Xét Nghiệm Chức Năng Gan Khi Nào / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Có Tác Dụng Gì? Khi Nào Và Ai Cần Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Xét nghiệm chức năng gan được khuyến khích thực hiện hàng năm. Đôi khi nó được thực hiện với tần suất cao hơn để chẩn đoán, kiểm soát bệnh gan và một số điều kiện khác. Vậy xét nghiệm chức năng gan có tác dụng gì và khi nào cần thực hiện?

1. Vai trò của xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm gan là giúp xác định xem gan của bạn có hoạt động có hiệu quả không.

Gan có rất nhiều chức năng quan trọng như: đào thải độc tố trong máu, chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, lưu trữ khoáng chất và vitamin, điều hòa đông máu, duy trì cân bằng hormone, điều chỉnh lượng đường trong máu.

Mặt khác, gan cũng là nơi sản xuất cholesterol, protein, enzyme và mật giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chính vì có rất nhiều chức năng quan trọng như vậy, nên gan càng dễ bị tổn thương. Việc xét nghiệm chức năng gan cần được thực hiện định kỳ để bảo vệ gan.

Ngoài ra, xét nghiệm chức năng gan còn có các vai trò khác như:

– Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan, xác định giai đoạn bệnh.

– Theo dõi và kiểm soát sự tiến triển của các bệnh gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Đồng thời các xét nghiệm chức năng gan cũng giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh gan đang áp dụng.

– Theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến gan.

2. Khi nào cần xét nghiệm chức năng gan?

– Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng báo hiệu gan bị tổn thương như: yếu đuối, mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân bất thường, vàng da và vàng mắt, bụng sưng to, nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhạt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu bất thường.

– Nếu trong một đợt kiểm tra sức khỏe, hoặc theo dõi bệnh lý khác, bác sĩ chụp X-quang bụng, siêu âm, chụp CT hoặc chụp MRI đã quan sát thấy các bất thường ở gan. Khi đó, bạn cũng sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chức năng gan.

– Khi có một số vấn đề y tế khác, mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp nặng, lupus , tiểu đường và ung thư ruột kết, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh gan. Do đó cũng cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan để chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

3. Những đối tượng cần xét nghiệm chức năng gan

– Người sử dụng nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan do rượu, khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng nhanh chóng.

– Người sắp kết hôn.

– Phụ nữ khi mang thai.

– Gia đình có tiền sử mắc bệnh gan.

– Người quan hệ tình dục không an toàn rất dễ bị lây nhiễm các bệnh viêm gan siêu vi.

– Những người chưa tiêm phòng viêm gan B. Viêm gan B là loại bệnh virus rất dễ lây lan. Mặt khác, viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan, rất nguy hiểm.

– Người béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ… có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ, có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan.

– Người có sức khỏe kém, phải thường xuyên sử dụng thuốc trị bệnh. Thuốc được xử lý và chuyển hóa tại gan. Thuốc có thể khiến gan quá tải để đào thải độc tố. Do đó, uống thuốc thường xuyên rất dễ khiến gan bị suy yếu, cần được xét nghiệm chức năng gan để kiểm soát kịp thời.

– Những bệnh nhân có tiền sử viêm gan, ung thư gan, tổn thương gan, ghép gan, viêm gan truyền nhiễm hoặc xơ gan,… sẽ cần xét nghiệm chức năng gan định để đánh giá những thay đổi trong trong chức năng gan.

Các vấn đề về gan có thể khiến một người bị bệnh nặng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do đó, vai trò của phương pháp xét nghiệm chức năng gan là vô cùng quan trọng, giúp mọi người phát hiện và điều trị sớm bệnh gan, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn thuộc đối tượng cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan thì nên sớm đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và thăm khám.

Khi Nào Cần Xét Nghiệm Chức Năng Thận?

Thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Một trong những chức năng quan trọng nhất của thận là lọc chất thải từ máu và “trục xuất” chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thận còn có nhiệm vụ kiểm soát lượng nước và các khoáng chất thiết yếu khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, cơ quan này còn nắm giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản sinh:

Nếu bạn đang gặp những dấu hiệu bất thường mà bác sĩ nghi nguyên nhân là do thận có vấn đề thì sẽ cần làm các xét nghiệm chức năng thận. Đây đều là những xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản giúp xác định vấn đề đang xảy ra ở thận.

Bạn cũng sẽ cần làm xét nghiệm chức năng thận nếu đang mắc phải các bệnh lý khác có thể gây hại cho thận, ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Các xét nghiệm này giúp theo dõi ảnh hưởng của những vấn đề này lên thận.

Các vấn đề với thận thường bộc lộ một số dấu hiệu thường gặp như:

Cao huyết áp

Nước tiểu có lẫn máu

Đi tiểu nhiều

Tiểu khó

Đau buốt khi tiểu

Sưng phù bàn tay và bàn chân do tích tụ chất lỏng trong cơ thể

Nếu chỉ bị một triệu chứng thì chưa hẳn thận đã có vấn đề nhưng khi gặp cùng lúc nhiều triệu chứng nêu trên thì chứng tỏ thận đang hoạt động không bình thường và cần xét nghiệm chức năng thận để xác định nguyên do.

Để kiểm tra chức năng thận, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm khác nhau nhằm xác định độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate – GFR). Chỉ số độ lọc cầu thận cho biết tốc độ mà thận đang đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp chỉ ra sự hiện diện của protein và máu trong nước tiểu. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng có protein trong nước tiểu (đạm niệu hay protein niệu) và không phải lúc nào cũng là do bệnh tật. Mặc dù nhiễm trùng sẽ làm tăng lượng protein trong nước tiểu nhưng việc tập luyện cường độ nặng cũng gây nên vấn đề này. Sau lần xét nghiệm đầu tiên, để đảm bảo có kết quả chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm lại một lần nữa sau vài tuần và xem kết quả có gì thay đổi hay không.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để bác sĩ kiểm tra tốc độ mà creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể. Creatinin là sản phẩm từ quá trình thoái hóa của creatin trong mô cơ.

Creatinin huyết tương

Chỉ số xét nghiệm creatinin huyết tương cho biết creatinin có tích tụ trong máu hay không. Bình thường, thận có thể lọc hoàn toàn creatinin ra khỏi máu nhưng khi có một vấn đề về thận, nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng lên.

Cụ thể, theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF), nồng độ creatinin cao hơn 1,2 miligam/deciliter (mg/dL) đối với phụ nữ và 1,4 mg/dL đối với nam giới là dấu hiệu của vấn đề về thận.

Ure máu (BUN)

Chỉ số xét nghiệm ure máu (BUN) cũng giúp kiểm tra các sản phẩm thải trong máu. Xét nghiệm này đo lượng urea nitrogen trong máu. Đây là sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa protein.

Tuy nhiên, chỉ số ure máu cao chưa chắc đã là dấu hiệu chỉ ra tổn thương thận. Các loại thuốc thông thường, bao gồm cả aspirin liều cao và một số loại kháng sinh đều có thể làm tăng nồng độ ure máu. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà gần đây bạn đang dùng. Có thể bạn sẽ phải dừng một số loại thuốc trong một vài ngày trước khi làm xét nghiệm.

Chỉ số ure máu trong khoảng từ 7 đến 20mg/dL là mức bình thường. Nếu cao hơn thế thì đó là dấu hiệu chỉ ra một số vấn đề sức khỏe khác nhau.

Độ lọc cầu thận ước tính (Estimated GFR)

Đây là giá trị cho thấy chức năng lọc chất thải của thận đang ở mức nào. Giá trị này ước tính chức năng của thận dựa trên các yếu tố khác nhau như:

Các kết quả xét nghiệm khác, nhất là nồng độ creatinin

Tuổi tác

Giới tính

Chủng tộc

Chiều cao

Cân nặng

Nếu chỉ số độ lọc cầu thận ước tính dưới 60ml/phút/1.73m2 thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

Các xét nghiệm chức năng thận thường gồm có xét nghiệm nước tiểu 24 giờ và xét nghiệm máu.

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ là một phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinin, có nghĩa là giúp xác định lượng creatinin mà cơ thể thải ra ngoài trong một ngày.

Với phương pháp này, bạn cần lấy mẫu nước tiều trong vòng 24 tiếng liên tục. Sau khi thức dậy, tiểu bỏ trong lần đầu tiên (cứ đi tiểu bình thường mà chưa cần lấy mẫu nước tiểu).

Bắt đầu từ lần đi tiểu kế tiếp thì tiểu vào bình đựng đặc biệt do bác sĩ cung cấp (có chứa một loại thuốc bảo quản). Sau mỗi lần lấy mẫu phải chú ý đóng chặt nắp và giữ trong tủ mát.

Khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau, căn đúng thời gian bắt đầu lấy nước tiểu của ngày hôm trước và đi tiểu lần cuối vào bình chứa. Như vậy là hoàn thành quá trình lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.

Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và đem mẫu nước tiểu đến nộp cho phòng xét nghiệm.

Xét nghiệm máu

Để làm xét nghiệm ure máu và creatinin huyết tương, bạn sẽ được lấy mẫu máu tại bệnh viện.

Đầu tiên bác sĩ sẽ buộc dây garo quanh bắp tay để làm nổi các tĩnh mạch. Sau đó bác sĩ sát trùng vùng da bên trên tĩnh mạch và đưa đầu kim tiêm qua da vào tĩnh mạch để rút máu. Máu được chứa bên trong ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Sau khi lấy máu xong, bác sĩ sẽ đặt gạc và băng lên vị trí đâm kim.Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi nhói hoặc ngứa khi kim đâm qua da. Vùng xung quanh vị trí này có thể sẽ hơi bầm trong vài ngày tiếp theo nhưng dần dần sẽ tự khỏi.

Nếu các chỉ số xét nghiệm chức năng thận bất thường là do nguyên nhân khác, chẳng hạn như sỏi thận và sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau thì bác sĩ cũng sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý vấn đề.

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy điều bất thường thì bạn sẽ cần đi làm xét nghiệm chức năng thận thường xuyên hơn trong thời gian tới để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng một cách sát sao.

Xét Nghiệm Sàng Lọc Bệnh Gan Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Gan Khác Nhau Thế Nào

BỆNH NHÂN HỎI: Thưa bác sĩ! cho tôi hỏi sự khác nhau giữa những xét nghiệm gan như thế nào? Trước đây 2 tháng tôi có thực hiện xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra sức khỏe định kỳ và gần đây cơ quan của tôi có tổ chức khám sức khỏe tổng quá trong đó có thực hiện xét nghiệm sàng lọc bệnh gan. Vậy cho tôi hỏi xét nghiệm sàng lọc bệnh gan và kiểm tra chức năng gan khác nhau như thế nào? Xin cám ơn!

BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào bạn chúng tôi xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình về cho Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong của chúng tôi. Để giải đáp cụ thể nhất vấn đề mà bạn đang thắc mắc là Sự khác nhau giữa những xét nghiệm gan, chung tôi xin cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn trong bài viết sau đây.

Xét nghiệm sàng lọc bệnh gan và xét nghiệm kiểm tra chức năng gan khác nhau như thế nào?

Việc thực hiện xét nghiệm gan thực hiện 13 hạng mục xét nghiệm để sàng lọc và phát hiện, chuẩn đoán sớm nhất những căn bệnh gan mà bệnh nhân đang mắc phải và điều trị bệnh sớm nhất.

Xét nghiệm sàng lọc bệnh gan gồm 13 hạng mục xét nghiệm

Cụ thể sự khác nhau giữa những xét nghiệm gan như sau:

Xét nghiệm chức năng gan giúp đánh giá hoạt động của gan

Xét nghiệm sàng lọc bệnh gan và xét nghiệm kiểm tra chức nnagw gan là vô cùng quan trọng và cần thiết, mọi người nên chủ động bảo vệ sức khoẻ bằng cách kiểm tra chức năng gan bình thường vì đây là một cách hữu ích và có thể là cách tốt nhất để bảo vệ gan khỏe mạnh.

Bạn nghi ngờ hoặc muốn xét nghiệm sàng lọc bệnh gan hiệu quả thì bạn có thể đến Phòng Khám Hồng Phong. Phòng Khám được đánh giá cao bởi các chuyên gia và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn không chỉ nổi bật trong điều trị, mà còn để kiểm tra viêm gan chính xác, nhanh chóng.

Xét nghiệm, kiểm tra được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, phân tích trực tiếp và tư vấn cho bệnh nhân sau khi kết quả xét nghiệm.

Phòng khám được trang bị đầy đủ các máy móc và thiết bị để đáp ứng nhu cầu của việc kiểm tra và điều trị của bệnh nhân, đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Thủ tục khám nghiệm nhanh và hiệu quả, kết quả trong ngày, bệnh nhân không còn mệt mỏi chờ đợi, chào đón nồng nhiệt, hướng dẫn cẩn thận, chăm sóc nhẹ nhàng sẽ làm cho bệnh nhân hài lòng và an tâm. .

Các Xét Nghiệm Chức Năng Gan

Cùng với siêu âm gan, xét nghiệm chức năng gan là một trong những phương pháp kiểm tra, đánh giá sự hoạt động và trạng thái của tế bào gan. Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về các chỉ số xét nghiệm, mục đích và những lưu ý khi làm các xét nghiệm này.

Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Gan Là Gì?

Xét nghiệm chức năng gan hay còn gọi là sinh hóa gan, bản chất là một phương pháp giúp xác định sức khỏe của gan bằng cách đo nồng độ protein, enzyme do gan sản xuất (men gan), và nồng độ bilirubin trong máu. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng khác nhau của mức độ tổn thương gan cùng chức năng gan.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về gan như: viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… đều có thể khiến tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, do đó có thể dễ dàng đánh giá mức độ bệnh dựa trên các kết quả xét nghiệm chức năng gan.

Tại Sao Cần Làm Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Mục đích của việc làm xét nghiệm chức năng gan bao gồm:

Phát hiện sớm các bệnh lý về gan, tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó giúp bệnh nhân điều trị sớm.

Theo dõi quá trình tiến triển của các bệnh lý về gan để đánh giá phác đồ điều trị đang áp dụng có phù hợp không.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc có độc tính trên gan nên cần phải theo dõi để điều chỉnh thuốc nếu cần.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các Đối Tượng Cần Làm Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Người sử dụng rượu bia, người có quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm phòng viêm gan B, người béo phì, người đang dùng thuốc điều trị bệnh lý trong đó có thuốc làm tăng men gan, người sắp kết hôn, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, người đang điều trị bệnh gan,… đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý gan mật. Các đối tượng này đều nên làm các các xét nghiệm chức năng gan.

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Chức Năng Gan?

Các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan thường được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc

Bilirubin huyết thanh: là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin (hem – chiếm 90%) và các enzyme có chứa hem. Có hai loại bilirubin là bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Bilirubin gián tiếp còn gọi là bilirubin tự do, tan trong mỡ, gắn với albumin – một loại protein huyết tương nên không lọc được qua cầu thận. Khi đến gan, bilirubin gián tiếp liên hợp với acid glucuronic thành bilirubin trực tiếp – còn gọi là bilirubin liên hợp, tan trong nước, bài tiết vào mật.

Bilirubin niệu: Chỉ hiện diện ở dạng bilirubin trực tiếp. Khi có bilirubin niệu chắc chắn có vấn đề về gan mật. Chỉ số này có thể phát hiện bằng que nhúng xét nghiệm nước tiểu thông thường.

Urobilinogen

Là chất chuyển hóa của bilirubin tại ruột, tái hấp thu vào máu theo chu trình ruột – gan và bài tiết qua nước tiểu. Trong trường hợp tắc mật hoàn toàn, sẽ không có urobilinogen trong nước tiểu. Urobilinogen tăng trong nước tiểu gặp trong trường hợp tán huyết (tăng sản xuất), xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh lý gan. Bình thường urobilinogen 0,2 – 1,2 đơn vị (phương pháp Watson).

ALP là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường kiềm (pH = 9). Nguồn gốc chủ yếu của ALP là ở gan và xương. Ở ruột, thận và nhau thai thì ít hơn. Bình thường ALP 25 – 85 U/L.

Xét nghiệm enzym ALP rất nhạy để phát hiện có tắc đường mật. Khi ALP tăng đơn thuần có thể là một dấu hiệu chỉ dẫn cho các bệnh gan do thâm nhiễm như ung thư, áp xe, u hạt, thoái hóa dạng bột. Sự tăng ALP do nguyên nhân ở gan thường đi kèm với sự tăng của men GGT và 5′-nucleotidase.

Đây là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, giúp xác định tình trạng tăng ALP là do gan hay do xương hoặc do các trạng thái sinh lý như trẻ em đang tuổi tăng trưởng hoặc phụ nữ có thai. Sự tăng 5NT có tương quan với mức tăng ALP. Bình thường 5NT 0,3 – 2,6 đơn vị Bodansky/dL.

GGT xúc tác sự chuyển nhóm g-glutamyl từ những peptid đến những acid amin khác và giữ vai trò vận chuyển acid amin. GGT được tìm thấy ở nồng độ cao trong ống mật. Đây là một xét nghiệm rất nhạy để đánh giá rối loạn chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Bình thường GGT # 30 U/L ở nữ và # 50 U/L ở nam.

Tăng GGT đơn thuần là tình trạng nghiện rượu mạn tính, tắc mật, sau uống một số thuốc gây cảm ứng enzym ở gan (acetaminophen, phenytoin) và một số trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu. GGT còn tăng trong nhiều tình huống khác như suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đái tháo đường, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

NH3 sinh ra do sự chuyển hóa protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. Gan giữ nhiệm vụ khử độc NH3 bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Cơ vân cũng giữ vai trò khử độc NH3 bằng cách gắn với acid glutamic để tạo thành glutamin. Bình thường NH3 máu 5 – 69 mg/dL. NH3 tăng trong các bệnh gan cấp và mạn tính. Nồng độ NH3 trong máu động mạch chính xác hơn trong máu tĩnh mạch vì không bị ảnh hưởng của NH3 từ ruột.

Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan: AST, ALT, LDH, ferritin

Aspartate aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) là các enzyme chuyển hóa nhóm -NH2 của aspartate và alanine. Sự gia tăng nồng độ enzyme này trong máu phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan.

AST còn gọi là SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) có ở cơ tim và cơ vân nhiều hơn ở gan, ngoài ra còn có ở thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu. AST cũng thường tăng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim.

ALT còn gọi là SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hiện diện chủ yếu ở bào tương của tế bào gan nên sự tăng ALT nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh gan.

Trị số ALT, AST bình thường < 40 UI/l. AST và ALT ở nam cao hơn nữ, thay đổi theo độ tuổi, cân nặng.

+ AST, ALT tăng nhẹ (< 100 UI/l) trong viêm gan virus cấp nhẹ và bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan, tắc mật.

Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

Do khả năng dự trữ của gan rất lớn và thời gian bán hủy của albumin kéo dài (khoảng 3 tuần) nên lượng albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng.

Giảm albumin huyết thanh còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn). Ở bệnh nhân bị vàng da sậm, albumin có thể bị giảm tương đối (giảm giả tạo) do bilirubin tăng cao gây cản trở việc định lượng albumin.

Tăng globulin gặp trong các trường hợp xơ gan, viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát.

TQ là một xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh. Bình thường TQ 11 – 13 phút (tương ứng với 80 – 100% hàm lượng prothrombin). Để chuẩn hóa kết quả PT, người ta thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio), trị số bình thường của INR = 0,8 – 1,2.

Những Lưu Ý Khi Kiểm Tra Chức Năng Gan

Nên làm vào buổi sáng

Không ăn trước khi xét nghiệm: Khi làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4-6 tiếng để kết quả được chính xác.

Không uống rượu bia thuốc lá: tất cả các chất kích thích có chứa nicotin hoặc đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe của bạn, đồng thời khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch, do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia thuốc lá ít nhất 4h trước khi tiến hành các xét nghiệm này.

Không sử dụng bất kỳ thuốc nào: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, chữa bệnh, thực phẩm chức năng,… không được sử dụng trước khi làm xét nghiệm vì việc dùng thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả các chỉ số trong xét nghiệm.

Giải Pháp Giúp Gan Khỏe Mạnh Và Hạn Chế Các Bệnh Lý Gan Mật

Có thể nói, chỉ số xét nghiệm chức năng gan là một thông số vô cùng quan trọng để đánh giá hoạt động của gan kể cả khi không có dấu hiệu nào của bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu có thể, hãy đi theo dõi sức khỏe bằng cách đi kiểm tra chức năng gan thường xuyên 6 tháng 1 lần, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh gan để có thể phát hiện sớm và ngăn chặn những tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, để phòng ngừa các bệnh lý gan mật, đồng thời giúp lá gan khỏe mạnh hơn, việc nhất thiết bạn cần phải làm là:

Gan làm nhiệm vụ thải độc cho cơ thể. Nhưng khi các chất độc hại tích tụ trong thời gian dài, ngược lại, gan sẽ bị “nhiễm độc”.

Hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây hại cho lá gan

Hàng ngày, lá gan phải giải quyết một khối lượng công việc vô cùng lớn và khối lượng này còn ngày một gia tăng cùng với các tác nhân gây hại. Để giảm nhẹ gánh nặng cho gan, việc mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện tốt, đó là hạn chế tối đa các tác nhân gây hại cho lá gan như:

Hạn chế uống rượu, bia

Chỉ sử dụng thuốc khi bị bệnh và có sự chỉ định của bác sĩ

Ăn uống những thực phẩm đảm bảo vệ sinh

Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch tiết của người khác

Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan virus…

Sử dụng các loại thảo dược tốt cho gan

Hiện nay có nhiều loại thảo dược đã được chứng minh về tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Có thể kể đến như Actiso, cây Kế sữa, Diệp hạ châu, Cà gai leo, Mật nhân… Trong đó, 2 loại thảo dược là Kế sữa và Actiso được cả Y học Phương Đông và Y học Phương Tây chú ý đến bởi những công dụng tuyệt vời của chúng với lá gan. Không chỉ giúp bổ gan, tăng cường chức năng gan mà còn giải độc gan, giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, men gan cao… hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý ở gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan hiệu quả.

2 loại thảo dược này khi được kết hợp với nhau theo tỉ lệ thích hợp còn làm gia tăng vượt trội tác dụng của chúng với lá gan so với khi dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh gan và tăng cường chức năng gan.

Trên thực tế, thị trường có nhiều sản phẩm chứa riêng biệt các thành phần Kế sữa, Actiso nhưng lại rất ít sản phẩm được kết hợp từ 2 loại thảo dược này.

Một trong những sản phẩm hiếm hoi kết hợp Kế sữa và Actiso rất hiệu quả, lại có nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu (Địa Trung Hải) và sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là Sily-GAN.

SILYGAN – Bổ gan, giải độc gan đến từ Châu Âu.

Việc chủ động sử dụng các thảo dược này khi có một vài dấu hiệu sớm của bệnh gan được đánh giá là một giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ gan và ngăn ngừa các bệnh lý ở gan tiến triển.