Xây Dựng Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bộ Xây Dựng: Thực Hiện Các Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng tích cực triển khai công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, với các giải pháp đa dạng và tăng cường thanh tra các lĩnh vực có nhiều dự luận tiêu cực.

Thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, trong quý I/2019, Ban Cán sự đảng và lãnh đạo Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 09 – CT/BCSĐ ngày 30/01/2019 của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng về việc thực hiện Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Quyết định số 131/QĐ-BXD ngày 04/3/2019 về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật, phòng chống tham nhũng năm 2018 của Bộ Xây dựng; Báo cáo số 129/BC-BCSĐ ngày 25/3/2019 về công tác PCTN của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng; Quyết định số 199/QĐ-BXD 26/3/2019 về việc ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2019 của Bộ Xây dựng và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 133/QĐ-BCSĐ 16/4/2019 về việc ban hành Kế hoạch của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Trong năm 2019, Bộ Xây dựng tiếp tục tập hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: Công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan đơn vị; Hoàn thiện xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chi tiêu tài chính trong nội bộ cơ quan; Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý để PCTN; Thực hiện công tác cán bộ để PCTN và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực

Nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; năm 2019 Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra hành chính và PCTN đối với một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, có nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của ngành về thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.

Ngày 14/12/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đẩy mạnh phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt”, chọn một số vụ việc trong các khâu, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm để xử lý nghiêm và công khai.

Trong năm 2018 và quý I/2019, thực hiện kế hoạch được Bộ trưởng phê duyệt, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai hoàn thành 114 đoàn thanh tra, đồng thời thực hiện giám sát theo quy định với các đoàn thanh tra nêu trên; Ban hành 84 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 155 tập thể và 235 cá nhân để xảy ra vi phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền 947,8 tỷ đồng (trong đó: Yêu cầu phê duyệt lại dự toán 706,9 tỷ đồng; Yêu cầu giảm trừ thanh quyết toán 136,3 tỷ đồng; Yêu cầu nộp về tài khoản của chủ đầu tư 15,4 tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước địa phương 6,3 tỷ đồng; Yêu cầu thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ 67,3 tỷ đồng); Xử phạt 178 đơn vị và yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bổ sung số tiền 28,6 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng lịch tiếp công dân của Bộ trưởng, có các văn bản chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm xử lý triệt để, thực hiện tiếp công dân thường xuyên theo lịch định kỳ.

Đối với các vụ việc yêu cầu giám định khác, Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo hoàn thành tốt công tác giám định, định giá tài sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã công bố danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng, các cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu các tổ chức, cá nhân này tham gia công tác giám định để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm.

Thanh Nga

Tham Nhũng Và Phòng, Chống Tham Nhũng

Trong khoảng chừng 30 năm nay, nhiều quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, đưa ra những tuyên bố cứng rắn và mở những chiến dịch rộng rãi để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, song hiệu quả còn xa với yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi của nhân loại tiến bộ.

Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ; lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội…

Về quy mô của tham nhũng. Có đủ loại, đủ mức độ tham nhũng của cá nhân, của tập thể; tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia.

Những thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, có vụ tham nhũng về kinh tế làm thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng; làm thoái hóa, biến chất hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Cũng như các nước khác, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã diễn ra từ khá sớm và được đặc bieejt coi trọng dưới chế độ xã hội mới. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về nạn tham nhuxng, coi đó là một loại “giặc nội xâm”; trong vài thập kỷ gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã coi tham nhũng là “quốc nạn” và rất tích cực đấu tranh chống tham nhũng.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng, quyết tâm đấu tranh phòng ngừa và chặn đứng, đẩy lùi tham nhũng. Nhận xét, đánh giá về tình hình tham nhũng và những quốc sách phòng, chống tham nhũng đã được nhiều lần nêu lên trong các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyết định của các cơ quan chức năng, đoàn thể quần chúng. Những chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã liên tục được tuyên truyền đến người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng, bằng học tập, hội nghị, hội thảo chuyên đề ở từng cấp, từng ngành, từng khu vực. Tình hình tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trở thành đề tài thường xuyên trong các báo cáo chỉ đạo định kỳ của Chính phủ, của các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Đồng thời, nó cũng là những câu chuyện thường ngày phản ánh sự bất bình, bức xúc của mỗi người dân cả ở thành thị lẫn nông thôn, không phân biệt vùng, miền nào.

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng đã được triển khai toàn diện, thường xuyên, đợt này nối tiếp đợt khác. Nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được sử dụng, như biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục – cảm hoá, trừng trị bằng pháp luật,… Tuy vậy, tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn không giảm.

Vừa qua, cùng với việc Nhà nước ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngày 1- 6 – 2006; rồi sự ra đời của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, Hội nghị Trung ương 3, khoá X đã ra Nghị quyết chuyên đề “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Nghị quyết đã nhận diện một cách khá đầy đủ thực trạng của công tác phòng, chống tham nhũng và những nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác này. Đồng thời, Nghị quyết đưa ra những mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, lãng phí; những chủ trương, giải pháp và cách tổ chức thực hiện một cách toàn diện, sâu sắc.

Những việc làm đó tỏ rõ sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác phòng, chống tham nhũng, để làm cho mọi người có đủ bốn điều kiện: 1- không cần tham nhũng, 2- không thể (hoặc rất khó) tham nhũng, 3- không muốn tham nhũng, 4- không dám tham nhũng. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các giải pháp này chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Hiện nay, ở nước ta, tình hình “tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”(1).

Kết quả chưa khả quan về công tác phòng, chống tham nhũng vừa qua không thể phủ nhận được tính toàn diện, sâu sắc của các biện pháp phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang sử dụng. Điều đó nói lên rằng, liều lượng của những biện pháp ấy chưa đủ mạnh và chưa nhằm trúng khâu đột phá để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Theo tôi, nếu chúng ta tìm đúng được khâu đột phá để phòng, chống tham nhũng thì chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả rất lớn.

Việc Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực triển khai những biện pháp phòng, chống tham nhũng nhằm tạo ra đủ 4 điều kiện trên để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là rất cần thiết, rất toàn diện. Bởi lẽ:

Để có điều kiện khiến cho người ta không cần tham nhũng thì phải làm cho Nhà nước giàu mạnh, có thể đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mọi người dân. Muốn vậy, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến, xây dựng nền sản xuất có năng suất, chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là cả một quá trình lâu dài, cần phải mất nhiều thời gian, không thể có trong một sớm, một chiều.

Để người ta không thể (hoặc rất khó) tham nhũng thì bộ máy tổ chức, quản lý của Đảng, Nhà nước phải rất khoa học, bao gồm cả cơ chế, cả con người và hệ thống luật pháp chặt chẽ không có kẽ hở để tham nhũng không thể luồn lọt. Đồng thời, đời sống dân chủ trong xã hội phải được nâng cao, mọi hành vi tham nhũng đều không lọt nổi con mắt làm chủ của nhân dân. Để đạt được điều đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân phải có sự đổi mới và cố gắng rất lớn trong công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…

Để người ta không muốn tham nhũng thì, hoặc là, phải có một quá trình với thời gian lâu dài để tạo đủ điều kiện thỏa mãn về vật chất và tinh thần cho mọi người dân khiến họ không cần phải tham nhũng như đã phân tích ở trên; hoặc là, xã hội phải tạo ra nếp sống không có tham nhũng, coi tham nhũng là xấu xa, tội lỗi, bất cứ ai tham nhũng cũng đều bị lên án, trừng trị… để gây áp lực tâm lý làm cho người ta không muốn và không dám tham nhũng. Trong hai phương án ấy, chỉ có phương án thứ hai là phù hợp với hoàn cảnh xã hội nước ta hiện nay. Muốn thực hiện được phương án thứ hai này, chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội dân chủ mà ở đó, mọi người sống có đạo đức, trong sạch, liêm khiết.

Để người ta không dám tham nhũng thì, thứ nhất, phải xây dựng được một xã hội đạo đức, thực sự dân chủ, phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có thể tố giác và ngăn chặn được mọi hành vi tham nhũng, dù chúng có được che đậy tinh vi đến mấy. Thứ hai, một khi kẻ tham nhũng đã bị tố giác và có những bằng chứng không thể chối cãi thì Nhà nước phải xử lý nghiêm, xử lý nặng, buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại, đồng thời tạo được làn sóng phê phán, lên án họ trong từng cộng đồng, trong toàn xã hội.

Như vậy, xét một cách tổng thể hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của nước ta hiện nay, có thể nói, chúng ta chưa đủ sức để triển khai đồng loạt các biện pháp nhằm đưa lại cho mọi người đủ cả 4 điều kiện để không cần tham nhũng, không thể (hoặc khó) tham nhũng, không muốn tham nhũng và không dám tham nhũng. Tuy nhiên, về mặt nhận thức, vẫn phải khẳng định việc tạo đủ 4 điều kiện trên là phương hướng đúng đắn để diệt trừ tận gốc tham nhũng, dù đó là một quá trình lâu dài và đầy gian khổ. Vậy, chúng ta phải làm gì để có thể “hạ nhiệt được cơn sốt” tham nhũng đang ở vào giai đoạn nguy kịch như hiện nay? Theo tôi, chúng ta cần phải thực hiện ngay những biện pháp cần thiết nhằm thoả mãn 2 điều kiện để người ta không muốn tham nhũng và không dám tham nhũng. Trước mắt, chúng ta phải chọn được khâu đột phá và tập trung tác động vào đó tạo động lực cho việc hoàn thành cả hệ thống các biện pháp.

Khâu đột phá phòng, chống tham nhũng

Như đã phân tích ở trên, để thỏa mãn 2 điều kiện khiến cho người ta không muốn tham nhũng và không dám tham nhũng, nếu chờ đợi đến khi nền sản xuất phát triển có khả năng thoả mãn được nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng hoàn thiện, có hệ thống luật pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh không còn kẽ hở cho tham nhũng tồn tại thì sẽ quá lâu. Do vậy, trước mắt chúng ta có thể ưu tiên sử dụng ba biện pháp phù hợp hơn cả là: 1- Phát động xây dựng một nếp sống đạo đức xã hội ” đói cho sạch, rách cho thơm“, tẩy chay tham nhũng, coi tham nhũng là trộm cắp, là nhục nhã và hèn hạ; 2- Trên cơ sở những thành tựu thu được của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng trong xã hội một nếp sống dân chủ, khuyến khích mọi người nói lên sự thật, có cơ chế bảo vệ những người dũng cảm tố cáo, phát hiện bọn tham nhũng; 3- Khi đã phát hiện được tham nhũng, cần phải trừng phạt nghiêm; đặc biệt với những kẻ tham nhũng là cán bộ, đảng viên. Cần xác định đây là khâu đột phá để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Cần phải nói thêm rằng, ba biện pháp này chúng ta đã làm và đang làm, nhưng làm một cách dàn trải cùng với các biện pháp phòng, chống tham nhũng khác, chứ chưa coi đó là biện pháp ưu tiên để tập trung giải quyết, tạo đà cho việc thực hiện các biện pháp khác.

Để thực hiện tốt ba biện pháp này, phải xác định khâu đột phá như đã phân tích. Khâu đột phá đó sẽ tác động mạnh vào đối tượng là đảng viên – cán bộ, làm cho họ luôn tự giác, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng. Muốn thực hiện được khâu đột phá này, theo tôi, cần tập trung vào hai nhiệm vụ chính sau đây.

Thứ nhất, phải tăng cường chỉnh đốn Đảng, giáo dục cho đảng viên “có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”(2). Điều này cũng được ghi rõ trong mục 2, Điều 2 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Thiết nghĩ, trong xã hội ta, nếu các đảng viên chấp hành nghiêm Điều lệ thì chắc hẳn nạn tham nhũng khó có đất sống. Bởi vì, người đảng viên luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Nhưng, hiện nay, có một thực tế đau đớn là, hầu hết các vụ tham nhũng ở nước ta đều dính dáng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đảng viên – những người có chức, có quyền. Dù những hành động tham nhũng này có được biện bạch thế nào chăng nữa thì cũng là vô đạo, phi nhân tính, bất nghĩa mà người đảng viên không được phép làm. Do vậy, mấu chốt là ở chỗ, chúng ta cần tăng cường chỉnh đốn Đảng, đổi mới công tác đảng, kiên quyết đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng những đảng viên mắc vào tham nhũng, dù đó là đảng viên thường, hay đảng viên có chức, có quyền ở bất cứ cương vị nào. Chúng ta phải làm mạnh, mạnh từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài Đảng. Kinh nghiệm của Trung Quốc, như nguyên Tổng bí thư Giang Trạch Dân chỉ rõ: “Dưới soát tận đáy, trên không bịt trần”. Làm không sợ “đụng chạm”, không sợ “liên lụy” như một số người e ngại – hữu khuynh – ngụy biện cho rằng, sẽ làm mất ổn định chính trị nội bộ và các thế lực thù địch sẽ lợi dụng, khoét sâu phá hoại ta từ bên trong.

Đối với người đảng viên – cán bộ, chúng ta phải làm cho họ nâng cao tính tiên phong, gương mẫu, biết “lo trước thiên hạ”, nhận khó khăn về mình và biết nhường nhịn, “hưởng sau thiên hạ”. Làm như thế là đúng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Người đảng viên phải nêu gương trước để trở thành con người xã hội chủ nghĩa có nếp sống trong sáng. Điều này không phải là hô hào, duy ý chí hoặc thần thánh hóa người đảng viên. Ai đó đã ngụy biện rằng, đảng viên cũng là con người, cũng có những nhu cầu, những ham muốn như những người bình thường khác, không thể đòi hỏi ở họ những gì quá đáng; cho nên, họ vẫn có thể có những hành động tham nhũng, tiêu cực! Nếu quả người đảng viên không hơn những người bình thường khác, vẫn có thể tham nhũng, tiêu cực và luôn đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích của nhân dân, của dân tộc thì tốt nhất, hãy ra khỏi hàng ngũ của Đảng; bởi vì, mục đích của Đảng, Điều lệ của Đảng không cho phép họ làm như vậy. Người đảng viên, nhất thời do hoàn cảnh này, nọ, có thể mắc khuyết điểm, nhưng phải giữ được lòng tự trọng, tự xấu hổ, tự đấu tranh, chuộc lại những lỗi lầm.

Mọi tổ chức đảng, đặc biệt là các tổ chức đảng ở cơ sở, như tổ đảng, chi bộ đảng – nơi mà từng đảng viên trực tiếp sinh hoạt, phải xây dựng được môi trường dân chủ thực sự, có tinh thần đấu tranh nội bộ mạnh mẽ, thẳng thắn phê bình và tự phê bình, tự tìm ra những kẻ tham nhũng, không cần phải nhờ đến cơ quan chức năng hoặc lực lượng nào khác.

Thứ hai, khi đã phát hiện tham nhũng thì phải xử phạt nghiêm minh với mọi đối tượng và có hình thức tăng nặng đối với đảng viên – cán bộ. Điều này, đất nước ta đã có những kinh nghiệm bổ ích. Ngay từ thế kỷ XV, dưới triều Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông), tại Điều 138 của Bộ Quốc triều Hình luật đã ghi: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài được giữ vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì phạt 50 quan; từ 10 đến 19 quan thì phạt từ 60 đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ và những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho”(3). Còn đối với chế độ ta hiện nay, thiết tưởng, cùng tội trạng như nhau, những đối tượng là đảng viên – cán bộ phải bị xử phạt nặng hơn dân thường; người ở ngôi vị càng cao, càng phải xử nặng. Bởi lẽ, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”; nếu không thì quần chúng nhân dân sẽ không phục.

Đối với toàn xã hội, cần đẩy mạnh thực hành dân chủ để mọi người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau, giám sát công việc của các tổ chức, cơ quan mà kịp thời ngăn chặn, phát hiện những hành động tham nhũng. Đẩy mạnh hoạt động của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, từ đó có thể tạo ra dư luận và tâm lý xã hội tích cực đối với việc phòng, chống tham nhũng. Cần xây dựng một nếp sống trong sáng, lành mạnh trong xã hội, “phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp”(4). Vi ệc tạo ra một dư luận xã hội mạnh mẽ để tẩy chay tham nhũng có tác dụng răn đe rất lớn đối với những kẻ có hành vi tham nhũng. Tác dụng của việc răn đe này nhiều khi còn cao hơn cả sự răn đe của pháp luật.

Thiết nghĩ, thực hiện được khâu đột phá này để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, chúng ta vẫn có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp, có đời sống văn hóa lành mạnh, khi mà nền kinh tế của chúng ta còn chưa phát triển như cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng nói.

Tham Nhũng Vặt Và Phòng, Chống Tham Nhũng Vặt

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tóm tắt: Tham nhũng vặt là tệ nạn xã hội xảy ra phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm, hậu quả và các biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt ở một số quốc gia; đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó ở Việt Nam.

Từ khoá: Tham nhũng; tham nhũng lớn; tham nhũng vặt; biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt.

Keywords: Corruption; grand corruption; petty corruption; measures to prevent and fight gainst petty corruption.

1. Khái niệm, đặc điểm của tham nhũng vặt

Trong tài liệu của một số tổ chức quốc tế, khái niệm tham nhũng vặt ( petty corruption – có thể dịch là tham nhũng nhỏ hay tham nhũng vặt) thường được sử dụng để so sánh với một khái niệm tham nhũng lớn ( grand corruption)[1]. Trong mối quan hệ so sánh với tham nhũng lớn, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) định nghĩa, tham nhũng vặt là hành vi “lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức cấp thấp và cấp trung trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân có nhu cầu tiếp cận với hàng hóa hoặc dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác”[2].

Xét về bản chất, grand hay petty corruption đều là sự lạm dụng quyền lực được giao để thu lợi riêng, đều là hành vi vi phạm pháp luật, đều là tệ nạn xã hội, và vì thế đều phải đấu tranh để xoá bỏ. Tuy nhiên, trong quản trị nhà nước, xuất hiện nhu cầu cần phân loại các hành vi tham nhũng theo các tiêu chí khác nhau, để có thể phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Sự phân chia thành tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ không hàm ý có sự khác biệt về bản chất hay mức độ nguy hại của mỗi loại tham nhũng, mà chủ yếu là để xác định các điểm đặc thù, từ đó có chiến lược, giải pháp xử lý phù hợp.

2. Hậu quả của tham nhũng vặt

Tuy vậy, cần thấy rằng, những yếu tố để phân biệt tham nhũng lớn và tham nhũng vặt chủ yếu mang tính định tính, không phải định lượng. Vì thế, trong thực tế, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa trong việc hoạch định chiến lược, chính sách, ít có ý nghĩa trong việc xác định các vi phạm và chế tài cụ thể với các hành vi tham nhũng. Đây chính là lý do dẫn tới những tranh cãi khi cố gắng xác định dạng hành vi, số tiền hối lộ, cấp quan chức… mà có thể được xem là tham nhũng lớn hay tham nhũng vặt trong những tình huống hay bối cảnh cụ thể.

Một là, tham nhũng vặt có tác động lớn và trực tiếp đến người dân, đặc biệt là người nghèo.

Có quan điểm sai lầm là tham nhũng vặt thì hậu quả cũng “vặt” (tức là ít nghiêm trọng), nhưng thực tế không phải như vậy. Khái niệm tham nhũng vặt chủ yếu chỉ hàm ý tính chất của hành vi (diễn ra một cách phổ biến trong đời sống nhưng các khoản hối lộ thường có giá trị nhỏ hơn so với tham nhũng lớn) chứ không hàm ý về hậu quả của nó. Trong thực tế, tham nhũng vặt hay tham nhũng lớn đều gây hậu quả nghiêm trọng, kể cả về kinh tế và xã hội (thể hiện qua việc phá hoại niềm tin của người dân vào nhà nước). Cần nhận thức rõ như vậy vì quan niệm sai lầm về hậu quả của tham nhũng vặt có thể dẫn đến coi nhẹ việc phòng, chống dạng tham nhũng này.

Hai là, tham nhũng vặt tác động tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.

Marie Chêne[5], một chuyên gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), đã khái quát và phân tích hậu quả của tham nhũng vặt như sau:

Điều này là do tham nhũng vặt gắn với việc cung cấp các dịch vụ công phổ biến, như giáo dục, y tế, thủ tục hành chính… cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Vì thế, việc phải trả tiền hối lộ để tiếp cận với những dịch vụ này sẽ tác động trực tiếp và đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là những người nghèo. Ở đây, người nghèo thường phụ thuộc vào các dịch vụ công nhiều hơn so với người giàu, nên người nghèo là nạn nhân chính của tham nhũng vặt[6]. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tham nhũng vặt với người nghèo nghiêm trọng hơn với người giàu, vì các khoản hối lộ thường chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của người nghèo, trong khi chiếm tỷ lệ không đáng kể đối với thu nhập của người giàu. Về vấn đề này, một khảo sát ở Mexico ước tính rằng, số tiền phải hối lộ do tham nhũng vặt chiếm tới 30% thu nhập hàng tháng của một gia đình nghèo, trong khi chỉ chiếm 14% thu nhập hàng tháng của một gia đình trung lưu[7]. Đây cũng là tình trạng tương tự ở nhiều quốc gia khác, như các nước ở khu vực tây Balkan[8]. Về mức độ tác động, một nghiên cứu ước tính tham nhũng vặt có ảnh hưởng đến một phần tư dân số thế giới, tức là gần hai tỷ người[9], trong đó chủ yếu là người nghèo. Theo Báo cáo Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) của TI năm 2017, chỉ riêng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có 900 triệu người phải thường xuyên hối lộ để được tiếp cận các dịch vụ công[10]. Tại Việt Nam, tỷ lệ này là 65% số người được hỏi, trong đó lĩnh vực giáo dục công lập (57%) và chăm sóc sức khỏe (59%)[11].

Ba là, tham nhũng vặt làm xói mòn môi trường pháp lý và hiệu quảBốn là, tham nhũng vặt làm giảm nguồn thu vào ngân sách quốc gia. hoạt động của bộ máy nhà nước.

Vì tham nhũng vặt gắn với việc cung cấp các dịch vụ công phổ biến, bao gồm các dịch vụ hành chính công, nên nó cũng có tác động trực tiếp đến các tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dù có quan điểm cho rằng, những khoản hối lộ nhỏ không ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp, song nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mặc dù có giá trị không lớn nhưng có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nên các khoản hối lộ nhỏ cũng trở thành những chi phí đáng kể, làm giảm sức tăng trưởng, năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp[12]. Quan trọng hơn, sự phổ biến của tham nhũng vặt tạo ra những rủi ro về mặt thủ tục pháp lý (làm chậm hoặc sai lệch các quy trình, thủ tục hành chính), làm nản lòng các nhà đầu tư, phá hoại môi trường kinh doanh của quốc gia.

3. Biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt

Về vấn đề này, một nghiên cứu ở châu Phi cho thấy, tham nhũng vặt có thể làm mất 2,5% đến 4,5% doanh thu, tương đương 20% chi phí trả cho lao động và lớn hơn tổng chi phí trả cho liên lạc (điện thoại, fax, Internet) và chi phí vận chuyển (không bao gồm nhiên liệu) của doanh nghiệp[13]. Không chỉ vậy, tham nhũng vặt còn khiến các công ty phải chịu thiệt hại về mặt uy tín vì những rủi ro pháp lý[14], đồng thời phải mất nhiều thời gian hơn cho hoạt động quản lý vì phải thương thảo với các quan chức tham nhũng[15]. Có nghiên cứu xem việc thương thảo về các khoản phí bôi trơn là “thuế thời gian”, còn bản thân các khoản phí bôi trơn đó là “thuế hối lộ”[16] – cả hai khoản thuế này đều góp phần làm giảm năng suất của doanh nghiệp[17].

Tham nhũng vặt có tác động tiêu cực lâu dài đến chất lượng quản trị nhà nước và môi trường pháp lý của một quốc gia, vì nó là nguyên nhân thúc đẩy các quan chức tham nhũng dần dần tạo ra nhiều quy định, hạn chế và thủ tục rườm rà để tăng cơ hội bòn rút tiền hối lộ từ người dân và doanh nghiệp[18]. Nạn tham nhũng vặt khiến cho các quan chức tham nhũng có ít động lực để giải quyết tệ quan liêu, vì một hệ thống quan liêu chính là môi trường thuận lợi cho việc ăn hối lộ. Theo nghĩa rộng hơn, các khoản hối lộ dù lớn hay nhỏ cũng luôn dẫn đến việc thực thi pháp luật không nhất quán mà cuối cùng làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc pháp quyền. Khi tình trạng đòi hối lộ hoành hành trong việc cung cấp dịch vụ công thì cũng sẽ làm xói mòn niềm tin của người dân vào thể chế chính trị cũng như tính chính danh của bộ máy nhà nước. Điều này đã được chứng minh qua một số công trình khảo sát, ví dụ như ở Mexico, khi tham nhũng vặt tăng lên thì niềm tin của người dân vào chính quyền giảm xuống[19], hay ở Sierra Leone và Liberia, tình trạng hối lộ và tham nhũng vặt khiến người dân mất niềm tin vào ngành y tế, bệnh nhân tránh sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế công và điều này đã góp phần lan truyền bệnh dịch[20]. Ở Việt Nam, tham nhũng vặt cũng có tác động tương tự – điều mà Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng xem như là: “..như ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu..”[21], tức là có tác động rất nguy hại đến niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước.

Với hầu hết quốc gia, nguồn thu chủ yếu vào ngân sách là từ thuế. Khi tham nhũng vặt hoành hành, việc hối lộ có thể được sử dụng cho mục đích trốn thuế, từ đó làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách[22]. Nghiên cứu của Afrobarometer ở 31 quốc gia châu Phi cho thấy tham nhũng vặt không chỉ làm giảm tinh thần đóng thuế của công dân, mà còn phá hoại niềm tin của công chúng với cơ quan thuế [23].

Ở Việt Nam, tình trạng tham nhũng vặt trong một số ngành cũng là vấn đề xảy ra từ lâu, gây nhiều bức xúc trong dư luận nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả[24]. Theo VCCI, hiện nay chi phí lót tay trong thanh tra, kiểm tra thuế đã giảm so với mấy năm trước đây, nhưng 30% doanh nghiệp cho biết vẫn phải trả khoản này cho cán bộ thanh tra; và ở đây có phần trách nhiệm của doanh nghiệp, khi bị phát hiện sai phạm thì muốn “giảm nhẹ tội nên lót tay cho cán bộ thuế”[25].

Nghiên cứu của Marie Chêne[26] và một số tác giả khác đã nêu ra một loạt biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt đã được áp dụng hiệu quả ở một số nước, ví dụ như cải cách khu vực công (đặc biệt là các ngành dễ xảy ra tham nhũng vặt như thuế, hải quan, giáo dục, y tế, cảnh sát giao thông[27] …) theo hướng giảm thiểu và minh bạch hoá các thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp dịch vụ công để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa công chức và người dân, doanh nghiệp khi xử lý các thủ tục hành chính.

Ở Georgia, việc cải cách hành chính được xem là yếu tố mang tính chiến lược để đạt được thành công trong phòng, chống tham nhũng vặt. Cải cách hành chính ở nước này bao gồm thiết lập cơ chế một cửa, chia sẻ dữ liệu, chuẩn hóa và đơn giản hóa thủ tục, sử dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính phủ điện tử để hạn chế sự tương tác giữa công chức và người dân trong việc cung cấp dịch vụ công, tăng cường các cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình, thiết lập thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính dựa trên nguyên tắc “sự im lặng là đồng ý”… [28].

Nhiều nước khác cũng có những cách thức hiệu quả để vận dụng công nghệ thông tin nhằm phòng, chống tham nhũng vặt, như:

– Mexico đã xây dựng một ứng dụng dành cho điện thoại thông minh nhằm chống tình trạng tham nhũng vặt của cảnh sát giao thông. Ứng dụng này cung cấp hướng dẫn cho các tài xế khi đối mặt với yêu cầu hối lộ của cảnh sát, trong đó bao gồm mọi thông tin cần thiết, từ các quy định của luật giao thông, cách tính tiền phạt vi phạm cho đến các chế tài thường được cảnh sát giao thông áp dụng…Ứng dụng này cũng cho phép kết nối nhanh đến các số điện thoại khẩn cấp để báo cáo tham nhũng. Ba tháng sau khi ra mắt, ứng dụng đã được tải xuống hơn 11.000 lượt[29].

– Nhiều nước đã đẩy mạnh việc thanh toán điện tử, bao gồm thanh toán qua điện thoại di động. Kết quả là đã làm giảm đáng kể rủi ro tham nhũng. Ở Dar es Salam (Tanzania), dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động không chỉ làm giảm tình trạng đòi hối lộ mà còn tiết kiệm chi phí cho việc xuất hóa đơn và in ấn các giấy tờ thanh toán khác[30].

– Ngày càng có nhiều nước xây dựng các ứng dụng báo cáo tham nhũng dựa trên nền tảng quần chúng (crowd-based) mà cho phép người dân tố cáo ngay lập tức các vụ hối lộ một cách ẩn danh bằng điện thoại thông minh. Một số ứng dụng còn sử dụng dữ liệu để tạo ra “bản đồ điểm nóng” – xác định các ngành, khu vực hoặc cơ quan, tổ chức xảy ra nhiều tham nhũng nhất[31]. Ở Ấn Độ, ứng dụng nổi tiếng “Tôi đã trả một khoản hối lộ” ( I paid a bribe) cho phép người dân báo cáo ngay các trường hợp công chức đòi hối lộ đã ghi lại được hơn 180.000 trường hợp kể từ khi ra mắt vào tháng 8/2010. Ứng dụng này hiện đã được nhân rộng ở hơn 25 quốc gia trên thế giới[32].

– Một số nước còn sử dụng công cụ trực tuyến để nêu danh và phê phán những công chức tham nhũng, dựa trên niềm tin là sự lên án của xã hội có tác dụng ngăn chặn tham nhũng mạnh mẽ. Ở Indonesia, trang chúng tôi thường xuyên cập nhật danh sách các quan chức tham nhũng bị kết án, bao gồm tên, số tiền tham nhũng và phán quyết của toà án. Ngoài việc nêu đích danh để làm gương, nền tảng này còn nhằm ngăn chặn khả năng các quan chức tham nhũng có thể quay trở lại vị trí quyền lực nhờ có sự che giấu hay nâng đỡ.

Tóm lại, do tính chất phổ biến và thường xuyên của nó, để phòng, chống hiệu quả tham nhũng vặt, việc huy động sự tham gia của công chúng là rất quan trọng. Việc này không chỉ giúp giám sát, gây áp lực với các quan chức tham nhũng, mà còn cho phép xác định và thực hiện những cải cách nhằm giảm tệ quan liêu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà. Ở Anh, công dân và đại diện của họ có thể đưa ra đề xuất giảm tệ quan liêu và đơn giản hóa các quy định trên một trang web chuyên dụng. Ở Mexico, công dân được khuyến khích nêu ý kiến về “thủ tục hành chính vô dụng nhất” và được thưởng nếu nêu ra được thủ tục quan liêu vô lý nhất hay đề xuất được giải pháp tốt nhất để xóa bỏ tệ quan liêu[33].

Tham nhũng vặt là “căn bệnh” rất khó chữa trị một cách nhanh chóng, triệt để, nên để có thể thu được kết quả bền vững, cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống và cần phải tiến hành thường xuyên với ý chí, quyết tâm chính trị mạnh mẽ[34]. Trong vấn đề này, kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, khi chưa có đủ nguồn lực để “chiến đấu” một cách toàn diện, chính quyền nên ưu tiên tập trung giải quyết tệ nạn tham nhũng vặt trong một hoặc một số lĩnh vực mà ảnh hưởng lớn nhất đến người dân và doanh nghiệp, để tạo dựng niềm tin và huy động sự tham gia của công chúng vào các hoạt động này[35].

Từ những phân tích ở trên, một câu hỏi đặt ra là: điểm khác biệt giữa các biện pháp phòng, chống tham nhũng lớn và tham nhũng vặt là gì?

Xét tổng quát, mọi biện pháp, bao gồm các biện pháp đã nêu, đều có tác dụng phòng, chống mọi hình thức tham nhũng, bao gồm cả tham nhũng vặt và tham nhũng lớn. Tuy nhiên, cần thấy rằng, các biện pháp nêu trên có tác dụng nhiều hơn trong việc phòng chống tham nhũng vặt, vì chúng làm thay đổi cách thức tương tác và giám sát mối quan hệ giữa công chức ở cấp cơ sở với người dân và doanh nghiệp – từ đó hạn chế sự nhũng nhiễu. Các biện pháp đó cũng có tác dụng nhưng không phải là những biện pháp đặc thù để phòng, chống tham nhũng lớn. Với tính chất là tham nhũng chính sách, ở cấp độ cao, được thực hiện bởi các quan chức cấp cao, bằng những thủ đoạn tinh vi, việc phòng chống tham nhũng lớn cần dựa vào các biện pháp khác, cụ thể như: ngăn chặn xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ; minh bạch hoá quy trình hoạch định, thực thi chính sách (đặc biệt cần xây dựng luật về vận động chính sách công), hoàn thiện khung khổ pháp luật và cơ chế mua sắm cho khu vực công; kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn…

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong thời gian qua, nhờ những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội, công cuộc phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, có thể thấy, thắng lợi đạt được chủ yếu là trong phòng, chống tham nhũng lớn – cụ thể là qua việc phát hiện và đưa ra xét xử nhiều vụ tham nhũng của các quan chức cấp cao; kết quả đạt được trong phòng, chống tham nhũng vặt còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng vặt vẫn rất phổ biến, diễn biến phức tạp, tiếp tục gây ra nhiều bức xúc trong Nhân dân.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng vặt ở nước ta, đặc biệt là ở chính quyền địa phương, còn chưa triệt để, thiếu kiên quyết. Do đó, để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng vặt ở nước ta, trong thời gian tới, cần rà soát, củng cố các biện pháp đã được áp dụng, đặc biệt là cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp đó. Ngoài ra, cần vận dụng kinh nghiệm thế giới, áp dụng một số biện pháp khác để huy động, phát huy vai trò của xã hội vào phòng, chống tham nhũng vặt, bao gồm:

– Vận dụng kinh nghiệm của Mexico về việc thiết kế một ứng dụng dành cho điện thoại thông minh nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người dân khi đối mặt với yêu cầu hối lộ của quan chức khi sử dụng các dịch vụ công hoặc trong những hoàn cảnh khác. Ứng dụng cũng cho phép kết nối nhanh đến các số điện thoại khẩn cấp để tố cáo việc đòi hối lộ.

– Vận dụng kinh nghiệm của Ấn độ (đã được học tập bởi hơn 25 nước khác) về việc thiết kế một ứng dụng báo cáo tham nhũng cho phép người dân tố cáo các vụ hối lộ và các hành vi tham nhũng khác một cách ẩn danh bằng điện thoại thông minh hay laptop ngay lập tức, với những chứng cứ hình ảnh và âm thanh thực tế.

– Vận dụng kinh nghiệm của Indonesia công bố danh sách cập nhật những công chức bị kết án tham nhũng cùng thông tin chi tiết về hành vi tham nhũng trên Internet (tốt nhất là của một cơ quan phòng, chống tham nhũng) để làm gương cho những quan chức thoái hoá, biến chất./.

[1] Về grand corruption, xem: TI, What is grand corruption and how can we stop it?, trên https://www.transparency.org/news/feature/what_is_grand_corruption_and_how_can_we_stop_it.

[2] Tổ chức Minh bạch quốc tế 2009.

– Clarke G. 2008, How petty is petty corruption? evidence from firm survey in Africa (Tham nhũng vặt có còn là vấn đề nhỏ? Bằng chứng từ khảo sát doanh nghiệp ở châu Phi), trên https://mpra.ub.uni-muenchen.de/15073/;

– De Rosa, D. Gooroochurn, N. và Görg, H. 2010, Corruption and Productivity: Firm-Level Evidence from the BEEPS Survey (Tham nhũng và năng suất: Bằng chứng ở cấp độ doanh nghiệp từ khảo sát BEEPS), trên http://ideas.repec.org/p/kie/kieliw/1632.html;

– Jahnke B. 2015, How does petty corruption affect tax morale in Sub-Saharan Africa? An empirical analysis (Phân tích thực nghiệm: Tham nhũng vặt ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần đóng thuế ở châu Phi cận Sahara?), trên https://ideas.repec.org/p/han/dpaper/dp-564.html;

– Klarity Blog 2018. Why do we care so much about petty corruption? (Vì sao chúng ta cần quan tâm đến tham nhũng vặt?), trên https://medium.com/klarityorg/why-do-we-care-so-much-about-petty-corruption-22951e193ca2.

[6] Klarity Blog 2018, Why do we care so much about petty corruption?, tại

https://medium.com/klarityorg/why-do-we-care-so-much-about-petty-corruption-22951e193ca2.

[10] Báo cáo Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) của TI năm 2017.

[11] Báo cáo Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) của TI năm 2017.

[15] Fisman, R. và Svensson, J. (2007), Are Corruption and Taxation Really Harmful to Growth?, tại https://econpapers.repec.org/article/eeedeveco/v_3a83_3ay_3a2007_3ai_3a1_3ap_3a63-75.htm.

[17] PricewaterhouseCooper 2008.

[18] Chene (2013), tài liệu đã dẫn.

[22] Nawaz F. (2010), Exploring the Relationships between Corruption and Tax Revenue, tại https://www.gov.uk/dfid-research- outputs/exploring-the-relationships-between- corruption-and-tax-revenue

(Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 (414), tháng 7/2020.)

[26] Marie Chêne (2019), tài liệu đã dẫn.

[32] Kukutschka R. (2016), tài liệu đã dẫn.

[33] Marie Chêne (2019), tài liệu đã dẫn.

[34] Marie Chêne (2013), tài liệu đã dẫn.

[35] Marie Chêne (2019), tài liệu đã dẫn.

Giải Pháp Phòng Chống Tham Nhũng Có Hiệu Quả

Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm về pháp luật quản lý kinh tế- xã hôi, đặc biệt là với những lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng tham nhũng.

Thứ hai, phải đẩy mạnh việc cải cách hành chính, hoàn thiện các quy định trong xây dựng nền công vụ minh bạch, phải liêm chính trong phục vụ. Đặc biệt, cần công khai, minh bạch trong các dự án đấu thầu.

Thứ ba, tiến hành đánh giá, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu cũng như liên thông giữa các cấp.

Thứ tư, thực hiện tuyên truyền bằng hành động thực tiễn và nêu cao tính gương mẫu của cán bộ lãnh đạo.

Thứ năm, tăng cường tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnhvực có nguy cơ tham nhũng cao

Thứ sáu, cần đẩy nhanh tiến độ điều tra truy tố, xét xử các vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Cuối cùng chúng ta cần phải phát huy được vai trò giám sát của cơ quan dân cử, cơ quan báo chí và nhân dân trong việc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn tham nhũng.

Vai trò, ý nghĩa của phòng chống tham nhũng

Việc tích cực phòng chống tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết nó làm giảm tình hình vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng. Cùng với đó, việc phòng chống tham nhũng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì thế, có thể nói, phòng, chống tham nhũng chính là nhiệm vụ quan trọng, vô cùng cấp thiết của Đảng, Nhà nước, toàn dân và toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong suốt 16 năm vừa qua, hiểu biết về tham nhũng ở nước ta đã được cải thiện phần nào. Theo xếp hạng nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số hiểu biết của nước ta đã tăng lên từ 2,6/ 10 điểm vào năm 2001 đến 35/100 điểm vào năm 2017. Tuy nhiên số điểm này vẫn cho thấy mức độ tham nhũng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hết sức nghiêm trọng.

Theo cơ quan nghiên cứu tham nhũng Trace International, tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng đến thế là do sự chồng tréo giữa cơ quan nhà nước và doanh thương, điều này dẫn đến vấn đề “lại quả” và quan liêu trong quản lý. Không những thế, tại nước ta hiện nay sự giám sát của các tổ chức dân sự về vấn đề tham nhũng vẫn còn kém, kém nhất là tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.

Chính thực trạng này yêu cầu Đảng và Nhà nước phải đưa ra được những giải pháp và tuyên truyền luật phòng chống tham nhũng đến với toàn dân. Cùng với đó, chính những người dân phải liên hệ bản thân và thực hiện trách nhiệm của mình trong công cuộc phòng chống tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Chỉ có như vậy, công cuộc đẩy lùi nạn tham nhũng mới có hiệu quả, giúp đất nước phát triển một cách bền vững, nhân dân có được một đời sống ấm no.