Xét Nghiệm Máu Chức Năng Gan Thận / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Thận Tại Nhà

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đi cùng với xu hướng phát triển chung thì các dịch vụ về y tế đang ngày càng được quan tâm. Trong đó, dịch vụ xét nghiệm chức năng gan thận tại nhà đã trở thành một trong những dịch vụ y tế tiện ích, phù hợp cho cuộc sống hiện nay. Vậy xét nghiệm chức năng gan thận để làm gì?

Xét nghiệm chức năng gan thận thực chất là xét nghiệm máu và nước tiểu để đo lường các chỉ số thể hiện chức năng của gan, thận qua đó xác định sức khỏe của gan, thận để có những chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.

LỢI ÍCH CỦA LẤY MẪU XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN THẬN TẠI NHÀ

Thứ nhất, lấy máu xét nghiệm tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian khi không phải mất công đi lại, lấy số, xếp sổ chờ đến lượt và chờ lấy kết quả xét nghiệm trong môi trường bệnh viện đông đúc, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ hay những người bận rộn.

Thứ hai, kết quả xét nghiệm từ cơ bản (công thức máu, mỡ máu, đường máu, men gan,…) đến chuyên sâu (nội tiết, tiền ung thư, hooc mon,…) luôn đảm bảo chính xác và nhanh chóng nhất.

Thứ ba, chi phí xét nghiệm phù hợp với đời sống của người dân. Trung tâm thu phí xét nghiệm tại nhà theo bảng giá xét nghiệm niêm yết tại trung tâm.

Thời gian lấy mẫu xét nghiệm:

Không nên uống thuốc trước khi làm xét nghiệm.

Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng khi chưa ăn sáng, không uống nước ngọt, rượu, chè, cà phê,.. trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu vì có thể cho kết quả không chính xác.

Đối với xét nghiệm nước tiểu: Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm phân: Không để mẫu phân lâu quá 1 tiếng trước khi nhân viên đến lấy mẫu.

Doctor Help – Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo!

Thứ tư, khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn trực tiếp cho bạn. Bạn có thể được nhận kết quả xét nghiệm ngay tại nhà mình, gửi qua Mail, Zalo

MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Của Gan Và Thận

Gan và thận là hai trung tâm tái tạo và bài tiết lớn nhất của cơ thể, giữa hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với nhau chính vì vậy khi một bộ phận bị tổn thương thì bộ phận kia cũng sẽ bị ảnh hưởng, việc xét nghiệm chức năng gan và thân sẽ giúp phát hiện sớm bệnh qua đó có phương hướng điều trị kịp thời.

Thông thường các độc tố trong cơ thể sẽ được giải độc khi đi qua gan sau đó được thận bài tiết ra ngoài cơ thể, khi gan họa động thì thận nghỉ ngơi và ngược lại vậy nên có thể thấy giữa 2 cơ quan nội tạng này có mối quan hệ hỗ trợ nhau để cùng thực hiện chức năng thải độc và tạo dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Khi một trong 2 bộ phận bị tổn thương thì bộ phận kia cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, những người bị bệnh gan thì các protein trong cơ thể bị phá hoại và phân giải, các chất bị phân giải sẽ cản trở đến chức năng của thận, phá hoại cầu thận gây nên các bệnh lý về thận. Chính vì những điều này, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng sẽ phần nào biết được tình hình của thận.

Xét nghiệm đánh giá chức năng của gan và thận

Ammoniac là một sản phẩm thải được hình thành chủ yếu từ quá trình thoái giáng nitrogen trong gan qua chu trình urea và từ quá trình tiêu hóa máu có trong đường tiêu hóa (Vd: trong chảy máu đường tiêu hóa). Helicobacter pylori trong dạ dày dường như là một nguồn tạo amoniac quan trọng ở các bệnh nhân bị xơ gan. Một nguồn sản xuất ammoniac quan trọng khác là từ sự sinh tổng hợp và chuyển đổi của glutamin bởi các ống thận, lúc này ammoniac ở thận có vai trò như một chất đệm quan trọng.

Trong điều kiện bình thường, ammoniac được chuyển đổi thành urê tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xảy ra, ammoniac sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu tới một nồng độ gây độc, ammoniac sẽ gây ra một tình trạng não gan, những bệnh nhân bệnh gan nặng thường bị teo cơ do phá hủy cũng góp phần làm cho NH3 tăng cao.

Thông qua việc xét nghiệm nồng độ NH3 trong máu, các bác sĩ có thể xác định liệu tình trạng rối loạn chức năng năng gan thận đồng thời xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị đối với bệnh gan thận.

Xét nghiệm men gan cũng là một cách để đánh giá chức năng của gan và thận, các loại men gan thường được dùng để xét nghiệm là:

+ AST và ALT: Hiện diện trong bào tương và ty thể của tế bào. AST hiện diện ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan. Ngoài ra, AST còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. ở người bình thường chỉ số AST < 40 UI/L

+ GGT (Gamma glutamyl transferase): GGT là enzym màng tế bào, có nhiều ở thận, tụy, gan, lách, ruột non. Hoạt độ GGT ở tế bào ống thận lớn gấp 12 lần ở tụy, 25 lần ở gan, và có ở huyết tương.

Khi các chỉ số men gan này tăng hơn bình thường 2-3 lần chứng tỏ lúc này các tế bào của gan và thận đều đã bị tổn thương.

Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh (albumin, globulin). Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần huyết thanh.

Albumin giảm mạnh trong viêm cầu thận cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt giảm trong thận hư nhiễm mỡ. Trong hội chứng thận hư, albumin giảm nhiều so với bình thường, chỉ còn khoảng 10 – 20 g/l.

Albumin huyết tương có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan. Khi một người bị suy gan nặng, xơ gan khi xét nghiệm sẽ thấy lượng albumin bị giảm hơn mức bình thường nhiều lần.

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan: như đã nói ở trên, khi gan bị tổn thương gây nên tình trạng gan bị viêm, xơ hóa, sẽ làm giảm tổng hợp albumin, từ đó làm giảm protein huyết tương, giảm áp lực thẩm thấu ảnh hưởng đến trao đổi nước, muối giữa huyết tương và dịch gian bào.

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần có ý nghĩa để đánh giá chức năng lọc của thận: bình thường protein huyết tương có khối lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận, nước tiểu không có protein, hay protein niệu. Khi màng lọc của thận bị tổn thương thì lượng protein sẽ tăng đặc biệt là ở các bệnh lý như: viêm cầu thận cấp tính và mạn tính, hội chứng thận hư, đặc biệt là thận hư nhiễm mỡ

Phosphatase kiềm (Alkaline phosphatase – ALP) là một loại enzyme được tìm thấy trong các mô khắp cơ thể, bao gồm cả gan, xương, thận, ruột, và trong nhau thai của những phụ nữ đang mang thai. Mỗi loại mô khác nhau sản xuất các dạng ALP khác nhau được gọi là isoenzymes. Cho nên bước kiểm tra này giúp góp phần đánh giá được tình hình gan thận của bệnh nhân.

Nước tiểu là sản phẩm bài tiết ra của gan thân, mục đích của xét nghiệm nước tiểu là tìm trong nước tiểu có vi khuẩn hay nồng độ các chất trong đó có gì bất thường khi thải ra không. Thông qua việc phân tích này giúp đánh giá được chức năng gan thận, ở người bình thường nước tiểu có màu trong hoặc vàng nhạt tuy nhiên khi gan bị tổn thương nước tiểu sẽ bị sẫm màu, cùng lúc nếu thận cũng phát bệnh thì sẽ xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra máu, lượng nước tiểu giảm rõ rệt.

Để đánh giá được cụ thể tình trạng bệnh gan thận thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn qua đó phát hiện sớm được bệnh tình.

Lưu ý trước khi đi làm xét nghiệm chức năng gan thận thì bệnh nhân tốt nhất nên nhịn ăn trước 1-2 tiếng để có kết quả chính xác. Hơn nữa là không nên uống rượu bia vì những chất có trong đồ uống cồn này gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Việc xét nghiệm nên được tiến hành ở các phòng khám chuyên về gan uy tin để có kết quả chính xác nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn đọc có thể liên hệ với phòng khám Hồng Phong để được các chuyên gia tư vấn tận tình.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Xét nghiệm chức năng thận là các phương pháp cận lâm sàng được chỉ định thực hiện để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Các loại xét nghiệm chức năng sinh hóa thận

Xét nghiệm sinh hóa thận được đánh giá thông qua phân tích mẫu máu xét nghiệm và kiểm tra hàm lượng, nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, đưa ra các kết luận chẩn đoán chức năng thận.

Các loại xét nghiệm sinh hóa thận phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

Xét nghiệm Acid Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Ion đồ (Điện giải đồ)

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm sinh hóa thận được chỉ định cho các trường hợp:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Bên cạnh các xét nghiệm sinh hóa thân, chức năng thận còn có thể thăm dò qua xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, định lượng đạm niệu), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT bụng, xạ hình thận). Tuy nhiên các biện pháp này có nhiều bất tiện, không nhanh chóng, thuận lợi như xét nghiệm sinh hóa thận.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức hỗ trợ khách hàng trong việc xét nghiệm sinh hóa thận với 04 phương pháp phổ biến nhất: Ure máu, Creatinin, Uric acid, Ion đồ chỉ trong một lần lấy mẫu máu. Khách hàng có thể thực hiện trực tiếp ngay phòng khám hoặc ngay tại nhà cùng các bác sĩ gia đình. Kết quả phân tích nhanh chóng, chỉ trong 2-4 giờ, được chỉ dẫn và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đến từ các bác sĩ hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ: 383 Lý Thường Kiệt – Phường 8 – Q. Tân Bình – chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

Các Chỉ Số Chính Đánh Giá Chức Năng Gan Trong Xét Nghiệm Máu

Gan là cơ quan quan trọng đối với cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Việc xét nghiệm kiểm tra chức năng gan định kỳ sẽ giúp cho bác sĩ cũng như người bệnh biết hoạt động của cơ quan này có tốt hay không. Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

1. Vì sao phải xét nghiệm chức năng gan?

Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm để đánh giá bằng việc kiểm tra nồng độ enzym và protein trong máu. Nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có nghĩa là tình trạng của gan đang gặp vấn đề.

Thông qua đó bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng hoạt động của gan; phát hiện ra bệnh về gan và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc biệt là xơ gan, theo dõi tiến triển của bệnh như viêm gan siêu vi hoặc viêm gan do rượu và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng; theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

2. Nhóm các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.

Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

3. Các chỉ số xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc của gan

Bilirubin huyết thanh

Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym có chứa hem. 95% bilirubin được tạo ra từ sự thoái biến của hồng cầu gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực tiếp (TT).

Bình thường: bilirubin toàn phần (TP): 0,8-1,2 mg/dL (5-17 mmol/L); bilirubin gián tiếp (GT) 0,6 – 0,8 mg/dL; bilirubin trực tiếp (TT) 0,2 – 0,4 mg/dL (chiếm 30% bilirubin TP)

Phosphatase kiềm (alkaline phosphatase, ALP)

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn.

Bình thường ALP 25 – 85 U/L hoặc 1,4 – 4,5 đơn vị Bodansky.

5′ Nucleotidase (5NT)

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP.

Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL

-g-glutamyl transferase , g-glutamyl transpeptidase (GGT, g-GT)

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu.

Amoniac máu (NH3)

NH3 được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận.

Bình thường NH3 máu 5-69 mg/dL.

4. Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

ALT (Alanine aminotransferase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan cho nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan. Bình thường ALT < 40 UI/L.

Ferritin: là một loại protein dự trữ sắt ở trong tế bào, giữ nhiệm vụ điều chỉnh sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Bình thường, ferritin ở nam 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L.

5. Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

Phần lớn các protein huyết tương được tổng hợp từ gan.

Albumin huyết thanh

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu đặc biệt là thuốc. Bình thường albumin 35 -55 g/L.

Globulin huyết thanh

Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình thường globulin 20 – 35 g/L.

Thời gian Prothrombin (PT)

Là thời gian chuyển prothrombin thành thrombin khi có sự hiện diện của thromboplastin và Ca++ cùng các yếu tố đông máu. Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio). Bình thường INR = 0.8-1.2.

Các chỉ số đánh giá xét nghiệm chức năng gan trên không phải lúc nào cũng được thực hiện. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp cho từng người để có ý nghĩa chẩn đoán bệnh. Để kiểm tra sức khỏe định kỳ về sức khỏe sinh sản, bạn có thể đăng ký cho phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: chúng tôi hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.