Bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa từ khi chúng tôi còn nhỏ – những thế hệ không phải trải qua bao đau thương, mất mát trong chiến tranh. Để rồi, những câu thơ ấy lúc được nhớ đến lúc thì không và không phải con dân Việt nào cũng hiểu được đức hi sinh cao cả của thế hệ đi trước. Nhưng dù thế nào thì tình yêu đất nước sẽ luôn trường tồn cùng thời gian trong mỗi chúng ta.
Hôm nay, chúng tôi xin được nhắc lại một chút về bài thơ ấy:
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi – Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải (1958))
Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết.
Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.
Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…