Viết Đoạn Văn Có Dùng Biện Pháp Nhân Hóa / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Viết Một Đoạn Văn Ngắn Trong Đó Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa

Phép nhân hóa – Ngữ văn lớp 6

Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa lớp 6 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp chi tiết các đoạn văn hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn có sử dụng phép nhân hóa. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa lớp 6 – Bài tham khảo 1

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 2

Con đường làng đất đỏ uốn mình qua những rặng cây xanh trông như một dải lụa đào mềm mại. Hai bên đường, vô số những loài cỏ dại đua nhau khoe sắc thắm: Hoa sâm đất tung mình với sắc tím mênh mang; hoa sao nhái đong đưa những cánh mỏng vàng tươi cùng vàng nghệ như tranh nhau xem màu nào nổi bật nhất; hoa dừa cạn cũng chen lấn với hai màu tím hồng nhạt và sắc trắng tinh khôi; hoa mười giờ thì y hẹn, cứ đúng 10 giờ lại như thách thức các loài hoa khác với những sắc màu : trắng, vàng, tím thẫm, đỏ, hồng,…Bao nhiêu là màu sắc … Con đường làng bỗng nhiên trở thành một đường hoa rực rỡ dưới nắng mai hồng.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 3

Một buổi sáng trong lành, những chị mây dậy sớm dạo chơi, các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non xanh, ông mặt trời vươn vai sau một giấc dài, chị gió mải miết nhảy múa với những chị hoa, những anh gà trống gáy vang cả một vùng, đúng lúc đó mọi người bắt đầu tỉnh giấc và cũng là một ngày mới tốt lành.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 4

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 5

Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Cô mây múa lượn từng tăng trên bầu trời. Quảng cảnh thiên nhiên thật đẹp. Trên con đường đến trường, cây xanh tô điểm cho con đường thêm xanh tươi, thêm sinh động. Em yêu lắm con đường quê em.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa Ngữ văn 6 – Bài tham khảo 6

Vừa mở cửa sổ ra, chị gió đã chạy ngay vào phòng em làm cho căn phòng trở nên thoáng mát. Những anh mây đang cùng nhau thi chạy trên bầu trời. Vừa lúc ấy, ông mặt trời chạy xe đạp qua để báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Chú gà trống cất giọng gáy vàng của mình để gọi mọi người thúc dậy. Cậu sơn ca không biết từ đâu bay đến hót líu lo nghe rất vui tai.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 7

Buổi sáng bình minh trong khu rừng, nàng tiên Mùa Xuân đã về. Nàng đem theo bên mình một làn gió của mùa xuân, nơi những cơn gió dịu dàng bay qua là những bông hoa nơi ấy đang đua nhau khoe sắc. Cả khu rừng rộn nhịp chào đón nàng tiên, khu rừng thay áo mới còn đàn chim thì đang tung tăng líu lo ca hát nhảy múa trên bầu trời cao. Tất cả đã tạo nên một bản nhạc chào đón nàng tiên một lần nữa quay trở lại.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 8

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 9

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.

Viết Một Đoạn Văn Chủ Đề Quê Hương Có Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Đoạn văn ngắn 2

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.*câu đặc biệt có màu xanh. đề nghị cho một tràng vỗ tay!!!!!!!!!

Đoạn văn ngắn 3Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em

Đoạn văn ngắn 4Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quế hương! Quế hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.*câu đặc biệt có màu xanh. đề nghị cho một tràng vỗ tay!!!

Đoạn Văn Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa Để Tả Vườn Cây

Đề văn: Hãy viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả vườn cây.

Đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả vườn cây mẫu số 1

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

Đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả vườn cây mẫu số 2

Trước sân nhà em có một khu vườn nho nhỏ, mẹ dùng để trồng rau xanh cho cả nhà. Những luống rau cải xanh ngắt, xòe tán lá vung vẩy trước gió trông như những bàn tay đang hứng ánh mặt trời ấm áp buổi sáng. Hàng xóm của nhà cải là gia đình chị dưa leo , chúng được mẹ em bắc giàn cho leo lên, đến tuổi trưởng thành dưa leo sinh ra những đứa con thật mập mạp, xinh xắn , hái vào ăn sống rất ngon. Kế bên dưa leo là họ hàng nhà chị đậu cô ve, tuy thân hình mảnh mai yếu đuối nhưng lại rất khéo léo, uyển chuyển quấn thân mình quanh giàn mẹ em đã bắc sẵn , những chú đậu dài, non mơn mởn chen chúc nhau treo đầy giàn , nhìn thật vui mắt.

Đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả vườn cây mẫu số 3

Nhà em có một khu vườn nho nhỏ, rất xinh xắn, đây là nơi gia đình em đã dành rất nhiều công sức để chăm sóc. Bên trong mẹ em trồng hoa hồng, những chị hồng gai rậm rạp, quấn quýt lấy nhau, điểm tô trên đó là những bông hoa màu đỏ thắm, thơm ngát. Còn bố em thích sưu tập hoa lan nên đã mang về vườn rất nhiều loài lan khác nhau, đủ màu sắc, nào là lan Hồ Điệp, lan Vũ Nữ, lan Vanda, loài nào cũng mang một vẻ duyên dáng, yêu kiều riêng biệt. Riêng em và em gái lại cực kỳ yêu thích cái dáng vẻ rực rỡ của họ nhà cúc Thược Dược, nên đã xin bố mẹ cho trồng đầy cả một góc vườn, với đủ các màu đỏ, cam, vàng, hồng, trắng. Một góc khác là chị hoa Hướng Dương vàng tươi, đầy sức sống, khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười hướng về phía mặt trời , đây là món quà sinh nhật ông nội tặng em vào năm ngoái, em đã đem ra trồng ở đây và chăm sóc rất cẩn thận. Khu vườn nhà em thu hút rất nhiều ong bướm đến dạo chơi, kiếm mật, làm cho nơi đây lúc nào cũng rộn rã, tưng bừng.

Bên cạnh Đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa để tả vườn cây các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Đoạn văn tả về quê hương em hay phần Đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương nhằm củng cố kiến thức của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-co-su-dung-phep-nhan-hoa-de-ta-vuon-cay-41036n.aspx

Viết Đoạn Văn Nghị Luận (8

Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi, ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Một số gia đình lựa chọn cách đốt bỏ túi ni lông nhưng không hề biết rằng trong khi đốt bỏ loại túi này, trong khói có chứa chất độc đi-ô x-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ.Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng “hoành hành” trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch “Hành động vì môi trường”, “Nói không với ni lông”,…cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.