Xác Định Và Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Rằm Tháng Giêng

Phân tích

nghệ thuật và nội dung chính của văn bản các bài văn đã học

Lập dàn ý cho đề văn sau:

Các tác phẩm ca dao – dân ca và thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương giữa con người với con người.

a,Quang cảnh lũ lụt ở miền trung vừa qua.

b,Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt

c,Cảm nghĩ của em về phong trào Vì người nghèo.

d,Bàn về phòng chống lũ lụt.

Cấu trúc câu văn

có những thành ngữ pháp nào ? Lấy 3 ví dụ

Giải thik ý nghĩa của câu ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu 2 (2đ). Câu rút gọn được dùng nhiều trong hội thoại thường ngày. Hãy đọc đoạn trích sau và chỉ ra các câu rút gọn.

Thủy rủ Tâm về nhà mình. Tâm đồng ý ngay. Lúc xuống thuyền, Tâm run quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười: – Không sợ. Cứ bước bạo vào. Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền: – Cậu biết bơi chứ? – Biết. – Bơi qua sông? – Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi luôn.

( Theo Phong Thu)

Câu 3 (3đ). Viết đoạn văn ngắn chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

– Hết – GỢI Ý Câu 3.

– Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

– Về nội dung: HS đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích qua về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc ta như thế nào?

Giúp mình với,mình cần gấp

“Sách có phải là những người bạn tốt của em không” hãy trả lời câu hỏi này bằng 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 9-11 câu) trong đó có sử dụng 1 câu vị động (gạch chân hoặc chú thích)

Viết 1 bài văn khuyên bạn ko nên vứt rác bừa bãi

Hãy tìm luận điểm? luận cứ? và cách lập luận trong văn bản: ” Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “

1.Câu nào sau đây không phải tục ngữ , giải thích

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

c. Đầu voi đuôi chuột

d. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Uống nước nhớ nguồn “

Xác Định Và Phân Tích Tác Dụng Các Biện Pháp Tu Từ Có Trong Các Đoạn Trích Sau

xác định và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ có trong các đoạn trích sau

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

Có giọng bà vang vọng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Có bóng dáng thân thuộc của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.

Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Nguồn: [Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]

[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]

Thay đổi nội dung bởi: leo345, 30-07-2013 lúc 15:22.

Thay đổi nội dung bởi: carolrido2000, 30-07-2013 lúc 15:53.

Xác Định Phương Thức Biểu Đạt 4 Câu Hơ Đầu Của Bài Tự Tình 2. Xác Định Biện Pháp Tu Từ, Tác Dụng

Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước nonChén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non”Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian. Ở bài thơ “”, chúng ta cũng đã bắt gặp cảm thức về thời gian: “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”. Từ “văng vẳng” được sử dụng để diễn tả rõ sự não nề, lo lắng trong tâm trạng. Đối với Hồ Xuân Hương, cảm nhận về bước đi của thời gian chính là sự rối bời trong tâm trạng.Trong thời gian nghệ thuật đó, nữ sĩ cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Xét về sắc thái ngữ nghĩa, “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp từ “trơ” với sắc thái tương tự khi Nguyễn Du viết về nàng Kiều: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ ý thức về duyên phận mà còn trực diện mỉa mai một cách thâm thúy và cay đắng. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo:“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát: càng cuốn mình trong men say càng tỉnh táo nhận ra bi kịch của bản thân. Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ. Người xưa từng nói về mối quan hệ biện chứng giữa bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm trạng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Còn với nữ sĩ, lúc này đây, ngoại cảnh và tâm cảnh đã hòa làm một. Hình ảnh “vầng trăng” ở trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn. Điều này xuất phát từ bi kịch tình duyên của nữ sĩ: tình yêu tuổi thanh xuân không có kết quả, phải chấp nhận hai lần làm lẽ và cả hai lần đều góa bụa.Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ ” Tự tình II ” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

Đề Thi Học Kì 2 Ngữ Văn 11: Xác Định Và Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Được Sử Dụng Trong Câu

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng hầu hết tại sao mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình?

Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.

Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu.

Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận một cuộc sống bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”.

Bạn thân mến, nếu bạn có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước.

Hãy luôn tin rằng: bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, trang 245-246)

1.: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?

2.: Trong đoạn trích tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến hầu hết mọi người không sống đúng tiềm năng của mình ?

3.: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu :

Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.

4.: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị ? Vì sao ? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

I. ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2. Theo tác giả, những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình là:

– Có thể chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình. – Có thể chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, sự trì níu của những thói quen xấu. – Có thể là sự nản chí sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ…

3. Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.

– Biện pháp: So sánh:

– Tác dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn giá trị và vẻ đẹp riêng, đem đến niềm tin và sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động.

4. Yêu cầu:

– Hình thức: đoạn văn 5 – 7 câu.

– Nội dung: Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)

II. LÀM VĂN

Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh học sinh có thể cảm nhận về bài thơ và bày tỏ suy nghĩ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

a. Có đủ cấu trúc của một bài làm văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù

– Giới thiệu về bài thơ Chiều tối

Thân bài

* 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển

– Hình ảnh cánh chim

+ Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian.

+ Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm.

– Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi

+ Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng

+ Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù

+ Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù

– Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình)

* Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người

– Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút.

– Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày.

– Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người…

* Nghệ thuật

– Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại

Kết bài

– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

Tác Dụng Của Các Biện Pháp Tu Từ

[Ngữ văn 11]Tác dụng của các biện pháp tu từ

Đề bài : Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài hát Đêm thánh ca ta là thác đổ ( TCS ). Đề hơi dài mn thông cảm

Một đêm bước chân về gác nhỏ

Chợt nhớ đóa hoa Tường Vi

Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ

Giờ đây đã quên vườn xưa

Một hôm bước qua thành phố lạ

Thành phố đã đi ngủ trưa

Đời ta có khi tựa lá cỏ

Ngồi hát ca rất tự do

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà

Từ những phố xưa tôi về

Ngày xuân bước chân người rất nhẹ

Mùa xuân đã qua bao giờ

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ

Tỉnh ra có khi còn nghe

***

Một hôm bước chân về giữa chợ

Chợt thấy vui như trẻ thơ

Đời ta có khi là đóm lửa

Một hôm nhóm trong vườn khuya

Vườn khuya đóa hoa nào mới nở

Đời tôi có ai vừa qua

Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ

Tôi nghĩ quanh đây hồ như

Đời ta hết mang điều mới lạ

Tôi đã sống rất ơ hờ

Lòng tôi có đôi lần khép cửa

Rồi bên vết thương tôi quì

Vì em đã mang lời khấn nhỏ

Bỏ tôi đứng bên đời kia

Chợt nhớ đóa hoa Tường Vi

Bàn tay (Hoán dụ) ngắt hoa từ phố nọ

Giờ đây đã quên vườn xưa

Một hôm bước qua thành phố lạ

Thành phố (hoán dụ) đã đi ngủ trưa

Đời ta có khi tựa lá cỏ (so sánh)

Ngồi hát ca rất tự do

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà

Từ những phố xưa tôi về

Ngày xuân bước chân người rất nhẹ

Mùa xuân đã qua bao giờ

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ (so sánh)

Tỉnh ra có khi còn nghe

***

Một hôm bước chân về giữa chợ

Một hôm nhóm trong vườn khuya

Vườn khuya đóa hoa nào mới nở

Đời tôi có ai vừa qua

Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ

Tôi nghĩ quanh đây hồ như

Đời ta hết mang điều mới lạ

Tôi đã sống rất ơ hờ

Lòng tôi có đôi lần khép cửa(hình như là … hoán dụ)

Rồi bên vết thương (ẩn dụ) tôi quì

Vì em đã mang lời khấn nhỏ

Bỏ tôi đứng bên đời kia

Cố lên nào…!!! Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng D520237

Cuộc đời là những chuyến đi, đừng dừng lại!!!