Vùng Nhân Có Chức Năng Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vùng Dưới Đồi Có Chức Năng Gì?

Vùng dưới đồi trong não có kích thước nhỏ bé nhưng lại nắm giữ quyền điều khiển nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng dưới đồi và các chức năng mà nó đảm nhiệm.

Vùng dưới đồi là một vùng nhỏ ở trung tâm bộ não, nằm giữa tuyến yên và đồi thị.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên vùng dưới đồi lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone cũng như kích thích nhiều quá trình khác trong cơ thể.

Các chức năng của vùng dưới đồi bao gồm:

Giải phóng hormone

Điều hòa thân nhiệt

Duy trì chu kỳ sinh lý hằng ngày

Kiểm soát sự thèm ăn

Quản lý hành vi tình dục

Điều chỉnh cảm xúc

Vùng dưới đồi có 3 vùng chính là dưới đồi trước, dưới đồi giữa và dưới đồi sau. Mỗi vùng lại chứa các hạt nhân khác nhau. Đây là những cụm tế bào thần kinh thực hiện các chức năng quan trọng, chẳng hạn giải phóng hormone.

2.1 Vùng dưới đồi trước

Khu vực này còn được gọi với cái tên là vùng trên thị. Hạt nhân chính gồm nhân trên thị, nhân cạnh não thất và một số hạt nhân nhỏ khác trong vùng dưới đồi trước.

Một số hormone quan trọng được sản xuất ở vùng dưới đồi trước bao gồm:

Hormone này giúp kích thích tuyến yên sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp TSH. TSH đóng vai trò quan trọng trong chức năng của nhiều bộ phận cơ thể như tim, hệ tiêu hóa và cơ bắp.

Hormone này kích thích tuyến yên sản xuất các hormone sinh sản quan trọng, chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH).

Loại hormone này còn được gọi là hormone chống bài niệu (ADH). Nó điều chỉnh mức nước trong cơ thể. Vasopressin giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi bị mất nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và báo hiệu cho thận hấp thu bớt nước.

2.2 Vùng dưới đồi giữa

Vùng này còn được gọi là vùng thân củ, chứa hạt nhân chính gồm nhân bụng giữa, nhân lưng giữa và nhân phễu.

2.3 Vùng dưới đồi sau

Khu vực này còn gọi là vùng vú, bao gồm nhân trước vú, trên vú, củ vú. Hạt nhân tại vùng này giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách gây run và ngăn chặn tiết mồ hôi.

Trường hợp vùng dưới đồi hoạt động không bình thường được gọi là rối loạn chức năng vùng dưới đồi.

Một số yếu tố gây rối loạn chức năng vùng dưới đồi bao gồm:

Chấn thương đầu

Rối loạn di truyền, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng

Khối u trong hoặc xung quanh vùng dưới đồi

Rối loạn ăn uống, ví dụ chứng chán ăn hoặc cuồng ăn

Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể gây ra các vấn đề sau:

Nếu vùng dưới đồi không sản xuất và giải phóng đủ vasopressin sẽ dẫn tới thận có thể loại bỏ quá nhiều nước, gây tăng tiểu và khát nước – những biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt. Không giống như bệnh đái tháo đường, bệnh nhân đái tháo nhạt có lượng đường trong máu ổn định.

Đây là một rối loạn hiếm gặp và có tính di truyền. Nó khiến vùng dưới đồi không thể kích hoạt sau khi ăn no. Những người mắc hội chứng Prader-Willi thường xuyên thèm ăn, gây tăng nguy cơ béo phì. Các triệu chứng khác bao gồm chậm chuyển hóa, giảm cơ bắp.

Dạng rối loạn này xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone. Mặc dù bệnh này thường gây ra bởi tổn thương của tuyến yên, tuy nhiên rối loạn chức năng vùng dưới đồi cũng có thể là nguyên nhân.

Huyết áp cao hoặc thấp bất thường

Nhiệt độ cơ thể dao động bất thường

Tăng hoặc giảm cân không giải thích được

Thay đổi khẩu vị

Mất ngủ

Cơ thể mất nước

Vóc dáng nhỏ bé

Dậy thì chậm

Đi tiểu thường xuyên

Để được tư vấn chi tiết các vấn đề tại vùng dưới đồi cũng như hệ nội tiết, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Túi Mật Có Chức Năng Gì? Nguyên Nhân Gây Viêm Túi Mật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương – Bác sĩ nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trong cơ thể người, túi mật là một bộ phận thuộc hệ thống đường dẫn mật. Túi mật là một túi nhỏ, nằm sát dưới gan, vùng bụng bên phải, dưới bờ sườn phải. Túi mật có chiều dài khoảng từ 80 – 100mm và chiều ngang trong khoảng 30 – 40mm.

Túi mật gồm thân, ống và cổ túi mật. Ở hình dáng thông thường, cổ túi mật gấp khúc với thân túi mật và nối liền với ống mật chủ.

2. Túi mật có tác dụng gì?

Túi mật và ống túi mật là nơi chứa đựng và dự trữ dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết ra. Khi ăn, gan sẽ bài tiết dịch mật nhiều hơn, túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó đổ vào tá tràng và xuống ruột non, giúp phân hủy các chất béo, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người. Ngoài ra, túi mật còn có vai trò như một van điều phối dẫn mật vào tá tràng xuống ruột non một cách nhịp nhàng.

3. Nguyên nhân gây viêm túi mật

Do tuổi cao, người béo phì, thừa cân

Do sỏi mật: 90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi túi mật gây ra. Sỏi di chuyển trong túi mật, cọ xát và làm tổn thương thành túi mật, hoặc cũng có thể gây tắc nghẽn các ống dẫn mật, làm cho dịch mật bị ứ đọng trong túi mật. Sỏi mật cũng khiến các hoạt chất, vi khuẩn trong dịch mật bị tích tụ, gây viêm nhiễm túi mật

Do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus: các vi khuẩn gây viêm túi mật chủ yếu là các vi khuẩn ở đường ruột. Khi các vi khuẩn này di chuyển ngược lên đường dẫn mật qua lỗ mật vào tá tràng, hoặc theo giun khi giun chui lên ống mật, hoặc khi vi khuẩn theo đường máu, bạch huyết di chuyển tới đường dẫn mật, túi mật gây viêm nhiễm.

Do khối u: Viêm túi mật còn có thể do khối u từ bên ngoài chèn ép vào đường dẫn mật hoặc trong lòng ống dẫn mật. Sự chèn ép khiến dòng chảy của mật bị ứ đọng, gây ra nhiễm trùng.

Do chế độ ăn nhiều chất béo, làm tăng nguy cơ viêm túi mật

4. Biến chứng của viêm túi mật như thế nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

Tích tụ mật gây viêm túi mật có thể khiến túi mật bị thủng.

Bệnh viêm túi mật cấp có thể chưa làm thủng túi mật nhưng có thể khiến túi mật bị căng phồng, làm cho thành túi mật bị giãn nở, yếu, thấm mật vào ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc mật.

Viêm phúc mạc mật là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm túi mật, có thể gây bị sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp, trụy tim mạch, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Thủng túi mật có thể gây suy tuần hoàn, chảy máu nội tạng. Khi có lỗ rò vào đường tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Ngoài ra, viêm túi mật cũng có thể gây viêm mủ hoặc áp-xe đường dẫn mật.

Viêm túi mật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị sớm. Việc đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng của túi mật vô cùng quan trọng để phòng ngừa viêm túi mật và các biến chứng có thể có.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa, Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương đã thực hiện thành công nhiều trường hợp can thiệp nội soi phức tạp, phát hiện nhiều tổn thương ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm, đem lại sức khỏe và sự an tâm cho nhiều bệnh nhân.Bác sĩ Phương chuyên chẩn đoán ung thư sớm ở dạ dày và đại tràng, kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi đường mật tụy, hẹp đường mật, u đường mật, rò mật và điều trị co thắt tâm vị bằng kỹ thuật mở cơ qua đường miệng điều trị co thắt tâm vị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Giải Phẫu Chức Năng Vùng Cánh

Chức năng của phức hợp khuỷu:

trợ giúp tính vận động của bàn tay trong không gian bằng cách : (i) làm ngắn và/hoặc kéo dài tay ; (ii) xoay cẳng tay; (iii) kết hợp cả hai vận động trên

cung cấp kiểm soát và sự vững cho các vận động kỹ năng của bàn tay cho các vận động cần sức mạnh của chi trên

Đầu gần của Xương trụ lớn hơn nhiều đầu gần Xương quay

Đầu xa Xương quay lớn hơn nhiều đầu xa Xương trụ

Xương bả vai & xương cánh tay là các điểm bám (nguyên ủy) của các cơ gấp và duỗi khuỷu

Xương trụ & Xương quay là các điểm bám tận của những cơ này

Xương bả vai, xương cánh tay, & Xương trụ là nơi bám nguyên ủy cho các cơ sấp & ngữa của các khớp quay-trụ

Điểm bám tận của các cơ vận động khớp quay-trụ nằm trên Xương quay

Thường được nhóm với nhau vì có quan hệ giải phẫu gần gũi

Các vận động khớp khuỷu khác với vận động ở các khớp quay-trụ

Các vận động ở các khớp quay-trụ khác với vận động của cổ tay

Khớp khuỷu

Là Khớp bản lề: Chỉ cho phép gấp và duỗi

2 khớp liên hệ nhau: Khớp cánh tay -trụ: chính, Khớp cánh tay-quay(phụ)

Các vận động khuỷu tay:

Chủ yếu là vận động giữa các mặt khớp xương cánh tay & Xương trụ

Ròng rọc xương cánh tay khớp (trochlea) với hõm ròng rọc (sigma lớn) xương trụ

Chỏm quay tiếp xúc rất ít với capitulum xương cánh tay

Sự vững khớp:

khi khuỷu duỗi tối đa, mỏm khuỷu nằm trong hố khuỷu

Làm gia tăng sự vững khớp khi duỗi tối đa

Độ vững ở tư thế gập phụ thuộc nhiều hơn vào dây chằng bên quay và bên trụ

Dây chằng bên trụ rất quan trọng bảo vệ bên trong, phòng ngừa dạng khuỷu khi bị lực tác động trong các hoạt độngNhiều môn thể thao tiếp xúc và hoạt động gây sức ép lên mặt trong khớp, gây chấn thương

Dây chằng bên quay làm vững bên ngoài và ít khi bị chấn thương

Dây chằng vòng quay ôm quanh chỏm xương quay để giữ vững

Tầm vận động khuỷu

Duỗi 0 0 (hoặc quá duỗi 10 0) độ đến gập 145 -150 0

Góc mang

Hỏm ròng rọc xương trụ khớp với ròng rọc xương xương cánh tay.

Khi khuỷu duỗi, sự không đối xứng của ròng rọc làm cho xương trụ lệch ngoài một góc (valgus) gọi là góc mang, thay đổi từ 10° đến 15° ở nam và 15° đến 25° ở nữ.

Khi gấp khuỷu, tư thế vẹo ngoài này giảm và đôi khi chuyển sang tư thế vẹo trong (varus) khi gấp tối đa.

Khớp cẳng tay: quay -trụ (gần -xa)

Là khớp xoay

Đầu gần xương quay xoay quanh đầu gần xương trụ

Đầu xa xương quay xoay quanh đầu xa xương trụ

Dây chằng vòng giữ đầu xương quay trong khớp của nó

Màng gian cốt tạo khớp nối giữa xương quay và xương trụ giữ hai khớp quay trụ gần và xa

Tầm vận động

Ngữa 80 – 90 độ

Sấp 70 – 90 độ

Sự đồng vận giữa các cơ vận động khớp ổ chảo-cánh tay, khuỷu, & khớp quay-trụ

Khi khớp quay-trụ vận động qua tầm của nó, các cơ ổ chảo cánh tay và khuỷu co để làm vững hoặc hỗ trợ hiệu quả của vận động ở các khớp quay-trụ

Ví dụ khi vặn chặt ốc (ngữa xương quay-trụ) , chúng ta có xu hướng xoay ngoài vai và gấp khuỷu

Ngược lại, khi vặn lỏng ốc (sấp cánh tay), chúng ta có xu hướng xoay trong vai và duỗi khuỷu

Các cơ chủ vận và đối vận ở các khớp xung quanh co để hỗ trợ làm vững cho hoạt động

Các cơ cánh tay-cẳng tay

Gấp và duỗi khuỷu

Ngữa và sấp cẳng tay

Cơ một khớp hoặc hai khớp

Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps Brachii )

Gấp khuỷu

Quay ngữa cẳng tay

Gấp nhẹ khớp vai

Dạng nhẹ khớp vai khi xoay ngoài

N: TK cơ bì (C5, C6)

Cơ cánh tay (Brachialis Muscle)

Gấp khuỷu

N: TK cơ bì (C5-C6)

Cơ cánh tay quay (Brachioradialis Muscle)

Gấp khuỷu

Quay sấp từ tư thế ngữa đến trung tính

Quay ngữa từ tư thế sấp đến trung tính

N: TK quay (C5, C6)

Cơ tam đầu cánh tay

Duỗi khuỷu

Cơ khuỷu

Duỗi khuỷu

N: TK quay (C7, C8)

Cơ Sấp tròn

Sấp cẳng tay

Gấp khuỷu yếu

N: TK giữa (C6,

Cơ Sấp vuông

Sấp cẳng tay

N: TK giữa (C8, T1

Cơ ngữa

Ngữa cẳng tay

N: TK quay (C6)

Các động tác

Gấp khuỷu tay

Cơ nhị đầu cánh tay (Biceps brachii)

Cơ cánh tay (Brachialis)Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)Trợ giúp từ cơ sấp tròn Pronator teres

Cơ cánh tay là một cơ lớn, nhưng có cánh tay đòn nhỏ nhất, thuận lợi cơ học kém nhất.

Cơ nhị đầu có kích thước lớn và cánh tay đòn dài,

Tuy nhiên cơ cánh tay quay nhỏ hơn có cánh tay đòn dài nhất, do đó có thuận lợi cơ học tốt nhất trong động tác gấp khuỷu

Cơ cánh tay có vai trò lớn hơn khi cẳng tay quay sấp.

Cơ cánh tay quay hiệu quả nhất khi cẳng tay nửa sấp

Cơ nhị đầu gấp tốt hơn khi cẳng tay quay ngữa

Duỗi khuỷu

Cơ tam đầu cánh tay (Triceps brachii)

Cơ khuỷu (Anconeus) trợ giúp

Duỗi khuỷuQuay sấp cẳng tayCơ sấp tròn (Pronator teres)Cơ sấp vuông (Pronator quadratus)Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)

Quay ngữaCơ nhị đầu cánh tay (Biceps brachii)

Cơ ngữa (Supinator)

Cơ cánh tay quay (Brachioradialis)

Bệnh lý gân cơ

“khuỷu tay người đánh tennis”:

Thường gặp,

Cơ duỗi cổ tay, các ngón gần điểm nguyên ủy của nó ở lồi cầu ngoài

Còn được gọi là viêm mỏm lồi cầu ngoài

Viêm mỏm lồi cầu trong

Được gọi là khuỷu tay người đánh gôn

Ít gặp hơn

Tổn thương nhóm cơ gấp cổ tay trong và cơ sấp gần điểm nguyên ủy ở lồi cầu trong.

Dịch Tụy Có Chức Năng Gì?

Tụy là một tạng đặc biệt, vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy). Dịch tụy có tác dụng gì? Nó có khả năng tiêu hóa hầu hết tất cả thành phần có trong thức ăn), vừa có chức năng nội tiết (tiết ra các nội tiết tố, trong đó điển hình là insulin).

Dịch tụy được dẫn ra ngoài vào ống tiêu hóa qua hai ống tụy là ống tụy chính và ống tụy phụ. Ống tụy chính (ống Wirsung) chạy theo chiều dài của tụy, cùng với ống mật chủ hợp thành bóng Vater trước khi đổ vào khúc II của tá tràng, và cơ vòng Oddi bao quanh lỗ đổ đó giữ vai trò điều tiết lượng dịch mật và dịch tụy đổ xuống tá tràng.

Ống tụy phụ (santorini) sẽ thu nhận dịch tụy ở phần mỏm tụy và đầu tụy rồi đổ vào lỗ tụy phụ nằm phía trên vị trí đổ của bóng Vater một chút. Trong tụy thì ống tụy chính và ống tụy phụ có liên thông với nhau.

2. Thành phần và chức năng của dịch tụy

Mỗi ngày có khoảng 1000 mL dịch tụy được tiết ra, trong đó các nang tuyến của tụy bài tiết các enzyme tiêu hóa, còn các ống tuyến dẫn ra từ các nang bài tiết các muối bicarbonate.

Dịch tụy có đủ cả 3 loại enzyme để tiêu hóa được gần như tất cả các thành phần có trong thức ăn của con người (carbohydrate, protein, lipid). Đa số các enzyme được sản xuất và bài tiết dưới dạng tiền enzyme không hoạt động (trừ hai enzyme amylase và lipase) được bọc trong các hạt zymogen. Các tiền enzyme này sẽ chuyển thành dạng hoạt động khi tiếp xúc với một enzyme ở diềm bàn chải của tế bào ruột mang tên enterokinase.

Các loại enzyme tiêu hóa cụ thể bao gồm:

Để tiêu hóa carbohydrate: Các enzyme amylase, maltase sẽ thủy phân các polysaccharide (trừ cellulose), oligosaccharide, trisaccharide (maltotriose) và disaccharide (maltose) để cuối cùng tạo ra monosaccharide là glucose.

Để tiêu hóa protein: Tuyến tụy bài tiết các tiền enzyme (trypsinogen, chymotrypsinogen, procarboxypeptidase, ribonuclease, deoxyribonuclease, proelastase), khi đổ vào tá tràng gặp enterokinase thì trypsinogen chuyển thành dạng hoạt động là trypsin, nó hoạt hóa các tiền enzyme còn lại thành dạng hoạt động là chymotrypsin, carboxypeptidase, ribonuclease, deoxyribonuclease, elastase để thủy phân các protein thành các chuỗi peptide ngắn, rồi trải qua quá trình tiếp xúc với các enzyme khác trong ruột để trở thành các amino acid mà ruột có thể hấp thu. Tuy nhiên enzyme có tên carboxypeptidase có khả năng cắt đứt liên kết peptid có gốc -COOH tận cùng để tạo thành các amino acid đơn lẻ ruột hấp thu được.

Để tiêu hóa lipid: Các enzyme tiêu hóa lipid là các hợp chất hòa tan trong nước, chỉ có thể phân giải trên bề mặt của các hạt lipid, vì lí do đó muốn tiêu hóa lipid thì bước đầu tiên là lipid cần được nhũ tương hóa bởi dịch mật. Muối mật và lecithin trong dịch mật đóng vai trò làm giảm sức căng bề mặt của các hạt lipid, và khi sức căng bề mặt giảm đi thì ruột co bóp sẽ làm vỡ các hạt lipid, tạo ra các hạt nhỏ hơn, làm cho bề mặt tiếp xúc giữa enzyme và các hạt tăng lên tới 1000 lần. Enzyme lipase sẽ thủy phân các hạt lipid đã được nhũ tương hóa thành triglyceride rồi thành các acid béo và monoglyceride. Cholesterol ester hydrolase tác dụng với cholesterol ester tạo thành cholesterol và các acid béo. Còn phospholipase A2 tác dụng với lecithin sẽ tạo ra lysolecithin.

Ngoài ra các ion bicarbonate (trong muối bicarbonate) là thành phần vô cùng quan trọng giữ vai trò trung hòa acid từ dạ dày xuống tá tràng.

Một điểm thú vị là tụy có cơ chế tự bảo vệ để không bị tác động trước dịch tiêu hóa do nó tiết ra, cụ thể là:

Hầu hết các enzyme đều ở dạng tiền chất và chỉ xảy ra hoạt hóa khi chúng xuống tới ruột non.

Các ezyme tiêu hóa được bọc trong các hạt zymogen của các tế bào nang.

Các tế bào nang tổng hợp và bài tiết chất ức chế trypsin, nhằm chống lại sự hoạt hóa sớm của trypsinogen, vì trypsin hoạt hóa các enzym tiêu hóa protein khác cũng như phospholipase A2. Nếu phospholipase A2 được hoạt hóa trong tụy sẽ gây tổn thương tế bào, phá vỡ mô tụy và phá hủy các mô mỡ xung quanh.

Dịch tụy được điều hòa bài tiết theo hai cơ chế là thần kinh và nội tiết, và có 3 giai đoạn bài tiết dịch tụy:

Giai đoạn đầu: Khi nhìn, ngửi, nghĩ về thức ăn hay khi nhai và nuốt thức ăn, dây thần kinh X sẽ tiết acetylcholin làm bài tiết enzyme vào trong nang tụy, và trong giai đoạn này dịch tụy chứa nhiều enzyme, đồng thời dịch tụy chiếm 20% dịch vị của toàn bộ bữa ăn.

Giai đoạn dạ dày: Khi dạ dày căng lên sẽ khởi động cung phản xạ dài dây thần kinh X – dây thần kinh X. Acetylcholin do dây thần kinh X tiết ra sẽ kích thích cả tế bào nang tụy và tế bào ống tụy, tuy nhiên lượng enzyme tiết ra sẽ nhiều hơn so với lượng bicarbonate. Lúc này dịch vị thường chỉ chiếm 5 – 10%.

Giai đoạn ruột: Giai đoạn này dịch vị tiết nhiều, lên tới 70 – 80%.

Khi đáp ứng với secretin và cholecystokinin thì tụy sẽ bài tiết rất nhiều, cụ thể như sau:

Khi nồng độ ion H+ tăng cao tại tá tràng sẽ kích thích các tế bào S ở tá tràng cũng như ở phần đầu của hỗng tràng giải phóng ra secretin có tác dụng kích thích các ống tuyến bài tiết các ion bicarbonate, đồng thời secretin cũng kích thích gan bài tiết bicarbonate.

Một loạt các acid béo, acid amin, peptid sẽ kích thích tế bào I của tá tràng và hỗng tràng giải phóng cholecystokinin vào máu, sau đó nó kích thích nang tụy bài tiết các enzyme tiêu hóa.

Ion H+, các acid béo và peptid cũng đóng vai trò kích thích bài tiết dịch tụy, đặc biệt là các enzyme qua cung phản xạ dài dây thần kinh X – dây thần kinh X.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi