chắn có vấn đề về gan mật. Chỉ số này có thể phát hiện bằng que nhúng xét nghiệm nước tiểu thông thường.

Urobilinogen

Là chất chuyển hóa của bilirubin tại ruột, tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột – gan và bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu. Urobilinogen tăng trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. Bình thường urobilinogen 0,2 – 1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

ALP (phosphatase kiềm)

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn. Bình thường ALP 25 – 85 U/L.

Xét nghiệm enzym ALP rất nhạy để phát hiện có tắc đường mật. Khi ALP tăng đơn thuần có thể là một dấu hiệu chỉ dẫn cho các bệnh gan do thâm nhiễm như ung thư, áp xe, u hạt, thoái hóa dạng bột. Sự tăng ALP do nguyên nhân ở gan thường đi kèm với sự tăng của men GGT và 5’-nucleotidase.

5NT (5’ Nucleotidase)

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP. Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL.

GGT (g-glutamyl transferase )

GGT xúc tác sự chuyển nhóm g-glutamyl từ những peptid đến những acid amin khác và giữ vai trò vận chuyển acid amin. GGT được tìm thấy ở nồng độ cao trong ống mật. Đây là một xét nghiệm rất nhạy để đánh giá rối loạn chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. 

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam.

Tăng GGT đơn thuần là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu. GGT còn tăng trong nhiều tình huống khác như suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

NH3 (ammoniac máu)

NH3 sinh ra do sự chuyển hóa protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Cơ vân cũng giữ vai trò khử độc NH3 bằng cách gắn với acid glutamic để tạo thành glutamin. Bình thường NH3 máu 5 – 69 mg/dL. NH3 tăng trong các bệnh gan cấp và mạn tính. Nồng độ NH3 trong máu động mạch chính xác hơn trong máu tĩnh mạch vì không bị ảnh hưởng của NH3 từ ruột.

  Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan: AST, ALT, LDH, ferritin

Enzym chuyển hóa amino acid (aminotransferase)

AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) là các enzyme chuyển hóa nhóm –NH2 của aspartate và alanine. Sự gia tăng nồng độ enzyme này trong máu phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.

AST còn gọi là SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) có ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu. AST cũng thường tăng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim.

ALT còn gọi là SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan.

Trị số ALT, AST bình thường < 40 UI/l. AST và ALT ở nam cao hơn nữ, thay đổi theo độ tuổi, cân nặng.

+ AST, ALT tăng vừa (< 300 UI/l) trong viêm gan do rượu. AST tăng nhiều hơn ALT nhưng không quá 2-10 lần giới hạn bình thường.

+ AST, ALT tăng nhẹ (< 100 UI/l) trong viêm gan virus cấp nhẹ và bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan, tắc mật.

LDH (lactate dehydrogenase)

: là enzyme có ở khắp các mô trong cơ thể. LDH tăng cao và thoáng qua trong các trường hợp hoại tử tế bào gan, sốc gan. Trị số bình thường LDH từ 5-30 UI/l.

Ferritin

: Là protein dự trữ sắt trong tế bào. Trong viêm gan cấp, mạn, đặc biệt là viêm gan virus C, ferritin tăng cao. Trị số Ferritin bình thường ở nam 100 – 300 mg/L, ở nữ 50 – 200 mg/L.

  Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

Protein máu

: do phần lớn protein huyết tương được tổng hợp từ gan.

Albumin huyết thanh

: Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể (Albumin là một protein giúp duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc). Bình thường albumin 35 -55 g/L.

Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài (khoảng 3 tuần) nên lượng albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng.

Giảm albumin huyết thanh còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn). Ở bệnh nhân bị vàng da sậm, albumin có thể bị giảm tương đối (giảm giả tạo) do bilirubin tăng cao gây cản trở việc định lượng albumin.

Globulin huyết thanh:

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch dịch thể. Giá trị bình thường của globulin là 20 – 35 g/L.

Tăng globulin gặp trong các trường hợp xơ gan, viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát.

Điện di protein huyết thanh

: cho biết tỉ lệ thành phần các protein trong huyết thanh. Tỉ số albumin/globulin (A/G) <1 gặp trong viêm gan mạn tính, xơ gan.

Thời gian prothrombin (PT) hay thời gian Quick (TQ)

TQ là một xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh. Bình thường TQ 11 – 13 phút (tương ứng với 80 – 100% hàm lượng prothrombin). Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio), trị số bình thường của INR = 0,8 – 1,2.

Giới Thiệu Đơn Vị Thăm Dò Chức Năng

Vị trí: Tầng 1, nhà D

Điện thoại: 0234.388.9878

Email: thamdochucnangbvyd2023@gmail.com

Facebook: Đơn vị Thăm dò chức năng BV Đại Học Y Dược Huế

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 Đơn vị Thăm dò chức năng được thành lập và hoạt động chính thức vào ngày 16/12/2023 dưới sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện theo quyết định số 1623/QĐ-BVYD. Mọi hoạt động của Đơn vị tuân thủ theo các quy định của Giám đốc bệnh viện và phù hợp với quy chế bệnh viện của Bộ Y tế. Nhu cầu về thăm dò chức năng ngày càng tăng, Đơn vị luôn luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết nhanh các nhu cầu về thăm dò chức năng tránh cho bệnh nhân không phải chờ đợi với đầy đủ chất lượng và an toàn.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

TS.BS Nguyễn Hoàng Thanh Vân: Trưởng Đơn vị

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Toàn

TS.BS Nguyễn Thị Hiếu Dung

ThS.BS Nguyễn Duy Duẫn

ThS.KTV Phan Thị Tuyết Nhung

CN.ĐD Trương Hữu Hùng

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT:

Hiện tại, đơn vị được trang bị các máy đo chức năng sau:

– 01 máy đo mật độ xương MEDIX DR 2023, với tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, CE, bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép – phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry)

– 01 máy đo điện não đồ vi tính NEUROFAX NIHON KOHDEN – MODEL: EEG-1200K

– 01 máy đo điện cơ 2 kênh Neurowerk EMG

IV. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

1. Chức năng:

Đơn vị Thăm dò chức năng là đơn vị sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để đánh giá hình thái, chức năng các cơ quan trong cơ thể, bao gồm 03 phòng: đo mật độ xương, điện não đồ (EEG), điện cơ đồ (EMG). 

2. Nhiệm vụ:

– Tổ chức, triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng để khám, chẩn đoán và điều trị.

– Tham gia đào tạo chuyên môn về các lĩnh vực cho cán bộ y tế: đo mật độ xương, điện cơ đồ, điện não đồ…

– Tham gia nghiên cứu khoa học: nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công tác chẩn đoán cũng như điều trị, triển khai các đề tài nghiên cứu tại bệnh viện ứng dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày.

V. CÁC KỸ THUẬT ĐANG TRIỂN KHAI TẠI ĐƠN VỊ

1. Đo mật độ xương

Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA hoặc DXA) là phương pháp đánh giá mật độ xương không xâm nhập duy nhất hiện được Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và Hội Loãng xương Quốc tế (IOF) sử dụng để đánh giá chất lượng xương. DEXA là phương pháp sử dụng một lượng rất nhỏ bức xạ ion hoá để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể, đa số bệnh nhân sẽ được đo ở cột sống thắt lưng (L1-L4) và khớp háng (một bên, hai bên).

Đo mật độ xương là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán loãng xương, đồng thời đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương. Kỹ thuật này đo được các vị trí và đối tượng:

– Đo đa vùng gồm các vị trí như: cổ xương đùi, cột sống thắt lưng, xương cẳng tay, cột sống nghiêng.

– Đo toàn thân.

– Đo tại các vùng có cấy ghép dụng cụ chỉnh hình.

– Đo cho trẻ em.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

DXA là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không xâm nhập. Thời gian đo cho mỗi bệnh nhân dao động khoảng 3-5 phút. Kết quả sẽ được trả ngay sau mỗi lần đo. Quá trình đo mật độ xương có thể lặp lại mỗi 03 tháng, 06 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Đo mật độ xương nên được thực hiện cho các đối tượng sau: phụ nữ mãn kinh và không dùng estrogen, tiền sử gãy xương, hút thuốc lá, nghiện rượu, mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mạn, bệnh gan mạn – xơ gan, tiền sử gia đình bị loãng xương, mắc các bệnh lí chuyển hoá như đái tháo đường, gút, cường/ suy giáp, gãy xương sau chấn thương nhẹ, sử dụng các thuốc gây tăng huỷ xương kéo dài: corticosteroid, thuốc chống động kinh, barbiturat, thay thế hormone tuyến giáp…

2. Ghi điện não đồ

Hiện tại, phòng đo điện não đang triển khai và thực hiện nhiều phương pháp:

Điện não đồ video ghi điện não đồ kéo dài kèm theo có camera ghi lại được hình ảnh tổng thể của người bệnh trong quá trình ghi điện não.

3. Ghi điện cơ đồ

Đo dẫn truyền thần kinh để đánh giá chức năng của các dây thần kinh, đặc biệt là khả năng dẫn truyền của hệ thống thần kinh vận động cảm giác của cơ thể.

Đánh giá đáp ứng muộn (sóng F và phản xạ H) để đánh giá chức năng của rễ và đám rối thần kinh, khác với đo dẫn truyền là đánh giá đoạn xa của dây thần kinh.

4. Kỹ thuật tiêm Botulinum Toxin A (Dysport):

Botulinum Toxin là một loại protein giúp ngăn chặn tình trạng co thắt cơ tự động. Thuốc được tiêm trực tiếp vào cơ để điều trị các bệnh lý co thắt cục bộ, như: loạn trương lực cơ cổ, loạn trương lực cơ khi viết, giật nửa mặt, tình trạng co cứng sau đột quỵ hoặc co cứng do bại não…

Loạn trương lực cơ cổ gây đầu của bạn xoay hoặc nghiêng về một bên hoặc gập ra trước và ngửa về sau tự động.

Loạn trương lực cơ khi viết  là rối loạn phổ biến khiến các ngón tay, hoặc cổ tay gấp tự động khi làm các động tác, đặc biệt khi viết.

Co thắt nửa mặt là tình trạng cơ mặt của bạn cơ mặt một nửa bên mặt co thắt tự ý.

Co cứng sau đột quỵ hoặc do bệnh bại não làm các cơ tay và chân gấp hoặc duỗi ở tư thế xấu, gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày.

Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan

Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan

Xét nghiệm chức năng gan khi nào là được

Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng gan định kì hàng tháng là tốt nhất.

Ngoài ra còn có một số trường hợp như sau:

Nhiễm viêm gan B hoặc C.

Người có các tiền sử về bệnh gan như xơ gan, rối loạn chức năng gan,…

Theo dõi tác dụng của một số thuốc gây hại cho gan.

Gặp ở người hay thường xuyên uống nhiều bia rượu.

Người mắc phải bệnh như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,…

Các xét nghiệm chức năng gan nào là phổ biến

AST (Aspartate aminotransferase): Có nhiều trong cơ vân và cơ tim, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.

ALT (Alanine aminotransferase): Có nhiều trong tế bào gan, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.

GGT(Gamma-glutamytransferase): Có trong tế bào thành ống mật, giá trị bình thường từ 20 đến 40 UI/L.

Bilirubin máu: hay còn được gọi là bilirubin toàn phần (TP) gồm 2 phần là bilirubin trực tiếp (TT) và bilirubin gián tiếp (GT). Khi bilirubin TP tăng trên 2.5 mg/dl cơ thể sẽ biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là tình trạng vàng da.

Bilrubin niệu: khi được phát hiện có bilirubin niệu bằng que nhúng nước tiểu, chắc chắn rằng cơ thể của chúng ta đang có vấn đề về gan mật.

Alkaline phosphatase – ALP: chủ yếu gặp ở gan và xương, ít hơn ở ruột, thận và nhau thai. ALP tăng nhẹ và trung bình (gấp hai lần bình thường) có thể gặp trong các bệnh viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan. ALP tăng cao (từ 3 đến 10 lần bình thường) thường gặp trong tình trạng tắc mật ở trong hoặc ngoài gan.

Amoniac máu (NH3): NH3 trong máu bình thường 5 đến 69 mg/dL. Tăng trong trường hợp bệnh gan cấp và mãn tính. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm đáng tin cậy để chuẩn đoán được bệnh não do gan.

Albumin huyết thanh: chỉ số bình thường từ 35 đến 55 g/L. Albumin giảm trong trường hợp xơ gan hoặc gan đang bị tổn thương rất nặng.

Tăng nhẹ:

Viêm gan do virus gây ra.

Xơ gan, u gan hoặc di căn ở gan,…

Gan nhiễm mỡ.

Vàng da tắt mật.

Tăng trung bình:

Viêm gan do uống bia rượu, thuốc lá,..

Tăng cao:

Gan bị tổn thương do thuốc.

Tình trạng bị viêm gan virus cấp hoặc mạn tính.

GGT được dùng trong việc chuẩn đoán tình trạng nghiện rượu của bệnh nhân. Khi sử dụng rượu bia, chỉ số GGT sẽ tăng tỉ lệ thuận với lượng bia rượu được đưa vào bên trong cơ thể. Ngoài ra GGT còn phản ánh được sự tổn thương của gan do hút thuốc lá.

Ngoài việc đánh giá được tình trạng của gan qua các xét nghiệm men gan ( AST,ALT,GGT,..), kèm theo một số xét nghiệm khác giúp chúng ta sàng lọc một cách toàn diện nhất về các bệnh lí ở gan:

Tầm soát ung thư gan (siêu âm, sinh thiết,chụp cắt lớp, nội soi,…)

Làm các xét nghiệm bổ sung ( công thức máu, bilirubin, albumin và protein tổng,…)

Làm thế nào để gan luôn được khỏe mạnh

Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, lành mạnh cho bữa ăn gia đình hàng ngày. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mát,.. Bên cạnh đó cần phải bổ sung thêm các protein quan trọng cho cơ thể như hải sản, trứng, cá, thịt bò,…

Không nên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia. Rượu bia là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan dẫn đến các bệnh như viêm gan, xơ gan,…

Có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, đọc sách, chay bộ,… Ăn uống sinh hoạt điều độ. Đảm bảo ngủ đủ giấc để tinh thần sảng khoái, không thức quá khuya,…

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Có như vậy mới có thể phát hiện được bệnh kịp thời. Trường hợp người đang mắc bệnh cần kiểm tra thường xuyên để có thể biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào, có ổn định hay không, để theo dõi và có biện pháp chữa trị.

Bác sĩ. Lê Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 – 7, Nghỉ ngày CN