Xác Định Biện Pháp Tu Từ Trong Đoạn Bỗng Nhận Ra Hương Ổi…Sang Thu

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sóng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoáng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ “Bỗng nhận ra”. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vấn vương lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ” hay là chờ đợi gì đây? Cứ dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về”. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.

Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:

“Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Con sông quê hương dềnh nước mùa thu. Những cánh chim bay đi vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho mùa thu. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang cựa mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè qua:

“Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn có lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ.

Với một đoạn thơ ngắn vỏn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã” và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu”- một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của đất trời Việt Nam.

Cảm Nhận Về Giá Trị Của Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ 2 Bài Quê Hương

Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang”.

“Hăng” nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh “hăng như con tuấn mã” là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của “dân trai tráng” như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, “phăng” xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách “vội vã”, “mạnh mẽ”. Trước đây, nhà thơ viết: “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, nhưng sau này, tác giả thay chữ “mạnh mẽ” bằng chữ “vội vã”. Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng “vã” vần với tiếng “mã” làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành “chiếc buồm vôi”:

“Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ”.

“Trương” là “giương” lên cao to, được gió thổi căng phồng đê “bao la thâu góp gio”. Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm – mảnh hồn làng – ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ “rướn” là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

“Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng”.

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con… ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui “tấp nập” và “ồn ào”. Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? “Cá tươi ngon, thân bạc trắng” đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ “Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe” đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. “Nhờ ơn trời” nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, “cá đầy ghe”. Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,… qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên “ơn trời mưa nắng phải thì…”, “Nhờ trời hạ kế sang đông…”, “Trời cho chân cứng đá mềm”, v.v… là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành.

Phân Tích Biện Pháp Tu Từ Trong Đoạn Quê Hương Mỗi Người Chỉ Một…

1. Giải thích – Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ. – Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương. 2. Bàn luận – Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người, đó là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu… – Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương luôn bồi đắp cho ta những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng…). – Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. – Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. – Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu…. 3. Bài học nhận thức và hành động – Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương : Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. – Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương: Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.

Xác Định Các Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ 3 Của Bài Nhớ Rừng

…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.

Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.

Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Xác Định Và Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Rằm Tháng Giêng

Phân tích

nghệ thuật và nội dung chính của văn bản các bài văn đã học

Lập dàn ý cho đề văn sau:

Các tác phẩm ca dao – dân ca và thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương giữa con người với con người.

a,Quang cảnh lũ lụt ở miền trung vừa qua.

b,Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt

c,Cảm nghĩ của em về phong trào Vì người nghèo.

d,Bàn về phòng chống lũ lụt.

Cấu trúc câu văn

có những thành ngữ pháp nào ? Lấy 3 ví dụ

Giải thik ý nghĩa của câu ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu 2 (2đ). Câu rút gọn được dùng nhiều trong hội thoại thường ngày. Hãy đọc đoạn trích sau và chỉ ra các câu rút gọn.

Thủy rủ Tâm về nhà mình. Tâm đồng ý ngay. Lúc xuống thuyền, Tâm run quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười: – Không sợ. Cứ bước bạo vào. Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền: – Cậu biết bơi chứ? – Biết. – Bơi qua sông? – Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi luôn.

( Theo Phong Thu)

Câu 3 (3đ). Viết đoạn văn ngắn chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

– Hết – GỢI Ý Câu 3.

– Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

– Về nội dung: HS đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích qua về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc ta như thế nào?

Giúp mình với,mình cần gấp

“Sách có phải là những người bạn tốt của em không” hãy trả lời câu hỏi này bằng 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 9-11 câu) trong đó có sử dụng 1 câu vị động (gạch chân hoặc chú thích)

Viết 1 bài văn khuyên bạn ko nên vứt rác bừa bãi

Hãy tìm luận điểm? luận cứ? và cách lập luận trong văn bản: ” Sự giàu đẹp của Tiếng Việt “

1.Câu nào sau đây không phải tục ngữ , giải thích

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

c. Đầu voi đuôi chuột

d. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Uống nước nhớ nguồn “