Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư đầu cổ rất phổ biến. Xét nghiệm ung thư tuyến giáp định kì có thể phát hiện bệnh sớm ngay khi chúng chưa có biểu hiện.

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể có chức năng sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của cơ thể. Biểu hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Một số triệu chứng bệnh như có khối u cổ, khó nuốt, khó thở, đau cổ, khàn giọng, ho mạn tính… thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh vì vậy xét nghiệm ung thư tuyến giáp có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chúng chưa có biểu hiện bệnh.

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp bao gồm những gì?

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể kiểm tra vùng cổ xem có sự xuất hiện của các khối u cục nào hay không.

Một số xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp và tìm chất chỉ điểm khối u có thể được chỉ định để đánh nguy cơ mắc bệnh, làm cơ sở để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Định lượng TSH: đánh giá chức năng tuyến giáp. Đây là hoóc môn kích thích tuyến giáp trong máu

Xét nghiệm Tg, Anti Tg: đây là dấu ấn ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang. Chỉ số TG bình thường ở mức dưới 50 ng/ml; giá trị Anti Ag ở mức dưới 4 IU/ml.

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong tuyến giáp. Đây là phương pháp có giá trị trong kiểm tra các khối u hạch ở cổ xuất phát từ tuyến giáp và các cấu trúc lân cận.

Sinh thiết tuyến giáp loại bỏ các khối nghi ngờ ung thư xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ

Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có thể được chỉ định để xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.

Ai nên xét nghiệm ung thư tuyến giáp?

Tất cả những người trưởng thành đều có thể thực hiện xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Khuyến khích cho những người trên 40 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp, mắc các bệnh lý như bướu cổ, cường giáp, tiếp xúc với tia xạ từ nhỏ…

Trường hợp không may nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ Singapore đang hợp tác cùng bệnh viện trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư đầu cổ.

Để đăng kí khám hoặc nhận thêm thông tin chi tiết về xét nghiệm ung thư tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline 0904 970 909.

6 Phương Pháp Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Tuyến Giáp

Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ (160.000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới đứng thứ 20 (với gần 50.000 ca)). Con số này đang tăng nhanh qua các năm, đe dọa đến cuộc sống của nhiều người. Vì vậy xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp được xem là giải pháp cần thiết để hạn chế số ca mắc mới và giúp quá trình điều trị hồi phục có được kết quả tốt nhất.

1. Ba điều cần biết về ung tuyến giáp 1.1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là bộ phận nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối nhau qua eo giáp trạng, có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể.

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp. Những tế bào bất thường này sẽ tạo thành khối u ở tuyến giáp, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

1.2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp

Những dấu hiệu thường thấy khi bị ung thư tuyến giáp:

Xuất hiện các u giáp trạng: cứng, bờ rõ, bề mặt gồ ghề hoặc nhẵn, di động theo nhịp nuốt.

Bị khàn tiếng

Khó khăn khi nuốt, nuốt vướng

Khó thở

Ở giai đoạn muộn sẽ: xuất hiện hạch ở vùng cổ, hạch nhỏ, mềm, khi ấn cảm nhận được sự di động của chúng, đau xương do di căn…

1.3. Nguyên nhân

Phần lớn các ca mắc ung thư tuyến giáp đều khó xác định nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây sẽ là tăng nguy cơ mắc:

Tuổi từ 30 – 50 có nguy cơ cao hơn, nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.

Rối loạn hệ miễn dịch được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến và hàng đầu.

Nhiễm phóng xạ, phơi nhiễm bức xạ liều cao

Yếu tố di truyền

Do mắc bệnh tuyến giáp như bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow…

Các nguyên nhân khác: thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…

2. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp 2.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp là hoạt động tiến hành các phương pháp y học chuyên sâu nhằm phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư từ rất sớm. Việc thực hiện các xét nghiệm này được xem là chìa khóa để có thể điều trị sớm, nâng cao hiệu quả phục hồi.

2.2. Tại sao nên tầm soát ung thư tuyến giáp?

Không phải ngẫu nhiên mà xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Bởi lẽ, các số liệu nghiên cứu và thống kê đã chỉ ra rằng:

Số ca bệnh ung thư tuyến giáp tăng nhanh qua các năm: Năm 2012, ung thư tuyến giáp xếp thứ 13 trong các loại ung thư thường gặp, đến nay căn bệnh đã tăng lên xếp thứ 9. Đồng thời, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi.

Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp không có triệu chứng điển hình nào và rất khó nhận biết. Có đến 20 – 60% bệnh nhân không hề biết rằng họ đã mắc ung thư tuyến giáp cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Tuy ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nhưng việc phát hiện bệnh từ sớm vẫn là chìa khóa vàng cho quá trình điều trị phục hồi. Tỷ lệ sống trên 5 năm của ung thư tuyến giáp như sau: Giai đoạn 1 tỷ lệ là 100%, giai đoạn 2 tỉ lệ là 98 – 100%, giai đoạn 3 là 71 – 93%, còn giai đoạn cuối chỉ còn 28 – 51%. Vì thế tầm soát để phát hiện bệnh sớm cũng là cần thiết.

3. Khi nào nên xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp? 3.1. Ai nên khám tầm soát ung thư tuyến giáp? Khi nào nên tầm soát?

Những nhóm đối tượng sau nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp:

Người trưởng thành trong độ tuổi 30 – 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới

Những người xuất hiện các triệu chứng: khó nuốt, có hạch ở cổ, sờ thấy khối u ở cổ…

Người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ hoặc đã từng nhiễm phóng xạ

Người mắc các bệnh về tuyến giáp

Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp

Thể trạng mệt mỏi, sút cân nhanh…

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người bình thường nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp 1 – 2 năm/lần (tối đa là 2 năm), những người có nguy cơ cao thì nên tầm soát 6 – 12 tháng/lần.

3.2. Những lưu ý khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

Để kết quả tầm soát được chính xác nhất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Với những trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như chọc hút tế bào tuyến giáp.

Nếu các xét nghiệm ung thư tuyến giáp âm tính thì bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, các biện pháp phòng tránh và tầm soát định kỳ.

Nếu các xét nghiệm ung thư tuyến giáp dương tính thì bạn cần bình tĩnh nghe theo sự tư vấn và thực hiện đúng các pháp đồ điều trị.

4. Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến giáp

Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp được thực hiện nhằm mang đến kết quả chính xác về thể trạng của người khám. Những phương pháp đang được sử dụng hiện nay phải kể đến:

4.1. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp thường được sử dụng. Phương pháp này sẽ sử dụng sóng âm thanh để tái tạo lại hình ảnh tuyến giáp trên màn hình máy tính. Từ đó xác định những bất thường của tuyến giáp, xem nhân tuyến giáp ở dạng rắn hay lỏng, đồng thời cũng kiểm tra được số lượng, kích thước và sự di căn (nếu có).

Phương pháp siêu âm cũng giúp bác sĩ xác định vị trí để có thể chọc dò tuyến giáp lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết nếu cần.

4.2. Xạ hình tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp giúp xác định kích thước, hình ảnh và chức năng của tuyến giáp, từ đó đánh giá được bệnh nhân bị bướu cổ, suy giáp, cường giáp, Basedow… ung thư hay không.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc có iod phóng xạ. Phóng xạ này khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thu vào tuyến giáp hoặc các tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn sang nơi khác. Sau đó sẽ dùng camera đặc biệt để thu lại hình ảnh các vùng mà iod được hấp thụ.

Xạ hình tuyến giáp hiện là phương pháp duy nhất hiện nay có thể chẩn đoán chức năng tuyến giáp bằng hình ảnh. Xạ hình tuyến giáp có độ nhạy và đặc hiệu rất cao, vì thế không có phương pháp nào có thể thay thế.

Tuy nhiên lưu ý rằng xạ hình tuyến giáp sử dụng chất phóng xạ nên không được sử dụng với phụ nữ mang thai. Với phụ nữ đang cho con bú thì chất phóng xạ có thể bài tiết qua sữa mẹ, vì thế sau khi xạ hình cần ngưng cho con bú trong vòng ít nhất 6 tiếng.

4.3. Chụp cắt lớp điện toán (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp chụp CT và chụp cộng hưởng từ đều được dùng để đánh giá và tìm kiếm sự lan rộng của các tế bào ung thư. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp chụp CT có sử dụng chất cản quang iod nên sẽ cho ra hình ảnh chi tiết hơn, giúp quá trình đánh giá di căn tốt hơn chụp MRI.

Tuy nhiên cũng vì có chất cản quang iod nên chụp CT tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến phương pháp xạ hình (nếu cần thực hiện sau đó) và không an toàn bằng chụp MRI.

4.4. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Chọc hút tế bào được thực hiện trên khối u tuyến giáp và cả trên các hạch cổ xuất hiện tại cơ thể người bệnh. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một kim nhỏ để lấy ra mẫu phẩm, sau đó quan sát chúng dưới kính hiển vi để có thể chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp này sẽ giúp chẩn đoán đây là u lành tính hay u ác tính và chúng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90%.

4.5. Xét nghiệm máu ung thư tuyến giáp

Các xét nghiệm máu được thực hiện nhằm đo nồng độ Calcitonin Định lượng T3 và TSH. Trong đó:

Định lượng nồng độ Calcitonin là xét nghiệm được thực hiện nhằm chỉ định chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là dạng ung thư biểu mô dạng tủy điển hình.

Định lượng TSH là phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ – bệnh lý có rất nhiều dấu hiệu điển hình giống với ung thư tuyến giáp.

4.6. Phương pháp khác

Ngoài các phương pháp cận lâm sàng trên, để đánh giá tình trạng toàn thân hay chẩn đoán liệu ung thư đã di căn hay chưa, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung như: siêu âm ổ bụng kiểm tra gan, lách, hạch mạc treo; chụp X-quang tim tuyến giáp…

5. Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp ở đâu?

Hiện nay có rất khá nhiều cơ sở y tế chuyên khoa trong và ngoài nước có thể thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng sau:

Khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản

Bên cạnh việc khám xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp trong nước thì thời gian gần đây, rất nhiều người đã quan tâm và lựa chọn tầm soát tại các cơ sở nước ngoài, đặc biệt là tại Nhật Bản. Lý do là bởi nền y tế Nhật Bản hiện được đánh giá rất cao, có thể sánh ngang với các nền y tế như Mỹ, Châu Âu… mà chi phí đi lại, thời gian và công sức đều tiết kiệm hơn.

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản thì hãy đến ngay với Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM). Khi đến với IIMS-VNM, bạn sẽ có cơ hội được tiếp nhận những phương pháp tầm soát ung thư chất lượng nhất, được hỗ trợ, tiếp đón tốt nhất trong suốt quá trình từ chuẩn bị hồ sơ đến khám chữa tại Nhật Bản.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản ngay hôm nay, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Địa chỉ: Tầng 11 – Tòa nhà Prime Centre – 53 Quang Trung, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: +8424 3944 0914

5.1. Khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Việt Nam 5.1.1. Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành trên cả nước về phòng chống và điều trị ung thư trong đó có ung thư tuyến giáp. Vì thế, tại bệnh viện K có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến và quy trình bài bản, chắc chắn sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Hiện nay, gói tầm soát ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K có mức giá khoảng 2.600.000 vnđ.

5.1.2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Cùng với Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là là nơi thực hiện các gói dịch vụ tầm soát ung thư chất lượng và vô cùng uy tín. Bệnh viện đã đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp PET/CT góp phần quan trọng trong chẩn đoán sớm ung thư và điều trị bệnh nhân.

5.1.3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những đơn vị y tế tư nhân chất lượng cao tại Hà Nội. Với đội ngũ các bác sĩ giỏi về tay nghề, giàu y đức cùng hệ thống thiết bị tiên tiến, bệnh viện Vinmec hiện cung cấp các gói khám tầm soát ung thư có độ chính xác cao.

Đặc biệt, các gói sàng lọc ung thư tuyến giáp tại Vinmec còn kết hợp xét nghiệm miễn dịch để giúp người khám có thể sớm xác định các bệnh lý ung thư và tiền ung thư.

5.2. Khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản

Bên cạnh việc khám xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp trong nước thì thời gian gần đây, rất nhiều người đã quan tâm và lựa chọn tầm soát tại các cơ sở nước ngoài, đặc biệt là tại Nhật Bản. Lý do là bởi nền y tế Nhật Bản hiện được đánh giá rất cao, có thể sánh ngang với các nền y tế như Mỹ, Châu Âu… mà chi phí đi lại, thời gian và công sức đều tiết kiệm hơn.

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp tại Nhật Bản thì hãy đến ngay với Công Ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam (IIMS-VNM). Khi đến với IIMS-VNM, bạn sẽ có cơ hội được tiếp nhận những phương pháp tầm soát ung thư chất lượng nhất, được hỗ trợ, tiếp đón tốt nhất trong suốt quá trình từ chuẩn bị hồ sơ đến khám chữa tại Nhật Bản.

Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám chữa bệnh tại Nhật Bản ngay hôm nay, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Địa chỉ: Tầng 11 – Tòa nhà Prime Centre – 53 Quang Trung, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: +8424 3944 0914

a

6. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Việc thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp sớm và định kỳ là quan trọng, nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa còn quan trọng hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ hôm nay bạn hãy chú ý:

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với phóng xạ: Các xét nghiệm như chụp X Quang, chụp CT… chỉ nên thực hiện khi cần thiết và cần chú trọng giảm thiểu ở trẻ nhỏ vì nhóm đối tượng này dễ bị nhiễm phóng xạ hơn người lớn.

Bổ sung iod đầy đủ trong bữa ăn của mình

Thận trọng với những biểu hiện lạ như khó nuốt, khàn tiếng, khó thở… hãy tiến hành kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu này kéo dài.

Thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳTăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cá nhân, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích…

Tóm lại, có thể nói thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và cần thiết nhất. Vì vậy, hãy đến với IIMS Việt Nam nếu bạn đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sàng lọc ung thư tuyến giáp và tiếp nhận những phương pháp điều trị tích cực, tiên tiến nhất.

Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất. Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ, ngay dưới quả táo Adam (trái khế) của bạn. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan đích (target). Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần iode, một chất được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Gọi là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử iode. Tương tự T3 có chứa ba nguyên tử iode. Trong các tế bào và mô cơ thể chất T4 được khử một iode để chuyển thành T3. T3 là hormone hoạt động trên tổ chức, có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tế bào và mô cơ thể.

Tuyến giáp thực hiện chức năng của nó như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4. Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Đến lượt mình, tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

Làm thế nào để kiểm tra chức năng tuyến giáp?

Thông thường, xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra chức năng tuyến giáp là đo nồng độ TSH trong máu của bạn. Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu.

Ở những người bị cường giáp, mức TSH thường sẽ thấp. Điều này thường là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến nồng độ của T3 và T4 quá cao, tuyến yên sẽ “tạm dừng hoạt động” và số lượng TSH được sản xuất sẽ ít hơn. Nếu bạn có nồng độ TSH trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu hơn để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu. Các xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể của lượng TSH thấp ở trên.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được thực hiện để:

Theo dõi điều trị bằng thuốc thay thế chức năng tuyến giáp cho những bệnh nhân suy giáp.

Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở những người đang được điều trị cường giáp.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, và kết quả được gửi lại cho các bác sĩ ra yêu cầu xét nghiệm.

Nên chuẩn bị những gì trước khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường yêu cầu rất ít sự chuẩn bị. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm và lý giải tại sao bạn sử dụng thuốc đó. Một điều quan trọng khác cần đề cập là nếu bạn được chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iode, vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn. Nồng độ hormone tuyến giáp cũng thay đổi trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai trước khi làm xét nghiệm.

http://www.patient.co.uk/health/thyroid-function-tests

Các Chỉ Số Cần Nhớ Trong Xét Nghiệm Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp

1. Chỉ số trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Chỉ số Tg tăng cao có phải ung thư tuyến giáp không?

Chỉ số Tg (thyroglobulin) được biết đến là một dấu ấn quan trọng trong khi theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Tg (thyroglobin) là một loại protein được sản xuất từ đa số các loại tế bào ung thư tuyến giáp và từ mô giáp bình thường.

Giá tri Tg khi ở người khỏe mạnh bình thường là 0.2 – 50 ng/mL. Có khoảng 8% người bình thường có giá trị Tg nhỏ hơn 10 ng/mL. Còn với trẻ sơ sinh thì nồng độ Tg có thể nằm vào khoảng 36 – 38 ng/mL – đây được đánh giá là giá trị Tg cao, duy trì ở 48 giờ sau sinh.

Khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp, phát hiện chỉ số Tg cao không có nghĩa là bạn đã mắc ung thư tuyến giáp mà thực tế nguyên nhân khiến Tg tăng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thậm chí là cả từ những bệnh lý lành tính.

Cụ thể một số nguyên nhân khiến chỉ số Tg tăng cao:

– Bệnh bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp cùng với những dấu hiệu điển hình nhất là có khối u lồi ra ở phần cổ

– Bệnh Baeshedow hay còn được biết đến là bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả là ở nữ giới đang trong độ tuổi từ 20 cho đến 40 tuổi.

– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa được can thiệp điều trị hoặc ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang đã di căn

– Sau can thiệp phẫu thuật hoặc hóa trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát.

Thực tế thì chỉ số Tg được sử dụng như một dấu ấn ung thư để có thể theo dõi được hiệu quả của quá trình điều trị hay phát hiện chẩn đoán ung thư tuyến giáp tái phát thể nhú và thể nang – trong trường hợp Tg có sự tăng rõ rệt trước khi can thiệp điều trị.

Chính vì lý do nồng độ của Tg tăng có thể xuất phát từ các bệnh lý tuyến giáp lành tính nên Tg cũng không phải là một chỉ số duy nhất đánh giá chẩn đoán ung thư tuyến giáp mà cần phải thực hiện kết hợp với nhiều biện pháp tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp khác.

Hormone ung thư tuyến giáp

Quá trình định lượng hormone ung thư tuyến giáp được hiểu là việc xác định có sự bất thường nào trong quá trình tổng hợp protein và quan sát sự chuyển hóa của enzyme trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Cụ thể thì hormone tuyến giáp giúp cho điều hòa cơ thể, quá trình tổng hợp protein nhờ vào sự phát triển của hệ thần kinh . Quá trình tổng hợp protein này có rất nhiều các enzyme được thực hiện chuyển hóa thành lipid hoặc protid.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thông qua hormone tuyến giáp đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh. Mặc dù chỉ số này còn khá mới mẻ trong tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp nhưng với những thông số chỉ ra chỉnh xác thì cũng là một chỉ số đáng tham khaoe.

Ngoài các chỉ số nổi bật trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp được quan tâm nhiều kể trên thì việc kiểm tra các chỉ số đánh giá chức năng tuyến giáp cũng là một phần quan trọng trong tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Cụ thể như sau:

– Hormone kích thích tuyến giáp hay còn gọi là TSH

TSH được biết là một loại hormone tuyến yến đóng vai trò mang tín hiệu tới cho tuyến giáp. Nếu như tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp ở trong máu thì nó sẽ đẩy quá trình sản xuất TSH lên từ đó tuyến giáp sẽ sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp hơn.

Khi mà tuyến yên phát hiện đang có quá nhiều hormone tuyến giáp thì nó sẽ lại giảm mức độ sản xuất TSH xuống từ đó tuyến giám cũng sẽ giảm việc sản sinh hormone tuyến giáp.

– Thyronxine (T4)

– Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone tuyến giáp dạng hoạt động được tạo ra từ T4. Nói về Xét nghiệm RT3 (reverse T3) thì xét nghiệm này ít khi được bác sĩ chỉ định cho người bệnh kiểm tra chức năng tuyến giáp thực hiện do cho ra ít ý nghĩa lâm sàng.

Tuy vậy thì có một số bác sĩ khác lại cho rằng xét nghiệm kiểm tra RT3 là mấu chốt để xác định được tình trạng mất cân bằng của hormone tuyến giáp so với các xét nghiệm khác.

– Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

– Thyroglobulin

– Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

– Tg.

Chức Năng Tuyến Giáp Là Gì? Ý Nghĩa Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ. Chức năng tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan. Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu.

1. Chức năng tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu.

2. Tuyến giáp thực hiện chức năng như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4.Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể.

Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp.

3. Làm thế nào để kiểm tra?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất, kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu.

4. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism).

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng có thể được thực hiện để:

– Theo dõi điều trị bằng thuốc thay thế chức năng tuyến giáp cho những bệnh nhân suy giáp.

– Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở những người đang được điều trị cường giáp.

Xét nghiệm tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản. Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích và kết quả được gửi lại cho các bác sĩ.