Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Đông Máu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Xét Nghiệm Giúp Đánh Giá Khả Năng Đông Máu, Cầm Máu

Xét nghiệm chức năng đông – cầm máu thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cần tiến hành phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu khẩn cấp khi bị chấn thương. Việc đọc kết quả xét nghiệm đông máu sẽ cho biết chính xác quá trình đông máu của người bệnh có đang hoạt động tốt hay không.

Bên cạnh thông tin thăm khám trên lâm sàng, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, thì kết quả từ các xét nghiệm đông – cầm máu cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán phát hiện những vấn đề bất thường về đông máu.

Nguyên lý của các xét nghiệm đông – cầm máu cơ bản dựa trên cơ chế của các giai đoạn trong quá trình đông – cầm máu, bao gồm: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, việc thực hiện các xét nghiệm đông máu đều có sự hỗ trợ của các thiết bị tự động với sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.

Xét nghiệm đông – cầm máu giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác sự tiến triển, mức độ và loại rối loạn đông máu mà bệnh nhân đang mắc phải. Qua đó, bác sĩ nhanh chóng có đầy đủ cơ sở để tiến hành điều trị kịp thời, với phác đồ phù hợp nhất.

Xét nghiệm chức năng đông máu thường được chỉ định đối với các trường hợp:

Những đối tượng không dùng thuốc chống đông nhưng lại có triệu chứng của rối loạn chảy máu, tình trạng này có thể biểu hiện qua chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất hiện vết bầm tím bất thường, xuất huyết kinh nguyệt nặng, thậm chí có máu trong phân hoặc trong nước tiểu, bị viêm khớp triệu chứng (chảy máu trong khớp) và giảm thị lực.

Bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật, nhằm đánh giá tình trạng đông máu, tránh biến chứng nguy hiểm trong quá trình can thiệp.

2. Những xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu ban đầu

2.1. Đếm số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu trong máu tuần hoàn ở người bình thường trong khoảng 140 – 400 g/L.

2.2. Thời gian chảy máu

Thời gian chảy máu có thể được xác định theo hai phương pháp:

Phương pháp Duke: Với phương pháp này, thời gian chảy máu bình thường là từ 2 – 4 phút. Khi thời gian này vượt trên 6 phút thì được coi là kéo dài.

Phương pháp Ivy: nhạy hơn, với thời gian chảy máu tiêu chuẩn là 3 – 8 phút.

Thời gian chảy máu kéo dài xảy ra trong trường hợp giảm số lượng tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu, giảm yếu tố vWF, giảm fibrinogen hoặc trong bệnh lý thành mạch.

2.3. Nghiệm pháp co cục máu

Nghiệm pháp co cục máu là kỹ thuật được ứng dụng trong theo dõi hiện tượng co cục máu trong ống nghiệm ở 37oC. Thông thường, cục máu sẽ co hoàn toàn và tách khỏi thành ống nghiệm sau khoảng thời gian là 3 giờ.

Hiện tượng co cục máu không bình thường (không co hoặc co không hoàn toàn) xảy ra trong trường hợp bệnh nhân giảm số lượng hoặc có bất thường nào đó trong chức năng của tiểu cầu, bệnh nhân bị tăng fibrinogen máu, bệnh lý đa hồng cầu.

2.4. Nghiệm pháp dây thắt

Để thực hiện Nghiệm pháp dây thắt, bác sĩ sẽ dùng huyết áp kế để duy trì áp lực 90 – 100 mmHg ở một bên cánh tay trong 5 phút, sau đó đếm số nốt xuất huyết trên tay người bệnh.

Nghiệm pháp dây thắt dương tính khi có trên 5 nốt xuất huyết xuất hiện, thường xảy ra trong những trường hợp bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu, chức năng tiểu cầu bất thường, hoặc cấu trúc mạch máu bị thay đổi.

2.5. Ngưng tập tiểu cầu

Ngưng tập tiểu cầu là một kỹ thuật nhằm đánh giá chức năng tiểu cầu, được thực hiện trên máy đo ngưng kết tiểu cầu, với mẫu đo là huyết tương giàu tiểu cầu (sử dụng phương pháp đo quang hay đo trở kháng) hoặc máu toàn bộ (dùng phương pháp đo trở kháng). Kỹ thuật viên sẽ cho thêm vào mẫu xét nghiệm các chất kích thích kết tập tiểu cầu như ADP, collagen, thrombin, epinephrine, arachidonic acid, ristocetin… khiến cho tiểu cầu được hoạt hoá và ngưng tập với nhau.

Hiện tượng ngưng tập tiểu cầu bị thay đổi trong các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh và mắc phải, chẳng hạn như ở những bệnh nhân mắc hội chứng Bernard Soulier hoặc von Willebrand, những bệnh nhân dùng aspirin…

2.6. Định lượng yếu tố vWF

3. Các xét nghiệm đông máu cơ bản

3.1. Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT – Prothrombin Time)

Khi xuất hiện vết thương, máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch và bị đông lại theo con đường đông máu ngoại sinh. Khi cho thừa một lượng thromboplastin và canxi vào máu được chống đông bằng citrat thì quá trình đông máu ngoại sinh được tăng cường. Đo thời gian từ khi bổ sung canxi và thromboplastin đến lúc máu đông lại hoàn toàn để đánh giá hoạt tính của các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin (bao gồm yếu tố II, V, VII, X, là các yếu tố đông máu theo con đường ngoại sinh).

Thời gian Prothrombin kéo dài cho thấy sự thiếu hụt các yếu tố đông máu hoạt động theo con đường ngoại sinh. Trong 4 yếu tố đã liệt kê thì 3 yếu tố II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ thuộc vào hàm lượng vitamin K. Vì vậy bệnh nhân suy gan hoặc đang sử dụng thuốc kháng vitamin K thì thời gian Prothrombin sẽ kéo dài. Mức độ kéo dài bao nhiêu tùy thuộc vào nồng độ giảm đi của yếu tố đông máu và liều vitamin K đã dùng.

Do vậy, ngoài vai trò là xét nghiệm chức năng đông máu, PT còn được dùng để theo dõi bệnh nhân bị kháng vitamin K. Chỉ số điều trị có hiệu quả là khi PT đạt trong khoảng 25 – 30%.

3.2. Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (aPTT – Activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT đo chức năng hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen…). Xét nghiệm aPTT được chỉ định trong các trường hợp:

Làm bilan đông máu trước khi phẫu thuật.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân khi điều trị bằng heparin.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh lý về gan hay đông máu nội mạch lan tỏa.

3.3. Thời gian Thrombin (TT – Thrombin Time)

Thời gian Thrombin là xét nghiệm đông máu cơ bản đo thời gian đông máu khi cho thrombin vào huyết tương, nhằm đánh giá con đường đông máu chung và thăm dò tốc độ tạo thành fibrin. Thời gian Thrombin được chỉ định khi cần khảo sát con đường đông máu chung (cả nội sinh và ngoại sinh) hoặc để đánh giá số lượng và chất lượng của fibrinogen.

Thời gian Thrombin (TT) kéo dài là dấu hiệu bị thiếu fibrinogen, phân tử fibrinogen bất thường, do sự có mặt của heparin hay một số chất trung gian hóa học. TT còn kéo dài đối với các bệnh lý như xơ gan, vô niệu cấp tính, suy tủy, thiếu máu tan huyết, đa hồng cầu. Ngược lại, TT ngắn cho thấy tình trạng tăng đông do giảm hoặc không có các chất kháng thrombin.

3.4. Xét nghiệm định lượng Fibrinogen

Trong xét nghiệm này, huyết tương bệnh nhân được pha loãng ở các nồng độ khác nhau rồi cho thrombin vào, sau đó đối chiếu với đường cong chuẩn để xác định nồng độ fibrinogen. Định lượng Fibrinogen là xét nghiệm chức năng đông máu cơ bản được chỉ định trong trường hợp:

Cần xác định sự có mặt của viêm nhiễm;

Để thăm dò rối loạn đông máu khi bệnh nhân có biểu hiện chảy máu bất thường;

Làm bilan đông máu trước mổ;

Cần theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị tiêu fibrin;

Có thể ứng dụng để theo dõi bệnh gan tiến triển;

Xét nghiệm đông máu nhanh ROTEM cũng là một xét nghiệm quan trọng trong đánh giá khả năng đông máu của người bệnh, nhằm xác định nhu cầu thực sự của bệnh nhân với các chế phẩm máu, giúp điều trị đúng và đủ; giảm nhu cầu truyền máu và các tác hại do truyền máu. Ngoài ra nếu áp dụng xét nghiệm này sớm còn giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu khối lượng lớn, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm chi phí điều trị.

Xét nghiệm này đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, được chỉ định đối với các bệnh nhân cần truyền máu khi lượng máu mất độ III trở lên (mất máu khối lượng lớn 1500 – 2000ml).

Xét nghiệm ROTEM tại Vinmec Times City sử dụng những trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, trong đó có máy phân tích đàn hồi cục máu ROTEM® delta, hỗ trợ kết quả xét nghiệm đạt độ chính xác cao. Đặc biệt, xét nghiệm được thực hiện bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Công Duẩn, người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xét nghiệm với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực này. Hiện bác sĩ là trưởng khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Yếu Tố Đông Máu Và Xét Nghiệm Đánh Giá Quá Trình Đông Máu Của Cơ Thể

1. Yếu tố đông máu là gì?

Yếu tố đông máu là các chất tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. Các yếu tố này bao gồm: Yếu tố tham gia vào quá trình đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu giúp đánh giá chức năng đông máu như thế nào, quá trình đông máu kéo dài trong bao lâu từ đó biết được bạn có nguy cơ chảy máu nhiều hay không hoặc có tình trạng tăng đông dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay không.

Khi mạch máu bị tổn thương (chảy máu) các yếu tố đông máu sẽ hoạt động, quá trình đông máu sẽ diễn ra để bảo vệ cơ thể bạn khỏi chảy máu nhờ hình thành cục máu đông. Trong trường hợp tổn thương đã lành mà các cục máu đông không bị tiêu đi chúng sẽ di chuyển vào các mạch máu gây ra hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Hình 1: Xét nghiệm đông máu tại MEDLATEC

2. Các yếu tố đông máu trong cơ thể

Các yếu tố đông máu có bản chất là Glycoprotein, được liệt kê trong bảng sau:

I

Fibrinogen

– Trọng lượng phân tử: 340000.

– Tạo ra chủ yếu ở gan. Do đó ở những bệnh nhân mắc bệnh gan quá trình đông máu sẽ giảm sút.

– Hòa tan được.

– Nồng độ trong máu: 100 – 700mg/100ml.

Là cơ chất trong quá trình đông máu.

Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K.

II

Prothrombin

– Bản chất là protein có trọng lượng phân tử 68700.

– Gan sản xuất liên tục chất này. Nếu gan bị tổn thương sẽ làm giảm sản xuất Prothrombin ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

– Nồng độ trong huyết tương 15mg/100mL

Zymogen

Bị ảnh hưởng bởi vitamin K

H.M.W.K

Kininogen trọng lượng phân tử cao

Đồng yếu tố

Không bị ảnh hưởng bởi vitamin K

3. Các xét nghiệm đông máu cơ bản đánh giá quá trình đông máu

Khi có mạch máu bị tổn thương thì quá trình đông – cầm máu trong cơ thể sẽ lập tức được khởi động. Quá trình đông – cầm máu gồm 3 giai đoạn:

Trên thực tế 3 giai đoạn này không tách rời nhau mà diễn ra cùng lúc để bảo vệ cơ thể khỏi chảy máu.

Giai đoạn đông máu huyết tương thực chất là việc khởi động các con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh để tạo nên phức hệ Prothrombinase có nhiệm vụ chuyển Prothrombin thành Thrombin có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Đồng thời Fibrinogen dưới tác dụng của Thrombin tạo ra mạng lưới Fibrin gắn kết các tiểu cầu và các thành phần trong máu để tạo nên cục máu ổn định chắc chắn có khả năng cầm máu.

Hình 2: Các yếu tố đông máu.

Việc thực hiện xét nghiệm kiểm tra quá trình đông máu là việc đánh giá kết quả hoạt động của các con đường đông máu dựa trên phân tích các yếu tố. Xét nghiệm đông máu cơ bản được chia thành 3 nhóm:

+ Xét nghiệm đánh giá đông máu nội sinh.

+ Xét nghiệm đánh giá đông máu ngoại sinh.

+ Xét nghiệm đánh giá đông máu chung.

3.1. Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu nội sinh: xét nghiệm APTT

– Nguyên lý xét nghiệm: xác định thời gian đông của huyết tương từ khi phục hồi Canxi khi cho huyết tương ủ với cephalin (có chức năng như yếu tố 3 tiểu cầu) và Kaolin (hoạt hóa yếu tố tiếp xúc)

– Kết quả:

+ Giá trị bình thường so với chứng: 25 – 33 giây

– Ý nghĩa xét nghiệm:

+ APTT kéo dài là rối loạn đông máu nội sinh (giảm đông) gặp trong trường hợp thiếu hụt bẩm sinh (hemophilia), do yếu tố đông máu bị tiêu thụ hoặc gặp trong bệnh nhân suy gan, sử dụng heparin.

APTT rút ngắn gặp trong trường hợp tăng đông máu:

+ Tăng đông tiên phát: Antithrombin III ức chế một số yếu tố làm tăng cường tạo fibrinogen gây hiện tượng tăng đông.

+ Tình trạng tăng đông thứ phát cũng xảy ra do tăng nồng độ và hoạt độ của các yếu tố đông máu gặp trong bệnh nhân mắc hội chứng thận hư hay trường hợp dùng chất chống đông lupus.

3.2. Xét nghiệm đánh giá yếu tố đông máu ngoại sinh: xét nghiệm PT

– Nguyên lý: là thời gian đông của máu được chống đông bằng Natri Citrat. Thời gian được tính từ khi cho đồng thời một lượng canxi và thromboplastin đến khi xuất hiện màng đông. Xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh.

– Kết quả:

+ Giá trị bình thường so với chứng: 11 – 13 giây. Quá 3 giây là PT kéo dài.

+ Tỷ lệ phần trăm bình thường: 70 – 140%.

– Ý nghĩa xét nghiệm:

PT kéo dài do thiếu hụt các yếu tố ngoại sinh. Yếu tố II, VII, X được sản xuất ở gan và phụ thuộc vitamin K nên trong trường hợp mắc bệnh gan hay dùng thuốc kháng vitamin K sẽ làm PT kéo dài. Xét nghiệm dùng cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng vitamin K.

3.3. Xét nghiệm đánh giá đông máu chung: xét nghiệm TT

– Nguyên lý: là thời gian đông huyết tương được tính từ khi cho thrombin vào huyết tương đến khi xuất hiện cục đông, giúp gián tiếp đánh giá fibrinogen.

– Kết quả xét nghiệm:

+ Giá trị bình thường so với chứng: 12 – 15 giây.

– Ý nghĩa xét nghiệm:

TT kéo dài do thiếu Fibrinogen hoặc Fibrinogen bất thường.

Hình 3: Sơ đồ tóm tắt quá trình đông máu.

Xét nghiệm đông máu thực hiện nhằm mục đích sàng lọc phát hiện các nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc chống đông hay trước khi thực hiện phẫu thuật. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu tận nơi, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, quy trình trả kết quả được kiểm soát chặt chẽ giúp bạn an tâm khi lựa chọn bệnh viện là địa chỉ chăm sóc kiểm tra sức khỏe. Truy cập website hay gọi điện đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và đặt lịch khám.

Xét Nghiệm Ure Máu Giúp Đánh Giá Chức Năng Của Thận

Quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) của cơ thể tạo ra sản phẩm cuối cùng là Ure máu được đào thải ra ngoài qua thận.

Ure luôn tồn tại trong cơ thể và được bổ sung thường xuyên thông qua các chất đạm. Đây là các protein ngoại sinh được chuyển hóa thành axit amin nhờ các protease của đường tiêu hóa. Sau đó được chuyển hóa tiếp và cuối cùng thành CO2 và NH3.

Trong đó, NH3 là một chất độc cần được đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ của gan là chuyển hóa NH3 thành Ure và chuyển đến thận qua đường máu. Khi đó thận sẽ lọc Ure và các chất khác để đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Chính vì vậy mà quá trình chuyển hóa NH3 và lọc Ure có thể bị ảnh hưởng khi chức năng gan, thận gặp rối loạn.

Xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá tình trạng chức năng của thận

Xét nghiệm Ure máu (hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen) thực chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Urea Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận. Chỉ số Ure máu rơi vào khoảng 2,5 – 7,5 mmol/l thì được coi là bình thường.

– Nếu chỉ số này càng cao thì có nghĩa là chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém.

– Ngược lại, nếu chỉ số Ure máu thấp hơn so với mức trung bình thì có thể bạn đang bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về gan.

2. Ure máu thay đổi trong những trường hợp nào?

Như đã nói ở trên, chỉ số bình thường của Ure máu là 2,5 – 7,5mmol/l. Trong một số trường hợp nhất định, chỉ số này sẽ có sự thay đổi ít nhiều.

2.1. Trường hợp Ure tăng cao

– Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều protein.

– Người bị suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,…

– Người bị ngộ độc thủy ngân.

– Các trường hợp tăng dị hóa protein: suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,…

– Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa,…

Chế độ ăn quá nhiều protein có thể khiến Ure máu tăng cao

2.2. Trường hợp Ure giảm

– Phụ nữ có thai.

– Người có chế độ ăn kiêng, chế độ ăn nghèo protein.

– Xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc cấp tính.

– Hội chứng thận hư, giảm hấp thu.

– Người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp.

3. Ure máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bất kỳ sự tăng giảm Ure máu nào cũng đều có những tác động nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể:

3.1. Ảnh hưởng tim mạch

Sự thay đổi bất thường của nồng độ Ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Đặc biệt có thể gây ra trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt đối với người bị suy thận giai đoạn cuối.

3.2. Ảnh hưởng tiêu hóa

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon. Khi ở mức độ nặng hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, có dấu hiệu đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa.

3.3. Ảnh hưởng hô hấp

Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac), thậm chí có thể gây hôn mê.

Sự tăng giảm bất thường của Ure máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở

3.4. Ảnh hưởng thần kinh

Tăng giảm Ure máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần, người bệnh có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ; nặng hơn thì rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Khi Ure máu tăng cao ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.

3.5. Ảnh hưởng huyết học

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ ảnh hướng có thể khác nhau, thường tăng Ure máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

3.6. Ảnh hưởng thân nhiệt

Sự thay đổi Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm.

4. Quy trình xét nghiệm Ure máu

Tuy là xét nghiệm máu nhưng người bệnh không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm mà chỉ cần hạn chế không ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều protein. Thời điểm làm xét nghiệm thích hợp nhất là vào buổi sáng. Quy trình xét nghiệm có thể kéo dài trong khoảng 1 giờ.

Để hạn chế máu lưu thông, nhân viên y tế sẽ quấn băng cố định quanh bắp tay sau đó sử dụng cồn y tế để sát trùng vị trí lấy máu. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Ure máu thường là máu tĩnh mạch. Nhân viên y tế sử dụng kim tiêm và lấy một lượng máu vừa đủ (khoảng 2ml) và cho vào ống nghiệm vô trùng để bảo quản.

Sau khi hoàn tất quá trình lấy máu, băng quấn quanh tay sẽ được tháo, vị trí tiêm sẽ được thoa bông gòn tẩm cồn và băng lại giúp cầm máu. Người bệnh nên lưu ý tránh cử động mạnh sau khi lấy mẫu.

Mẫu máu sẽ được gửi ngay đến phòng xét nghiệm để tiến hành đo lường và phân tích.

Trong quá trình thực hiện nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì người bệnh nên tham khảo ý kiến và xin tư vấn của bác sĩ để được thông tin sớm, chính xác nhất.

5. Địa chỉ uy tín làm xét nghiệm Ure máu

Hiện nay, rất nhiều người chủ quan khi cơ thể có những triệu chứng bất thường mà không hề hay biết đó lại chính là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Khi làm các xét nghiệm tổng quát định kỳ, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm Ure máu để theo dõi chức năng hoạt động của gan và thận.

Một trong những địa chỉ làm xét nghiệm Ure máu uy tin hiện nay chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đến với MEDLATEC, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng và đáng tin cậy nhất với mức giá thành phù hợp.

Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bên cạnh đó, thấu hiểu được nỗi lòng của khách hàng ở xa khi phải đến sớm và xếp hàng dài chờ đợi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm Ure máu ngay tại nhà. Sau khi có kết quả, bạn sẽ nhận được sự tư vấn cụ thể từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.

Tất cả những gì bạn cần làm là gọi ngay đến tổng đài hoặc đăng ký trên website chính thức của bệnh viện để đăng ký. Nhân viên y tế sẽ đến tận nơi để lấy mẫu và kết quả được trả sau 2 giờ.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Các Xét Nghiệm Đông Máu

Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu. Ngoài ra còn để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các thuốc chống đông máu khác.

Các xét nghiệm đông máu (Nguồn ảnh: chúng tôi

Thành phần cấu tạo của máu

Phần dịch lỏng trong máu, chiếm khoảng 60% thể tích máu. Huyết tương được cấu tạo chủ yếu từ nước, nhưng có chứa nhiều loại protein khác nhau và các hợp chất khác như các hormone, các kháng thể, các enzyme, đường, các hạt chất béo, muối,…

Có thể quan sát được dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% thể tích máu còn lại. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ máu. Có 3 loại tế bào máu chính:

Hồng cầu: Các tế bào hồng cầu là thành phần tạo ra màu đỏ của máu. Mỗi giọt máu chứa khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu. Các tế bào này được thay mới thường xuyên khi chúng già đi và bị phân hủy. Có hàng triệu tế bào hồng cầu mới được tạo ra từ tủy xương và đưa vào dòng máu mỗi ngày. Các tế bào hồng cầu đều chứa hợp chất hóa học đặc biệt gọi là haemoglobin (huyết sắc tố) – có khả năng hấp dẫn và gắn kết với phân tử ô xi. Nhờ sự kết hợp này mà các tế bào hồng cầu có khả năng vận chuyển ô xi tới phổi và tất cả các bộ phận cơ thể.

Bạch cầu: bao gồm nhiều loại như neutrophils (bạch cầu đa nhân trung tính), bạch cầu đơn nhân, các tế bào lympho, eosinophils (bạch cầu ưa axit), basophils (bạch cầu ưa kiềm). Các tế bào này là một bộ phận trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự nhiễm khuẩn.

Tiểu cầu: là những tế bào có kích thước nhỏ, giúp máu đông lại khi chúng ta bị thương.

Cơ chế đông máu

Chỉ trong vài giây sau khi một mạch máu bị cắt, phần mô bị tổn thương này sẽ khiến cho các tiểu cầu trong máu kết dính và vón lại với nhau xung quanh vết cắt. Những tiểu cầu “được kích hoạt” này và phần mô bị tổn thương giải phóng ra các chất hóa học – được gọi là các yếu tố đông máu – có khả năng phản ứng với các hợp chất và một số loại protein khác trong huyết tương, tạo ra một chuỗi các phản ứng hóa học phức tạp và diễn ra nhanh chóng xung quanh vết cắt. Có tất cả 13 yếu tố đông máu được biết đến và được gọi bằng số La Mã – từ yếu tố I đến yếu tố XIII.

Bước cuối cùng của chuỗi phản ứng hóa học này là sự hình thành các sợi mỏng (là tập hợp của một loại protein bền vững tên là fibrin) từ sự biến đổi yếu tố I (còn gọi là fibrinogen – một loại protein hòa tan). Các sợi fibrin này tạo thành một chiếc lưới, bẫy các tế bào máu và tiểu cầu, tạo thành cục máu đông.

Một cục máu đông tự nhiên hình thành trong mạch máu khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, trong máu cũng tồn tại những hợp chất hóa học ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và các hợp chất hóa học “hòa tan” các cục máu đông này. Sự cân bằng giữa việc hình thành các cục máu đông và ngăn ngừa đông máu luôn được đảm bảo. Thông thường, trừ khi một mạch máu bị cắt hoặc bị phá hủy, sự cân bằng này nghiêng về phía ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu.

Các rối loạn về chảy máu

Có một số điều kiện dẫn đến tình trạng bị chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị tổn thương hoặc bị cắt, như trong các trường hợp sau:

Có quá ít tiểu cầu trong máu (bệnh giảm tiểu cầu) do một số nguyên nhân khác nhau.

Do đặc điểm di truyền, cơ thể bạn không tạo ra được một hoặc một vài yếu tố đông máu. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là bệnh haemophilia A (bệnh máu khó đông A); xảy ra ở những người không có khả năng tạo ra yếu tố đông máu số VIII.

Thiếu vitamin K. Loại protein có vai trò trong việc tạo ra một số yếu tố đông máu, có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.

Rối loạn trong gan. Bởi vì gan là nơi hình thành hầu hết các yếu tố đông máu – cũng có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.

Các rối loạn về đông máu

Đôi khi một cục máu đông hình trong mạch máu kể cả khi không có vết thương hoặc vết cắt, chẳng hạn như các trường hợp sau:

Nguyên nhân phổ biến của các cơn đau tim và đột quỵ là do sự hình thành cục máu đông trong động mạch đưa máu đến tim hay não. Đó là do các tiểu cầu trở nên kết dính và vón cục ở gần các mảng xơ vữa (các khối chất béo) trong mạch máu và kích hoạt cơ chế đông máu.

Lưu lượng máu chảy chậm có thể khiến sự đông máu dễ dàng hơn so với bình thường. Đây là một yếu tố dẫn đến sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu dẫn đến chứng nghẽn mạch máu (huyết khối tĩnh mạch sâu – DVT), điều này thỉnh thoảng xảy ra ở các tĩnh mạch chân.

Do một số đặc điểm di truyền có thể khiến máu đông dễ dàng hơn bình thường.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, hoặc làm tăng số lượng một số yếu tố đông máu, dẫn đến hiện tượng đông máu dễ dàng xảy ra hơn.

Bạn có thể được tư vấn thực hiện các xét nghiệm đông máu trong những trường hợp sau:

Nghi ngờ có rối loạn chảy máu. Ví dụ: bạn bị chảy máu rất nhiều từ các vết cắt, hoặc dễ bị bầm tím.

Mắc phải một số bệnh gan mà có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra các yếu tố đông máu.

Trước khi phẫu thuật, trong những hoàn cảnh nhất định, để đánh giá nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

Nếu có những cục máu đông xuất hiện trong mạch máu mà không có lý do rõ ràng.

Nếu bạn uống thuốc chống đông máu như warfarin (để kiểm tra xem liều dùng có đạt mục tiêu đích hay không).

Có nhiều xét nghiệm đông máu khác nhau, việc xét nghiệm nào được chọn phụ thuộc vào hoàn cảnh và các vấn đề nghi ngờ. Các xét nghiệm đông máu bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu

Là xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đếm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong mỗi ml máu. Xét nghiệm này sẽ phát hiện được số lượng tiểu cầu trong máu thấp nếu có.

Xét nghiệm thời gian chảy máu

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tạo một vết cắt nhỏ trên dái tai hoặc cánh tay và đo thời gian máu ngừng chảy. Khoảng thời gian bình thường là 3 đến 8 phút.

Các xét nghiệm đông máu thông thường

Mẫu máu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, sau đó được đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, chẳng hạn như các xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm PT hay xét nghiệm APTT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu. Các xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo thời gian hình thành cục máu đông sau khi bổ sung một số chất đã kích hoạt vào mẫu máu. Nếu thời gian hình thành cục máu đông dài hơn so với mẫu máu bình thường thì có nghĩa là một hoặc nhiều yếu tố đông máu ở mức thấp hoặc không có trong mẫu xét nghiệm. Những xét nghiệm này có cơ chế tương tự, chỉ khác ở thành phần các chất hóa học được bổ sung vào mẫu máu, nhằm mục đích xác định yếu tố đông máu nào thấp hoặc không có.

Xét nghiệm để theo dõi sử dụng thuốc chống đông máu

Nếu đang dùng một số loại thuốc chống đông máu (thuốc làm giảm khả năng hình thành cục máu đông) bạn cần theo dõi cẩn thận phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng. Dùng thuốc quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về chảy máu, sử dụng thuốc với liều lượng quá ít có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Xét nghiệm INR là xét nghiệm được sử dụng để theo dõi liều lượng thuốc (thường là warfarin) cho người dùng. Chỉ số INR của bạn được tính toán trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm PT như đề cập ở trên. Bác sĩ hoặc y tá sẽ thiết lập một mức INR ‘đích’ cho bạn, tùy thuộc vào lý do bạn sử dụng thuốc. Bằng cách kiểm tra máu của bạn đều đặn, họ có thể tư vấn điều chỉnh liều thuốc để đạt được mức INR ‘đích’ này.

Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể

Số lượng của nhiều yếu tố đông máu (và các yếu tố chống đông máu) trong máu có thể được xác định bằng một số kỹ thuật khác nhau. Bạn có thể cần phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm loại này khi xét nghiệm đông máu thông thường của bạn cho thấy kết quả có vấn đề với tình trạng máu đông. Ví dụ: xác định số lượng yếu tố VIII trong mẫu máu để kiểm tra bạn có bị bệnh Haemophili A hay không (đối với những người bị bệnh Haemophili A thì yếu tố này ở mức rất thấp hoặc không có).

Xét nghiệm khả năng tiểu cầu ngưng kết

Xét nghiệm này được sử dụng để đo tốc độ và mức độ các tiểu cầu kết tủa lại (ngưng kết) sau khi bổ sung một chất hóa học thúc đẩy quá trình ngưng kết vào mẫu máu. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.

Xét nghiệm kiểm tra tình trạng máu dễ đông

Nếu bạn có một cục máu đông bất thường hình thành trong một mạch máu bình thường, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ví dụ: xét nghiệm máu kiểm tra ‘yếu tố V Leiden’. Đây là một sự thay đổi bất thường của yếu tố V – khiến cho các cục máu đông dễ hình thành hơn.

Các xét nghiệm khác

Có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự đông máu như do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, rối loạn trong gan, hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm ra nguyên nhân dẫn đến số lượng bất thường của tiểu cầu hoặc của các yếu tố đông máu.