Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Trẻ Em / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Chức Năng Thận Cho Trẻ Em?

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Chức năng của thận hoạt động tương tự như hệ thống lọc các chất trong máu. Nhờ đó, giúp kiểm soát lượng nước và loại bỏ những chất không cần thiết qua nước tiểu. Ngoài ra, thận cũng góp phần điều chỉnh huyết áp, sản xuất hồng cầu, canxi và các khoáng chất khác. Nhưng đôi khi thận không được phát triển đúng cách và kết quả là không hoạt động như bình thường. Một số xét nghiệm có thể gợi ý điều này.

1. Tại sao cần xét nghiệm chức năng thận?

Một số những bệnh lí di truyền ở thận có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nếu không phát hiện. Bệnh thận có thể được chẩn đoán trước khi trẻ được sinh ra thông qua xét nghiệm tiền sản định kỳ. Khi đó, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong khi trẻ vẫn còn nhỏ. Các vấn đề khác có thể xuất hiện muộn hơn, với các triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tăng trưởng hoặc tăng huyết áp.

Là bệnh lí khi thận bắt đầu giảm hoặc ngừng khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể một cách hợp lý. Dẫn đến có thể sự tích tụ các chất dư thừa và các chất độc hại trong cơ thể. Suy thận gồm hai dạng: cấp tính (đột ngột) hoặc mạn tính (kéo dài hoặc vĩnh viễn).

Tổn thương thận cấp (hay suy thận cấp) có thể là do nhiễm trùng, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Điều trị bao gồm khắc phục những nguyên nhân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể cần lọc máu.

Các bệnh thận phổ biến nhất ở trẻ em thường xuất hiện ngay sau khi sinh. Một số có thể được phát hiện qua các nghiệm tầm soát trước sanh. Chúng bao gồm:

Tắc nghẽn van niệu đạo sau

Sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn đường đi của niệu đạo – một bộ phận trong cơ thể hoạt động như ống dẫn nước tiểu ra ngoài. Bất thường này chỉ ảnh hưởng đến các bé trai. Nó có thể được chẩn đoán trước khi trẻ được sinh ra và được điều trị bằng phẫu thuật.

Sự tăng kích thước ở một hoặc cả hai bên thận là do tắc nghẽn trong đường tiết niệu hoặc tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Có nhiều phương pháp điều trị rất khác nhau. Trong một số trường hợp, chỉ cần theo dõi và tái khám định kì. Ở những trẻ khác, phẫu thuật phải được thực hiện để loại bỏ sự tắc nghẽn này.

Bệnh với sự xuất hiện nhiều u nang chứa đầy chất lỏng phát triển ở cả hai thận. Những nang này có thể tăng về kích thước lẫn số lượng. Hậu quả nặng đến mức có thể suy thận. Hầu hết các trẻ bị bệnh thận đa nang là do di truyền. Các Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trước hoặc sau khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ không biểu hiện bất kì triệu chứng nào. Trong khi đó, những trẻ khác có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và tăng huyết áp. Điều trị bệnh thận đa nang phụ thuộc vào từng mức độ. Bao gồm thay đổi chế độ ăn uống hay ghép thận, lọc máu.

Đây là tình trạng thận phát triển hình dạng bất thường. Đa số có thể hoạt động bình thường. Nhưng dễ phát triển các vấn đề sau này trong cuộc sống. Nếu không có biến chứng, trẻ không cần phải điều trị với thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ cần phải được kiểm tra thường xuyên bởi các Bác sĩ.

Ngoài ra một số bệnh lí thận khác như bướu Wilms, Hội chứng Alport, Trào ngược bàng quang niệu đạo ngược dòng …

Viêm cầu thận: Một số nguyên nhân gây viêm cầu thận là nhiễm vi khuẩn streptococci (vi khuẩn gây viêm họng), sau nhiễm trùng da và nhiễm virus như HIV, viêm gan B và viêm gan C. Bệnh có thể diên tiến cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng đầu tiên của viêm thận thường là tiểu protein và máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu. Gây nên tình trạng viêm tại các vị trí này. Thông thường ở trẻ khoẻ mạnh, hệ tiết niệu cơ thể có nhiều cơ chế để chống nhiễm trùng. Do đó, nhiễm trùng tiểu thường xảy ra trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ như sỏi, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch …

Có nhiều triệu chứng gợi ý cần phải tìm nguyên nhân của bệnh bao gồm:

Phù quanh mắt, mặt, bàn chân

Cảm thấy rát buốt hay đau khi đi tiểu

Đi tiểu nhiều lần

Khó kiểm soát vấn đề đi tiểu ở trẻ đủ trưởng thành

Đái dầm vào ban đêm tái diễn trở lại (ở trẻ đã ngưng đái dầm trong vài tháng)

Nước tiểu có máu hay nhiều lợn cợn, bọt.

Tăng huyết áp

Nếu nghi ngờ mắc bệnh thận, Bác sĩ sẽ khám bệnh và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận của trẻ. Trong đó gồm có xét nghiệm nước tiểu và máu, siêu âm bụng. Một số bệnh lí cần phải sinh thiết để giúp chẩn đoán.

Với bệnh phẩm nước tiểu, mẫu xét nghiệm có thể chỉ một nhỏ hoặc lượng nước tiểu trong một ngày. Bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường. Bao gồm quá nhiều tế bào máu, protein hay đường trong nước tiểu. Nhờ đó, có thể gợi ý tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc chức năng lọc của thận có vấn đề. Ngoài ra, một số thuốc hay độc chất cũng có thể phát hiện qua nước tiểu.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Xét nghiệm chức năng thận là các phương pháp cận lâm sàng được chỉ định thực hiện để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Các loại xét nghiệm chức năng sinh hóa thận

Xét nghiệm sinh hóa thận được đánh giá thông qua phân tích mẫu máu xét nghiệm và kiểm tra hàm lượng, nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, đưa ra các kết luận chẩn đoán chức năng thận.

Các loại xét nghiệm sinh hóa thận phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

Xét nghiệm Acid Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Ion đồ (Điện giải đồ)

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm sinh hóa thận được chỉ định cho các trường hợp:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Bên cạnh các xét nghiệm sinh hóa thân, chức năng thận còn có thể thăm dò qua xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, định lượng đạm niệu), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT bụng, xạ hình thận). Tuy nhiên các biện pháp này có nhiều bất tiện, không nhanh chóng, thuận lợi như xét nghiệm sinh hóa thận.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức hỗ trợ khách hàng trong việc xét nghiệm sinh hóa thận với 04 phương pháp phổ biến nhất: Ure máu, Creatinin, Uric acid, Ion đồ chỉ trong một lần lấy mẫu máu. Khách hàng có thể thực hiện trực tiếp ngay phòng khám hoặc ngay tại nhà cùng các bác sĩ gia đình. Kết quả phân tích nhanh chóng, chỉ trong 2-4 giờ, được chỉ dẫn và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đến từ các bác sĩ hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ: 383 Lý Thường Kiệt – Phường 8 – Q. Tân Bình – chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

Nên Xét Nghiệm Chức Năng Thận Ở Đâu Tốt Nhất 2022

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu chi phí hợp lý, kết quả chính xác nhất là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân khi muốn xét nghiệm sàng lọc bệnh Thận tiết niệu.

Các bệnh lý nguy hiểm về thận thường khó có thể phát hiện thông qua khám xét thông thường. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận là phương pháp kiểm tra sức khỏe của thận hiệu quả được rất nhiều bệnh viện lớn áp dụng. Vậy nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Bệnh viện đa khoa Hà Nội sẽ giải đáp tại bài viết này. 

1. Tại sao nên xét nghiệm đánh giá chức năng thận? 

Thận sẽ loại bỏ những chất cặn, dịch thải ra khỏi cơ thể. Vì nhiều tác nhân khác nhau mà thận có thể bị tổn thương, viêm thận thậm chí dẫn đến suy thận. Trước khi tìm hiểu nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu, chúng tôi sẽ giải thích tại sao bạn cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá chức năng thận. Thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận là phương pháp phát hiện sớm những bệnh lý tại thận. Đây là việc làm cần thiết nhưng rất nhiều người không nắm được tầm quan trọng của khâu xét nghiệm. Dẫn đến các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận cấp, suy thận. ung thư thận,… xuất hiện. 

Các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận thường được chỉ định nhiều nhất cho bệnh nhân có dấu hiệu suy thận. Một vài xét nghiệm nhằm kiểm định chức năng của thận mà người bệnh cần thực hiện là:

– Xét nghiệm nước tiểu. Gồm xét nghiệm phân tích tình trạng nước tiểu, định lượng đạm niệu,..

– Xét nghiệm sinh hóa máu. Bao gồm xét nghiệm để kiểm tra chỉ số Ure, Creatinin huyết thanh, Acid uric, Cystatin C, điện giải đồ,…

– Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng, Chụp cắt lớp vi tính,…

– ….

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như những dấu hiệu của từng người mà các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận khác nhau. 

2. Khi nào nên thực hiện các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận? 

– Chân tay phù nề bất thường. Đa phần lý do bởi sự rò rỉ mao mạch. Lúc này bạn cần đến các bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt.

– Tiểu đau buốt. Tiểu rát, cơ thể mất nước

– Tiểu nhiều lần. Tiểu trên 8 lần/ngày mà vẫn buồn tiểu

– Đau lưng hoặc vùng thắt lưng

– Đau tức bụng dưới, căng tức bàng quang

– Mệt mỏi, sụt cân, stress kéo dài

– Mất ngủ

– …. 

3. Rủi ro khi lựa chọn những địa chỉ xét nghiệm không uy tín

Hiện nay, để xét nghiệm đánh giá chức năng thận, bạn có thể dễ dàng tìm được một địa chỉ xét nghiệm quanh Hà Nội. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng uy tín. Không phải xét nghiệm chức năng thận ở đâu cũng như nhau. Một vài rủi ro có thể đối mặt là:

– Chẩn đoán thiếu chính xác. Nếu hệ thống máy móc dùng để xét nghiệm không đạt yêu cầu hoặc trình độ chuyên môn, khả năng chẩn đoán của bác sĩ không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

– Bệnh không được điều trị dứt điểm. Bệnh nhân có thể đỡ hoặc khỏi bệnh nhưng sẽ bị tái phát nhiều lần. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. 

4. Nên đi xét nghiệm chức năng thận ở đâu? 

Nên khám thận ở bệnh viện nào để có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết với mức chi phí hợp lý? Những người mắc bệnh thận đều rất hoang mang không biết nên đi xét nghiệm chức năng thận ở đâu khi mà có quá nhiều bệnh viện, phòng khám tại Hà Nội như hiện nay.

Nên đi xét nghiệm chức năng thận tại Hà Nội? 

TS.BS. Lê Sĩ chúng tôi Lê Sĩ Trung: Là bác sĩ giàu kinh nghiệm, có đến hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực Thận tiết niệu. Bác sĩ Trung đã, đang giữ nhiều chức vụ quan trọng như:

Nguyên trưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Pháp

Bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu Bệnh viện đa khoa Hà Nội

Cựu bác sĩ nội trú các bệnh viện Rennes, cộng hòa Pháp

Thành viên Đoàn Chủ tịch “Hội nghị Quốc tế Ứng dụng Laser Holmium trong phẫu thuật nội soi tiết niệu” tại Thượng Hải, Trung Quốc

Bệnh viện đa khoa Hà Nội đã hoạt động 10 năm trong mảng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Trong đó, chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện là khoa Thận tiết niệu. Lý do bệnh viện được tín nhiệm bởi dịch vụ thăm khám nhanh gọn, bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, cơ sở khám chữa đạt chất lượng cao. Thủ tục thăm khám đơn giản, bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các Y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp kiểm tra và chẩn đoán cũng như đưa ra các hướng điều trị.

Hãy lựa chọn bệnh viện đa khoa Hà Nội nếu như bạn đang băn khoăn nên xét nghiệm chức năng thận ở đâu. Đây là một trong những bệnh viện tiên phong chuyên điều trị các bệnh hệ tiết niệu tốt nhất tại Hà Nội. 

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận.

Thận là bộ phận có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như lọc máu, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, tạo nước tiểu, điều hòa huyết áp, điều hòa quá trình đông máu, kích thích quá trình tạo máu… Xét nghiệm đánh giá chức năng thận giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, theo dõi các bệnh lý về thận. Xét nghiệm chức năng thận thường theo dõi 2 chỉ số urea và creatinine. Vậy ý nghĩa 2 chỉ số này là gì?

Creatinine là sản phẩm của phản ứng phân hủy Creatin. Creatinine trong cơ thể được tạo ra bởi thực phẩm từ các bữa ăn hàng ngày hoặc được tổng hợp từ gan.

Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu. Xét nghiệm nồng độ Creatinine trong máu được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chức năng thận.

Vì chỉ khi có những rối loạn ở thận hay các bệnh lý về thận thì giá trị creatinine mới thay đổi. Xét nghiệm này còn được dùng để chuẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.

Ý nghĩa của chỉ số Creatinin máu:

Chú ý: Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, nên bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

Giá trị bình thường:

+ Nữ giới trưởng thành: 44 – 97 µmol/l.

+ Nam giới trưởng thành: 53 – 106 µmol/l.

+ Trẻ sơ sinh: 26 – 106 µmol/l.

Lưu ý:

Kết quả xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

– Máu bị vỡ hồng cầu.

– Sau bữa ăn có chứa lượng lớn protein có thể làm giá trị xét nghiệm tăng.

Nếu nồng độ Creatinin tăng cao so với giá trị bình thường, bạn có nguy cơ bị suy thận.

Người có chỉ số Creatinine máu tăng thường mắc bệnh lý về thận, như sau:

Suy thận nguồn gốc trước thận do suy tin mất bù, mất nước làm giảm khối lượng tuần hoàn, xuất huyết, hẹp động mạch thận.

Suy thận nguồn gốc tại thận do:

Tổn thương cầu thận gặp trong bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống..

Tổn thương ống thận: sỏi thận, viêm bể thận, đa u tủy xương, viêm nhú thận, tăng canxi máu, tăng acid uric.

Suy nguồn gốc sau thận: sỏi thận, u bàng quang, u tử cung, ung thư tuyến tiền liệt…

Các nguyên nhân gây giảm nồng độ Creatine trong máu :

Máu bị hòa loãng.

Suy dinh dưỡng nặng.

Phụ nữ có thai.

Hội chứng tiết Hormon ADH không thích hợp.

Một số bệnh gây teo mô cơ.

Ure là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nito. Ure nitrogen (BUN) là phần nitrogen của ure. Vì vậy, xét nghiệm BUN còn được gọi tên khác là xét nghiệm ure.

Ure được tổng hợp ở gan. Quá trình này được gọi là chu trình Krebs – Henseleit được sơ đồ hóa như sau:

Protein → Acid amin → NH3 → Carbamyl phosphate → Citrulin → Arginin → Ure

Theo sơ đồ trên, nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào khẩu phần ăn, chức năng thận, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể.

Ure được đào thải qua 2 con đường:

Đường tiêu hóa: Một phần ure được đào thải trong lòng ruột sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ enzyme urease của ruột.

Tại thận: Ure được lọc qua cầu thận và tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuốc vào lượng nước tiểu.

Ý nghĩa chỉ số Ure trong máu:

– Nồng độ Ure máu: Nam : 3,0 – 9,2 Nữ : 2,6 – 7,2 mmol/l.

Nếu chỉ số Ure tăng bất thường : báo hiệu bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi niệu quản, viêm ống thận, tiêu chảy, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy…

Chỉ số Ure trong máu giảm: suy giảm chức năng gan, ăn ít protein, truyền nhiều dịch…

Xét nghiệm Ure mang lại những lợi ích gì?

Xét nghiệm này cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận, giúp bác sĩ đưa ra quyết định người bệnh có cần lọc máu hay không?

Đối với người bị suy thận, xác định nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatine máu giúp chẩn đoán:

Trường hợp nồng độ ure máu tăng, tính toán tỉ lên ure niêu/ure máu giúp cung cấp các thông tin xác định nguồn gốc suy thận:

Đây còn là xét nghiệm không thể thiếu trước khi cho người bệnh dùng loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận.

Nguyên nhân gây thay đổi ure trong máu:

Nồng độ ure bình thường: 2,5 – 7.5 mmol/l.

Nồng độ ure máu tăng trong các trường hợp sau:

Ăn nhiều protein.

Bị sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, nhịn đói, bệnh lý u tân sinh làm tăng dị hóa protein nội sinh.

Xuất huyết đường tiêu hóa.

Suy thận.

Nguồn gốc trước thận: mất nước, giảm thể tích máu, suy tim.

Nguồn gốc tại thận: tổn thương ống thận, cầu thận.

Nguồn gốc sau thận: sỏi, u hóa sau phúc mạc, u bàng quang hay u tử cung, u biểu mô tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân khác: ngộ độc thủy ngân, nhiễm trùng nặng.

Đang tuổi phát triển.

Phụ nữ có thai.

Hòa loãng máu: lọc máu, có thai các tháng cuối, hội chứng thận hư, tăng gánh thể tích.

Hội chứng tiết ADH không phù hợp.

Suy gan, viêm gan nặng cấp tính hay mạn tính, xâm nhiễm di căn lớn, xơ gan.

Bệnh Celiac.

Chế độ ăn không cung cấp đủ protein.

Hội chứng giảm hấp thu.

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu: