Một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh – Làm văn lớp 9
CÁC DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN Chương một: VĂN BẢN THUYẾT MINH Những điều cần lưu ý
1. Ở lớp 8, học sinh đã được học về văn bản thuyết minh. Lẽn lớp 9, học sinh tiếp tục được học và rèn làm kiểu văn bản này nhưng với một số yêu cầu cao hơn như sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan hơn. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý là không phải văn bản thuyết minh nào cũng có thể tuỳ tiện sử dụng các yếu tố nghệ thuật (ví dụ : các mục từ trong các từ điển, các bản giới thiệu các di tích lịch sử, các tờ thuyết minh đồ dùng,…)- Người ta chỉ vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào một số bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức, hoặc một số bài có tính chất văn học,…
2. Các biện pháp nghệ thuật ở đây là kể chuyện tự thuật, đối thoại (hỏi – đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè, diễn ca,… Ví dụ : Thuyết minh một đồ vật hoặc một loài cây, hoặc một vật nuôi có thể nhân hoá để cho đồ vật, loài cây, vật nuôi ấy tự kể chuyện mình. Thông thường, để thực hiện mục đích này, người viết nên phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Cũng có thể dùng lối vè, diễn ca để thuyết minh sự vật cho dễ nhớ (ví dụ : “O tròn như quả trứng gà – Ô thời thêm mũ – Ơ thời thêm râu”). Điều quan trọng cần hiểu là : các biện pháp nghệ thuật này chỉ có tác dụng phụ trợ, làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn, dễ nhớ, nhưng không thay thế mục đích của thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, chính xác về đối tượng.
3. Trong văn bản thuyết minh, khi trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, trường học, các nhân vật…, bên cạnh các nội dung đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành,… mà ta phải trình bày khúc chiết, rõ ràng, ta còn cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng được hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.
Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh cho vấn đề tri thức một cách khách quan, khoa học. Miêu tả ở đây là cần thiết, nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả sẽ làm lu mờ nội dung thuyết minh trong bài văn.
I. SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Ghi nhớ
– Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như : kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, so sánh hoặc các hình thức về, diễn ca, v.v.
– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng cần thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cụ thể, gây hứng thú cho người đọc, nhưng không làm lu mờ đối tượng thuyết minh.
2. Bài tập
Bài tập 1. Hãy đọc văn bản thuyết minh sau, dựa theo cuốn Bách khoa loài vật:
“Trong các loài vật xung quanh ta có lẽ chẳng ai lạ gì con kiến. Thôi thì kiến vàng, kiến đen, kiến lửa,… ai mà chẳng biết ? Ấy thế nhưng mà kiến là một loài rất lạ !
Cái lạ thứ nhất : Kiến không có bộ não, không có mắt, không có tai, không có bộ phận phát âm, chỉ nhờ có xúc giác, thế mà cái gì nó cũng biết, lại còn lôi kéo cả đàn làm theo. Thức ăn, bánh kẹo, mật ong,… không cất cẩn thận thế nào nó cũng bu đến ! Đặc biệt, nó biết rõ thời tiết. Hễ động trời sắp mưa là nó biết ngay, lo tích thức ăn, bịt kín miệng tổ kiến.
Cái lạ thứ hai : Kiến rất khoẻ. Mỗi con kiến có thể mang một trọng lượng nhiều gấp 40 lần trọng lượng cơ thể nó. Trên thế giới này hẳn không có loài vật nào có được sức mạnh như thế. Đã thế kiến là loài vật ném không chết. Người ta đã ném con kiến từ độ cao gấp hàng nghìn lần cơ thể nó, vậy mà khi nó rơi xuống nó vẫn bình yên-bò đi như không !
Cái lạ thứ ba : Kiến là một kiến trúc sư tài ba. Bạn đã có dịp thấy tổ kiến chưa ? Nếu cắt ra mà xem mới thấy đó là một thành phố. có nhiều nhà cao tầng, đường đi lối lại thông suốt, trong đó có cung vua, có hậu cung, có nhà trẻ, kho lương thực, có nhà chung cư. Ở châu Phi có tổ kiến hình, trụ hoặc hình kim tự tháp cao mười mấy mét ! Chất liệu làm tổ chỉ là đất với nước bọt của chúng mà cũng rất chắc, dùng rìu chặt cũng không đứt !
Cái lạ thứ tư : Kiến là loài vật dũng cảm và hung dữ vào loại hiếm có. Nếu gặp địch thủ, dù to lớn thế nào, kiến đều xông vào chiến đấu, không sợ hi sinh, cho đến khi hạ gục đối thủ, hoặc là ăn ngay tại trận, hoặc là mang về tổ. Ó châu Mĩ, nhiều người bị kiến tấn công, tiêm nọc độc rồi trong chớp mắt, đàn kiến đông bu lại ăn hết thịt !
Kiến là động vật có hại vì nó hay làm tổ ở chân đê, gây vỡ đê những khi có lũ. Nhưng cũng có nơi lấy kiến làm thức ăn, nghe nói giá trị dinh dưỡng nhiều gấp ba lần thịt bò !
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu loài kiến để hạn chế tác hại, lợi dụng các khả năng của chúng, nhằm mưu lợi cho con người”.
a) Đây là một văn bản thuyết minh về loài kiến. Em có thể đặt đầu đề cho văn bản sao cho đúng và hay.
b) Văn bản trên hấp dẫn người nghe nhờ nghệ thuật diễn tả như thế nào ?
c) Thử vận dụng nghệ thuật nhân hoá, đóng vai một chú kiến, kể về loài của mình sao cho tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
“Con ếch, có khi còn được gọi là “gà đồng” vì thịt nó ngon, thơm như thịt gà. Ếch là giống vật vừa ở trên cạn, vừa ở dưới nước. Lưng ếch có màu xanh lục hay màu nâu, pha một ít chấm đen. Khi ếch nấp trong bùn hay khóm cỏ, nếu ta không chú ý thì khó lòng mà nhận ra. Khi ở trên cạn, hễ gặp nguy hiểm, chỉ vài bước nhảy là ếch đã lặn xuống mặt nước, biến mất. Khi ở dưới nước mà gặp nguy hiểm, ếch nhanh chóng nhảy ra khỏi mặt nước để chui vào bụi cỏ ven bờ. Ếch tuy ở dưới nước nhưng thở bằng phổi và bằng da, còn tim ếch lại có nhiều hơn động vật khác một tâm thất,…”.
Bài tập 3. Cho câu chuyện sau :
“Mùa xuân, các loài hoa nở rộ, có chú Ong Nhỏ mới sáng ra đã bay tới vườn hoa hút mật. Chú làm việc say sưa đến lúc có tiếng gọi :
– Mau nghỉ thôi, chú em. Đến giờ ăn trưa rồi đấy !
Ong Nhỏ nhận ra đấy là tiếng chị Hoa Hướng Dương. Chú ngạc nhiên :
– Ơ, sao chị biết bây giờ là buổi trưa ?
Chị Hướng Dương cười vang :
– Thì tôi nhìn đồng hồ chứ sao !
Ong Nhỏ càng ngơ ngác hơn, vì rõ ràng ở vườn hoa làm gì có đồng hồ.
Đúng lúc đó, chim Sơn Ca bay tới. Đã nghe được câu chuyện của Hoa Hướng Dương và Ong Nhỏ, nên Sơn Ca bảo :
Ong Nhỏ khoái quá, reo lên :
– Hay quá ! Thế là từ nay tớ đã biết nhìn hoa để xem giờ rồi !”
(Theo báo Hoạ mi số 52, 2002) ,
a) Đọc xong câu chuyện trên, em hiểu biết thêm về điều gì ?
Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không ?
b) Nếu cho rằng đây là văn bản thuyết minh thì người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tăng sự hấp dẫn của văn bản ? Xét xem đối tượng đọc văn bản này là ai ?
Bài tập 4. Đọc văn bản sau :
“Tam Thể là tên của chú mèo có bộ lông ba màu : đen, vàng, trắng. Chú ta rất giỏi bắt chuột. Nhưng rồi không hiểu tại sao, Tam Thể bỗng dưng không chịu bắt chuột nữa, ít leo trèo hẳn đi, và chỉ thích… nằm ngủ. Bé Tại Sao chán lắm.
– Úa ! Con đốt râu mèo à ? – Ba hỏi.
Bé Tại Sao giật mình.
– Dạ, không ạ !
– Thế tại sao râu mèo lại cụt xoắn lại thế này ?
Má ngồi bên chợt nhớ :
– Mấy hôm trước trời lạnh, chắc mèo vào bếp sưởi nên bị cháy râu rồi cũng nên !
Ba liền nói :
– Râu của mèo là cái “ăng ten”. Khi cần chui rúc để đuổi chuột, hai đầu chót của hai bẽn ria mà không bị vướng, thì thân mèo mới lọt, không bị vấp đau. Giờ, ria bị cụt, mèo chạy đâu vấp đó, nên sở, phải nằm chờ cho đến khi ria mọc dài ra như cũ, mới bắt chuột được !
– À ! Thì ra thế đấy. Tí nữa thì bé Tại Sao “ghét” oan cho Tam Thể”.
(Theo Phong Thu, báo Hoạ mi, số 19, 2005)
a) Văn bản trên có tính chất thuyết minh không ? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào ? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng ?
b) Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì ? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không ?
d) Em có suy nghĩ gì về tên của em bé trong văn bản trên ?
Bài tập 5. Đọc văn bản sau :
“Không một người Thuỵ Điển nào, kể cả những ngôi sao thể thao hay nhạc pop, có thể nổi tiếng khắp thế giới bằng An-phrét Nô-ben. Những giải thưởng mang tên Nô-ben trao hằng năm được công nhận là những giải thưởng uy tín nhất thế giới. Vậy An-phrét Nô-ben là ai ?
Nô-ben chính là một nhà phát minh không biết mệt mỏi, một nhà doanh nghiệp và là một ông trùm công nghiệp toàn cầu. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà ngôn ngữ học, triết học và là người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhà hoá học Thuỵ Điển này đã có một tài sản khổng lồ nhờ việc phát minh ra thuốc nổ.
Nô-ben sinh năm 1833, là con trai của một kĩ sư. Cha của ông đã thành lập những xưởng chế tạo vũ khí ở Xanh Pê-téc-bua (nước Nga). Nô-ben và các anh em của ông được học tiếng Nga và tiếng Thuỵ Điển ở Nga.
Năm 20 tuổi, Nô-ben đã say mê ngành cơ học và hoá học. Ông đã đăng kí hai bằng sáng chế. Năm 1863 (30 tuổi), ông đi sâu nghiên cứu thuốc nổ. Vài năm sau, ông đã sáng chế ra một thứ chất nổ an toàn hơn. Và năm 1875 (42 tuổi), ông đăng kí sở hữu bằng sáng chế một chất nổ mạnh hơn nữa. Tiếp theo, Nô-ben phát’minh ra những chất nổ mới, không cho ra khói.
Nhờ sự thành công, Nô-ben làm chủ một gia tài khổng lồ. Ông có năm phòng thí nghiệm ở năm nước : Đức, Pháp, Xcốt-len, Thuỵ Điển, I-ta-li-a ; 90 xưởng sản xuất đặt trên 20 nước đã sử dụng khoảng 350 bằng sáng chế của ông và chế tạo khoảng 65.000 tấn chất nổ một năm. Ông là một nhà khoa học giàu nhất thế giới.
Nhưng Nô-ben lại vô cùng bất hạnh. Báo chí, dư luận khắp nơi oán trách ông đã làm giàu nhờ chế tạo ra thuốc súng – những bộ máy giết người. Nô-ben luôn thuyết phục mọi người rằng ông không bao giờ nghĩ đến chiến tranh. Ông chỉ có dụng ý sử dụng chất nổ để khai thác hầm mỏ và phục vụ cho các công trình dân sự. Nhưng những tiếng kêu oán thán khiến ông luôn day dứt tâm trí. Không gia đình, không vợ con, người giàu nhất châu Âu này đã lang thang trong cô đơn và chết bên cạnh người đầy tớ vào năm 1896, thọ 63 tuổi.
Trước khi qua đời, ông đã di chúc để lại gia tài khổng lồ của mình để hằng năm phát cho năm người đã giúp ích cho nhân loại trong các lĩnh vực : vật lí, hoá học, y học, văn chương và hoà bình trong năm ấy. Năm 1968 có thêm một giải thưởng Nô-ben nữa về khoa học kinh tế.
Năm 1901, những giải thưởng Nô-ben đầu tiên đã được trao. Và đến nay, hằng năm, cứ vào ngày 10-12 (ngày mất của Nô-ben), lễ trao thưởng mang tên ông lại được long trọng tổ chức tại thủ đô Xtốc-khôm hoặc thành phố Ô-xlô (Na Uy)”.
(Theo báo Nhi đồng, số 41, 2005)
a) Đây là một văn bản thuyết minh. Hãy chọn một trong số đầu đề sáu để đặt tên cho văn bản. Giải thích vì sao em chọn như vậy.
A – Con người tài giỏi, giàu có, nhưng bất hạnh.
B – Người sáng chế ra thuốc súng.
C – Người làm ra giải thưởng Nô-ben thế giới.
D – Cha đẻ của thuốc súng và giải thưởng Nô-ben thế giới.
b) Có một cuộc tranh luận giữa Hùng và Nam.
Nam cho rằng : có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, tự thuật, kể chuyện, hoặc tình huống trò chuyện để nâng cao chất lượng văn bản trên, nhằm gây sự hấp dẫn với bạn đọc.
Nhưng Hùng lại không đồng ý, Hùng cho rằng văn bản giới thiệu một nhân vật lịch sử là một loại văn bản thuyết minh không sử dụng được các biện pháp nghệ thuật như Nam đã nêu. Và bạn Hùng còn nhấn mạnh thêm : chỉ có một số văn bản thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức hoặc một số văn bản-thuyết minh có tính chất văn học mới dễ dàng sử dụng các biện pháp nghệ thuật nêu trên. Văn bản thuyết minh về nhân vật lịch sử nổi tiếng An-phrét Nô-ben, không nằm trong loại sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
Ý kiến của riêng em ra sao ? Hãy lí giải,.
c) Hãy viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm xúc và suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản thuyết minh về Nô-ben.