Vitamin B12 Có Chức Năng Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vitamin B12 Có Vai Trò Gì?

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong dầu có nhiều dạng khác nhau chứa khoáng chất coban thường gọi chung là cobalamins như methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin đóng vai trò rất quan trọng với hệ thần kinh, giúp cấu tạo nên dây thần kinh mà cụ thể là bao Myelin. Nếu nồng độ B12 không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng thần kinh. Ngoài ra đây cũng là loại vitamin có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tim mạch.

Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 gồm: Ngao, hàu, trai, gan bò, lợn, gà, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi, cua, tôm hùm, tôm, thịt bò, trứng ngỗng, vịt, phô mai, sữa, sữa chua…

2. Công dụng của Vitamin B12

Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá tŕinh phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Trên thực tế, hầu hết các trường hợp thiếu máu nguyên bào khổng lồ là do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Người bệnh xanh xao, yếu, dễ mệt, ăn mất ngon, hồi hộp đánh trống ngực, đau đầu, khó thở, ngất xỉu.

Giúp duy trì năng lượng

Vitamin B12 có lợi cho sự trao đổi chất của bạn bởi vì nó cần thiết cho sự chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose để sử dụng trong cơ thể. Glucose được sử dụng tạo ra năng lượng, vì vậy đây là lý do tại sao những người bị thiếu hụt vitamin B12 thường hay mệt mỏi. Vitamin B12 cũng cần thiết cho việc truyền tín hiệu thần kinh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa mất trí nhớ

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều rối loạn thần kinh và tâm thần. Bởi nó có vai trò trong truyền tín hiệu thần kinh và bảo vệ tế bào thần kinh nên nó được sử dụng để giảm nguy cơ bệnh thoái hóa thần kinh. Bao gồm bệnh Alzheimer và chứng mất trí.

Cải thiện tâm trạng và triệu chứng trầm cảm

Một trong những lợi ích vitamin B12 được nghiên cứu nhiều nhất là khả năng giúp điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Vitamin B12, cùng với folate, là yếu tố quyết định chính của quá trình chuyển hóa và tổng hợp ra hợp chất  SAM (S-adenosyl methionine). SAM rất quan trọng trong chức năng thần kinh, nó giúp đối phó với căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng. Ngoài ra, vitamin B12 còn cần thiết cho quá trình nhận thức và tập trung. 

Duy trì sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vitamin B12 giúp làm giảm mức homocysteine ​​cao, hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Homocysteine ​​là một acid amin, nồng độ của nó trong máu bị ảnh hưởng bởi nồng độ vitamin nhóm B trong máu, bao gồm vitamin B12. Bằng cách hạ thấp mức homocysteine ​​trong máu, Vitamin B12 giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Cũng có một số bằng chứng cho thấy B12 có thể giúp kiểm soát cholesterol và tăng huyết áp. Vitamin B12 cũng có thể kiểm soát bệnh xơ vữa động mạch ở người có tiền sử xơ vữa mạch.

Chăm sóc da, tóc, móng

Vitamin B12 rất cần thiết cho da, tóc và móng tay khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào. Nó làm da không bị khô, viêm, mụn trứng cá và có thể dùng cho da trong bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng có thể làm giảm gãy rụng tóc và giúp móng tay trở nên chắc khỏe hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa

B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó nó cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày. Ngoài ra, nó còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột. Việc loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sẽ ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như viêm ruột (IBS) hoặc Candida.

Cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh

Vitamin B12 có vai trò trong việc tạo ra axit nucleic hoặc DNA – vật liệu di truyền cơ bản được sử dụng để tạo ra toàn bộ cơ thể. Do đó, vitamin B12 không chỉ là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển mà còn là một thành phần quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Cung cấp đủ Vitamin B12 cùng với folate cho mẹ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như khuyết tật ống thần kinh.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu hiện nay cho thấy bổ sung vitamin B12 cùng folate giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy vitamin B12 có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư đại tràng.

Giúp tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B12 có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính, một căn bệnh dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi và suy nhược mạn tính.

3. Nhu cầu Vitamin

Sự hấp thu vitamin B12 cần có yếu tố nội tại (một protein do tế bào thành của niêm mạc dạ dày tiết ra) và enzyme phân hủy protein của tụy. Vitamin B12 được hấp thu bởi đoạn cuối của ruột non. 

Liều dùng vitamin B12 cho người lớn:

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không có các triệu chứng thần kinh: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 1mg, 3 lần /1 tuần trong 2 tuần, sau đó duy trì 1 mg/3 tháng một lần.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có các triệu chứng thần kinh: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 1 mg/cách ngày cho đến khi không có thêm cải thiện duy trì 1 mg/2 tháng một lần.

Điều trị dự phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12: Tiêm bắp, 1 mg/2 – 3 tháng một lần.

Điều trị giảm thị lực do thuốc lá và bệnh teo dây thần kinh thị giác Leber: Hydroxocobalamin, tiêm bắp 1 mg/ngày trong 2 tuần, sau đó 1 mg, 2 lần/tuần cho đến khi không có thêm cải thiện duy trì 1 mg/1 – 3 tháng một lần.

Vitamin B12 có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch tiêm: 1000 mcg/ml;

Viên nén: 100 mcg, 200 mcg, 1000 mcg

4. Các vấn đề thường gặp

Trầm cảm

Alzheimer

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

5. Những vấn đề cần lưu ý

Khi nhận thấy có những triệu chứng như trí nhớ kém, giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân, buồn ngủ nhưng không ngủ được, bị táo bón, đau đầu…hoặc có những biểu hiện của trầm cảm, các vấn đề về tầm nhìn, sưng lưỡi, gặp phải những rối loạn thần kinh, giảm cân, buồn nôn và mệt mỏi thì có khả năng cơ thể đang thiếu hụt vitamin B12 nên cần thăm khám và bổ sung kịp thời.

Nguồn: Vinmec

Vitamin B1, B6, B12 Có Tác Dụng Gì? Bổ Sung Như Thế Nào?

Vitamin B là nhóm vitamin khá phức tạp nhưng rất cần thiết và quan trọng với cơ thể. Trong đó có ba loại vitamin B1 B6 B12 hay còn gọi là tổng hợp 3B. Nhóm vitamin B1, B6, B12 có công dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng rất lớn, giúp duy trì hoạt động của cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng,… Công dụng, cách sử dụng vitamin B phù hợp như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tác dụng của vitamin B1

Vitamin B1 nằm trong nhóm vitamin b1 b6 b12 rất quan trọng cho cơ thể. Người dùng có thể nạp vitamin B trong hầu hết các loại thực phẩm của chế độ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm bổ sung vitamin B1 gồm có: cá thịt động vật, các loại hạt, đậu và họ nhà đậu, khoai lang…

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể:

Thiamin là dưỡng chất quan trọng để tạo nên ATP, phân tử mang năng lượng của cơ thể, giúp cho bạn có năng lượng duy trì mọi hoạt động của cuộc sống. Đây là dạng năng lượng tích cực, loại bỏ sự mệt mỏi, buồn chán,…Vitamin B1 còn là chất hỗ trợ trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, thúc đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh. Đây còn là thành phần hỗ trợ tốt cho quá trình phân giải protein và chất béo, sản xuất hồng cầu và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn chuyển hóa di truyền.

Hạn chế tổn thương thần kinh

Đối với những người bị thiếu hụt vitamin B1 thì hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Sự suy giảm trí nhớ, học hành kém, tình trạng mệt mỏi hay uể oải đều có nguồn gốc từ sự thiếu hụt vitamin b1.

Bảo vệ tim mạch

Vitamin B1 ( thiamin) có công dụng bảo vệ hoạt động của tim mạch rất tốt. Đây là thành phần quan trọng để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Chất dẫn truyền cần thiết giữa hệ thống thần kinh đến các cơ và tim. Thiamin hỗ trợ bảo vệ tim mạch làm việc hiệu quả và giảm nguy cơ suy tim cực kỳ tốt.

Hỗ trợ khả năng miễn dịch

Vitamin B là nhóm vitamin quan trọng của hệ tiêu hóa, nơi có hệ miễn dịch nhiều nhất. Hấp thụ đầy đủ vitamin B1 sẽ giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch trước bệnh tật,…

Cải thiện thị lực

Các vấn đề về thị lực, mắt thường gặp gồm có: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,,..sẽ được cải thiện nhờ vitamin B1.

Đẹp da, kích thích mọc tóc

Không chỉ với khả năng miễn dịch hay hệ thần kinh mà vitamin B1 còn hỗ trợ loại bỏ nám, sạm da, mờ sẹo, mang đến làn da căng mịn. Tóc cũng sẽ nhanh mọc và nhanh dài nhờ có vitamin B1.

Chắc chắn trong nhóm vitamin B thì cơ thể cần phải bổ sung vitamin B1 đầy đủ để cơ thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Tác dụng của vitamin B6 đối với cơ thể

Vitamin B6 được bổ sung dưới 2 dạng: thực phẩm và viên nang. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến nghị rằng nên tập trung bổ sung vitamin B6 trong chế độ ăn uống hợp lý. Bởi đây là thành phần vitamin hiếm khi thiếu trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên đối với một số trường hợp mắc các bệnh lý khác thì việc bổ sung vitamin B6 là rất quan trọng.

Duy trì mạch máu ổn định, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Vitamin B6 có công dụng điều chỉnh nồng độ Homocysteine trong máu cao. Bởi homocysteine là chất tích tụ gây nên tình trạng viêm, bệnh lý về tim mạch. Các chất có hại tích tụ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu, cũng như với sức khỏe của con người.

Hỗ trợ các chức năng của não bộ

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B6 thì chức năng của não bộ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thiếu hụt vitamin B6 thường sẽ gây nên các bệnh lý về não bộ như giảm trí nhớ, bệnh azheimer ở người già,…

Bảo vệ mắt, hạn chế các bệnh về mắt

Chế độ ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ vitamin B6 sẽ khiến cho các bệnh về mắt phát triển. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B6 có thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn mắt và mất thị lực.

Bổ sung dưỡng chất khi ốm nghén

Vitamin B6 được khuyên dùng dành cho phụ nữ đang mang thai bị ốm nghén. Việc bổ sung vitamin B6 sẽ giúp cho quá trình mang thai khỏe mạnh hơn, giảm ốm nghén, mệt mỏi,…

Đây là thành phần vitamin trong nhóm vitamin B quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe mà người dùng nên nạp vào cơ thể một lượng vitamin phù hợp nhất. Đặc biệt với các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, các đối tượng mắc các bệnh lý khác,… thì nên sử dụng đúng liều lượng, hoặc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Vitamin B12 có tác dụng gì

Vitamin B12 nằm trong nhóm vitamin b1 b6 b12 mang đến những công dụng vượt trội với cơ thể. Đây là thành phần vitamin có trong nguồn thực phẩm như: thịt, cá, hải sản, ngũ cốc,…

Tăng cường chức năng của hệ thần kinh và não bộ

Cụ thể vitamin B12 giúp cho người dùng giảm được nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ hiệu quả. Đặc biệt đây là công dụng rất quan trọng mà vitamin B12 mang lại cho người già, những đối tượng bị suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh và chức năng của não bộ.

Chăm sóc da , tóc, móng cho cơ thể

Vitamin B12 đóng vai trò rất lớn trong việc tái tạo tế bào. Đây là thành phần giúp cho da không bị khô, viêm, mụn trứng cá. Đặc biệt được sử dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị da bị vảy nến và chàm. Vitamin B12 còn hỗ trợ chăm sóc da, tóc, móng phát triển.

Vitamin B12 hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin B12 hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư rất cao. Vitamin B12 hỗ trợ cho hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể của chúng ta tránh được các căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là giúp ngăn ngừa ung thư.

Bổ sung nguồn vitamin B1, B6, B12 vào cơ thể như thế nào?

Vitamin b1 b6 b12 có tác dụng như thế nào, cần được bổ sung vào cơ thể ra sao? Hầu hết các loại vitamin b1, b6, b12 đều có trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy người dùng hoàn toàn có thể bổ sung thông qua việc ăn uống tự nhiên bởi chế độ ăn đa dạng.

Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý khác nhau mà việc bổ sung vitamin 3B rất cần thiết. Khi đó bạn có thể bổ sung bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng dạng viên nang. Hiện nay không khó để bạn có thể tìm được các loại thuốc có chứa ba loại vitamin này. Vì vậy người dùng cần phải xác nhận được công dụng, nguồn gốc, cũng như sự uy tín của đơn vị cung cấp để sử dụng an toàn, hiệu quả cao.

Đặc biệt đối với các nhóm đối tượng như : trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người bị các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, mắt,… cần phải sử dụng đúng liều lượng, hoặc tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ điều trị. Bởi việc sử dụng bừa bãi, sử dụng không đúng liều lượng các vitamin trong nhóm vitamin B sẽ khiến cho cơ thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Vitamin B1, B6, B12® Là Thuốc Gì?

1 Vitamin b1, b6, b12 là thuốc gì? Những đặc điểm của thuốc Vitamin b1, b6, b12

2 Tác dụng của các loại vitamin trong thuốc

3 Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vitamin b1, b6, b12

4 Liều dùng và cách dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

5 Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

6 Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Vitamin b1, b6, b12 là thuốc gì? Những đặc điểm của thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc Vitamin b1, b6, b12 còn có tên gọi là thuốc Vitamin 3B. Công thức, hàm lượng:

– Vitamin B1: 12,5 mg. – Vitamin B6: 12,5 mg. – Vitamin B12: 12,5 mcg. – Tá dược vừa đủ 1 viên.

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên bao phim – Hộp10 vỉ.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Dược động học: Thuốc được dùng bằng con đường uống.

Đối với Vitamin B1 được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau đó đào thải qua nước tiểu.

Còn Vitamin B6 được hấp thu dễ dàng qua dạ dày – ruột, sau một quá trình hoạt động thuốc được chuyển hóa ở gan dưới dạng không hoạt tính là 4- pyridoxic và được đào thải qua nước tiểu nhiều hơn qua phân.

Vitamin B12 được hấp thu qua ruột, sự hấp thu này có sự tham gia của yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra, sau khi hấp thu vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh ra khỏi huyết tương để phân bố vào nhu mô gan, gan là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác. Vitamin B12 được thải trừ qua phân, thận.

Tính chất thuốc:

Đây là loại thuốc thuộc nhóm Vitamin nhóm B có tầm quan trọng cho sự chuyển hóa carbohydrat, protein và chất béo, cung cấp năng lượng cho mô tế bào.

Các loại Vitamin này không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy cần chúng ta cung cấp qua thức ăn hàng ngày hoặc các liệu pháp thay thế để duy trì mức độ cần thiết ở các mô.

Tác dụng của các loại vitamin trong thuốc

Vai trò của Vitamin B1:

Nếu cơ thể bị thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.

Có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.

Vai trò của Vitamin B6:

Tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng hoạt tính của vitamin C.

Có tầm quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.

Tác dụng của Vitamin B12:

Góp phần tổng hợp methionin và rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.

Thực hiện chức năng tạo máu.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu được bổ sung đầy đủ b12 sẻ sinh ra những đứa trẻ ngoan ngoãn.

Đặc biệt còn giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc Vitamin b1, b6, b12 được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

– Dự phòng và điều trị thiếu vitamin nhóm B.

– Dùng trong điều trị chứng nghiện rượu và giải độc.

– Trong hội chứng đau nhức (thấp khớp hay thần kinh, cơ).

– Người hay kém ăn, mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12:

Liều dùng của thuốc:

– Người bị mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. – Có chứng ung thư. – Không kết hợp với Levodopa.

Cách sử dụng thuốc:

Liều dùng và cách dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Đối với trẻ em: Dùng 1 viên x 1 đến 2 lần trên ngày. Đối với người lớn: Dùng 1 đến 2 viên x 3 lần trên ngày.

Thuốc được sử dụng bằng đường uống, nên uống sau bữa ăn, kèm với một cốc nước trong. Việc uống thuốc không đúng cách sẽ không hết bệnh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và thuốc b1, b6. b12 cũng không ngoại lệ. Vì vậy, mọi người nên sử dụng thuốc an toàn, để mang lại hiệu quả.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Trong quá trình điều trị, bạn có thể gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể do thuốc gây phản ứng phụ như:

Khả năng xảy ra: ngứa, nổi mề đay, đổ mồ hôi, buồn nôn.

Hiếm xảy ra: kết tủa Urat, sỏi thận, đau bụng, yếu cơ, khát nước, tiểu nhiều, loạn nhịp tim.

Dùng Vitamin B1, B6, B12 nước tiểu có thể có màu vàng.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc có khả năng tương tác với một số loại thuốc sau đây, bạn nên chú ý khi sử dụng Isoniazid, Penicillamin, các thuốc ngừa thai đường uống có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hoặc tính khả dụng sinh học của vitamin B6. Vitamin B6 ức chế tác dụng của Levodopa. Aminoglycosid, Cloramphenicol, Cimetidin làm giảm sự hấp thu của vitamin B1, báo với bác sĩ nếu đang dùng thuốc này để có được lời tư vấn và có sự giúp đỡ hợp lý. Do vậy, trước khi dùng thuốc này hãy báo với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng một trong những loại thuốc kể trên để tránh bị phản ứng không tốt lúc điều trị.

Ngoài ra, trước đây bạn bị dị ứng với thuốc gì hoặc đã dùng loại thuốc gì trong thời gian gần đây, thì bác sĩ cũng nên biết để có liệu trình hiệu quả mà không sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Trong khi sử dụng thuốc Vitamin b1, b6, b12, thì không dùng các loại thực phẩm có nhiều chất béo, bia, rượu, thuốc lá, cà phê và những thực phẩm gây kích thích thần kinh khác để đảm bảo sử dụng thuốc một cách có hiệu quả.

Trong quá trình dùng thuốc phải dùng đúng liều, đúng quy định. Không được tự ý ngưng thuốc giữa chừng trừ khi chưa có yêu cầu của bác sĩ . Thời gian dùng thuốc đã hết mà bệnh tình không tiến triển, thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Nên để thuốc ở những nơi cao ráo, tránh ẩm ướt, không để thuốc trong phòng vệ sinh hay ngăn đá. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các loại thú nuôi. Khi dùng thuốc thì mới lấy ra, trách trường hợp vi khuẩn xâm nhập.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Rate this post

Vitamin B1 B6 B12 Có Tác Dụng Gì, Loại Nào Tốt Nhất?

Vitamin nhóm B nói chung đóng vai trò duy trì hoạt động của cơ thể, là chất xúc tác sản sinh năng lượng, tế bào, hấp thu & chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin nhóm B có nhiều trong rau củ quá màu xanh, đỏ đậm, thịt cả, hải sản tươi sống.

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 còn gọi là thiamine (dưỡng chất năng lượng) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.

Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.

Hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Ví dụ, như khi cơ chân bị chuột rút chẳng hạn.

Vitamin B6 là gì?

Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3 – 2mg, người lớn từ 1,6 – 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2mg.

Tác dụng của Vitamin B6 là gì?

Khi vào cơ thể, vitamin B6 hoạt động như những coenzyme, tham gia các chuyển hóa, trong đó có chức năng tổng hợp những chất dẫn truyền thần kinh và các phản ứng chuyển hóa amino acid, chuyển hóa lipid và glucid, tổng hợp hemoglobin, tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan, chuyển glycogen thành glucose duy trì đường huyết/máu ổn định, bảo vệ tim mạch.

Hỗ trợ điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra (để chống các tác hại trên thần kinh như co giật, hôn mê);

Hỗ trợ điều trị đau do thần kinh (kết hợp B1, B6 và B12 liều cao dạng tiêm).

Chống stress.

Giảm sự hình thành oxalat/máu và tống oxalat thừa ra đường tiểu chống tạo sỏi thận.

Giảm lượng cholesterol/máu ở người vữa xơ động mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng hoạt tính của vitamin C.

Vitamin B6 là thành phần quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.

Vitamin B6 và methionin có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu ung thư phổi (cho cả người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc lá).

Ai cần bổ sung vitamin b6?

Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chậm lớn, người già, khi ăn nhiều protein, vận động viên tập luyện, ăn mất ngon, uể oải, mất ngủ, uồn nôn.

Những người rụng lông tóc, thiếu máu nhược sắc, cơ thể dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, tổn thương niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm da, tăng tiết bã nhờn, nhiễm độc thai nghén, bỏng nặng, cắt dạ dày, cường giáp, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Các trường hợp: viêm thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh ngoại vi;

Rối loạn do thuốc: thuốc tránh thai uống cho nữ. Vitamin B6 điều trị ngộ độc isoniazid (bị co giật hoặc hôn mê); hoặc ngộ độc penicilamin, quá liều cycloserin, ngộ độc hydralazin cấp.

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; rối loạn hấp thu, có những trường hợp phải bổ sung vitamin B6 suốt đời (trẻ em bị co giật do lệ thuộc pyridoxin. Người thiếu máu nguyên bào sắt di truyền).

Vitamin B12 là gì?

Thuốc bổ sung máu vitamin B12 còn được gọi là Cobalamin, thuộc gia đình vitamin B tan trong nước, được tham gia vào một số quá trình tạo máu của cơ thể con người.

Vitamin B12 dược phẩm có hai dạng là: cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu như nhau (hydroxocobalamin hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin). Trong cơ thể các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin.

Người có nguy cơ thiếu vitamin B12: những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Có tác dụng trong việc sản xuất năng lượng từ chất béo và protein, cho sự hình thành và tăng trưởng của các tế bào máu đỏ và cho sự tổng hợp DNA.

Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamin B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myelin.

Góp phần tổng hợp methionin và rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.

Thực hiện chức năng tạo máu.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu được bổ sung đầy đủ b12 sẻ sinh ra những đứa trẻ ngoan ngoãn và vui vẻ hơn nhiều so với những đứa trẻ không được mẹ bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Đặc biệt còn giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào?

Các loại vitamin như B6, B8 và B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể,.. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.

Các loại vitamin như B6, B8 và B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể,.. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.

Thịt, cá và sản phẩm sữa:Thịt gà, gan, trứng và cá hồi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5, B8 và B12. Ngoài ra, bạn có thể nạp sinh tố này từ sữa chua và sữa. Hãy bổ sung những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống để tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe khác ngoài những loại sinh tố kể trên.

Súp lơ, nấm: Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 bao gồm súp lơ và bông cải xanh. Bên cạnh đó, nấm cũng là một nguồn cung cấp đáng kể loại sinh tố này. Ngoài vitamin B5, bạn có thể hấp thu từ những thực phẩm này các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Dâu và bắp: Khi nói đến các loại quả giàu vitamin B5, dâu và bắp đáng được “xướng danh”. Những loại quả này chứa nhiều dưỡng chất và chất chống ô xy hóa. Một bát dâu hay một trái bắp luộc ngoài việc giúp bạn bổ sung năng lượng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

Các loại hạt: Nhai một nắm hạt các loại (như điều, hạnh nhân…) là một trong những cách hiệu quả nhất để hấp thu vitamin B5. Bên cạnh đó, việc bổ sung hạt hướng dương vào quá trình chuẩn bị thức ăn không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn cung cấp cho bạn những số lượng đáng kể a xít pantothenic (vitamin B5) cần để thực hiện nhiều chức năng hóa học khác nhau.

Đậu: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B8. Ăn 100 gr đậu trắng hay đậu lima có thể cung cấp cho bạn lần lượt 65 và 44 mg inositol (vitamin B8). Ngoài ra, đậu còn giúp tăng cường chất xơ ngừa táo bón.

Dưa ruột vàng và trái cây có múi: Dưa ruột vàng và các loại trái cây có múi (trừ chanh) có thể giúp bạn bổ sung vitamin B8. Không những thế, những loại trái cây này còn là kho chứa vitamin C tốt cho da và mạch máu.

Bánh mì nguyên hạt: Đây cũng là nguồn cung cấp đáng kể vitamin B8 cho bạn. Mỗi lát bánh mì nguyên hạt nặng 37 gr chứa khoảng 13 mg inositol. Cũng như các loại đậu, bánh mì nguyên hạt giúp bạn tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể.Hải sản: Đây là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên dồi dào nhất. Đương nhiên, đây không phải là sinh tố duy nhất thu được từ loại thực phẩm này. Hãy bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống hằng tuần để giảm rủi ro đau tim.

Những lưu ý khi sử dụng vitamin nhóm B

Vitamin B1 (còn gọi là thiamin): Là vitamin tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa glucid (đường, bột). Đối với vitamin B1, nhu cầu hằng ngày khoảng 1,5 mg. Nhu cầu vitamin B1 cần đáp ứng cho cơ thể con người phải đạt 0,4 mg/1.000 kcal; khi lượng này thấp hơn 0,25 mg/1.000 kcal sẽ gây nên bệnh tê phù. Là loại vitamin lành nhưng cũng có trường hợp gây phản ứng tuy ít gặp. Ngoài gây sốc phản vệ khi tiêm, dùng vitamin B1 có thể bị các tác dụng phụ như tăng huyết áp cấp, ngứa, nổi mề đay, khó thở, kích thích tại chỗ tiêm.

Vitamin B2: Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể tùy thuộc giới tính, lứa tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 0,4 mg, 6 – 12 tháng: 0,5 mg, 4 – 6 tuổi: 1,1 mg, 15 – 18 tuổi: 1,8 mg, 19 – 50 tuổi: 1,7 mg, từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2 mg/ngày. Nam giới cần 1,6 mg, nữ giới 1,2 mg/ngày. Vitamin B2 không độc nhưng khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

Vitamin B3 (còn gọi là vitamin PP): Có thành phần hoạt chất là axít nicotinic hoặc nicotinamide; là loại vitamin không được dự trữ và rất ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, nó phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nó cũng can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormone giới tính. Bằng cách kích thích sự tổng hợp chất sừng, vitamin B3 tham gia cải thiện vẻ đẹp làn da và mái tóc. Nhu cầu vitamin B3 hằng ngày của người trưởng thành là từ 15 – 18 mg. Cũng như những vitamin khác của nhóm B, nó sẽ được nạp vào cơ thể vận động viên với liều lượng cao hơn. Người nghiện rượu cũng cần nạp một lượng vitamin B3 cao hơn trung bình. Tuy nhiên, vitamin B3 có thể tạo ra cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh trống ngực xuất hiện khi dùng thuốc và tự hết sau 30 – 40 phút.

Vitamin B6: Hòa tan trong nước, chịu nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự ôxy hóa phân hủy. Vitamin B6 giúp duy trì các chức năng bình thường của não bộ, giúp tạo hồng huyết cầu, kháng thể, estrogen (hormone nữ). Vitamin B6 còn điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ, kiểm soát tình trạng ngủ nghỉ, cảm xúc. Vitamin B6 cũng được dùng để chữa các trường hợp thiếu máu, không đáp ứng với khoáng chất sắt.

Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2 mg vitamin B6. Người già và phụ nữ có thai hoặc đang dùng viên uống tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng theo tỉ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.

Tuy nhiên, khi thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ. Liều cao vitamin B6 (trên 10 g/ngày) có thể làm cho gan tạo ra các men bất thường.

Vitamin B12: Điều hòa chuyển hóa đạm, tăng cường tạo hồng cầu, làm hạ tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra, vitamin này còn có tác dụng chống dị ứng, giảm đau. Thiếu vitamin B12 và axít folic làm tổn thương đến sự tổng hợp axít nucleic, ảnh hưởng tới chức phận tạo máu và hệ thần kinh. Tuy nhiên, lạm dụng vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim…; có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mề đay. Liều trung bình là từ 100 – 500 mcg/ngày. Sử dụng liều cao cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

theo nguoilaodong, thanh nien

tu khoa

vai tro cua vitamin b1, b

cong dung nhom vitamin b

thuc pham nao chua nhieu vitamin B

vitamin nhóm b có trong thực phẩm nào

sinh tố b1 có trong thực phẩm nào

vitamin b1 b6 b12 có trong thực phẩm nào