Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Thượng Thận / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Tuyến Thượng Thận

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết của cơ thể, mà một khi rối loạn sẽ phát sinh nhiều bệnh lý: cường tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, u tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, bệnh Addison… gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Xét nghiệm máu tuyến thượng thận thông qua 02 chỉ số hormone cortisol và ACTH giúp tầm soát các nguy cơ bệnh lý tuyến thượng thận chính xác, hiệu quả, từ đó thực hiện điều trị kịp thời.

Tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận có nhiệm vụ tiết ra hormone tham gia các quá trình chuyển hóa phức tạp, đặc biệt các catecholamine của tuỷ thượng thận có tác dụng điều hoà huyết áp động mạch.

Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc, mỗi bên của quả thận có 02 tuyến thượng thận. Kích thước của tuyến thượng khoảng bằng quả óc chó, có cấu tạo bên ngoài (vỏ thượng thận) và bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận tạo những hormone khác nhau.

Sự tăng tiết các nội tiết tố do u tuyến thượng thận có thể gây nên nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị dứt điểm bằng nội khoa.

Xét nghiệm máu tuyến thượng thận Khái niệm

Cortisol (còn được gọi là hormone căng thẳng) là hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận.

ACTH là tên viết tắt của adrenocorticotropic hormone (hormone kích vỏ thượng thận), còn gọi là corticotropin, được sản xuất bởi tuyến yên.

Mẫu xét nghiệm

Sự thay đổi nồng độ ACTH và cortisol trong máu thường được đánh giá cùng lúc, và việc lấy mẫu máu làm xét nghiệm ACTH và cortisol cùng một thời điểm để có thể biện luận kết quả một cách hợp lý.

Nồng độ ACTH thường cao vào buổi sáng và thấp vào buổi tối. Nồng độ cortisol tăng lên vào buổi sáng (đạt đỉnh vào 7 giờ sáng), và sụt giảm rất thấp vào buổi tối và trong suốt giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Mẫu ACTH và cortisol thường lấy mẫu khi đói, vào khoảng từ 7 đến 10 giờ sáng.

Lưu ý khi xét nghiệm

Không tập thể dục mạnh trong vòng một ngày trước khi xét nghiệm.

Tạm ngưng một số loại thuốc.

Bệnh nhân nên ăn một chế độ ít carbohydrate trong vòng 48h trước khi lấy máu xét nghiệm, nhịn ăn và hạn chế hoạt động thể lực trước 10h – 12h.

Giá trị ở mức bình thường

8 giờ sáng đến 12 giờ trưa: 5,0-25,0 μg/dL hay 138-690 nmol/L

12h trưa đến 20 giờ tối: 5,0-15,0 μg/dL hay 138-410 nmol/L

20 giờ tối đến 8h sáng: 0-10,0 μg/dL hay 0-276 nmol/L

Dao động từ 6.0 – 76.0 pg/ml hoặc từ 1.3 – 16.7 pmol/L.

Tình trạng bất thường

Nồng độ cortisol trong máu tăng đột ngột khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng. Nếu nồng độ cortisol trong máu duy trì ở mức cao thường xuyên, đó là dấu hiệu của bệnh lý.

Chỉ số ACTH trong máu thay đổi tăng hoặc giảm đột biến có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý.

Chỉ định

Đối tượng nên làm xét nghiệm người bị rối loạn hormone cortisol: hội chứng Cushing (sản xuất quá mức cortisol) và bệnh Addison (sản xuất không đủ cortisol).

Bảng kết quả xét nghiệm cortisol và ACTH chính xác là điều rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý tuyến thượng thận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để làm được đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng với máy móc trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn vững vàng.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức đã và luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng gần xa với việc đáp ứng xét nghiệm lâm sàng chuyên nghiệp, hiệu quả bởi đội ngũ tâm huyết và cơ sở hạ tầng được đầu tư chất lượng.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ:838 – 840 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

Nghiệm Pháp Synacthen Đánh Giá Chức Năng Tuyến Thượng Thận

Nghiệm pháp synacthen được dùng để kiểm tra chức năng của tuyến thượng thận. Nghiệm pháp này cung cấp thông tin về việc vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận hoạt động với nhau như thế nào. Nghiệm pháp synacthen cũng được dùng để chẩn đoán bệnh Addison.

Về vị trí giải phẫu, tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc, là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước khoảng bằng quả óc chó, mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận tạo những hormone khác nhau.

Tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, aldosterone, androgen. Các hormone này tham gia vào các quá trình chuyển hóa phức tạp, đặc biệt các catecholamine của tủy thượng thận có tác dụng điều hòa huyết áp động mạch. Sự tăng tiết các nội tiết tố nguyên nhân do u tuyến thượng thận là nguyên nhân dẫn đến nhiều hội chứng bệnh lý nguy hiểm khó có thể điều trị triệt để bằng nội khoa.

Cortisol là một hormone steroid có vai trò quan trọng trong cơ thể. Chức năng của tuyến thượng thận bao gồm:

Hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Hỗ trợ cơ thể điều hòa hệ thống miễn dịch.

Hỗ trợ cơ thể có phản ứng đáp ứng lại với stress.

Hỗ trợ cân bằng nồng độ insulin trong điều hòa lượng đường máu.

Suy tuyến thượng thận là gì? Đây là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả khiến hormone cortisol sản xuất quá ít, đôi khi là cả aldosteron dẫn đến tình trạng rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, muối và nước của cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu, điều này sẽ khiến huyết áp giảm xuống rất thấp. Đồng thời, lượng kali sẽ tăng nhanh đến mức nguy hiểm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Suy tuyến thượng thận là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận cấp là do dùng thuốc glucocorticoid trị bệnh không đúng cách. Nếu bạn uống quá nhiều glucocorticoid sẽ ức chế các hoạt động của tuyến thượng thận và khi ngừng uống thuốc này thì tuyến thượng thận mất khả năng phục hồi về hoạt động bình thường dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận. Nguy cơ suy tuyến thượng thận tăng lên khi bạn đồng thời gặp phải stress mạnh về tinh thần hoặc thể xác (chấn thương, phẫu thuật…) thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.

Khi được làm nghiệm pháp synacthen, bạn được tiêm chất hóa học gọi là tetracosactide. Nếu nồng độ của cortisol vẫn giữ ở mức thấp mặc dù đã tiêm tetracosactide; điều này cho thấy có vấn đề với chức năng của tuyến thượng thận. Thông thường, nghiệm pháp Synacthen sẽ được thực hiện ở bệnh viện vào buổi sáng.

Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu để kiểm tra nồng độ cortisol của bạn để bắt đầu nghiệm pháp synacthen.

Bác sĩ sẽ thiết lập đường truyền tĩnh mạch để có thể vừa lấy máu vừa truyền tetracosactide.

Nhân viên y tế sẽ tiêm tetracosactide vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tay của bạn. Trong nghiệm pháp gọi là ” Nghiệm pháp synacthen tác dụng ngắn – short synacthen test” mẫu máu sẽ được lấy lại lần nữa khoảng 30 phút và 60 phút sau khi bạn được tiêm tetracosactide.

Nếu bạn được tiến hành ” Nghiệm pháp synacthen tác dụng ngắn”, bạn sẽ được xong sớm. Một cách khác, bạn có thể được làm ” Nghiệm pháp synacthen tác dụng lâu – long synacthen test”. Đây là dạng nghiệm pháp bạn được xét nghiệm máu trước khi bắt đầu kiểm tra. Sau đó bạn được tiêm tetracosactide và mẫu máu được kiểm tra đều đặn trong khoảng thời gian 24 giờ.

Đánh giá kết quả nghiệm pháp synacthen:

Xét nghiệm nhanh: nồng độ cortisol tăng hơn 7 mcg/dL trên mức ban đầu.

Xét nghiệm 24 giờ: nồng độ cortisol cao hơn 40 mcg/dL.

Xét nghiệm 3 ngày: nồng độ cortisol cao hơn 40 mcg/dL.

Đối với tình trạng suy tuyến thượng thận:

Mức độ cortisol tăng trên mức bình thường ( suy tuyến thượng thận thứ phát):

Sản xuất steroid nội sinh từ khối u không nội tiết.

Mức độ cortisol bình thường hoặc dưới mức bình thường ( suy tuyến thượng thận nguyên phát):

Nhồi máu thượng thận/xuất huyết;

Khối u di căn đến tuyến thượng thận;

Suy tuyến thượng thận bẩm sinh enzym;

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận.

Về tác dụng phụ của nghiệm pháp synacthen là thường sẽ không có tác dụng phụ, ngoại trừ có thể xuất hiện một vết bầm nhỏ tại nơi kim tiêm đâm vào. Trong một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tĩnh mạch nơi lấy máu bị sưng lên nhưng thông thường sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày sau đó.

XEM THÊM:

Xét Nghiệm U Tuyến Thượng Thận Giúp Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết có chức năng sản xuất ra các hormone quan trọng cho quá trình điều hòa huyết áp, chống stress hay cân bằng nước – điện giải,… của cơ thể. Vị trí của tuyến thượng thận là ở ngay phía trên 2 thận.

U tuyến thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp. Khối u phát triển trong tuyến thượng thận sẽ giải phóng ra các hormone dẫn đến tình trạng cao huyết áp nhiều lần và liên tục. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan khác thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

U tuyến thượng thận là một khối u hiếm

Bệnh u tuyến thượng thận có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trong khoảng từ 20 – 50 tuổi. Xét nghiệm u tuyến thượng thận sẽ được chỉ định để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và có phương hướng can thiệp hiệu quả.

2. Triệu chứng của bệnh u tuyến thượng thận

Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh u tuyến thượng thận như:

– Cao huyết áp.

– Mồ hôi đổ nhiều.

– Tim đập nhanh, khó thở.

– Đau nhức đầu.

– Da mặt xanh xao.

– Run.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn như:

– Sụt cân không rõ lý do.

– Táo bón.

– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng.

Huyết áp cao liên tục, nhiều lần là dấu hiệu của u tuyến thượng thận

3. Biến chứng có thể xảy ra của bệnh u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm tổn thương đến nhiều cơ quan, nhất là các mô của hệ tim mạch, thận và não.

U tuyến thượng thận kết hợp với tình trạng huyết áp cao có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Suy thận.

– Bệnh tim.

– Đột quỵ.

– Suy hô hấp cấp tính.

– Tổn thương các dây thần kinh mắt.

4. Khi nào cần xét nghiệm u tuyến thượng thận

Ngay khi có bất kỳ một trong số các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm xét nghiệm u tuyến thượng thận.

Một số trường hợp được khuyến cáo nên làm xét nghiệm này bao gồm:

– Huyết áp cao khó kiểm soát.

– Gia đình có người bị u tuyến thượng thận.

5. Xét nghiệm u tuyến thượng thận như thế nào?

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm u tuyến thượng thận để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

5.1. Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Xét nghiệm máu: tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nhịn ăn và thông báo về các loại thuốc mình đang sử dụng.

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: người bệnh sẽ được yêu cầu thu lại tất cả mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Các xét nghiệm này được tiến hành nhằm đo mức adrenaline và noradrenaline hoặc một số chất khác có trong cơ thể người bệnh.

5.2. Chẩn đoán hình ảnh

Nếu kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bạn có nguy cơ cao bị u tuyến thượng thận thì bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh để có thể xác định được vị trí của khối u, cụ thể:

– Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chỉ định xét nghiệm hình ảnh u tuyến thượng thận với bệnh nhân có nguy cơ cao

– Chụp CT Scanner.

– Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

– Chụp M-iodobenzylguanidine (MIBG)

– Một số rối loạn có khả năng gây ung thư ác tính hoặc tái phát gây bệnh.

– Kết quả xét nghiệm di truyền có thể cung cấp thông tin về việc có cần thiết làm xét nghiệm u tuyến thượng thận cho các thành viên khác trong gia đình hay không.

5.4. Tình cờ phát hiện

Nhiều trường hợp, trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán các tình trạng sức khỏe khác có thể tình cờ phát hiện khối u trong tuyến thượng thận. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành bổ sung các xét nghiệm để xác định bản chất của khối u.

6. Điều trị u tuyến thượng thận

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.

Đối với người có u tuyến thượng thận nhưng kích thước nhỏ (dưới 5cm) và không có triệu chứng gì thì có thể chưa cần đến các biện pháp can thiệp. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm nội tiết định kỳ để có thể theo dõi và đánh giá được kích thước của khối u.

Còn với những trường hợp có u tuyến thượng thận lớn hơn 5cm hoặc có chức năng nội tiết (sản xuất quá mức hormon thượng thận) thì sẽ phải làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị phổ biến

Có 2 phương pháp phẫu thuật chính bao gồm:

Mổ hở: khi khối u quá lớn và dính nhiều vào tạng xung quanh; hoặc trong các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định mổ nội soi.

Mổ nội soi: thường được lựa chọn khi khối u là lành tính và có kích thước nhỏ (dưới 5cm).

Nếu u tuyến thượng thận đã phát triển thành ung thư hoặc ung thư di căn, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị,…

Có thể thấy, u tuyến thượng thận là một bệnh lý tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh ngay khi có bất kỳ nghi ngờ nào cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm u tuyến thượng thận sớm nhất.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến các cơ sở của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp từ các bác sĩ nhiều năm trong nghề. Phục vụ bạn là niềm vinh dự của chúng tôi.

Tuyến Thượng Thận Có Chức Năng Gì?

Tuyến thượng thận là gì? Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc, là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuyến thượng thận tiết ra hormone tham gia các quá trình chuyển hoá phức tạp, đặc biệt các catecholamine của tuỷ thượng thận có tác dụng điều hoà huyết áp động mạch. Sự tăng tiết các nội tiết tố do u tuyến thượng thận đã gây nên nhiều hội chứng bệnh lí khó có thể điều trị triệt để bằng nội khoa.

Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước khoảng bằng quả óc chó, mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận tạo những hormone khác nhau.

Tuyến thượng thận chia làm hai miền:

Miền vỏ: gồm ba lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.

Miền tủy: là một bộ phận thuộc hệ thần kinh giao cảm, được coi như hạch giao cảm, bao gồm các noron sau hạch đã bị biến đổi, chỉ có thân mà không có sợi nhánh và sợi trục được chi phối bởi các sợi trước hạch của hệ giao cảm.

Miền vỏ

Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hormon điều hòa các muối khoáng (các chất điện giải), trong đó, quan trọng nhất là hormon, aldosterone, có tác dụng giữ các ion Na+ và thải K+ trong máu, giúp điều hòa huyết áp.

Lớp giữa (lớp sợi) tiết hormon điều hòa đường huyết, trong đó có Cortisol là hormon có tác dụng chuyển hóa glucose từ protein và lipit. Khi cơ thể cần, dưới tác dụng của Cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ axit amin và axit béo do sự phân giải của protein và lipit.

Lớp trong (lớp lưới) tiết hormon điều hòa sinh dục nam tính, trong đó chủ yếu là androgen, ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen. Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới tính nam chủ yếu là do tác dụng của androgen. Đến tuổi dậy thì, androgen cùng với hormon tinh hoàn (testoterone) kích thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết loại hormon này, nếu tiết nhiều trong thời kì còn là thai nhi, có thể phát triển tính nam (thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài hơi giống nam giới).

Miền tủy

Khi bị kích thích, các tế bào tuyến tiết ra adrenalin và noradenalin có tác dụng giống với thần kinh giao cảm, nhưng hiệu quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng mười lần vì chúng bị phân hủy chậm hơn chất truyền tin thần kinh (chất môi giới thần kinh). Tác dụng của hormon tủy tuyến trên thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, giãn phế quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

Chế độ luyện tập thể dục: hàng ngày chúng ta rèn luyện thân thể giúp giảm stress, lo âu và những yếu tố tiêu cực. Mỗi ngày chúng ta bỏ ra 20-30 phút để tập thể dục như đi bộ, tập yoga… giúp vận động được thân thể làm tăng lưu lượng máu đến não tốt. Nhưng chúng ta cũng không nên tập nặng và tập nhiều để tránh cơ thể không đáp ứng được thì dẫn đến tình trạng mệt mỏi hơn.

Nâng cao giá trị cuộc sống: Đi du lịch cùng gia đình, bạn bè, người thân lầ cách tận hưởng những cái đẹp, cái hay của cuộc sống. Niềm vui và nụ cười càng nhiều thì càng làm tăng những vật chất thuộc hệ phó giao cảm tới tuyến thượng thận.

Tuyến Thượng Thận: Cấu Tạo Và Chức Năng

Cơ thể con người xảy ra vô số phản ứng hóa học hàng để thực hiện các hoạt động sống. Các hoạt động nội môi luôn xảy ra ăn khớp, hài hòa với nhau đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Để đạt được điều đó cần có các cơ quan đảm nhận chức năng cân bằng nội môi. Có thể kể đến thận, gan, tuyến giáp, tuyến thượng thận… Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tuyến thượng thận. Một cơ quan tuy nhỏ nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong điều hòa hoạt động sống.

1. Vị trí của tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở phía trên quả thận. Mỗi người có hai quả thận, do đó chúng ta có hai tuyến thượng thận.

Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc. Nó là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Tuyến thượng thận tiết ra hormone tham gia các quá trình chuyển hoá phức tạp. Các hoạt động của tuyến này mang tính sống còn với cơ thể.

Các tuyến thượng thận được bao quanh bởi một bao chất béo và nằm trong cân mạc thận , cũng bao quanh thận. Một vách ngăn yếu (vách) của mô liên kết ngăn cách các tuyến với thận. Các tuyến thượng thận nằm ngay dưới cơ hoành, gắn vào lớp vỏ của cơ hoành bởi cân mạc thận.

2. Cấu trúc giải phẫu của tuyến thượng thận

Kích thước tuyến khoảng bằng quả óc chó. Mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến này tạo những hormone khác nhau.

Ở người, tuyến thượng thận phải có hình chóp, trong khi bên trái là hình bán nguyệt lớn hơn. Tuyến thượng thận có chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài 5,0 cm và chiều dày lên tới 1,0 cm. Trọng lượng kết hợp của chúng ở một người trưởng thành dao động từ 7 đến 10 gram. Các tuyến có màu vàng.

2.1. Miền vỏ

Vỏ thượng thận gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp bó và lớp lưới. Mỗi lớp tiết một nhóm hormon khác nhau.

Lớp cầu (Zona glomerulosa)

Vùng ngoài cùng của vỏ thượng thận là lớp cầu. Nó nằm ngay dưới nang xơ của tuyến. Các tế bào trong lớp này tạo thành các nhóm hình bầu dục. Những nhóm này được ngăn cách bởi các sợi mô liên kết mỏng từ nang xơ của tuyến và mang mao mạch rộng.

Lớp cầu tiết hormon điều hòa các muối khoáng (các chất điện giải). Trong đó, quan trọng nhất là hormon aldosteron. Hormon này có tác dụng giữ các ion Na+ và K+ trong máu ổn định, giúp điều hòa huyết áp. Aldosterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp lâu dài.

Lớp bó (Zona fasciculata)

Nó là lớp lớn nhất trong ba lớp, chiếm gần 80% thể tích của vỏ thượng thận. Trong zona fasciculata, các tế bào được sắp xếp theo các cột hướng về phía tủy. Các tế bào chứa nhiều giọt lipid, ty thể dồi dào và mạng lưới nội chất trơn phức tạp.

Lớp bó tiết hormon nhóm corticoid đường. Chúng đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa đường glucose. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế quá trình viêm. Hormon chủ yếu của nhóm này là cortisol. Cortisol là hormon có tác dụng chuyển hóa glucose từ protein và lipit. Khi cơ thể cần, dưới tác dụng của Cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ axit amin và axit béo do sự phân giải của protein và lipit.

Lớp lưới (Zona reticularis)

Lớp vỏ trong cùng, nằm liền kề với tủy. Các tế bào nhỏ của nó tạo thành các dây và cụm không đều. Chúng được cách nhau bởi các mao mạch và mô liên kết. Các tế bào chứa một lượng tương đối nhỏ tế bào chất và các giọt lipid.

Lớp lưới tiết hormon điều hòa sinh dục nam, trong đó chủ yếu là androgen. Ngoài ra còn có một lượng không đáng kể estrogen. Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới tính nam chủ yếu là do tác dụng của androgen. Đến tuổi dậy thì, androgen cùng với hormon tinh hoàn (testosteron) kích thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết loại hormon này. Nếu tiết nhiều trong thời kì còn là thai nhi, có thể phát triển tính nam. Tức là thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài giống nam giới.

2.2. Miền tủy

Tủy thượng thận nằm ở trung tâm của tuyến thượng thận, và được bao quanh bởi vỏ thượng thận. Tủy thượng thận là nguồn hormon catecholamines chính của cơ thể. Khoảng 20% ​​noradrenaline (norepinephrine) và 80% adrenaline (epinephrine) được tiết ra ở đây.

Tủy thượng thận được điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm thông qua các sợi có nguồn gốc từ tủy sống ngực , từ đốt sống T5 đến T11. Vì vậy nó được coi là một hạch giao cảm chuyên biệt . Tuy nhiên, không giống như các hạch giao cảm khác, tủy thượng thận thiếu các khớp thần kinh riêng biệt và giải phóng dịch tiết trực tiếp vào máu.

Khi bị kích thích, các tế bào tuyến tiết ra adrenalin và noradenalin. Các Hormon này có tác dụng giống với thần kinh giao cảm. Nhưng hiệu quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng mười lần. Nguyên do vì chúng bị phân hủy chậm hơn chất dẫn truyền thần kinh. Tác dụng của hormon tủy thượng thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, dãn phế quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

3. Chức năng của tuyến thượng thận

3.1. Corticosteroid

Mineralocorticoids (như là aldosterone)

Có tác dụng giúp điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải. Hormon điều hòa bằng cách quản lý sự cân bằng kali và natri trong cơ thể. Ở thận, aldosterone tác động tăng tái hấp thu natri và bài tiết cả ion kali và hydro. Lượng natri có trong cơ thể ảnh hưởng đến thể tích ngoại bào, từ đó ảnh hưởng đến huyết áp.

Glucocorticoids

Hormon này còn ức chế hệ thống miễn dịch và tác dụng chống viêm. Cortisol làm giảm khả năng của các nguyên bào xương để tạo ra mô xương mới. Ngoài ra nó còn làm giảm sự hấp thu canxi trong đường tiêu hoá. Điều này có nghĩa lượng Glucocorticoid quá nhiều có thể gây loãng xương.

Glucocorticoids chịu ảnh hưởng điều tiết của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA). Sự tổng hợp glucocorticoids được kích thích bởi hormon vỏ thượng thận (ACTH) –  giải phóng từ tuyến yên trước. Đổi lại, việc sản xuất ACTH được kích thích bởi sự hiện diện của hormone corticotropin (CRH)-được giải phóng bởi các tế bào thần kinh của vùng dưới đồi.

3.2. Catecholamines

Các tuyến thượng thận sẽ chịu trách nhiệm cho hầu hết các adrenaline lưu thông trong cơ thể, nhưng chỉ có một lượng noradrenaline lưu hành. Những hormone này được giải phóng bởi tủy thượng thận, nơi chứa một mạng lưới mạch máu dày đặc.

Adrenaline và noradrenaline hoạt động toàn cơ thể, với các tác dụng bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, nó còn chịu trách nhiệm cho phản ứng đấu tranh chống tác nhân có hại. Hoạt động này được đặc trưng bởi việc thở nhanh và nhịp tim, tăng huyết áp và co thắt mạch máu ở nhiều bộ phận của cơ thể.

3.3. Androgens

Androgens được sản xuất bởi lớp trong cùng của vỏ thượng thận. Hormon này được chuyển đổi thành hormone giới tính với đầy đủ chức năng trong tuyến sinh dục và các cơ quan đích khác.

4.1. Suy vỏ thượng thận (Addison)

Có 4 triệu chứng chính:

Da sạm đen: giống màu chì, da thường thâm ở các vùng:

Chỗ da không được che kín.

Nơi da thường bị cọ xát (cùi tay, đầu gối, vai, nơi cọ xát, dải rút và thắt lưng).

Niêm mạc cũng bị xám đen (niêm mạc môi, lưỡi).

Mệt nhọc: sức cơ giảm đi nhanh chóng. Dùng lực kế để thử sức cơ người bệnh bóp lần đầu, sức bóp có thể bình thường. Các lần bóp kế tiếp, sức bóp giảm đi nhanh. Khi làm việc, người bệnh chóng bị mệt mỏi, sự mệt mỏi tăng lên trong đợt tiến triển.

Huyết áp hạ. Người bệnh bị nhức đầu hoa mắt, có xu hướng thỉu đi.

Gầy, sút nhanh. Trong vài tháng có thể sút 3 – 4 kg.

4.2. Cường vỏ thượng thận loại chuyển hóa (Cushing)

Bệnh Cushing do cường tế bào ưa Bazơ của thuỳ trước tuyến yên kích thích vỏ thượng thận. Hội chứng Cushing do cường Hormon vỏ thượng thận. Bệnh hay hội chứng đều có triệu chứng giống nhau. Triệu chứng nổi bật nhất là sự biến dạng của người bệnh:

Mặt béo tròn, húp cả mắt, má phình, cằm đôi, cổ cũng béo tròn. Thân cũng béo, bụng to phệ, vú to, lưng có từng cục mỡ.

Trong khi đó, trái lại các chi trên và chi dưới nhỏ đi, gầy khẳng khiu.

Da mặt đỏ hồng, hơi tím ở má. Nhưng đặc biệt là các nếp răn dài, đỏ thẫm hơn da bình thường. Các nếp răn dài này thường thấy ở bụng dưới, lưng, vú.

Xuất hiện những nếp rạn da ở hai bên bẹn và dưới vú.

Lông mọc nhiều, ngay cả nơi không có nay cũng thấy như: đàn bà mọc râu mép như đàn ông.

Huyết áp tăng cao: số tối đa có thể tới 15 – 20cmHg, tối thiểu từ 10 – 14cm Hg.

Mệt nhọc, làm người bệnh không muốn vận động.

Rối loạn tình dục: đàn ông có thể liệt dương, đàn bà mất kinh.

4.3. Cường Adrosteron tiên phát (Conn)

Tăng huyết áp thường xuyên, cả tối đa lẫn tối thiểu.

Cơn kiểu Têtani: cơn xảy ra từng đợt.

Rối loạn cơ, cơn mệt mỏi cơ, có khi gây bại liệt, có khi bị liệt kiểu liệt chu kỳ gia đình. Cơn liệt kéo dài một giờ, một vài ngày và khỏi không để lại triệu chứng.

Uống nhiều, đái nhiều.

4.4. Cường Adrogens

Bệnh cảnh lâm sàng tuỳ theo giới, tuổi, tuỳ theo sự bất thường nhiều hay ít hocmon. Tuy nhiên ta có thể gặp mấy triệu chứng sau:

Thay đổi tính chất sinh dục. Phụ nữ bị nam hoá: tinh hoàn ẩn (cryprochide), và lỗ đái ở thấp. Ở con trai: thấy bệnh cảnh của chứng sinh dục tảo pháp.

4.5. Cường tủy thượng thận (Pheocromoxytom)

Triệu chứng chủ yếu là tăng huyết áp. Có thể thấy hai loại triệu chứng:

Cơn kịch phát: xảy ra do người bệnh làm gắng sức. Kéo dài từ một vài phút đến một vài giờ. Người ta quan sát thấy:

Người bệnh xanh nhợt: ra mồ hôi, buồn nôn và nôn mửa, nước bọt tiết nhiều.

Có cảm giác ù tai, kiến bò các đầu chi, các bắp thịt bị chuột rút, mờ mắt, mất tiếng. Xuất hiện cơn co giật hoặc liệt thoáng qua.

Thường thấy trống ngực đánh mạnh, huyết áp tăng cao và nhanh, nhất là huyết áp tối thiểu. Cơn huyết áp cao có thể gây ra phù phổi chảy máu não hoặc màng não.

Các triệu chứng thường xuyên: Giữa các cơn kịch phát, có thể thấy:

Thỉnh thoảng có sốt nhẹ do tăng chuyển hóa cơ bản.

Tăng huyết áp thường xuyên.