Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp T4 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Medlatec : Gói Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp: T3, Ft4, Tsh

Bệnh tuyến giáp là nội tiết thường gặp. Bệnh được xếp vào những bệnh lành tính và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tìm hiểu về xét nghiệm tuyến giáp

1) Tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, một trong số đó là thyroxine (T4), và một loại khác là T3. Lượng T4 và T3 do tuyến giáp tiết ra được điều hòa bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm: TSH, T4, FT4, T3 và F T3.

2) Sử dụng: xét nghiệm TSH có thể được sử dụng với xét nghiệm FT4 và đôi khi là xét nghiệm T3 hoặc FT3 để chẩn đoán rối loạn tuyến giáp ở những người có dấu hiệu và triệu chứng, theo dõi liệu pháp thay thế tuyến giáp ở người bị suy giáp, theo dõi điều trị chống tuyến giáp ở người bị cường giáp, và đôi khi để đánh giá chức năng của tuyến yên.

3) Chỉ định: các xét nghiệm chức năng tuyến giáp có thể được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp hoặc suy giáp và / hoặc khi một người có tuyến giáp hoặc hạch tuyến giáp phát triển. Các xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định theo định kỳ khi bệnh nhân đang được điều trị rối loạn tuyến giáp.

4) Giới hạn tham chiếu của các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đối với người trưởng thành khỏe mạnh là: TSH là 0,4-4,0 mU/ L, T4 60-140 nmol/L, FT4 là 10-26 pmol/ L, T3 là 1,1-2,7 nmol/L và FT3 là 3,5-7,8 pmol/ L. Các giới hạn được nêu ở đây chỉ là một gợi ý và có thể thay đổi tùy theo phòng thí nghiệm.

5) Ý nghĩa lâm sàng:

– TSH cao và FT4 thấp chỉ ra suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp, như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

– TSH thấp với FT4 tăng được thấy ở những người bị cường giáp, như bệnh Graves (Basedow).

– Nếu mức TSH tăng nhẹ nhưng mức FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường, thì điều này được gọi là suy giáp không triệu chứng.

– Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp và nếu có nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, thì có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm tự kháng thể của tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

6) Mức độ hormone tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: thời gian khác nhau trong ngày, phòng xét nghiệm khác nhau, thuốc dùng để điều trị rối loạn tuyến giáp, thai nghén, tuổi già, tự kháng thể, giấc ngủ, các thuốc khác, bệnh nặng và một số thực phẩm.

Giới thiệu về Bệnh viện Medlatec Với hơn 24 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện MEDLATEC được đánh giá cao với chất lượng dịch vụ, hệ thống trang thiết bị dẫn đầu cả nước.

MEDLATEC cung cấp nhiều gói khám sức khỏe tổng quát đa dạng, với nhiều lợi ích cho khách hàng như:

– Được thăm khám từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại.

– Giá cả phù hợp.

– Hồ sơ kết quả khám được lưu trữ, tiện lợi cho lần khám bệnh sau.

– Được tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa bệnh lý.

Được hỗ trợ liên hệ với các bệnh viện, bác sĩ giỏi hàng đầu trong nước và quốc tế nếu cần thiết.

Địa điểm áp dụng:

1. Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

2. Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

3. Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Xét Nghiệm T3 Và Những Điều Cần Biết Về Chức Năng Tuyến Giáp

1. Xét nghiệm T3 là gì?

T3 (Triiodothyronine) là một hormone được tiết ra bởi tuyến giáp cùng với T4 (thyroxine). Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa giữa các tế bào.

Hầu hết T3 tồn tại dưới dạng liên kết với protein, một phần nhỏ tự do lưu thông trong máu. Xét nghiệm T3 có thể đo hàm lượng T3 toàn phần, T3 tự do hoặc T3 đảo ngược (ít có giá trị lâm sàng).

Khi có bất thường tại tuyến giáp, nồng độ các hormone T3 và T4 sẽ có sự thay đổi Thông qua việc đo hàm lượng 2 hormone này bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng của tuyến giáp đồng thời phát hiện những rối loạn bất thường.

Hình 1: Xét nghiệm T3 phát hiện những rối loạn bất thường của tuyến giáp.

2. Xét nghiệm T3 được thực hiện khi nào?

Trên lâm sàng khi một người nào đó xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm T3 cùng với các hormone tuyến giáp khác. Qua đó bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh như cường giáp, suy giáp nguyên phát hoặc thứ phát, suy tuyến yên (sản xuất hormone TSH có vai trò kích thích tuyến giáp),…

Tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng như:

– Vùng cổ cảm thấy khó chịu, vướng mắc, các hoạt động ăn, nhai, nuốt gặp khó khăn, đau khi uống nước hoặc nuốt.

– Giọng bị khàn kéo dài.

– Gầy sút cân không rõ nguyên nhân.

– Bệnh nhân bị ho khan, ho khản tiếng.

– Khi đi ngủ thường bị ra mồ hôi trộm, vã mồ hôi ngay cả khi ngồi trong phòng máy lạnh điều hòa.

– Thân nhiệt cơ thể thay đổi đột ngột, có thể bị tiêu chảy do thân nhiệt lạnh.

– Da khô hoặc phù nề, mắt dễ bị kích ứng, sưng húp.

– Tinh thần thường hay lo lắng, bất an, nhịp tim tăng, hai tay thường xuyên bị run lập cập.

– Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược trầm trọng, khó ngủ.

– Tóc và da mỏng, dễ gãy rụng, trầy xước, nữ giới có thể bị rối loạn kinh nguyệt.

Bạn cần phải đi xét nghiệm ngay lập tức nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường kể trên. Qua đó phát hiện sớm bệnh và những rối loạn tuyến giáp nếu có.

Hình 2: Cần phải đi kiểm tra ngay lập tức nếu như có dấu hiệu bất thường về tuyến giáp.

3. Xét nghiệm T3 chẩn đoán chức năng tuyến giáp như thế nào?

Giá trị bình thường của hormone T3 toàn phần trong máu trong khoảng 1,3 – 3,1 nmol/L, T3 tự do là 3.1 – 6.8 pmol/L. Khi chỉ số T3 tăng cao hoặc giảm thấp là dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là bệnh cường giáp.

Hàm lượng T3 tăng

Nồng độ T3 tăng thường phản ánh các vấn đề bất thường tuyến giáp như:

– Bệnh Basedow.

– Chứng cường giáp.

– Liệt chu kỳ nhiễm độc tuyến giáp.

– Viêm tuyến giáp.

Hình 3: Dấu hiệu người bị Basedow.

Ngoài ra cần phải phân biệt với một số trường hợp không phải bệnh lý tuyến giáp nhưng T3 vẫn tăng cao như phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chứa androgen, estrogen, người mắc bệnh gan.

Hàm lượng T3 giảm

Trong những trường hợp bệnh nhân bị suy giáp nồng độ T3 thường giảm mạnh. Ngoài ra tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu ăn, cơ thể bị ốm mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho T3 bị thấp hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện duy nhất xét nghiệm T3 sẽ không thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tuyến giáp được. Do đó bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm T3 kết hợp với T4, TSH .

Kết quả của xét nghiệm các hormone và các kỹ thuật cận lâm sàng khác sẽ là cơ sở đầy đủ nhất giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý tuyến giáp. Bên cạnh đó giúp theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng tái phát bệnh nếu có.

4. Thực hiện xét nghiệm T3 an toàn chính xác tại MEDLATEC

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý tuyến giáp, cần phải thực hiện xét nghiệm hormone và các kỹ thuật chuyên sâu, do đó bạn nên chọn một địa chỉ y tế chất lượng, có chuyên môn cao để thực hiện. Một trong những địa chỉ vàng nhận được nhiều sự đánh giá cao đó chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Tại đây, xét nghiệm T3 và các hormone tuyến giáp khác được thực hiện rộng rãi và đạt chuẩn. Bệnh phẩm để tiến hành phân tích đó là máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Mọi quy trình từ khâu lấy máu, vận chuyển, phân tích, trả kết quả đều được thực hiện một cách khoa học, chính xác.

Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch tự động hoàn toàn giúp phân tích các xét nghiệm nhanh chóng, chính xác và đảm bảo đúng quy định về chất lượng. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng không chỉ xét nghiệm mà còn tất cả các dịch vụ y tế khác của MEDLATEC.

Hình 4: Quy trình xét nghiệm đạt chuẩn tại MEDLATEC

Các gói khám nội tiết bao gồm xét nghiệm các hormone, siêu âm, chụp X – quang,… được xây dựng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng cũng như khả năng tài chính của từng người. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ thanh toán thẻ bảo hiểm lên đến 100%, bảo lãnh viện phí cho khách hàng là nhân viên của một số cơ quan, doanh nghiệp. Qua đó hỗ trợ tối đa để khách hàng không còn băn khoăn, ngần ngại và giảm bớt gánh nặng tiền bạc.

Bạn đọc sẽ được hưởng các dịch vụ y tế thông minh và vô cùng tiện lợi của MEDLATEC như lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tra cứu kết quả, tư vấn hỏi đáp cùng chuyên gia nhanh chóng trên ứng dụng iCNM, đặt lịch khám bệnh siêu tiện lợi thông qua hotline 1900 565656, website chúng tôi hoặc app iCNM.

Tuyến Giáp Và Các Xét Nghiệm Cần Thực Hiện (Xét Nghiệm Tuyến Giáp)

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), hay phát hiện sự tăng lên bất thường của các chất chỉ điểm khối u tuyến giáp.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ của nội tiết tố (hormone) do tuyến giáp sản xuất. Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng kiểm tra nồng độ của một hormone do tuyến yên trong não, có tác dụng lên tuyến giáp.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ, ngay dưới quả táo Adam (trái khế) của bạn. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone. Các hormone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để đến các cơ quan đích. Chúng hoạt động như là chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của bạn. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Chức năng tuyến giáp là gì? Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone và phóng thích vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.Để sản xuất ra T3 và T4, tuyến giáp cần iode, một chất được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn. Gọi là T4 vì trong phân tử nó có 4 nguyên tử iode. Tương tự T3 có chứa ba nguyên tử iode. Trong các tế bào và mô cơ thể chất T4 được khử một iode để chuyển thành T3. T3 là hormone hoạt động trên tổ chức, có hoạt tính sinh học gấp 5 lần T4. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tế bào và mô cơ thể. Tuyến giáp thực hiện chức năng của nó như thế nào?

Công việc chính của tuyến giáp là sản xuất hormone T3 và T4. Để làm điều này tuyến giáp phải bắt lấy các phân tử iode từ máu vào tế bào tuyến giáp. Chất này sau đó trải qua một số phản ứng hóa học khác nhau dẫn đến việc sản xuất được T3 và T4. Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận “tín hiệu” về trạng thái của nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn. Sau đó T3 và T4 được phóng thích vào máu, nơi chúng kích thích tăng cường hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Nồng độ cao của hormone T3 truyền tín hiệu về vùng dưới đồi và tuyến yên làm tạm ngưng tiết ra TRH và TSH. Đến lượt mình, tuyến giáp cũng tạm ngưng quá trình sản xuất T3, T4. Hệ thống này đảm bảo rằng T3 và T4 chỉ được sản xuất khi nồng độ của chúng trong máu quá thấp. Làm thế nào để kiểm tra chức năng tuyến giáp? Thông thường, xét nghiệm đầu tiên để kiểm tra chức năng tuyến giáp là đo nồng độ TSH trong máu của bạn. Ở những người bị suy giáp số lượng TSH thường sẽ cao. Điều này thường là do tuyến giáp không tiết đủ T3 để ngăn chặn tuyến yên sản xuất TSH. Nếu lượng TSH trong máu cao, bạn thường sẽ có thêm các xét nghiệm để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu. Ở những người bị cường giáp, mức TSH thường sẽ thấp. Điều này thường là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone khiến nồng độ của T3 và T4 quá cao, tuyến yên sẽ “tạm dừng hoạt động” và số lượng TSH được sản xuất sẽ ít hơn. Nếu bạn có nồng độ TSH trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu hơn để kiểm tra lượng T3 và T4 trong máu. Các xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể của lượng TSH thấp ở trên. Ngoài ra ở những bệnh nhân nghi ngờ K giáp hay viêm tuyến giáp bệnh nhân còn được chỉ định làm thêm xét TG và antiTG. Có giá trị cao trong chẩn đoán cũng như theo dõi bệnh nhân điều trị K giáp. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để làm gì? Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không. Điều này chủ yếu để chẩn đoán suy giáp (hypothyroidism) và cường giáp (hyperthyroidism) và thăm dò chức năng tuyến giáp ở những bệnh nhân bướu cổ. Xét nghiệm TG và AntiTG khi nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh ác tính về tuyến giáp hay viêm tuyến giáp và theo dõi bệnh nhân điều trị K giáp. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản đã thực hiện từ lâu tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, kết hợp với các phương pháp như siêu âm, xạ hình tuyến giáp và giải phẫu bệnh giúp cho bệnh nhân được tầm soát, chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý về tuyến giáp một cách chính xác và hiệu quả nhất. Bệnh viện là địa chỉ đáng tin cậy cho nhân dân không chỉ trong tỉnh nói riêng và cả khu vực Bắc Trung bộ nói chung.

Hiểu Về Các Kết Quả Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp (Xét Nghiệm Máu)

Mục đích xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết tuyến giáp hoạt động tốt như thế nào và điều gì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các xét nghiệm tuyến giáp

Có nhiều loại xét nghiệm, tùy vào bác sĩ, triệu chứng, tiền sử gia đình, mức độ trầm trọng của chẩn đoán hay mức độ ổn định của bệnh lý, các xét nghiệm bao gồm:

1. Hormon kích thích tuyến giáp (TSH)

TSH là một hormone tuyến yên mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Nếu tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp trong máu, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH, thúc đẩy tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone giáp. Khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH, dẫn đến tuyến giáp cũng giảm sản xuất hormone giáp.

2. Thyronxine (T4)

T4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine.

Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone giáp dạng hoạt động, tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.

Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.

T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Xét nghiệm RT3 (reverse T3) ít khi được bác sĩ cho chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác lại cho rằng RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

4. Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

TPOAb là kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Kháng thể này chứng tỏ cơ thể mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như bệnh VIÊM GIÁP HASHIMOTO hoặc GRAVE.

5. TSI (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp)

TSI là kháng thể kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động và sản xuất quá mức lượng Hormone giáp vào máu.

6. Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu là dấu chỉ mô tuyến vẫn còn sau phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị liệu.

Xét nghiệm Tg có giá trị trên những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhằm:

Phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg nữa không so với trước khi điều trị ung thư.

Xác định kết quả điều trị ung thư có khả quan hay không.

Phát hiện tái phát ung thư sau điều trị.

7. Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất đáp lại sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng tiết quá mức của Thyroglobulin là bất thường, nên sự sản xuất TgAb được xem như sự phòng vệ của cơ thể đối với sự tiển triển của bệnh lý tuyến giáp.

Các cơ sở Y tế đôi lúc sẽ thay đổi giá trị tham chiếu để phù hợp với những thay đổi khoa học hoặc thay đổi về dịch tể học. Nếu bạn là một bệnh nhân, đôi khi mỗi bác sĩ sẽ có thể có cách lý giải khác nhau về kết quả xét nghiệm. Và chúng ta nên hiểu được kết quả của mình để có thể tìm đến 1 bạn sỹ có thể đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân của mình.

Nguồn: Hoài Phương – bvnguyentriphuong.com.vn