Xét Nghiệm Máu Chức Năng Tuyến Giáp / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp

Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hormone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

Tuyến giáp sản xuất 3 loại hormone và hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hormone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Trong quá trình lưu thông máu, hormone T3 và T4 được tồn tại ở hai dạng là dạng tự do và dạng gắn vào protein vận chuyển. Dạng T3, T4 tự do có tác dụng ức chế ngược lại hoạt động tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra chức năng tuyến giáp, người ta thường định lượng hormone T3, T4 dạng tự do.

Tham khảo: các xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ của các hormon do tuyến giáp sản xuất (hormon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3)) và một loại hormon do tuyến yên sản xuất (TSH) có tác động tới tuyến giáp. Xét nghiệm này giúp tìm hiểu xem tuyến giáp có hoạt động tốt không.

Xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Theo đó, bạn không cần mất thời gian chuẩn bị hoặc thời gian thực hiện xét nghiệm. Bạn được lấy một lượng máu cần thiết, sau đó, mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, kết quả được trả về cho bác sĩ ra yêu cầu xét nghiệm.

Dựa vào các thông số trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ dễ dàng xác định được người bệnh có đang gặp phải rối loạn chức năng tuyến giáp nào không.

Xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện khi bệnh nhân có nghi ngờ bị cường giáp hoặc suy giáp. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được thực hiện để:

Theo dõi, từ đó điều chỉnh liều lượng thuốc ở bệnh nhân cường giáp hoặc suy giáp đang được điều trị bằng thuốc.

Kiểm tra xem bệnh nhân mắc các loại bệnh về tuyến giáp có đủ điều kiện để điều trị bằng iod phóng xạ.

Tầm soát ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm đơn giản, được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế, bệnh viện trên toàn quốc. Chỉ số của xét nghiệm máu giúp đánh giá vấn đề ở tuyến giáp. Trong trường hợp mắc bệnh lý ở tuyến giáp, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một trong những dịch vụ đang được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp bao nhiêu tiền?

Tại bệnh viện Thu Cúc, chi phí thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm:

Xét nghiệm TSH: 190.000 đồng

xét nghiệm T3: 200.000 đồng

Xét nghiệm T4: 200.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm chức năng tuyến giáp nêu trên chưa áp dụng Bảo hiểm y tế. Mức giá này có thể thay đổi theo điều chỉnh của Bộ Y tế. Để biết giá chính xác tại thời điểm hiện tại, bạn vui lòng liên hệ với bệnh viện theo số 1900 55 88 96/ 0904 97 0909 để được tư vấn cụ thể.

Hiểu Về Các Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp (Xét Nghiệm Máu)

Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào bác sĩ, triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý, các xét nghiệm bao gồm:

1. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp. Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

2. Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sĩ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

4. Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

TPOAb là kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Kháng thể này chứng tỏ cơ thể mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như bệnh VIÊM GIÁP HASHIMOTO hoặc GRAVE.

5. TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp)

TSI là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng Hormone giáp vào máu.

6. Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu.

Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

Phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa không so với trước khi điều trị ung thư.

Xác định kết quả điều trị ung thư có khả quan hay không.

Phát hiện tái phát ung thư sau điều trị.

7. Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tể học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sĩ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Và chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Nguồn: Hoài Phương – bvnguyentriphuong.com.vn

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp

Các chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng thường gặp. Trong một số trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình thì các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán. 1. Tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số loại khoáng chất trong máu.

 

 

Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là T4 và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên.

 

2.1. TSH (Thyroid stimulating hormone) – Hormone kích thích tuyến giáp Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây ra giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và Thyroxin (T4). Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên. 2.2. Hormon tuyến giáp

 

Sau khi được tổng hợp bởi hormon T3, T4 sẽ được phóng thích vào máu và tồn tại dưới 2 dạng: + Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG, một phần gắn với TBA và TBPA; + Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine)

 

 

– Xét nghiệm định lượng nồng độ T3 toàn phần thường được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng cường giáp song nồng độ FT4 bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp cường giáp do T3. – Xét nghiệm định lượng T4 hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hoặc suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với FT4 và TSH. – Tương tự, FT3 có thể bình thường trong suy giáp, tuy nhiên, FT3  là xét nghiệm nhạy trong chẩn đoán cường giáp. Ở các bệnh nhân cường giáp, FT3 và FT4 đều tăng, FT3 tăng nhiều hơn. Đôi khi, FT4 tăng còn FT3 bình thường, các trường hợp này thường do bệnh nhân bị cả bệnh không phải tuyến giáp, gây giảm chuyển T4 thành T3, FT3 tăng khi bệnh giảm. 2.3. TPO-Ab (Thyroperoxidase antibodies) – Kháng thể kháng Thyroperoxidase TPO-Ab là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp. 2.4. Tg (Thyroglobulin ) và Tg-Ab (Anti Thyroglobulin) Tg được sử dụng như một dấu ấn khối u để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp và theo dõi tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất Tg, hai loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và ung thư tuyến giáp thể nang (trong đó có ung thư tế bào Hürthle), thường tăng sản xuất Tg, dẫn đến tăng mức độ Tg trong máu. 

 

Ở 15 – 20% số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng hệ miễn dịch tự sản xuất tự kháng thể kháng Tg, còn gọi là Anti – Tg. Kháng thể Anti – Tg làm sai lệch giá trị thật của Tg. Vì thế, xét nghiệm Anti – Tg thường được chỉ định cùng xét nghiệm Tg để tìm ra giá trị thật sự của Tg. 2.5. TRAb (TSH Receptor Antibodies) Xét nghiệm TRAb dùng để đo nồng độ TRAb trong máu và tỷ lệ giữa thành phần TRSAb/TRBAb để đánh giá bệnh Basedow. TRAb tồn tại 3 dạng: + TRNAb là tự kháng thể trung gian, không ảnh hưởng đến chức năng tế bào tuyến giáp. + TRSAb và TRBAb là cạnh tranh với TSH và gây hại. Tỉ lệ TRSAb/TRBAb càng lớn thì bệnh Basedow biểu hiện càng nặng và ngược lại. Do đó, xét nghiệm TRAb vừa có thể đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, nghĩa là mắc Basedow hay không và đánh giá mức độ nặng của bệnh nếu xác định được tỷ lệ TRSAb/ TRBAb. Bảng giá trị tham chiếu các xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

Hiện nay, các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp là xét nghiệm thường quy đã và đang được thực hiện tại khoa Hoá sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị cũng như thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh, trong đó có xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp.

Các Xét Nghiệm Máu Liên Quan Đến Chức Năng Tuyến Giáp

Các xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp thường được sử dụng là: Xét nghiệm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI,… Các xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp. Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra ra một loại hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất hormone TSH quy định lượng hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào các triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý mà các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

1. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp.

Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp.

Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

2. Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như một hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4.

Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sĩ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

4. Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb) 5. TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) 6. Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu. Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

7. Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Lời kết

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tễ học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sĩ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Nguồn: Hoài Phương – bvnguyentriphuong.com.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất. Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ, ngay dưới quả táo Adam (trái khế) của bạn. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan đích (target). Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần iode, một chất được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Gọi là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử iode. Tương tự T3 có chứa ba nguyên tử iode. Trong các tế bào và mô cơ thể chất T4 được khử một iode để chuyển thành T3. T3 là hormone hoạt động trên tổ chức, có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tế bào và mô cơ thể.

Tuyến giáp thực hiện chức năng của nó như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4. Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Đến lượt mình, tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

Làm thế nào để kiểm tra chức năng tuyến giáp?

Thông thường, xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra chức năng tuyến giáp là đo nồng độ TSH trong máu của bạn. Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu.

Ở những người bị cường giáp, mức TSH thường sẽ thấp. Điều này thường là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến nồng độ của T3 và T4 quá cao, tuyến yên sẽ “tạm dừng hoạt động” và số lượng TSH được sản xuất sẽ ít hơn. Nếu bạn có nồng độ TSH trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu hơn để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu. Các xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể của lượng TSH thấp ở trên.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được thực hiện để:

Theo dõi điều trị bằng thuốc thay thế chức năng tuyến giáp cho những bệnh nhân suy giáp.

Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở những người đang được điều trị cường giáp.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, và kết quả được gửi lại cho các bác sĩ ra yêu cầu xét nghiệm.

Nên chuẩn bị những gì trước khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường yêu cầu rất ít sự chuẩn bị. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm và lý giải tại sao bạn sử dụng thuốc đó. Một điều quan trọng khác cần đề cập là nếu bạn được chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iode, vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn. Nồng độ hormone tuyến giáp cũng thay đổi trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai trước khi làm xét nghiệm.

http://www.patient.co.uk/health/thyroid-function-tests