Xét Nghiệm Chức Năng Tiểu Cầu / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Tiểu Cầu

Tiểu cầu là tế bào máu vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi có những dấu hiệu bất thường về số lượng hoặc chức năng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề của tiểu cầu và can thiệp kịp thời trước khi có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Tiểu cầu là một tế bào máu không nhân, là những mảnh tế bào vỡ ra từ mẫu tiểu cấu khổng lồ của tủy xương. Tiểu cầu có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 2 – 3 micromet. Mỗi tiểu cầu có thể sống khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó, các tế bào tiểu cầu sẽ được tiêu hủy bởi lá lách. Khi lá lách có vấn đề, chức năng tiêu hủy tiểu cầu già sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Tuy có kích thước nhỏ, nhưng vai trò của tiểu cầu lại rất lớn, quyết định nhiều quy trình quan trọng trong cơ thể như: Quá trình đông máu, cầm máu, co cục máu đông, co mạch, khả năng miễn dịch… Trong đó quá trình đông máu là chức năng quan trọng nhất của tiểu cầu. Mục đích chính của các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu hầu hết đều là khảo sát chức năng này.

Khi có mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ hoạt hóa, phóng thích chất bên trong và biến đổi hình dạng, liên kết thành nút tiểu cầm tạm thời chặn vết thương, tham gia vào quá trình đông máu, cầm máu cho cơ thể

Bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết chưa tìm được nguyên nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu, cùng với một vài xét nghiệm khác (nếu cần thiết).

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu cổ điển gồm các xét nghiệm:

Xét nghiệm thời gian máu chảy

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang học

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp trở kháng

Xét nghiệm đo ngưng tập tiểu cầu và sự phát quang

Xét nghiệm Adenine nucleotide

Xét nghiệm kính hiển vi điện tử

Xét nghiệm phân tích điện di

Xét nghiệm co cục máu đông

Xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ

Xét nghiệm Glass filter meter

Xét nghiệm đánh dấu chất phóng thích từ tiểu cầu như βTG PF4…

Bác sĩ chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, dụng cụ lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm

Mã ID và thông tin của bệnh nhân sẽ được ghi lên lam kính

Buộc garo lên vùng cần lấy máu

Sát khuẩn vùng lấy máu

Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và rút một lượng máu phù hợp để thực hiện xét nghiệm

Tháo garo cho bệnh nhân

Cầm máu tại vị trí chích

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ nhỏ ngay 1 giọt lên lam kính đã đánh dấu thông tin của bệnh nhân và tiến hành kéo lam tiêu bản máu

Để tiêu bản trên bàn nhiệt 37 độ C chờ khô hoàn toàn rồi xếp tiêu bản lên giá, cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối

Nhuộm tiêu bản máu bằng phương pháp Giemsa, chờ tiêu bản khô và lấy kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu là một trong những xét nghiệm quan trọng, thường được thực hiện với nhiều xét nghiệm khác để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh lý mắc phải. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để có kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước. Đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên y tế được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm tại Vinmec sẽ trực tiếp thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm, đọc kết quả xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân. Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy yên tâm, thoải mái trong quá trình thăm khám và điều trị.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chức Năng Của Tế Bào Tiểu Cầu (Plt) Trong Xét Nghiệm Máu

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Số lượng tiểu cầu (PLT) trong máu là thông số đánh giá một số bệnh lý của cơ thể.

1. Tổng quan về tiểu cầu (PLT)

Trong máu, số lượng tiểu cầu thông thường là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trong mỗi µl máu.

2. Chức năng của tiểu cầu

Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương, làm máu vón cục và đông lại.

Quá trình cầm máu này có 3 giai đoạn như sau:

Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.

Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan (receptor) và tiết ra các tín hiệu hóa học.

Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.

3. Tiểu cầu (PLT) tăng, giảm trong trường hợp nào?

Bệnh tăng tiểu cầu (thrombocytosis)

Tăng tiểu cầu căn nguyên: xảy ra khi những tế bào bất thường trong tủy xương sản sinh quá nhiều tiểu cầu không rõ nguyên do.

Tăng tiểu cầu thứ cấp: cũng giống như trên nhưng có lý do là vì các bệnh như thiếu máu, ung thư, nhiễm trùng

Chỉ số PLT giảm trong trường hợp

Khi người bệnh mắc bệnh giảm tiểu cầu (thrombocytopenia)

Lý do của bệnh là do một số tác nhân gây ức chế việc sản sinh tiểu cầu như:

Do dùng thuốc

Bệnh di truyền

Một số loại ung thư chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma.

Việc hóa trị liệu ung thư

Nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng thận

Uống quá nhiều rượu.

Để biết cơ thể mình có thiếu tế bào tiểu cầu (PLT) hay không, cần phải làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích trong chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh. Để đăng ký khám và xét nghiệm, mẹ bầu có thể truy cập vào Website: chúng tôi hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Xét Nghiệm Đo Độ Ngưng Tập Tiểu Cầu

Tế bào tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình của cơ thể như đông máu, tạo cục máu đông, co mạch và sữa chữa cũng như miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch. Trong đó quá trình đông máu được rất được quan tâm trên lâm sàng và xét nghiệm đo độ ngưng tập tiểu cầu sẽ giúp đánh giá chức năng này của các tế bào tiểu cầu trong cơ thể người bệnh.

1. Xét nghiệm đo độ ngưng tập tiểu cầu là gì?

Ở các mẫu máu thu được từ người bệnh, sau khi cho các chất kích tập (ADP, collagen,…) tiểu cầu sẽ bị hoạt hóa và ngưng tập không hồi phục làm thay đổi mật độ quang hoặc độ kháng trở của dòng điện, từ đó có thể dùng ánh sáng tán xạ để khảo sát quá trình ngưng tập này. Xét nghiệm này chỉ được chỉ định ở những bệnh nhân xuất huyết có số lượng tiểu cầu bình thường.

2. Xét nghiệm đo độ ngưng tập tiểu cầu được tiến hành như thế nào?

Sau khi bệnh nhân được lấy máu lúc đói, máu toàn phần sẽ được sử dụng trực tiếp để làm xét nghiệm hoặc được bơm thuốc chống đông citrat natri 3,8% và ly tâm thu lấy huyết tương nghèo tiểu cầu dùng cho xét nghiệm. Sau đó độ ngưng tập tiểu cầu sẽ được đo qua các bước sau:

Chuẩn bị máy ngưng tập tiểu cầu sau cho đủ nhiệt độ trong 10 phút, hút mỗi cóng đo 500 μl (cóng giàu tiểu cầu có bị khuấy từ), ủ cóng trong giếng ủ của máy trong 5 phút.

Khởi động phần mềm hỗ trợ đo độ ngưng tập tiểu cầu

Nhỏ hóa chất vào cóng ngưng tập với collagen (1 μl) và cóng ngưng tập với ADP (5 μl)

Quan sát đồ thị đến độ bão hòa và chờ máy tính toán kết quả thu được

3. Đánh giá kết quả đo độ ngưng tập tiểu cầu như thế nào?

Kết quả ngưng tập tiểu cầu thể hiện qua độ ngưng tập tối đa, độ dốc của đường cong ngưng tập và thời gian từ lúc xuất hiện ngưng tập đến khi đạt ngưng tập tối đa trong đó độ ngưng tập tối đa thường hay được sử dụng nhất là:

ADP bình thường: 59-88%

Collagen bình thường: 58-78%

Ngưng tập tiểu cầu sẽ có xu hướng giảm trong các bệnh lý giảm chức năng tiểu cầu bẩm sinh hoặc mắc phải hoặc tăng trong những trường hợp tăng hoạt hóa tiểu cầu (phụ nữ mang thai, phẫu thuật hoặc một số bệnh lý tim mạch)

4. Một số lưu ý khi thực hiện đo độ ngưng tập tiểu cầu

Khi tiến hành kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu cần chú ý một số điểm sau:

Đối với các trường hợp sử dụng máy đo độ ngưng tập bằng nguyên lý thay đổi mật độ quang thì người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi lấy máu

Kết quả ngưng tập tiểu cầu ở những mẫu huyết tương giàu tiểu cầu có số lượng tiểu cầu dưới 200.10^9/l hoặc hơn 400.10^9/l thường ít có giá trị trong đánh giá chất lượng tiểu cầu

Các trường hợp sử dụng máu toàn phần để đo ngưng tập tiểu cầu thì kết quả có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc biệt là hematocrit

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Độ Tập Trung Tiểu Cầu

1. Tiểu cầu và xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một tế bào máu không nhân, chúng thực chất là những mảnh tế bào vỡ ra từ mẫu tiểu cầu khổng lồ của tủy xương. Tiểu cầu có dạng hình đĩa 2 mặt lồi, đường kính khoảng 2 – 3 micromet. Đời sống tiểu cầu kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, cơ quan có vai trò tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già là lá lách. Trong những trường hợp bất thường lá lách làm tăng quá trình tiêu hủy và bắt giữ tiểu cầu dẫn đến giảm số lượng tế bào tiểu cầu trong máu ngoại vi.

Hình 1: Tiểu cầu là tế bào máu được sinh ra từ tế bào gốc tủy xương

Tiểu cầu là tế bào máu có chức năng trong quá trình đông – cầm máu bằng cách tạo ra nút tiểu cầu tạm thời bịt miệng vết thương khi có mạch máu tổn thương. Các tiểu cầu phải hoạt hóa, phóng thích các chất và biến đổi hình dạng để tham gia vào quá trình đông – cầm máu nhằm bảo vệ cơ thể.

Khi có sự bất thường về số lượng hay chức năng tiểu cầu sẽ phải thực hiện kỹ thuật tạo tiêu bản tập trung tiểu cầu để đánh giá chức năng của tế bào máu này.

2. Quá trình tập trung tiểu cầu diễn ra như thế nào?

– Khi không cho chất chống đông vào, quá trình đông máu sẽ diễn ra, tiểu cầu dính với nhau thành đám để tạo thành nút tiểu cầu tham gia vào quá trình cầm máu ban đầu, quá trình đông máu. Dựa vào số lượng tiểu cầu trên mỗi đám để đánh giá chức năng tiểu cầu.

Hình 2: Các tiểu cầu kết dính lại với nhau tại vị trí mạch máu tổn thương để ngăn dòng máu chảy ra ngoài

Ở giai đoạn cầm máu ban đầu: khi thành mạch bị tổn thương, quá trình cầm máu lập tức xảy ra. Đầu tiên là phản xạ co mạch dưới tác động của các cơ chế thần kinh và thể dịch. Mạch máu khi co lại sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy tạo điều kiện bám dính tiểu cầu, việc này rất hiệu quả trong cầm máu ở những mạch máu nhỏ và mao mạch.

– Cơ chế tập trung tiểu cầu nói trên khiến ngừng chảy máu bằng cách tạo ra nút tiểu cầu tạm thời bịt miệng vết thương không cho máu thoát ra ngoài.

3. Xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu thực hiện nhằm mục đích gì?

Xét nghiệm nhằm đánh giá khả năng kết dính các tiểu cầu với nhau. Xét nghiệm này cho phép:

– Đánh giá chức năng của tiểu cầu.

– Xét nghiệm có giá trị đối với các bệnh nhân có hội chứng xuất huyết chưa tìm ra căn nguyên khi kết hợp với xét nghiệm thời gian máu chảy.

4. Xét nghiệm đo độ tập trung tiểu cầu được thực hiện thế nào?

Xét nghiệm được thực hiện theo các bước như sau:

– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất, thuốc nhuộm để thực hiện xét nghiệm và chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ lấy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch.

– Ghi mã ID và thông tin cần thiết của khách hàng lên lam kính.

– Thực hiện quy trình lấy máu tĩnh mạch theo các bước chính như sau:

Buộc garo trên vùng tĩnh mạch cần lấy máu ở mức phù hợp.

Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và hút đủ thể tích máu cần làm xét nghiệm.

Tháo garo, cầm máu cho bệnh nhân.

– Máu sau khi lấy nhỏ ngay 1 giọt vừa phải lên lam kính đã đánh dấu và thực hiện kéo lam tiêu bản máu.

– Cố định tiêu bản bằng cách để tiêu bản trên bàn nhiệt 37 độ C chờ khô hoàn toàn. Sau đó xếp tiêu bản lên giá và cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối, chờ khô hoàn toàn.

– Nhuộm tiêu bản máu bằng phương pháp nhuộm Giemsa, chờ tiêu bản khô và đọc kết quả xét nghiệm.

Hình 3: Xét nghiệm được thực hiện phân tích trên mẫu máu tĩnh mạch của bệnh nhân

Xét nghiệm không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu tĩnh mạch.

5. Kết quả xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu phản ánh điều gì?

Kết quả sẽ được đánh giá theo số lượng đám tiểu cầu quan sát được trên lam kính.

Giá trị của xét nghiệm như sau:

Độ tập trung tiểu cầu bình thường: 5 – 10 tiểu cầu/đám.

Độ tập trung tiểu cầu giảm: <5 tiểu cầu/đám.

– Một số nguyên nhân gây tăng ngưng tập tiểu cầu là:

Tăng trong các bệnh lý tăng số lượng tiểu cầu:

+ Hội chứng tăng sinh tủy (tăng tiểu cầu vô căn, tăng tiểu cầu có tính chất gia đình).

+ Các nguyên nhân tăng tiểu cầu phản ứng (chảy máu cấp, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, ung thư, sau phẫu thuật cắt lách, phẫu thuật lớn, một số thuốc có thể gây ra tăng tiểu cầu phản ứng,…).

– Một số nguyên nhân giảm ngưng tập tiểu cầu là:

Giảm trong các bệnh lý giảm số lượng tiểu cầu:

+ Giảm sản xuất: ức chế hoặc suy tủy xương, xơ gan, nhiễm các virus ảnh hưởng đến tủy xương (Dengue, Rubella, viêm gan B, C, quai bị,…), bệnh giảm tiểu cầu tiên phát, thứ phát, các chất hóa trị liệu ung thư, uống rượu kéo dài.

+ Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: cường lách, đông máu trong lòng mạch rải rác (DIC), có kháng thể kháng tiểu cầu,…

6. Nên thực hiện xét nghiệm đo độ tập trung tiểu cầu ở đâu?

Xét nghiệm đo độ tập trung tiểu cầu được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Xét nghiệm này thường được kết hợp với nhiều xét nghiệm huyết học và hóa sinh khác để giúp bác sĩ chẩn đoán một tình trạng bệnh lý mắc phải. Do đó, bạn nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán, tư vấn bệnh chính xác và kịp thời.

Hình 4: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – Địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy cho mọi người

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý. Khi đến khám tại MEDLATEC khách hàng sẽ được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%. Bệnh viện cũng thực hiện tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của gần 40 công ty bảo hiểm trên cả nước. Một số công ty, hãng bảo hiểm như: Công ty Bảo An Khang, Sime darby Healthcare, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm bưu điện PTI, Bảo hiểm nhân thọ Manulife,…

Để đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khách hàng có thể gọi điện đặt lịch khám theo số 1900565656 hoặc truy cập website: medlatec.vn.

Các Bệnh Tiểu Cầu (Tiểu Cầu Suy Nhược, Loạn Chức Năng Tiểu Cầu)

Tên khác: tiểu cầu suy nhược, loạn chức năng tiểu cầu

Triệu chứng

Thường thấy chấm xuất huyết, vết bầm máu (bầm tím), khối máu tụ, chảy máu cam và chảy máu da, niêm mạc, xuất hiện đặc biệt sau khi bị một chấn thương không đáng kể. Thời gian chảy máu kéo dài. Số lượng tiểu cầu vẫn bình thường, nhưng tiểu cầu bị thiếu hụt về chất lượng, tuy hình thể của chúng có thể vẫn bình thường hoặc bị biến đổi.

Các thể lâm sàng

BỆNH TIỂU CẦU MẮC PHẢI: tiểu cầu thể hiện những bất thường chức năng, đôi khi cả bất thường hình thái (loạn dưỡng) thấy trong bệnh xơ gan, suy thận mạn tính (urê- huyết), trong những trường hợp globulin huyết thanh không bình thường (ví dụ bệnh đa u tủy xương, bệnh macroglobulin-huyết, bệnh globulìn-huyết tủa lạnh, V..V…), trong những bệnh tạo keo, bệnh thiếu Vitamin c, trong những trường hợp ngộ độc (acid acetylsalicylic, phenacetin,. thuốc chống viêm không Steroid, Clofibrat, chloral), hoặc sau phẫu thuật tim- phổi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.

BỆNH TIỂU CẦU NGUYÊN PHÁT, BẨM SINH HOẶC THỂ TRẠNG

Bệnh tiểu cầu suy nhược Glanzmann (ban xuất huyết chảy máu di truyền):bệnh di truyền (nhiễm sắc thể thân kiểu lặn), hiếm gặp, đặc hiệu bởi chảy máu dưới da và niêm mạc (đôi khi chảy máu cam rất nặng) nhưng không giảm tiểu cầu. Thường có những dấu hiệu: thời gian chảy máu kéo dài, cục máu đông không co, những test ngưng tụ tiểu cầu in vitrokhông bình thường. Lực kháng mao mạch giảm (dấu hiệu dây thắt dương tính). Có glycoprotein GP la bất thường.

Hội chứng Bernard và Soulier (loạn dưỡng tiểu cầu xuất huyết bẩm sinh):bệnh di truyền (nhiễm sắc thể thân kiểu lặn), đặc hiệu bởi có những tiểu cầu khổng lồ xuất hiện trong máu ngoại vi. Những tiểu cầu này có một hạt nhiễm sắc giống như một nhân tế bào. Tiểu cầu không ngưng tụ khi có sự hiện diện của ristocein. Thời gian chảy máu kéo dài. Mức tiêu thụ prothrombin và lực kháng mao mạch bình thường. Có glycoprotein GP Ilb và GP nia bất thường.

Hội chứng Naegeli:bệnh tiểu cầu di truyền kiểu trội đặc hiệu bởi những bất thường hình thái và chức năng của tiểu cầu, với các triệu chứng: ban xuất huyết, chảy máu dưới da, niêm mạc và chảy máu tiết niệu sinh dục. Thời gian chảy máu kéo dài, cục máu đông không co, lực kháng mao mạch giảm (dấu hiệu dâ 7 thắt dương tính).

Hội chứng Chediak-Higashi (xem hội chứng này): đôi khi bao gồm cả những bất thường về ngưng tụ tiểu cầu.

Hội chứng May-Hegglin(xem hội chứng này): bao gồm sự xuất hiện những tiểu cầu khổng lồ trong máu, giảm số lượng tiểu cầu, và những bất thường của các bạch cầu hạt.

Hội chứng Hermansky-Pudlak: bất thường về khả năng ngưng tụ của tiểu cầu, các tế bào võng trong tủy xương nhiễm sắc tố, và chứng bạch tạng mắt-da.

Thiếu cyclo-oxygenase:thường đi kèm những bất thường về khả năng ngưng tụ của tiểu cầu. Bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội.

Hội chứng tiểu cầu màu xám và bệnh tiểu cầu “rỗng nguồn”: bệnh bẩm sinh, di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội, đặc hiệu bởi thiếu dự trữ tiểu cầu.

Hội chứng tiểu cầu Montreal:giảm số lượng tiểu cầu với những tiểu cầu khổng lồ ngưng tụ tự phát.