Xét Nghiệm Chức Năng Thận Như Thế Nào Chính Xác?

Thận là cơ quan không thể thiếu của hệ tiết niệu. Suy thận là tình trạng giảm hoạt động của thận, làm cho thận không đảm bảo được các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Chính vì thế, việc xét nghiệm chức năng thận là việc không thể thiếu nhằm đánh giá hoạt động của cơ quan này và có những điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết.

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN CẦN NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO?

Creatinin, BUN (Blood Urea Nitrogen) là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể, được thận thải ra bằng đường nước tiểu. Các trị số bình thường sẽ thay đổi tùy theo từng phòng xét nghiệm. Nhưng trung bình, BUN ở khoảng từ 6đến 24 mg/dL (tương đương với 2,5đến 8 mmol/L), creatinin ở khoảng 0,5đến 1,2mg/dL (tương đương 45 đến 110 mmol/L) là bình thường. Các chỉ số này sẽ tăng lên trong máu khi chức năng thận trở nên xấu đi.

Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận

Tình trạng rối loạn chức năng thận sẽ gây ra sự mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Natri trong máu bình thườngdao động từ 135đến 145 mmol/L. Ở những người suy thận, natri máu sẽ giảm, có thể do mất natri qua da, đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng của việc giảm natri ở máu chủ yếuxảy ra ở hệ thần kinh như nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.

Kali trong máu bình thường đạt từ 3,5đến 4,5 mmol/L. Ở bệnh nhân suy thậnsẽ xảy ra tình trạng tăng Kali trong máu do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng này từ nhẹ đến nặngbao gồm mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Canxi máu bình thường nằm trong khoảng 2,2đến 2,6 mmol/L. Suy thận sẽ có biểu hiện giảm canxi máu kèm theo tăng phosphatvớitriệu chứng chủ yếu là dấu kích thích thần kinh cơ gồm tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim.

Trong xét nghiệm chức năng thận, bình thường pH máu được duy trì ở mức 7,37 đến 7,43 cho phép các hoạt động tối ưu của men tế bào, yếu tố đông máu và các protein gây nên co cơ. Kết quả xét nghiệm chức năng thận cho thấy thận bị suy sẽ phát hiện ra việc giảm thải các acid hình thành trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc mất bicarbonat gây tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể. Toan hóa máu gây nên triệu chứng loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp làm nặng thêm tình trạng tăng kali máu.

Chỉ số Acid Uric máu trung bình ở namlà 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít)trong khi đó ở nữlại là 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít). Acid uric máu tăng có thể gây tổn thương thận, nhưng cũng có thể là hậu quả do bị suy thận không thải được.Ngoài ra, Acid uric máu tăng cũng có thể gợi ý bệnh nhân có kèm theo sỏi của hệ tiết niệu.

Xét nghiệm chức năng thận bằng việc đánh giá tỷ trọng nước tiểucũng là một phương pháp phổ biến. Tỷ trọng nước tiểu bình thườngnằm trong khoảng 1,01 đến 1,020 trong đó nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 đến 1,022. Việc suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến tỷ trọng nước tiểu giảm. Trong trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được làm thêm: so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu….

Định lượng Protein nước tiểu 24 giờ

Bình thường: Protein trong nước tiểu nằm trong khoảng 0 đến 0,2 g/24h.

Đặc điểm của protein niệu do bệnh cầu thận là dai dẳng và thường lớn hơn 0,3 g/l. Kết quả xét nghiệm chức năng thận này cho thấy protein niệutăngcó thể do một số bệnh gây thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất độc, suy thận, các bệnh lý có ảnh hưởng đến thận.

Ở người bình thường, albumin huyết thanh khoảng 35 đến 50 g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý cầu thận cấp.

Giá trị bình thườngcủa chỉ số này là 60 đến 80 g/L. Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận protein toàn phần sẽ giảm nhiều hơn trong các bệnh thận khi màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Tình trạng chức năng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách thực hiện sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vitrong khi các xét nghiệm chức năng thận hiện nay chỉ có thể đánh giá được tương đối tình trạng của thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm.

Bác sĩ Hà Nội – Kênh thông tin tổng hợp, chia sẻ kiến thức y khoa hàng đầu Việt Nam, sẵn sàng tư vấn – giải đáp tất cả các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Xét Nghiệm Gan Như Thế Nào?

Xét nghiệm gan như thế nào để có thể đánh giá tình trạng hoạt động bất thường của gan, để có thể kịp thời điều trị và phòng ngừa biến chứng?

Gan là một bộ phận quan trọngtrong cơ thể, gan thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau. Khi gan bị tổn thương không chỉ gan bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác trong cơ thể cũng chịu thương tổn. Việc luôn theo dõi tình trạng của gan là rất quan trọng và cần thiết. Xét nghiệm chức năng gan là một trong những cách để phát hiện ra các bệnh về gan. Và một trong những phương pháp hiệu quả và hay được sử dụng nhất đó là xét nghiệm máu viêm gan B

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các bệnh về gan

KIỂM TRA BỆNH GAN, XÉT NGHIỆM GAN LÀ GÌ?

Xét nghiệm gan (LFTs) dùng để phản ánh tình trạng hoạt động của gan, kiểm tra bệnh gan xem gan có hoạt động bình thường không, có những dấu hiệu bất thường nào ở trong gan không… Ngoài ra việc xét nghiệm chức năng gan còn giúp các bác sĩ biết được trong gan có chứa mầm bệnh nào không, có virus gây viêm gan không… Nhưng không phải cứ xét nghiệm chức năng gan là có thể phát hiện được những loại bệnh đang tiềm ẩn ở trong gan, mà cần xét nghiệm chuyên sâu hơn, đặc biệt hơn mới có thể phát hiện được những bệnh đang ẩn mình ở trong lá gan của bạn.

Ngoài ra việc xét nghiệm kiểm tra bệnh gan giúp cảnh báo cho bác sĩ biết có điều gì bất ổn ở trong gan, điều bất ổn đó có nghiêm trọng và nguy hiểm không. Khi xét nghiệm tình trạng chức năng của gan, giúp các bác sĩ xác định sự cần thiết để tiến hành thêm các xét nghiệm khác. Vậy xét nghiệm gan như thế nào?

Kết hợp các kết quả xét nghiệm gan thêm cùng với LFTs, các bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán liệu gan bị bệnh gì và có đang hoạt động tốt không. Các bác sĩ ở phòng khám Kim Mã cũng cho biết, bằng việc lưu giữ một loạt kết quả LFTs từ những tháng và năm trước đó, trong một số trường hợp cả bác sĩ và bệnh nhân có thể dự đoán liệu tình trạng gan có ổn định không, có được cải thiện không, có hồi phục hoặc xấu đi không, các biện pháp điều trị có đáp ứng không, có cần sử dụng thử biện pháp khác và liệu đã đến lúc bệnh nhân cần phải cấy phép gan chưa.

Xét nghiệm men gan: Có 4 men gan được đưa vào xét nghiệm thông thường là AST, ALT, photphate kiềm (AP) và GGTP. Nếu có tình trạng tăng men gan thì có thể người bệnh đang mắc các bệnh lý về gan- mật

Men gan cao có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh về gan

Bilirubin: Đây là chất do gan sản xuất khi tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Nếu tăng Bilirubin thì có thể thường đi kèm với tình trạng gan kém hoặc tắc mật.

Protein gan

Albumin

Thời gian prothrombin

Globulin miễn dịch

Tiểu cầu

Amoniac

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC CHỨC NĂNG GAN CÓ HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG HAY KHÔNG?

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh về gan

Xét nghiệm gan như thế nào để biết được chức năng gan có hoạt động bình thường hay không là một câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm. Nhưng theo các bác sĩ ở phòng khám Kim Mã cho biết, muốn biết chức năng gan có hoạt động bình thường hay không cần tới các bệnh viện, phòng khám chuyên về gan để xét nghiệm gan , kiểm tra chức năng gan.

Xét Nghiệm Đánh Giá Chức Năng Thận Bhyt Chi Trả Thế Nào?

Chị Thúy thân mến,

Trong thông tin cung cấp, chị không nói rõ về tình trạng hiện tại của mẹ chị chỉ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm hay đã có biểu hiện, triệu chứng gì, trước đó có can thiệp thủ thuật chưa…

I. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận?

Nếu tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Nói tóm lại, để biết tình trạng thận có khỏe không, người bệnh cần phải kiểm tra chức năng thận bằng các xét nghiệm sinh hóa máu như: kiểm tra chỉ số ure, creatinin, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra có sỏi thận, teo mô thận hoặc X-quang,… và các xét nghiệm chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ.

II. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận có cần nhịn ăn?

Trước đánh giá chức năng thận, người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.

III. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận chi phí bao nhiêu, có được BHYT thanh toán?

Thông thường, nếu xét nghiệm do bác sĩ chỉ định thì sẽ được BHYT chi trả. Trường hợp người bệnh yêu cầu bác sĩ cho đi làm xét nghiệm tức là dịch vụ, theo yêu cầu thì tự phải trả chi phí này.

Hiện nay tùy thuộc vào bảng giá niêm yết tại các cơ sở y tế, dịch vụ, chất lượng và kỹ thuật xét nghiệm… mà mức phí xét nghiệm thận hết bao nhiêu tiền sẽ được thay đổi. Nếu chỉ làm các xét nghiệm thông thường như tổng phân tích tế bào máu, Creatinin, BUN, Na, K, Cl, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm thì khoảng trên 500.000 đồng. Nếu làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn thì chi phí sẽ cao hơn, tùy tình trạng mỗi người sẽ có chỉ định cụ thể. Chị có thể trao đổi thêm với bác sĩ, nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể về các loại dịch vụ, chi phí.

Trân trọng!

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Chức Năng Thận?

Thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là lọc chất thải từ máu và “trục xuất” chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thận còn có nhiệm vụ kiểm soát lượng nước và các khoáng chất thiết yếu khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, cơ quan này còn nắm giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản sinh:

Nếu bạn đang gặp những dấu hiệu bất thường mà bác sĩ nghi nguyên nhân là do thận có vấn đề thì sẽ cần làm các xét nghiệm chức năng thận. Đây đều là những xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản giúp xác định vấn đề đang xảy ra ở thận.

Bạn cũng sẽ cần làm xét nghiệm chức năng thận nếu đang mắc phải các bệnh lý khác có thể gây hại cho thận, ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Các xét nghiệm này giúp theo dõi ảnh hưởng của những vấn đề này lên thận.

Các vấn đề với thận thường bộc lộ một số dấu hiệu thường gặp như:

Cao huyết áp

Nước tiểu có lẫn máu

Đi tiểu nhiều

Tiểu khó

Đau buốt khi tiểu

Sưng phù bàn tay và bàn chân do tích tụ chất lỏng trong cơ thể

Nếu chỉ bị một triệu chứng thì chưa hẳn thận đã có vấn đề nhưng khi gặp cùng lúc nhiều triệu chứng nêu trên thì chứng tỏ thận đang hoạt động không bình thường và cần xét nghiệm chức năng thận để xác định nguyên do.

Để kiểm tra chức năng thận, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm khác nhau nhằm xác định độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate – GFR). Chỉ số độ lọc cầu thận cho biết tốc độ mà thận đang đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp chỉ ra sự hiện diện của protein và máu trong nước tiểu. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng có protein trong nước tiểu (đạm niệu hay protein niệu) và không phải lúc nào cũng là do bệnh tật. Mặc dù nhiễm trùng sẽ làm tăng lượng protein trong nước tiểu nhưng việc tập luyện cường độ nặng cũng gây nên vấn đề này. Sau lần xét nghiệm đầu tiên, để đảm bảo có kết quả chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm lại một lần nữa sau vài tuần và xem kết quả có gì thay đổi hay không.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để bác sĩ kiểm tra tốc độ mà creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể. Creatinin là sản phẩm từ quá trình thoái hóa của creatin trong mô cơ.

Creatinin huyết tương

Chỉ số xét nghiệm creatinin huyết tương cho biết creatinin có tích tụ trong máu hay không. Bình thường, thận có thể lọc hoàn toàn creatinin ra khỏi máu nhưng khi có một vấn đề về thận, nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng lên.

Cụ thể, theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF), nồng độ creatinin cao hơn 1,2 miligam/deciliter (mg/dL) đối với phụ nữ và 1,4 mg/dL đối với nam giới là dấu hiệu của vấn đề về thận.

Ure máu (BUN)

Chỉ số xét nghiệm ure máu (BUN) cũng giúp kiểm tra các sản phẩm thải trong máu. Xét nghiệm này đo lượng urea nitrogen trong máu. Đây là sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa protein.

Tuy nhiên, chỉ số ure máu cao chưa chắc đã là dấu hiệu chỉ ra tổn thương thận. Các loại thuốc thông thường, bao gồm cả aspirin liều cao và một số loại kháng sinh đều có thể làm tăng nồng độ ure máu. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà gần đây bạn đang dùng. Có thể bạn sẽ phải dừng một số loại thuốc trong một vài ngày trước khi làm xét nghiệm.

Chỉ số ure máu trong khoảng từ 7 đến 20mg/dL là mức bình thường. Nếu cao hơn thế thì đó là dấu hiệu chỉ ra một số vấn đề sức khỏe khác nhau.

Độ lọc cầu thận ước tính (Estimated GFR)

Đây là giá trị cho thấy chức năng lọc chất thải của thận đang ở mức nào. Giá trị này ước tính chức năng của thận dựa trên các yếu tố khác nhau như:

Các kết quả xét nghiệm khác, nhất là nồng độ creatinin

Tuổi tác

Giới tính

Chủng tộc

Chiều cao

Cân nặng

Nếu chỉ số độ lọc cầu thận ước tính dưới 60ml/phút/1.73m2 thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

Các xét nghiệm chức năng thận thường gồm có xét nghiệm nước tiểu 24 giờ và xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ là một phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinin, có nghĩa là giúp xác định lượng creatinin mà cơ thể thải ra ngoài trong một ngày.

Với phương pháp này, bạn cần lấy mẫu nước tiều trong vòng 24 tiếng liên tục. Sau khi thức dậy, tiểu bỏ trong lần đầu tiên (cứ đi tiểu bình thường mà chưa cần lấy mẫu nước tiểu).

Bắt đầu từ lần đi tiểu kế tiếp thì tiểu vào bình đựng đặc biệt do bác sĩ cung cấp (có chứa một loại thuốc bảo quản). Sau mỗi lần lấy mẫu phải chú ý đóng chặt nắp và giữ trong tủ mát.

Khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau, căn đúng thời gian bắt đầu lấy nước tiểu của ngày hôm trước và đi tiểu lần cuối vào bình chứa. Như vậy là hoàn thành quá trình lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.

Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và đem mẫu nước tiểu đến nộp cho phòng xét nghiệm.

Xét nghiệm máu

Để làm xét nghiệm ure máu và creatinin huyết tương, bạn sẽ được lấy mẫu máu tại bệnh viện.

Đầu tiên bác sĩ sẽ buộc dây garo quanh bắp tay để làm nổi các tĩnh mạch. Sau đó bác sĩ sát trùng vùng da bên trên tĩnh mạch và đưa đầu kim tiêm qua da vào tĩnh mạch để rút máu. Máu được chứa bên trong ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Sau khi lấy máu xong, bác sĩ sẽ đặt gạc và băng lên vị trí đâm kim.Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi nhói hoặc ngứa khi kim đâm qua da. Vùng xung quanh vị trí này có thể sẽ hơi bầm trong vài ngày tiếp theo nhưng dần dần sẽ tự khỏi.

Nếu các chỉ số xét nghiệm chức năng thận bất thường là do nguyên nhân khác, chẳng hạn như sỏi thận và sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau thì bác sĩ cũng sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý vấn đề.

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy điều bất thường thì bạn sẽ cần đi làm xét nghiệm chức năng thận thường xuyên hơn trong thời gian tới để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng một cách sát sao.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Suy Thận Đọc Như Thế Nào, Có Ý Nghĩa Gì?

Nhưng dựa vào đâu để biết chức năng thận là bình thường hoặc bị suy thận?

Cách đọc một số chỉ số xét nghiệm chức năng thận phổ biến

1. Creatinin máu và nước tiểu:

Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc rồi bài tiết ra nước tiểu.

+ Bình thường:

Nồng độ creatinin huyết tương(huyết thanh): 55 – 110 àmol/l.

Nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 àmol/l).

Trong lâm sàng, người ta thường tính toán độ thanh lọc creatinin và độ thanh lọc urê của thận để đánh giá chức năng lọc của thận. Độ thanh lọc (thanh thải = clearance) của một chất là số lượng “ảo” huyết tương (tính theo ml/phút) đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó qua nước tiểu trong 1 phút. Độ thanh lọc của creatinin ( Ccre) được tính theo công thức: Ccre (ml/phút) = (U.V)/P

Trong đó: U: Nồng độ creatinin nước tiểu (àmol/l). P: Nồng độ creatinin huyết tương (àmol/l). V: Lượng nước tiểu trong một phút (ml/phút), là lượng nước tiểu đong được trong 24 giờ quy ra ml chia cho số phút trong một ngày (24 x 60= 1440 phút). Ví dụ: Nước tiểu đong được 1,2 l/24h thì V = 1200/1440 = 0,833 ml/ phút.

+ Bình thường:

Nồng độ urê máu: 3,6 – 6,6 mmol/l.

Nồng độ urê nước tiểu : 250 – 500 mmol/24h.

3. Albumin:

Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh (albumin, globulin).

+ Bình thường:

Albumin huyết thanh có khoảng 35 – 50 g/l.

Protein HT = Albumin (55- 65%) + Globulin (35 – 45%). Globulin gồm: α1, α2 , β và γ- globulin.

4. Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++) + Bình thường:

Na+ = 135 – 145 mmol/l.

K+ = 3,5 – 5,5 mmol/l.

Cl- = 95 – 105 mmol/l.

Ca TP = 2,0 – 2,5 mmol/l.

Ca++ = 1,0 – 1,3 mmol/l.

5. Protein toàn phần huyết tương:

Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein có khối lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận, nước tiểu không có protein hay protein niệu (-).

+ Bình thường:

Protein TP huyết tương = 60 – 80 g/l.

6. Protein nước tiểu 24 giờ:

+ Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 – 0,2 g/24h.

7. Tỷ trọng nước tiểu

Xác định tỷ trọng nước tiểu dựa trên sự giải phóng proton (H+) từ polyacid với sự có mặt của các cation có trong nước tiểu. Proton (H+) được giải phóng gây nên sự thay đổi màu của chất chỉ thị bromothymol bleu từ xanh đến xanh lục rồi tới vàng. Cường độ màu sẽ tỷ lệ tỷ trọng niệu.

+ Bình thường: Tỷ trọng nước tiểu là 1,01 – 1,020 (nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 – 1,022).

#Đối với suy thận cấp: Giai đoạn sớm:

Thiểu niệu (< 50ml/ngày) trong vòng < 2 tuần. Vô niệu hơn 24h thường không xảy ra.

Urê máu tăng < 8,3 mmol/l/ngày.

Creatinin máu tăng.

Có thể amylase và lipase máu tăng mà không kèm theo viêm tụy.

Có thể hạ canxi máu.

Nhiễm toan chuyển hóa.

Nước tiểu trở nên trong hơn sau vài ngay kể từ khi khởi phát suy thận cấp. Số lượng nước tiểu hàng ngày cũng tăng.

Urê máu tiếp tục tăng trong vòng vài ngày sau.

Kali máu tăng. Khi kali máu lớn hơn 9 mmol/l thì xuất hiện những thay đổi trên điện tim.

Mức độ nhiễm toan chuyển hóa tiếp tục tăng.

Giai đoạn đa niệu:

Một lượng lớn kali được đào thải làm giảm nồng độ kali máu.

Nồng độ natri trong nước tiểu 50 – 70 mmol/l.

Natri và chlor huyết tương có thể tăng.

Tăng canxi máu có thể gặp ở một số bệnh nhân có tổn thương cơ.

#Đối với suy thận mạn:

Urê và creatinin máu tăng, chức năng thận bị giảm sút.

Mất khả năng cô đặc của thận.

Các bất thường trong nước tiểu thường được phát hiện đầu tiên. Có thể là protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu, trụ hạt, trụ trong.

Natri máu giảm: việc giảm Na+ máu thường kèm theo tăng Na+ trong nước tiểu.

Kali máu tăng.

Canxi máu giảm.

Nhiễm toan (do giảm đào thải NH4+ và mất nhiều bicarbonat).

Phosphat máu tăng khi độ thanh thải creatinin giảm xuống khoảng 25ml/phút.

Magie máu tăng khi mức lọc cầu thận giảm < 30 ml/phút.

Tăng acid uric máu, thường nhỏ hơn 595 àmol/l. Nếu có các triệu chứng lâm sàng của bệnh Gút và tiền sử gia đình có người bị Gút hay nồng độ acid uric máu lớn hơn 595 àmol/l thì phải loại trừ bệnh Gút nguyên phát do thận.

Creatinekinase (CK) máu có thể tăng.

Tăng triglycerid, cholesterol, VLDL: thường thấy trong suy thận.

Cần biết rằng: Biểu hiện lâm sàng của suy thận chỉ xuất hiện khi thận bị hủy hoại trên 90% đơn vị hoạt động của cả hai thận. Những xét nghiệm định kỳ rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Do đó hãy tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm và thực hiện các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận cần làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.