Xét Nghiệm Chức Năng Thận Là Gì / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Là Gì?

Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Xét nghiệm chức năng thận sẽ giúp xác định hoạt động của bộ phận này, phát hiện các bất thường kịp thời và có hướng xử lý cho hiệu quả cao. Xét nghiệm chức năng thận là gì?

Trong cơ thể, thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sự sống như chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu, thực hiện một số chức năng nội tiết, cân bằng nội môi… Xét nghiệm chức năng thận là thủ thuật để gọi chung các bước kiểm tra chức năng ở bộ phận này. Thông thường, để xét nghiệm chức năng thận cho hiệu quả toàn diện và chuẩn xác thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu: để xác định lượng protein và máu trong nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm nước lại nước tiểu sau một vài tuần để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm Creatinine: để xác định nồng độ của chất này trong thận. Đây là một xét nghiệm có độ tin cậy trong việc đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm BUN: đây là xét nghiệm chức năng thận được thực hiện nhằm đo nồng độ nito từ ure trong máu. Do chỉ số này có thể thay đổi do một số loại thuốc hoặc chất bổ sung nên bạn cần cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn thường sử dụng thường xuyên cũng như tạm ngừng sử dụng những loại thuốc này khi có yêu cầu để cho ra kết quả chính xác.

Xét nghiệm độ lọc máu cầu thận (GRF): để đo lường lượng máu được lọc bởi thận trong một thời gian nhất định. Thông thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách đo gián tiếp độ thanh lọc của một số chất trong máy như ure, creatinine… cũng như xem xét dựa trên độ tuổi, giới tính.

Điện giải đồ: để đo hàm lượng của các chất điện giải trong cơ thể như Na, Ka, Ca… Rối loạn chức năng cũng như bệnh lý ở thận sẽ làm mất cân bằng các chất điện giải.

Ở những người bình thường, nồng độ chất creatinin trong huyết tương là 55 – 110 mmol/l và trong nước tiểu là khoảng 8000 – 12000 mmol/l. Nếu creatinin không nằm trong số liệu trên thì là biểu hiện của sự thiểu năng thận, giảm độ lọc cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.

Ở những người bình thường, nồng độ urê trong máu là vào khoảng 3,6 đến 6,6 mmol/l và nồng độ urê trong nước tiểu là khoảng 250 đến 500 mmol/24h. Ure máu tăng cao là biểu hiện của bệnh lý suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến…

Các chất điện giải

Ở những người bình thường, chỉ số của các ion này lần lượt như sau: Na+ từ 135 đến 145 mmol/l; Cl-từ 95 đến 105 mmol/l; K+ từ 3,5 đến 5,5 mmol/l; Ca TP từ 2,0 đến 2,5 mmol/l và Ca++ từ 1,0 đến 1,3 mmol/l. Nếu các chỉ số này bất thường thì nguy cơ chức năng thận bị ảnh hưởng là rất cao, cụ thể như sau:

Ion Na+ cao rất có thể là biểu hiện của bệnh nhân bị phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Trong khi đó, nếu ion này thấp thì bệnh nhân có thể có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Ion K+ cao sẽ là dấu hiệu cảnh báo rõ rệt về nguy cơ thiểu năng thận, vô niệu hoặc viêm thận, thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison). Các triệu chứng của tình trạng tăng kali từ nhẹ đến nặng là: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.

Giảm canxi là biểu hiện có thể gặp trong hội chứng thận hư, suy thận. Triệu chứng thường gặp là tăng phản xạ gân xương, co cứng cơ, co giật, rối loạn nhịp tim…

Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận là chỉ định được áp dụng trong nhiều trường hợp, phổ biến nhất là:

Thực hiện xét nghiệm chức năng thận trong thăm khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo hoạt động của bộ phận này.

Kiểm tra chức năng thận khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo thận có vấn đề như: Đi tiểu nhiều lần, đau rát và khó khăn khi đi tiểu, có máu lẫn trong nước tiểu, bị sưng phù tay chân…

Kiểm soát tiến triển bệnh lý cho những khách hàng mắc những bệnh có thể gây tổn hại cho thận như tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao…

Mục đích khi tiến hành xét nghiệm chức năng thận là gì?

Xét nghiệm chức năng thận có ý nghĩa rất quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:

Xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh về thận sớm, trong giai đoạn mới khởi phát. Từ đó bác sĩ sẽ dàng sàng lọc, xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc, hướng dẫn khách hàng điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, thói quan sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh diễn tiến nặng thêm.

Nếu xét nghiệm chức năng thận mà phát hiện các dấu hiệu quả bệnh tiểu đường thì bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị kịp thời để giảm thiểu việc ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.

Nếu xét nghiệm không phải là do chức năng thận mà các bệnh lý khác thì cũng sẽ có hướng điều trị.

Theo dõi thường xuyên chức năng thận, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt.

Vì sao nên chọn xét nghiệm chức năng thận tại Phòng khám Đa khoa Pacific?

Phòng khám Đa khoa Pacific đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một địa chỉ xét nghiệm chức năng thận uy tín. Trên thực tế, địa chỉ này đã cho kết quả kiểm tra chính xác, có chỉ định điều trị bệnh cho hiệu quả cao trong nhiều trường hợp.

Tại đây, khách hàng sẽ được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chức năng thận. Trực tiếp tiến hành các khâu còn là bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm và nhất là làm việc rất chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Mọi thắc mắc của khách hàng cũng sẽ được bác sĩ giải đáp tận tình và chu đáo. Hơn nữa, chỉ có tại Phòng khám Đa khoa Pacific thì khách hàng mới được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao với hệ thống phòng nha khang trang đạt chuẩn, hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận Gồm Những Gì?

Nhiều người nghi ngờ thận của mình hoạt động kém và muốn thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, tuy nhiên lại không biết xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Khi nào thì cần làm xét nghiệm đánh giá chức năng của thận? Bài viết sau đây, sẽ chỉ ra các trường hợp bạn nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra chức năng của thận, và những loại xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận.

Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ thận hoạt động kém như

Tiểu nhiều lần

Tiểu ít, tiểu buốt

Nước tiểu có máu

Nước tiểu có màu sẫm hoặc chứa nhiều cặn

Kèm theo các biểu hiện như: đau nhói ở khu vực thận, đau lưng, mệt mỏi, xanh xao, mất ngủ, có thể sốt,… Ngoài ra các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng được thực hiện trong các trường hợp tầm soát và chủ động kiểm tra sức khỏe của thận như:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng.

Tiền căn gia đình có người mắc phải các bệnh lý di truyền về thận hoặc có người bị suy thận.

Người mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài,…

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Để đánh giá chức năng thận một cách chính xác nhất, chúng ta cần thực hiện sinh thiết thận. Tuy nhiên, việc tiến hành sinh thiết là một việc làm không hề đơn giản, và các bác sĩ cần cân nhắc thật kỹ trước khi sinh thiết vì sinh thiết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm:

Xét nghiệm sinh hóa máu Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure tăng trong trường hợp viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,…

Ure giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nếu Creatinin tăng cao, có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận và có thể phải đối mặt với bệnh lý suy thận.

Điện giải đồ

Sự rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Việc thực hiện xét điện giải đồ nhằm đánh giá các chỉ số như Sodium (Natri), Potasimum (Kali), Canxi máu. Từ đố giúp đanh giá chức năng thận.

Rối loạn cân bằng kiềm toan

Việc đo nồng độ pH trong máu cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các men tế bào, yếu tốt đông máu, acid hình thành trong quá trình chuyển hóa cơ thể gây tình trạng toan hóa máu do thận bị yếu gây ra.

Acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử đụng để chẩn đoán các bệnh lý như bệnh gout, bệnh thận, … Nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường là: 180 – 420 mmol/l (nam), 150 – 360 mmol/l (nữ).

Nồng độ acid uric trong máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout, bệnh vẩy nến, …

Albumin huyết thanh

chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương

Đây là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Protein toàn phần trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận do màng lọc cầu thận bị tổn thương gây ra.

Xét nghiệm nước tiểu Tổng phân tích nước tiểu

Người bị suy giảm chức năng thận sẽ làm giảm tỷ trọng nước tiểu (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01-1,02). Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Định lượng protein nước tiểu 24 giờ Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh Siêu âm ổ bụng

Siêu âm vùng bụng sẽ giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, siêu âm vùng bụng có thể giúp phát hiện các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền, bệnh lý thận mạn tính thông qua kích thước thận.

Chụp CT scan

Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc nghi ngờ bị sỏi thận mà kết quả siêu âm không thể hiện rõ được điều này.

Ngoài ra phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí sỏi thận cứ trú và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận.Tuy nhiên đây là phương pháp khó thực hiện, việc thực hiện phải phụ thuộc máy móc, trình độ và kinh nghiệm bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ thận hư, thận yếu hay suy giảm chức năng thận, bạn cần đến gặp ngya bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp hiệu quả kịp thời như điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 5588 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Xét nghiệm chức năng thận là các phương pháp cận lâm sàng được chỉ định thực hiện để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Các loại xét nghiệm chức năng sinh hóa thận

Xét nghiệm sinh hóa thận được đánh giá thông qua phân tích mẫu máu xét nghiệm và kiểm tra hàm lượng, nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, đưa ra các kết luận chẩn đoán chức năng thận.

Các loại xét nghiệm sinh hóa thận phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm Ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ: chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130 mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/l – suy thận độ II, 300 – 499 mmol/l – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/l – suy thận độ III b, trên 900 mmol/l – suy thận độ IV.

Xét nghiệm Acid Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Ion đồ (Điện giải đồ)

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừa nước.

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 4,5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat.

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM

Xét nghiệm sinh hóa thận được chỉ định cho các trường hợp:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Bên cạnh các xét nghiệm sinh hóa thân, chức năng thận còn có thể thăm dò qua xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, định lượng đạm niệu), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, chụp CT bụng, xạ hình thận). Tuy nhiên các biện pháp này có nhiều bất tiện, không nhanh chóng, thuận lợi như xét nghiệm sinh hóa thận.

Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức hỗ trợ khách hàng trong việc xét nghiệm sinh hóa thận với 04 phương pháp phổ biến nhất: Ure máu, Creatinin, Uric acid, Ion đồ chỉ trong một lần lấy mẫu máu. Khách hàng có thể thực hiện trực tiếp ngay phòng khám hoặc ngay tại nhà cùng các bác sĩ gia đình. Kết quả phân tích nhanh chóng, chỉ trong 2-4 giờ, được chỉ dẫn và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đến từ các bác sĩ hàng đầu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Để nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ), hãy liên hệ với Phòng khám BSGD Phú Đức!

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÚ ĐỨC

ĐỊA CHỈ: 383 Lý Thường Kiệt – Phường 8 – Q. Tân Bình – chúng tôi

FACEBOOK: Phongkhamdakhoaphuduc

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Là Gì

Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Kiểm tra chức năng gan là việc dựa vào kết quả đó các bác sĩ chuyên khoa gan sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh hoặc người chưa nhiễm bệnh cùng những nguyên nhân gây cho gan bị suy giảm các chức năng của mình.

Và khi gan bị tấn công và tổn thương sẽ có hiện tượng suy giảm các chức năng thông qua một số biểu hiện như : Mệt mỏi, chán ăn, vàng da.. và để phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh cần xét nghiệm các chức năng gan để đánh giá và kiểm tra gan thông qua nồng độ men gan, protein, NH3, kiểm tra đông máu, globulin miễn dịch, tiểu cầu…cụ thể :

► Chỉ số GGT và AP đều tăng là dấu hiệu của tắc mật, đường mật có những tổn thương hoặc viêm. Người bệnh có thể bị ứ mật gây ra cảm giác đau hoặc gặp ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan . GGT tăng là do ảnh hưởng của rượu bia hoặc những chất độc hại.

► Kiểm tra Albumin : Là một loại protein do gan tổng hợp, chỉ số bình thường của Albumin trong máu là 4g/dl. Nhưng nếu chỉ số này tìm thấy dưới 3g/dl thì đồng nghĩa lá gan người bệnh đang bị tổn thương dẫn tới mất khả năng tổng hợp Albumin. Hiện tượng này hay gặp ở người bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan hình thành.

► Kiểm tra tiểu cầu : Tiểu cầu có thể giúp người bệnh hình thành các cục máu đông, lá lách đóng vai trò dự trữ tiểu cầu, thông thường thì chỉ số tiểu cầu bình thường là số lượng từ 150-400 x 103/ microlit, tuy nhiên tiểu cầu có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là chỉ số tiểu cầu giảm cũng có ý nghĩa đánh giá chẩn đoán sớm bệnh xơ gan.

► Xét nghiệm NH3 – Amoniac : Thông thường người bệnh khi mắc bệnh gan cũng có thể làm cho chỉ số amoniac tăng, đây là sản phẩm của quá trình phân hủy amoniac acid, ngoài ra chỉ số này còn dùng để đánh giá hiện tượng não gan.

► Xét nghiệm công thức máu, Prothrombin time : Đây là xét nghiệm khoảng thời gian sản xuất ra chất làm đông nhằm ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian Prothrombin trung bình là từ 9 – 11 giây. Nhưng nếu cho kết quả dài hơn bình thường nghĩa là gan bị hư hại, tổn thương và thiếu vitamin K.

Người bệnh cần lưu ý những xét nghiệm men gan này không thể dùng để dự đoán được sự tiến triển của gan, chúng chỉ kết hợp để giúp bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bản thân. Vì thế cần làm đầy đủ theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.

Việc lựa chọn bệnh viện gan uy tín để thực hiện xét nghiệm gan rất quan trọng do đó, vì đây là bước đầu tiên trong việc thăm khám sức khỏe để có kết quả chính xác từ đó có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Vậy trước khi đi xét nghiệm chức năng gan người bệnh cần lưu ý :

♦ Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm : Tất cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ đều không được dùng vì sẽ làm tăng một số chỉ tiêu trong xét nghiệm chức năng gan.

♦ Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm : Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh cần nhịn đói từ 4 – 6 tiếng trước khi xét nghiệm.

♦ Không được sử dụng rượu bia : Bên cạnh việc nhịn ăn, người bệnh cần kiêng cử rượu bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác để cho kết quả xét nghiệm được chính xác.

♦ Nên xét nghiệm vào buổi sáng : Thời gian tốt nhất để xét nghiệm các chức năng gan là vào buổi sáng lúc này cơ thể đang ổn định nhất sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm chức năng gan là việc làm rất cần thiết nên được thực hiện định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cơ thể mình. Và dù cho kết quả có như thế nào thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân mình một chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống và sinh hoạt lành mạnh nhất để hỗ trợ gan hoạt động tốt nhất từ đó đẩy lùi được các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Nếu còn bất kì thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ các Bác sĩ chuyên gan qua số Hotline để được tư vấn miễn phí. Phòng khám Hồng Phong làm việc tất cả các ngày trong tuần, hệ thống tư vấn hoạt động 24/24.

Xét Nghiệm Thăm Dò Chức Năng Thận

Xét nghiệm thăm dò chức năng thận

1. Thăm dò chức năng lọc của cầu thận. 1.1. Đo mức lọc cầu thận qua tính độ thanh thải creatinin nội sinh 1.1.1. Ý nghĩa và nguyên lý:

Trong lâm sàng, người ta đo mức lọc cầu thận (MLCT, còn gọi là clearance) qua tính độ thanh thải creatinin nội sinh, là phương pháp hữu hiệu có giá trị quan trọng trong chẩn đoán xác định suy thận và giai đoạn suy thận. Độ thanh thải creatinin nội sinh là cơ sở cho chọn phương pháp điều trị phù hợp (độ I đến độ III a là điều trị bảo tồn, từ độ III b trở đi phải điều trị thay thế: lọc máu chu kỳ hay ghép thận).

Creatinin nội sinh trong huyết thanh là sản phẩm giáng hoá cuối cùng của creatinin được lọc qua cầu thận, nhưng không bị tái hấp thu và rất ít được bài tiết ở ống thận, nên creatinin bài xuất không chịu ảnh hưởng của lượng nước tiểu. Do đó lượng creatinin huyết thanh không thay đổi trong ngày và lượng creatinin nội sinh tương ứng với mức lọc cầu thận (glomerular filtratron rate).

Ở người bình thường, nồng độ creatinin huyết thanh là 44 – 106 mmol/l, tương ứng với 0, 8 – 1, 2mg/dl (mg%) và mức lọc cầu thận là 80 – 120ml/phút. Khi suy thận, tùy từng giai đoạn mà có mức lọc cầu thận giảm và lượng creatinin tăng tương ứng trong huyết thanh.

1.1.2. Phương pháp tiến hành

– Thường gom nước tiểu 24h (nêu ở phần 1) hoặc cũng có thể tùy điều kiện để gom nước tiểu 3h, 6h, 12h để tính số lượng nước tiểu trong một phút.

– Lấy 20ml nước tiểu vào ống nghiệm gửi đi định lượng creatinin niệu. Thường nên kết hợp với xét nghiệm protein niệu, urê niệu, áp lực thẩm thấu và điện giải để giúp cho theo dõi và điều trị.

– Lấy 3ml máu cho vào ống nghiệm gửi đi định lượng creatinin máu. Thường cũng cho kết hợp xét nghiệm urê máu, điện giải, kiềm-toan để theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp.

1.1.3. Tính mức lọc cầu thận (MLCT)

Ucr ´ V (ml/phút) 1, 73

Pcr S

MLCT: hệ số thanh thải creatinin nội sinh (ml/phút).

Ucr: nồng độ creatinin trong nước tiểu (mmol/l, cần đổi ra mmol/l để dùng đơn vị

với creatinin máu).

Pcre: nồng độ creatinin trong máu (mmol/l).

V (ml/ph): thể tích nước tiểu/phút (ml/ph).

1, 73: diện tích da trên cơ thể của một người Âu Châu chuẩn (chưa có thông số cho

người Việt Nam),

S: diện tích da trên cơ thể bệnh nhân (m 2) theo bảng Dubois. Đối chiếu chiều cao

cân nặng sẽ cho kết quả diện tích da.

Trong thực tế thường chỉ tính mức lọc cầu thận theo công thức sau:

Ucr ´ V

Pcr

Ở người bình thường MLCT là 120 ml/phút. Khi MLCT < 60 ml/phút là có suy

thận.

1.2. Tính MLCT với người lớn tuổi dựa vào nồng độ creatinin máu, tuổi, cân nặng, theo công thức của Cockroft và Gault (1976):

(140 – tuổi) ´ cân nặng cơ thể (kg)

72 ´ creatinin huyết thanh (mg/dl)

Phương pháp này không chính xác bằng phương pháp gom nước tiểu 24h.

Số lượng ước đoán hệ số thanh thải creatinin nội sinh cho kết quả cao hơn hệ số thanh thải creatinin nội sinh thực ở bệnh nhân suy thận. Suy thận càng nặng thì độ chênh lệch càng lớn, vì sự bài tiết creatinin ở ống thận tăng và mất creatinin qua ruột. Thêm vào đó là về độ tuổi 35 trở lên thì mức lọc cầu thận giảm dần cho đến ngoài độ tuổi 50 thì số lượng nephron giảm từ 1-30%. Trong khi đó, ở trẻ em thì nồng độ creatinin tăng dần do khối lượng cơ tăng theo tuổi. Do vậy, sử dụng công thức trên sẽ có thể dẫn đến đánh giá sai mức lọc cầu thận.

Cho nên, phương pháp này chỉ làm cho những trường hợp đặc biệt (không thể gom được nước tiểu trong 24h) và kết quả của nó về mức lọc cầu thận không thể là cơ sở chính để chẩn đoán và chỉ định điều trị (lọc máu hay ghép thận).

Chú ý: Phương pháp ước lượng này với nữ giới phải trừ 15% vì khối lượng cơ ở nữ thấp hơn nam. Đây cũng là lý do phức tạp, nên người ta ít sử dụng phương pháp này.

Bảng 7. Phân chia giai đoạn suy thận dựa vào MLCT và nồng độ creatinin máu.

2. Thăm dò chức năng ống thận.

Người ta thăm dò chức năng ống thận bằng đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu.

2.1. Nguyên lý và ý nghĩa:

Dịch lọc cầu thận khi đi qua hệ thống ống thận, thông qua quá trình tái hấp thu và bài tiết sẽ được cô đặc hoặc hoà loãng để áp suất thẩm thấu dịch lọc ngang với mức thẩm thấu huyết tương (khoảng gần 300 mosmol/kg nước). Bình thường, nước tiểu được cô đặc gấp 2 – 3 lần, có thể tối đa gấp 4 lần (600 – 1200 mosmol/kg nước). Khi có tổn thương ống thận và kẽ thận, nước tiểu không được cô đặc và hậu quả là tỷ trọng nước tiểu giảm. Khi tỷ trọng nước tiểu giảm là thể hiện chức năng ống thận giảm sút. Trong lâm sàng người ta dùng chỉ số này để phát hiện một số bệnh:

– Bệnh ống thận và kẽ thận: hoại tử ống thận cấp, viêm kẽ thận do uống nhiều thuốc giảm đau, viêm thận – bể thận cấp và mãn, bệnh nang tủy thận…

– Đái tháo nhạt.

– Suy thận cấp (giai đoạn đái nhiều).

– Suy thận mãn…

2.2. Các phương pháp đánh giá chức năng cô đặc của ống thận 2.2.1. Đo tỷ trọng nước tiểu bằng tỷ trọng kế:

+ Ý nghĩa và nguyên lý:

Là đo trọng lượng của chất hoà tan trong một đơn vị thể tích nước bằng tỷ trọng kế.

+ Phương pháp tiến hành:

– Đo tỷ trọng nước tiểu bằng tỷ trọng kế ở nhiệt độ chuẩn là 16 oC. Khi nhiệt độ tại vị trí đo tăng lên cứ 3 oC thì số đo giảm xuống 0, 001. Khi nhiệt độ giảm 3 o C thì số đo phải tăng 0, 001. Cho nên cần đối chiếu với nhiệt độ phòng để trừ hoặc thêm vào.

– Mẫu nước tiểu: lấy 50 ml nước tiểu tươi vào buổi sáng đổ vào bình trụ nhỏ, nhúng tỷ trọng kế vào (chú ý không đo ngay sau khi đái, mà phải để ít phút cho nhiệt độ nước tiểu bằng nhiệt độ phòng). Trước khi đo cần xem nhiệt độ phòng, chuẩn tỷ trọng kế trong nước cất để đề phòng sai số (nếu tỷ trọng kế chuẩn tốt khi để trong bình chứa nước cất, số đo tỷ trọng kế phải là 1 với nhiệt độ phòng là 16 o C).

– Đo: đọc số đo ở tỷ trọng kế ngập nước với nhiệt độ phòng (cộng vào hay trừ đi).

– Những yếu tố gây sai số: nước tiểu có nhiều protein, glucose, chất cản quang (chụp UIV tĩnh mạch thận) hoặc dùng chất khử khuẩn lau tỷ trọng kế.

+ Đánh giá kết quả:

Bình thường, tỷ trọng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng từ 1, 018 trở lên là khả năng cô đặc nước tiểu tốt.

2.2.2. Đo áp suất thẩm thấu nước tiểu bằng máy đo thẩm thấu với mẫu nước tiểu sáng sớm

+ Nguyên lý và phương pháp:

Đo độ hạ băng điểm của chất dịch, dùng máy đo thẩm thấu sẽ cho kết quả áp lực thẩm thấu của chất đó tương ứng với độ hạ băng điểm của dung dịch cần đo tính ra mosmol trong 1 kg nước, không phụ thuộc vào điện thế, kích thước, trọng lượng của tiểu phân chất hoà tan trong dung dịch.

Độ hạ băng điểm

(mosmol/kg nước) 0, 00186

Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng có giá trị trong chẩn đoán.

+ Cách tiến hành: Bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, tối hôm trước không được dùng các chất có tác dụng lợi tiểu, trước khi đi ngủ phải đi tiểu hết bãi, trong đêm không được uống thêm nước, không được truyền dịch. Nước tiểu đầu tiên sáng sớm lúc ngủ dậy, được đựng trong bô sạch lấy 1ml để đo độ thẩm thấu.

+ Đánh giá kết quả: Nếu độ thẩm thấu ³ 600 mosmol/kg nước là khả năng cô đặc nước tiểu của thận bình thường. Nếu độ thẩm thấu < 600 mosmol/kg nước khả năng cô đặc nước tiểu giảm. Muốn đánh giá chính xác phải làm xét nghiệm lại 3 lần.

2.2.3. Nghiệm pháp Zimniski:

Là phương pháp đo trực tiếp số lượng và tỷ trọng nước tiểu nhiều lần trong 24h để đánh giá chức năng ống thận.

+ Tiến hành:

Ngày làm xét nghiệm, bệnh nhân vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Nghiệm pháp: lấy 8 mẫu nước tiểu/24h, cách 3h lấy một mẫu để đo số lượng và tỷ trọng nước tiểu của mỗi mẫu: 6h bệnh nhân đi đái bỏ, sau đó cứ cách 3h: 9, 12, 15, 18, 21, 24, 3, 6h sáng hôm sau).

+ Đánh giá kết quả:

Trong các mẫu nước tiểu phải có một mẫu có tỷ trọng ³ 1, 025 (thường mẫu 24h, 3h).

Các mẫu không có hiện tượng đồng tỷ trọng (chênh lệch tỷ trọng không đáng kể).

Số lượng nước tiểu các mẫu trong ngày nhiều hơn ban đêm (thường gấp 2 lần).

Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:

Không có mẫu nào có tỷ trọng ³ 1, 025.

Các mẫu có hiện tượng đồng tỷ trọng.

Số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn ngày.

2.2.4. Nghiệm pháp nhịn khát của Volhard

+ Phương pháp tiến hành: Buổi sáng, cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi, từ đó không được uống nước (các bữa ăn sáng, trưa, tối phải ăn chế độ ăn khô bằng bánh mỳ), lượng nước ăn-uống-tiêm truyền không quá 500ml/24h. Nghiệm pháp này chỉ đạt yêu cầu với chế độ nhịn khát nghiêm ngặt sao cho: thời gian nhịn khát cần đạt 18h mà cân nặng bệnh nhân phải giảm 3-5% so với trước khi làm nghiệm pháp.

Cứ 3h đo số lượng và độ thẩm thấu hoặc tỷ trọng nước tiểu một lần.

+ Nhận định và đánh giá kết quả:

– Bình thường:

Số lượng nước tiểu các mẫu giảm dần theo thời gian.

Có một mẫu nước tiểu có độ thẩm thấu đạt ³ 800 mosmol/kg nước (hoặc tỷ

trọng ³ 1, 025).

– Khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm khi:

Số lượng nước tiểu các mẫu xấp xỉ bằng nhau.

Không có mẫu nước tiểu nào có độ thẩm thấu ³ 800 mosmol/kg nước (hoặc tỷ

trọng ³ 1, 025).

Ngoài ra còn một số phương pháp khác để thăm dò chức năng ống thận, như phương pháp đo hệ số thanh thải nước tự do, nghiệm pháp hạn chế nước, nghiệm pháp tiêm arginin vasopresin (AVP) nhưng ít được sử dụng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

BÁCH KHOA Y HỌC

Tác giả: Bác sĩ Đa Khoa Lê Đình Sáng; Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, khóa 2005-2011.

Email: Lesangmdgmail.com

Nguồn: Nhiều nguồn, chi tiết xem bài giới thiệu

CẢNH BÁO: Không có chuyên môn, không phải là nhân viên y tế, bạn không được phép tự sử dụng những thông tin có trong cuốn sách này để chẩn đoán và điều trị.