Xác Định Biện Pháp Nghệ Thuật Đối Lập Trong Văn Bản Tấm Cám / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Ngữ Văn

Để viết một bài văn cho người đọc vào có cảm giác lôi cuốn và hấp dẫn bởi phần nội dung và hình thức trình bày, thì các bạn cần sử dụng kết hợp một cách khéo léo các biện pháp nghệ thuật trong bài viết của mình, một số biện pháp đó là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…..

Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản:

Trước tiên ta cần tìm hiểu lí thuyết về cụm từ “biện pháp nghệ thuật “, là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật ( nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…) việc đưa các biện pháp nghệ thuật là đã có sự dự tính sẵn của tác giả, khi đã xác định được những mục đích, do đó nếu lựa chọn được một biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ là tác phẩm trở nên đắc giá.

Các loại chúng ta thường gặp:

1. So sánh

– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, đặc biệt là có nét tương đồng

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hóa

– Là dùng những từ ngữ vốn miêu tả hành động bản chất của con người để gán vào sự vật hiện tượng

Ví dụ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, chúng có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Mặt trời của Mẹ thì nằm trên lưng

Cách nhận biết giữa so sánh và ẩn dụ:

So sánh: có dấu hiệu nhận biết qua các từ như sau: là, như, bao nhiêu…. bấy nhiêu.

Ẩn dụ: có dấu hiệu nhận biết qua các nét tương đồng của 2 sự vật hiện tượng.

4. Hoán dụ

– Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vât, hiện tượng khác có nét tương đồng gần gũi

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Cách so sánh nhân hóa và hoán dụ:

Nhân hóa có sự nhận biết đó là có chứa các từ tên gọi, hoạt động của con người.

Hoán dụ có sự nhận biết là 2 sự vật có nét giống nhau

5. Nói quá

– Là biện pháp dùng để phóng đại qui mô,tính chất của sự vật hiện tượng

Ví dụ: Chân to giống cái cột đình

6. Nói giảm nói tránh

– Là biện pháp nhằm diễn đạt các ý văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển

Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Là biện pháp được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hay một cụm từ

Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

8. Chơi chữ

– Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ

Ví dụ: Trời cho = Trò chơi

– Đó là những biện pháp nghệ thuật thông dụng trong chương trình văn học các học sinh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học

Phân Tích Nhân Vật Tấm Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa. Mỗi câu chuyện lại mang đến một bài học sâu sắc cho người đọc. Truyện cổ tích Tấm Cám cũng vậy. Thông qua truyện cổ tích này, người xưa muốn nhắn nhủ tới chúng ta rằng con người ở hiền thì sẽ gặp lành còn những người làm điều ác thì sớm muộn gì cũng gặp quả báo. Nhân vật Tấm chính là một đại diện của những người hiền lành lương thiện. Mặc dù Tấm cũng như các nhân vật trong truyện cổ tích khác đều là nhân vật chức năng và không có tính cách nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể phân tích nhân vật Tấm qua những gì mà Tấm đã thể hiện.

Tấm là một cô gái đáng thương khi sớm chịu ảnh mồ côi mẹ rồi lại mồ côi cha. Trong hoàn cảnh của mình, Tấm được miêu tả là một cô gái ngoan ngoãn, hiền lành, hiếu thảo. Mặc dù sống với dì ghẻ nhưng Tấm luôn luôn vâng lời chứ không bao giờ tỏ thái độ phản kháng. Dì ghẻ nói gì, Tấm cũng đều nghe theo. Khi dì ghẻ mang ra hai cái giỏ bảo Tấm và Cám đi xúc tép, Tấm cũng chăm chỉ mải miết xúc cả buổi được đầy một giỏ cá. Khi dì ghẻ bảo Tấm đi chăn trâu đồng xa, Tấm cũng thật thà mang trâu đi ăn đồng xa. Khi dì ghẻ trộn lẫn thóc và gạo bắt Tấm phải nhặt phân loại cả 2 thứ rồi mới được đi dự hội, Tấm cũng nghe theo. Tấm hiền lành tới mức cam chịu. Mặc dù phải sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và sự đố kị của Cám nhưng Tấm không bao giờ tỏ thái độ lại mà lúc nào cũng nhẫn nhịn.

Không chỉ có tâm hồn trong sáng, lương thiện, Tấm còn là người có ngoại hình xinh xắn. Vẻ đẹp của Tấm đã khiến cho nhà vua động lòng. Nhờ đó, Tấm mới được trở thành vợ của vua.

Tuy nhiên, chính sự trong sáng của Tấm đã khiến cho Tấm nhiều lần bị mẹ con dì ghẻ hãm hại. Đầu tiên là Cám lừa Tấm để cướp công xúc tép. Sau đó, Tấm bị dì ghẻ lừa trèo lên cây cau để hái cau, ở dưới, dì ghẻ chặt cây cau đi. Tấm chết hóa thành con chim vàng anh. Sau đó Tấm tiếp tục bị Cám hại bằng cách giết thịt chim Vàng Anh. Chim Vàng Anh chết biến thành cây xoan đào thì Cám lại đem chặt cây xoan đào đi để làm thành khung cửi. Khi khung cửi kêu những tiếng kêu oan ức liền bị Cám đem đốt. Từ đống tro tàn mọc lên một cây Thị. Tấm trốn mình trong quả thị và được một cụ già đem về cưu mang. Nhiều lần bị hãm hại nhưng không chết đã cho thấy Tấm có sức sống vô cùng mạnh mẽ. Thông qua những lần tái sinh của Tấm, người xưa cũng cho chúng ta thấy được rằng cái thiện trong cuộc sống này sẽ không bao giờ mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ cái này sang cái khác mà thôi. Tấm sau mỗi lần bị hại lại càng trở nên xinh đẹp hơn giống như lửa đã qua thử vàng vậy. Điều này khiến cho mẹ con Cám vô cùng tức giận.

Tuy nhiên, trong cuộc sống này, chỉ có cái thiện mới tồn tại vĩnh hằng chứ cái ác thì không bao giờ. Kết cục cho mẹ con Cám chính là cái chết.

Nhân vật Tấm chính là hiện thân của cái đẹp. Câu chuyện có tác dụng giáo dục con người thời đại ngày nay rằng hãy sống lương thiện như cô Tấm rồi điều tốt đẹp sẽ đến với mình.

Subin Lê

Soạn Văn Bài: Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Soạn văn bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

I. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Ôn tập văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.

Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

Phương pháp liệt kê.

Phương pháp nêu ví dụ.

Phương pháp dùng số liệu.

Phương pháp so sánh.

Phương pháp phân loại, phân tích.

2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Văn bản” “Hạ Long – đá và nước”

a.

Thuyết minh về sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.

Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê…

b. Phương pháp thuyết minh:

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn”

c. Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật:

– Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.

Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.

Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.

– Biện pháp nhân hoá:

Đá có tri giác, có tâm hồn

Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.

II. Luyện tập

Câu 1: Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh

a.

Văn bản trên có tính chất thuyết minh.

Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống:

Tính chất chung về họ, giống, loài

Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.

Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản:

Phương pháp nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới.

Phương pháp phân loại: Các loại ruồi.

Phương pháp dùng số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp ruồi…

Phương pháp liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính…

b.

Câu 2: Đọc đoạn văn SGK và nhận xét

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện: Kể câu chuyện ngày bé nghe bà kể chuyện về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này học môn sinh vật mới biết là không phải như vậy.

Luyện Tập Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Hướng dẫn soạn bài luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm chi tiết các mẫu dàn ý và mở bài mẫu để các em tham khảo.

Bài viết này, Đọc Tài Liệu sẽ giới thiệu đến các bạn những mẫu dàn ý và đoạn mở bài đề văn theo yêu cầu tại phần chuẩn bị ở nhà trang 15 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.

Soạn văn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài 1: Cho đề văn: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

a) Xác định đề bài cụ thể.

b) Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài.

Hướng dẫn làm bài

Thuyết minh về cái nón lá

Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón.

Thân bài:

– Lịch sử chiếc nón và nghề làm nón.

– Cấu tạo của chiếc nón.

– Quy trình làm ra chiếc nón.

– Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.

Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.

b. Hướng dẫn viết mở bài:

Nhắc đến những vật dụng gắn bó, gần gũi, thân thiết với người Việt, không thể nào bỏ qua chúng tôi – những chiếc nón lá. Nón lá chúng tôi đã đồng hành cùng con người Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử. Lúc vui, lúc buồn, khi để che nắng mưa cùng người một nắng hai sương, khi lại làm duyên cùng nụ cười thiếu nữ hay e ấp cùng cô dâu bước chân về nhà chồng.

thêm những bài văn mẫu thuyết minh giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về cái quạt máy

Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt.

Thân bài:

– Nguồn gốc và sự ra đời của quạt.

– Cấu tạo và công dụng, sử dụng và bảo quản.

– Quạt trong đời sống đô thị và nông thôn.

Lưu ý: Nên sử dụng biện pháp nghệ thuật: tự thuật, nhân hoá để kề…

Kết bài: Cảm nghĩ chung về cái quạt trong đời sống hiện đại.

b. Hướng dẫn viết mở bài

1. Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo. Lúc ấy, mọi người sẽ cần đến chúng tôi – một vật dụng đang sử dụng rất hữu ích hằng ngày, những chiếc quạt máy.

một số bải văn mẫu thuyết minh về cái quạt máy hay tại Đọc Tài Liệu

2. Nhắc đến làng quê Việt Nam là ta nghĩ đến những cánh đồng lúa rộng bạt ngàn, những người nông dân chăm chỉ, cần cù, quanh năm gắn bó với ruộng vườn, những triền đê, bãi cỏ xanh mượt, lũ trẻ con với những cánh diều và trò chơi gắn bó với tuổi thơ. Và trong đó còn có những vườn chuối. Hình ảnh ấy gắn liền với làng quê Việt Nam, với người nông dân từ rất lâu rồi.