Chỉ Số Xét Nghiệm Sgot Là Gì? Khi Nào Cần Xét Nghiệm Sgot ?

Nhiều người không biết xét nghiệm SGOT là gì? Đây có thể được hiểu là xét nghiệm máu thường được chỉ định đối với bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, cũng là xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng tổn thương gan (nếu có). Sự tăng, giảm của chỉ số SGOT có nhiều ý nghĩa, giúp phản ánh tình trạng bệnh lý về gan mà người bệnh có thể đang gặp phải.

1. Xét nghiệm SGOT là gì?

Xét nghiệm SGOT là xét nghiệm đánh giá tình trạng men gan. Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid,…

Khi tế bào gan gặp tổn thương, hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn. Do đó, xét nghiệm men gan trong đó có SGOT cho thấy định lượng các enzyme gan tăng, nghĩa là gan của bệnh nhân đang bị nguy hại.

Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:

– Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.

– Chỉ số ALT ( SGPT): 20 – 40 UI/L.

– Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.

Trong đó, chỉ số AST (SGOT) là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminas, đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, viêm hay ung thư, ngoài ra cũng thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, hoặc bệnh tiểu đường,…

2. Ý nghĩa các chỉ số men gan 2.1 Chỉ số SGOT

Khi enzyme được giải phóng vào máu với lượng bình thường thì các hoạt động trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số vượt quá mức bình thường thì nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh về gan rất lớn. Chỉ số càng cao thì lượng tế bào gan bị tổn thương càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Chỉ số SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT tăng cao chủ yếu trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT. Ngược lại, nếu chỉ số SGOT giảm có thể trong các trường hợp đang mang thai hoặc bệnh tiểu đường,…

2.2 Chỉ số SGPT

Chỉ số SGPT thông thường ở khoảng từ 20- 40 UI/L. Chỉ số này tăng khi có các tổn thương tế bào gan. Chủ yếu dùng để phát hiện tổn thương ở tế bào gan. Khi có tổn thương, chỉ số tăng.

– Nếu 2 chỉ số này tăng nhẹ (<2 lần) thì chưa đáng lo ngại.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm SGOT

Xét nghiệm SGOT được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu mắc bệnh gan, đặc biệt là viêm gan hay rối loạn chức năng gan.

Một số triệu chứng điển hình như:

– Buồn nôn, nôn.

– Bụng sưng hoặc đau.

– Vàng da.

– Nước tiểu đậm màu.

– Người nghiện rượu nặng.

– Cá nhân có gia đình tiền sử mắc bệnh gan.

– Người có tiền sử virus viêm gan.

– Người dùng nhiều thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan.

4. Các ưu điểm khi xét nghiệm và điều trị bệnh gan tại Thu Cúc

Hệ thống y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ Giáo sư, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Gan mật. Hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Phục vụ chuyên nghiệp, thăm khám tận tình, đặt lịch nhanh chóng. Áp dụng thanh toán BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh đúng theo quy định của nhà nước.

Xét nghiệm SGOT sẽ giúp phản ánh tình trạng của gan mà bạn đang gặp phải. Đây là điều cần thiết để có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Ngay khi có các biểu hiện triệu chứng về bệnh gan, bạn nên đến ngay các chuyên khoa gan mật uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Sgot Là Gì? Xét Nghiệm Sgot Có Quan Trọng Không?

SGOT là gì?

SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay còn gọi là AST (Aspartate Aminotransferase) là một men gan thuộc nhóm Transamine (có nhiệm vụ xúc tác cho phản ứng trao đổi gốc NH2 giữa các amin với nhau). Ngoài ALT thì AST là hai loại men gan đặc trưng cho gan. 

AST của người bình thường sẽ vào khoảng từ 20 – 40 UI/L (20-40 đơn vị trên 1 lít huyết thanh). Khi có nhiều tế bào trong gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai loại men này sẽ được đào thải vào máu. Nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.

Xét nghiệm SGOT

Thực hiện xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác mức độ tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan. Xét nghiệm SGOT thường được thực hiện cùng xét nghiệm SGPT (ALT). 

Chỉ số của người bình thường (người có lá gan khỏe mạnh) thường là:

Chỉ số SGOT (AST): 20 – 40 UI/L

Chỉ số SGPT (ALT): 20 – 40 UI/L

Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L

Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L

Xét nghiệm SGOT có thể được chỉ định thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác khi xuất hiện một số biểu hiện của triệu chứng suy giảm chức năng gan như:

Mệt mỏi

Ăn uống kém ngon

Buồn nôn

Đầy chướng bụng, đau tức hạ sườn phải

Vàng mắt, vàng da

Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu

Có xu hướng dễ bầm tím

Chẩn đoán kết quả xét nghiệm SGOT

Chỉ số SGOT tăng nhẹ: mức độ tổn thương gan còn thấp. Lúc này gan của người bệnh có khả năng viêm, xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn, hoặc có thể do tắc mật. Chỉ số SGOT cũng có thể tăng lên nhẹ do cơn đau tim hoặc chấn thương cơ.

Chỉ số SGOT tăng vừa: cao hơn mức giới hạn trung bình từ 2 đến 8 lần, thường gặp ở những người viêm gan do uống quá nhiều rượu bia.

Chỉ số SGOT tăng cao: tế bào gan có thể đã bị hoại tử do viêm gan do virus cấp tính, mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc..

Khi tăng men gan cần lưu ý gì?

Nếu sau khi xét nghiệm và phát hiện men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bước tiếp theo để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình này, bệnh nhân cũng phải cần lưu ý những vấn đề sinh hoạt thường ngày như:

Cần kiêng rượu, bia và các loại thức uống có cồn

Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh

Không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ

Không vận động mạnh, quá sức

Không tự ý mua, sử dụng các loại thuốc dân gian lan truyền không có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng có khả năng làm bệnh tình của bệnh nhân càng thêm trầm trọng

Có chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học hàng ngày.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Là Gì

Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Kiểm tra chức năng gan là việc dựa vào kết quả đó các bác sĩ chuyên khoa gan sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh hoặc người chưa nhiễm bệnh cùng những nguyên nhân gây cho gan bị suy giảm các chức năng của mình.

Và khi gan bị tấn công và tổn thương sẽ có hiện tượng suy giảm các chức năng thông qua một số biểu hiện như : Mệt mỏi, chán ăn, vàng da.. và để phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh cần xét nghiệm các chức năng gan để đánh giá và kiểm tra gan thông qua nồng độ men gan, protein, NH3, kiểm tra đông máu, globulin miễn dịch, tiểu cầu…cụ thể :

► Chỉ số GGT và AP đều tăng là dấu hiệu của tắc mật, đường mật có những tổn thương hoặc viêm. Người bệnh có thể bị ứ mật gây ra cảm giác đau hoặc gặp ở những bệnh nhân viêm gan, xơ gan . GGT tăng là do ảnh hưởng của rượu bia hoặc những chất độc hại.

► Kiểm tra Albumin : Là một loại protein do gan tổng hợp, chỉ số bình thường của Albumin trong máu là 4g/dl. Nhưng nếu chỉ số này tìm thấy dưới 3g/dl thì đồng nghĩa lá gan người bệnh đang bị tổn thương dẫn tới mất khả năng tổng hợp Albumin. Hiện tượng này hay gặp ở người bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan hình thành.

► Kiểm tra tiểu cầu : Tiểu cầu có thể giúp người bệnh hình thành các cục máu đông, lá lách đóng vai trò dự trữ tiểu cầu, thông thường thì chỉ số tiểu cầu bình thường là số lượng từ 150-400 x 103/ microlit, tuy nhiên tiểu cầu có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là chỉ số tiểu cầu giảm cũng có ý nghĩa đánh giá chẩn đoán sớm bệnh xơ gan.

► Xét nghiệm NH3 – Amoniac : Thông thường người bệnh khi mắc bệnh gan cũng có thể làm cho chỉ số amoniac tăng, đây là sản phẩm của quá trình phân hủy amoniac acid, ngoài ra chỉ số này còn dùng để đánh giá hiện tượng não gan.

► Xét nghiệm công thức máu, Prothrombin time : Đây là xét nghiệm khoảng thời gian sản xuất ra chất làm đông nhằm ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian Prothrombin trung bình là từ 9 – 11 giây. Nhưng nếu cho kết quả dài hơn bình thường nghĩa là gan bị hư hại, tổn thương và thiếu vitamin K.

Người bệnh cần lưu ý những xét nghiệm men gan này không thể dùng để dự đoán được sự tiến triển của gan, chúng chỉ kết hợp để giúp bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bản thân. Vì thế cần làm đầy đủ theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.

Việc lựa chọn bệnh viện gan uy tín để thực hiện xét nghiệm gan rất quan trọng do đó, vì đây là bước đầu tiên trong việc thăm khám sức khỏe để có kết quả chính xác từ đó có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Vậy trước khi đi xét nghiệm chức năng gan người bệnh cần lưu ý :

♦ Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm : Tất cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ đều không được dùng vì sẽ làm tăng một số chỉ tiêu trong xét nghiệm chức năng gan.

♦ Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm : Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh cần nhịn đói từ 4 – 6 tiếng trước khi xét nghiệm.

♦ Không được sử dụng rượu bia : Bên cạnh việc nhịn ăn, người bệnh cần kiêng cử rượu bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác để cho kết quả xét nghiệm được chính xác.

♦ Nên xét nghiệm vào buổi sáng : Thời gian tốt nhất để xét nghiệm các chức năng gan là vào buổi sáng lúc này cơ thể đang ổn định nhất sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm chức năng gan là việc làm rất cần thiết nên được thực hiện định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cơ thể mình. Và dù cho kết quả có như thế nào thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân mình một chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống và sinh hoạt lành mạnh nhất để hỗ trợ gan hoạt động tốt nhất từ đó đẩy lùi được các bệnh lý gan nguy hiểm khác.

Nếu còn bất kì thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc hãy liên hệ các Bác sĩ chuyên gan qua số Hotline để được tư vấn miễn phí. Phòng khám Hồng Phong làm việc tất cả các ngày trong tuần, hệ thống tư vấn hoạt động 24/24.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Sgpt, Sgot, Ggt Tại Đà Nẵng.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành gồm các định lượng thông số ALT, AST, GGT:

– Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.

– Gamma-glutamyltransferase (GGT):GGT là một enzym trong máu, nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 U/L. Nếu nồng độ GGT cao hơn bình thường cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan:

Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh, chứ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần. Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng… Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng gan ở Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan với chi phí chỉ 70.000vnđ, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm ADN, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Với phương châm phục vụ : UY TÍN – TẬN TÂM – CHẤT LƯỢNG, phòng khám hi vọng sẽ là nơi được quý khách đặt niềm tin và an tâm khi đến đây.

Địa chỉ: 97 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 091.555.1519 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

8 loại trái cây cải thiện chức năng gan:

Xét Nghiệm Sgot Có Mục Đích Gì?

Xét nghiệm SGOT là xét nghiệm men gan được thực hiện rất phổ biến, thường được chỉ định ở những bệnh nhân nghi ngờ các vấn đề về gan. Kết quả xét nghiệm SGOT cùng với các xét nghiệm men gan khác có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Do là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất trong cơ thể, nên gan có rất nhiều men (enzym) giúp xúc tác các phản ứng sinh hóa. Bình thường các men này nằm bên trong các tế bào gan, khi tế bào gan bị hoại tử do viêm gan, xơ gan, ung thư gan… các men này sẽ tràn vào máu làm nồng độ của chúng trong máu tăng cao.

Transamine hay Aminotransferase là các men có nhiệm vụ xúc tác phản ứng trao đổi chuyển gốc NH2 giữa các amin với nhau. SGOT (Glutamic-oxaloacetic transamine) hay còn gọi là AST (Aspartate aminotransferase) là một men Transamine, có nhiều trong bào tương và ti thể của nhiều loại tế bào, nhiều nhất là tế bào gan, sau đó là tế bào cơ tim, cơ xương, thận, não, tủy, phổi, bạch cầu và hồng cầu.

Xét nghiệm SGOT không thực hiện riêng lẻ mà thường được thực hiện cùng xét nghiệm SGPT. SGPT(Glutamic-pyruvic transaminase) hay còn gọi ALT (Alanine aminotransferase) là một men Transamine tập trung chủ yếu trong các tế bào gan. Dựa kết quả xét nghiệm men gan tăng ít hay nhiều so với giá trị bình thường, men SGOT hay SGPT tăng ưu thế hơn, sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán các nguyên nhân làm tăng men gan.

Giá trị bình thường của SGOT (AST) là từ 20-40 UI/L, giá trị của SGPT (AST) cũng từ 20-40 UI/L, tuy nhiên tùy theo hệ thống máy xét nghiệm có thể có những khoản tham chiếu khác nhau.

Nếu men SGOT < SGPT: bệnh nhân có thể bị tổn thương gan do thiếu máu, thắt động mạch gan, hội chứng Budd-Chari, tắc mật cấp, xơ gan, viêm gan tự miễn, viêm gan virus cấp, viêm gan do thuốc hoặc độc chất,…

Nồng độ chính xác của men gan SGOT hay SGPT không tương đồng với mức độ tổn thương gan hoặc giúp tiên lượng bệnh. Như trong bệnh viêm gan A, men gan của bệnh nhân có thể tăng rất cao, có khi lên đến hàng nghìn UI/L nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng. Trong khi ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính, mức tăng men gan thường không cao, nhưng một tỷ lệ người bệnh viêm gan B mạn sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan,…

Viêm gan do virus B và C: xét nghiệm SGOT/SGPT <1, bệnh nhân có nhiều nguy cơ như sử dụng ma túy, quan hệ nhiều bạn tình, tiêm chích, truyền máu. Để chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm như HbsAg, antiHBs, BHV DNA, anti HCV, HCV RNA,…

Viêm gan do thuốc: có nhiều thuốc gây tăng men gan như Paracetamol, Diclofenac, Naproxen, Phenylbutazone, Phenytoin, Acid Vaproic, Tetracyclin, Isoniazid, Trimethoprim, các thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin,…Đối với tình trạng tăng men gan do thuốc, men gan sẽ trở về bình thường sau vài tuần hoặc vài tháng ngừng thuốc. Khi xét nghiệm men gan, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng, kể cả thảo dược, thuốc đông y, thực phẩm chức năng,… Các thông tin này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị chính xác hơn.

Bệnh gan thoái hóa mỡ: kết quả xét nghiệm men gan SGOT/SGPT <1, bệnh nhân có rối loạn lipid, tăng đường huyết đói. Thường gặp ở người bệnh béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.

Bệnh gan tự miễn: cùng với tăng men gan là tình trạng tổn thương da ở niêm mạc, thận, bệnh thường gặp ở nữ. Để chẩn đoán chính xác cần sinh thiết thận.

Các nguyên nhân thường gặp khác là bệnh ứ sắt mô (hemochromatosis), bệnh lý về cơ do lao động nặng hoặc sử dụng một số thuốc gây ly giải cơ, bệnh tán huyết, bệnh thiết α1-antitrypsin, bệnh Crohn và viêm loét kết tràng,…

XEM THÊM: