Viết 1 Câu Có Sử Dụng Biện Pháp Nhân Hóa / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Viết Một Đoạn Văn Ngắn Trong Đó Có Sử Dụng Phép Nhân Hóa

Phép nhân hóa – Ngữ văn lớp 6

Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa lớp 6 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp chi tiết các đoạn văn hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn có sử dụng phép nhân hóa. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa lớp 6 – Bài tham khảo 1

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 2

Con đường làng đất đỏ uốn mình qua những rặng cây xanh trông như một dải lụa đào mềm mại. Hai bên đường, vô số những loài cỏ dại đua nhau khoe sắc thắm: Hoa sâm đất tung mình với sắc tím mênh mang; hoa sao nhái đong đưa những cánh mỏng vàng tươi cùng vàng nghệ như tranh nhau xem màu nào nổi bật nhất; hoa dừa cạn cũng chen lấn với hai màu tím hồng nhạt và sắc trắng tinh khôi; hoa mười giờ thì y hẹn, cứ đúng 10 giờ lại như thách thức các loài hoa khác với những sắc màu : trắng, vàng, tím thẫm, đỏ, hồng,…Bao nhiêu là màu sắc … Con đường làng bỗng nhiên trở thành một đường hoa rực rỡ dưới nắng mai hồng.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 3

Một buổi sáng trong lành, những chị mây dậy sớm dạo chơi, các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non xanh, ông mặt trời vươn vai sau một giấc dài, chị gió mải miết nhảy múa với những chị hoa, những anh gà trống gáy vang cả một vùng, đúng lúc đó mọi người bắt đầu tỉnh giấc và cũng là một ngày mới tốt lành.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 4

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 5

Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Cô mây múa lượn từng tăng trên bầu trời. Quảng cảnh thiên nhiên thật đẹp. Trên con đường đến trường, cây xanh tô điểm cho con đường thêm xanh tươi, thêm sinh động. Em yêu lắm con đường quê em.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa Ngữ văn 6 – Bài tham khảo 6

Vừa mở cửa sổ ra, chị gió đã chạy ngay vào phòng em làm cho căn phòng trở nên thoáng mát. Những anh mây đang cùng nhau thi chạy trên bầu trời. Vừa lúc ấy, ông mặt trời chạy xe đạp qua để báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Chú gà trống cất giọng gáy vàng của mình để gọi mọi người thúc dậy. Cậu sơn ca không biết từ đâu bay đến hót líu lo nghe rất vui tai.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 7

Buổi sáng bình minh trong khu rừng, nàng tiên Mùa Xuân đã về. Nàng đem theo bên mình một làn gió của mùa xuân, nơi những cơn gió dịu dàng bay qua là những bông hoa nơi ấy đang đua nhau khoe sắc. Cả khu rừng rộn nhịp chào đón nàng tiên, khu rừng thay áo mới còn đàn chim thì đang tung tăng líu lo ca hát nhảy múa trên bầu trời cao. Tất cả đã tạo nên một bản nhạc chào đón nàng tiên một lần nữa quay trở lại.

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 8

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Đoạn văn miêu tả sử dụng phép nhân hóa – Bài tham khảo 9

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.

Đặt Câu Có Sử Dụng Biện Pháp Điệp Ngữ

Viết đoạn văn ngắn có sử dung câu đặc biệt, câu rút gọn,dấu chấm lửng,dấu chấm than, dấu gạch ngang và nêu công dụng cảu dấu câu, dấu câu sử dụng

Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng cậu mở rộng, câu đặc biệt và trạng ngữ (đề tại tự chọn)

Câu 1. Tìm cụm chủ vị mở rộng và cho biết chúng làm thành phần gì trong câu

a)Ở trên lớp, học sinh chăm chỉ làm bài là một việc làm tốt

b) Mùa hè, hoa phượng nở làm cho sân trường thêm rực rỡ.

Câu 2. Tìm phép liệt kê và phân loại, nêu tác dụng

a) Ngoài hò, ở ca Huế còn bắt gặp các điệu lý như : lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam

b) Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã….

HELPP MEEE

Mọi người giúp mình mấy bài này với hí hí

+Đoạn văn về tình cảm gia đình có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm bạn bè có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm anh em có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

+Đoạn văn về tình cảm quê hương có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa

Mong mọi người giup đỡ tí mình phải nộp bài rồi

câu 2: kể tên các chuyện đã học trong chương trình lớp 7? em thích truyện nào? vì sao?

câu 3: có mấy tiêu chí để phân loại phép liệt kê

giúp vs

Xác định kiểu câu và gạch chân dưới những từ ngữ nhận biết. a, An hỏi: Bạn là ai ? b, Bạn định làm gì vào ngày mai ? c, Tại sao bạn không làm bài tập về nhà ? d, Em đừng khóc nữa. e, Em đi về đi. f, Tớ chỉ đùa thôi. g, Ôi ! Khổ quá. h, Chao ôi ! Bọn chúng thật ác. i, Tôi thương mẹ tôi biết bao. k, Tôi nói với Phương: Bạn cứ vào trong nhà mình chơi. l, Mẹ nói: Bố về rồi con đi dọn cơm cho bố.

Xác định chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ ( nếu có ) .

1. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.

2. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi

Phân tích tác dụng của phép nhân hóa:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Tìm câu đặc biệt, trạng ngữ và câu rút gọn:

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến… Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết… nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

Xác định từ láy và từ ghép trong các từ sau đây:

+đầu đuôi +heo hút +tươi tốt

+ngọn ngành +đông đủ +nảy nở

+chậm chạp +ngọt ngào +xinh xẻo

+mệt mỏi + chua chát + tươi tắn

Một Số Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Học Sinh Viết Văn Miêu Tả Sử Dụng Biện Pháp Nhân Hóa

Phép nhân hoá tỏ ra đặc dụng khi miêu tả loài vật . ở nhiều tác phẩm, nhân hoá không chỉ là biện pháp hoặc thủ pháp có tính chất tu từ học mà trở thành phương pháp xây dựng hình tượng , xây dựng tác phẩm như trong Dế mèn phiêu liêu ký , Võ sĩ Bọ Ngựa Phổ biến trong các bài văn miêu tả nhân hoá được dùng như một biện pháp nghệ thuật . Người viết dùng cách gọi người để gọi vật (Cu Tũn, Chị Vàng ), tả các hoạt động , tính nết của con vật như con người . Nhờ biện pháp nhân hoá , con vật được miêu tả trở nên thân thuộc với người đọc .

Ví dụ : Bài : Anh Đom Đóm

Mặt trời gác núi

Bóng tối tan dần

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

ới học sinh: Học sinh không hứng thú với phân môn Tập làm văn, các em ngại học hoặc học một cách đối phó vì các em ít được quan sát thực tế khi miêu tả. Phần lớn các đối tượng miêu tả được đưa vào chương trình rất quen thuộc đối với các em. Tuy nhiên vì các em thường hay không để tâm quan sát nên việc tìm ý để miêu tả là rất khó. Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân. Chẳng hạn có học sinh tả: "Cây nhãn này do ông em trồng từ mười năm trước. Cây cao khoảng 40 cm , cành lá xum xuê che bóng mát cho cả một khu đất rộng". Mặt khác hầu như các bài văn của học sinh làm chỉ mang tính chất liệt kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu tả, thậm chí các em còn dựa nhiều vào những bài văn mẫu có trong các sách tham khảo. Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để học sinh ứng dụng những điều đã học về biện pháp nhân hóa trong bài văn ? Làm thế nào để học sinh viết được một văn miêu tả hay? Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả sử dụng biện pháp nhân hóa. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 4A. - Phương pháp quan sát . - Phương pháp khảo sát thực tế . - Phương pháp thống kê . - Phương pháp thực nghiệm . II. PHẦN NỘI DUNG 1. Mục tiêu: - Tìm hiểu về nội dung qui định Chương trình sách giáo khoa tiếng việt 4 . 2. Giải pháp đề ra: Với thực trạng trên, trong năm học 2012-2013, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập làm văn của học sinh trong lớp mình phụ trách. Kết quả đạt được như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 4A 19 1 5 6 31 7 37 5 27 4B 20 1 5 7 35 8 40 4 20 Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình Tập làm văn lớp 4, tìm tòi và thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy dạy học, mạnh dạn đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp nhân hoá để hướng dẫn học sinh làm bài văn với mục đích để học sinh có kĩ năng làm bài văn được tốt hơn. Để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả tôi đã tiến hành giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau: * Thế nào là văn miêu tả? Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế nào là văn miêu tả ? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu tả có tính rung động, tính hình tượng. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật. * Biện pháp nhân hoá là gì? Nhân hoá trong viết văn là cách dùng các từ ngữ chỉ về người hoặc biểu thị về các hoạt động tính chất của con người để biểu thị các sự vật hoặc các hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người , qua đó bày tỏ thái độ tình cảm của người nói đối với đối tượng được miêu tả. Có tài liệu gọi nhân hoá là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô sinh sang những vật hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Nhân hoá chỉ có thể được hiện thực hoá trong ngữ cảnh nhất định . Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị . Khi nghiên cứu về biện pháp nhân hoá, các tác giả nghiên cứu về phong cách học cho rằng : Nhân hoá là một loại , hoặc biến thể của ẩn dụ.Về hình thức cấu tạo , nhân hoá cũng giống như ẩn dụ vì chỉ có một vế B được phô bày , nó không gọi thẳng tên đối tượng mà để người ta tự tìm đến đối tượng đó trong ngữ cảnh theo quy luật của lôgic. Quá trình liên tưởng đến đối tượng đó là phân tích lôgic để xác lập đối tượng được miêu tả. Macxim Goorki đã có lần chỉ trích về cách nhân hoá " Biển cười" của mình . Ông tự nhân xét : biển cười mà cười thì không thể nào chấp nhận được tuy rằng lối nhân hoá này có gây nên sự tưởng tượng bất ngờ * Cơ sở của việc xác định biện pháp nhân hoá: Cơ sở để tạo nên nhân hoá đó là sự liên tưởng. Liên tưởng để nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải là người. ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh tế, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phải của con người. Ví dụ : Gắn đặc tính của con người : siêng năng, cần cù, chịu khó, dùm bọc lẫn nhau cho cây tre. Từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới mẻ, lý thú. Khi đó có sự chuyển trường nghĩa : Từ trường nghĩa sự vật , hiện tượng vô tri vô giác sang trường nghĩa con người. Các hình thức nhân hoá thường dùng trong văn miêu tả đó là. - Dùng từ chỉ tính chất , hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người : chạy , nhảy, khóc, cười. - Coi đối tượng không phải là con người như con người , tâm tư , trò chuyện với nhau - Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong gia đình để gọi tên các đối tượng không phải của người: ông, bà, chú, bác Mặt khác, trong quá trình phân tích, tìm hiểu , chúng ta thấy nhân hoá có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau: Cấp độ từ, cấp độ câu, cấp độ toàn văn bản. Vì vậy tôi sẽ dựa vào các cấp độ sử dụng biện pháp này để phân loại , hướng dẫn học sinh cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn nhằm để đạt mục đích đó là. -Nhân hoá giúp học sinh biết thể hiện tình cảm một cách tế nhị , tinh tế. -Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên , từ đó dùng trở thành người bạn tâm tình của trẻ thơ , giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh. * Cơ sở để xác định cách hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả: Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng khi miêu tả. Bởi vì trong thực tế, không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá của mình, những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích (cái cặp sách, con búp bê, cây bàng). Vì vậy qua bài làm của mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mình miêu tả. khi khuyến khích học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá bản thân tôi đã giúp học sinh những điểm sau: -Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh. -Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực. -Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh. 3 . Các biện pháp thực hiện hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả: Dạy học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá để trong viết văn nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học nhằm mặt hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy học trước đây và hiện nay. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần thực hiện những biện pháp sau: Biện pháp 1 :Nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở tiểu học Giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của môn Tập làm văn ở Tiểu học để từ đó xác định đúng mục tiêu của từng kiểu bài, từng bài dạy. Cụ thể mục tiêu của phân môn tập làm văn ở Tiểu học được thể hiện ở 2 nội dung đó là: -Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết( kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng liên kết đoạn văn thành bài văn). Bên cạnh đó củng cố và hoàn thiện các kĩ năng mà học sinh đã học ở các phân môn khác như kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả -Thông qua việc dạy Tập làm văn để rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; tình yêu và thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, thấm nhuần tryền thống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích việc làm và biết rèn luyện khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Biện pháp 2: Nắm vững các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học Khi dạy học, tôi đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm chắc từng kiểu bài văn miêu tả và tuỳ thuộc vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá cho hợp lí, đặc biệt là lấy ví dụ minh hoạ bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình để cho học sinh tham khảo. Kiểu bài "tả đồ vật" Đồ vật là vật vô tri, vô giác . Để tả cho sinh động người ta thường hay sử dụng biện pháp nhân hoá. Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn học sinh dùng đại từ hay từ xưng hô : Anh , Chị, chú, cô nàng, anh chàng , khi đứng trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các địa từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (" Tớ là chiếc xe lu") để tả. Có thể dùng theo các đại từ nhân xưng là hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghĩ của con người được dùng để tả đồ vật . Nhờ vậy đồ vật trở nên sinh động , hấp dẫn dù là vật vốn quen thuộc hàng ngày. Ví dụ : Chiếc xe lu Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp Con đường nào rải nhựa Tớ là phẳng như lụa. (Trần Nguyên Đào) Tuy nhiên, cần hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá đúng chỗ, nếu không có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực . b) Kiểu bài " tả cây cối" Khi miêu tả cây cối , người ta hay dùng biện pháp so sánh, nhân hoá. Khi dạy kiểu bài này, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung của các đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa tôi còn lấy thêm nhiều ví dụ về việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cây cối trong các đoạn văn đoạn thơ ở ngoài để làm ví dụ. Chăng hạn, Trần Đăng Khoa từng nhân hoá : Cây dừa xanh toả nhiều tàu lá Dang tay đón gió , gật đầu gọi trăng c) Kiểu bài " Tả loài vật" Phép nhân hoá tỏ ra đặc dụng khi miêu tả loài vật . ở nhiều tác phẩm, nhân hoá không chỉ là biện pháp hoặc thủ pháp có tính chất tu từ học mà trở thành phương pháp xây dựng hình tượng , xây dựng tác phẩm như trong Dế mèn phiêu liêu ký , Võ sĩ Bọ NgựaPhổ biến trong các bài văn miêu tả nhân hoá được dùng như một biện pháp nghệ thuật . Người viết dùng cách gọi người để gọi vật (Cu Tũn, Chị Vàng), tả các hoạt động , tính nết của con vật như con người . Nhờ biện pháp nhân hoá , con vật được miêu tả trở nên thân thuộc với người đọc . Ví dụ : Bài : Anh Đom Đóm Mặt trời gác núi Bóng tối tan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác. Bởi sự đặc dụng của biện pháp nhân hoá trong miêu tả con vật, nên khi dạy kiểu bài này tôi đã hướng cho học sinh dùng cách gọi người để gọi vật. Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi làm bài văn tả con vật, qua đó các em tìm ra được những chi tiết riêng, đặc sắc của con vật vì với cách giọ này các em cảm thấy con vật trở nên gần gũi, quen thộc đối với chính bản thân mình. d)Kiểu bài " Tả cảnh": Trong kiểu bài này các tính từ chỉ màu sắc, hình khối , tính chất , các từ tượng thanh và tượng hình , các phép nhân hoá , so sánh đều được huy động. Cũng như đối với các kiểu bài văn trên, khi dạy kiểu bài văn này, tôi cũng giúp học sinh thấy được cái hay của biện pháp nhân hoá khi dùng để tả cảnh. Ví dụ : Phép nhân hoá được sử dụng khi tả cảnh trời giông sắp đổ mưa trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa: Ông trời Múa gươm Mặc áo giáp đen Kiến Ra trận Hành quân Muôn nghìn cây mía Đầy đường Từ nhưng câu thơ này, giáo viên gợi ý cho học sinh về cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi tả vật , đồ vật , tả cảnh để bài văn được sinh động , hấp dẫn người đọc.. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh quan sát Đây là biện pháp quan trọng, vì nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tốt thì sẽ gây được nhiều hứng thú và sự tưởng tượng cho học sinh . Từ việc quan sát đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật, các em sẽ liên tưởng tới những hoạt động của con người và từ đó các em sẽ sử dụng được biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả làm cho bài văn trở nên sinh động, gây bất ngờ cho người đọc. + Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát: Nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt các em để các em tìm ra được những điểm mới lạ, riêng biệt và phát hiện ra những điểm giống nhau giữa người và đối tượng mình đang miêu tả. Các trình tự quan sát có thể tiến hành là: - Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đối tượng (bao quát) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại xem đối tượng miêu tả có những điểm nào có thể sử dụng biện pháp nhân hoá. Ví dụ: Nhìn từ xa, cây đa cổ thụ trông như một cái ô khổng lồ. Nó dang những cánh tay lớn che bóng mát cho cả một khoảng đất rộng ở đầu làng. - Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ... Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của con người. "Mùa xuân đã đến. Cây bàng như dần tỉnh sau giấc ngủ đông. Từ trên cành khẳng khiu, những chồi non như những con mắt màu nâu đang còn ngái ngủ được những hạt mưa xuân đánh thức bắt đầu vươn dậy đón nhận ánh sáng mặt trời" - Quan sát theo trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan sát sau. Dù quan sát theo trình tự nào thì tôi cũng dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để hướng dẫn học sinh quan sát một cách kĩ lưỡng . Biện pháp quan trọng trong khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả. Đối với học sinh yếu chưa biết cách quan sát giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ một vài lần. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt. Thông thường các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc, đường nét, độ xa gần ...). Đó là mặt mạnh cũng là mặt yếu của học sinh chúng ta phải lưu ý các em dùng thêm giác quan khác để quan sát như khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác. Thực tế khi làm bài văn học sinh thường chỉ sử dụng 1 giác quan (thị giác) để miêu tả. Với cách sử dụng ít giác quan như vậy bài văn của các em trở nên khô cứng và ít cảm xúc, ít gây ấn tượng cho người đọc. Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để giúp các em làm văn hay hơn , đặc biệt là đưa được biện pháp nhân hoá vào trong quá trình miêu tả khi sử dụng nhiều giác quan là một việc làm không thể thiếu trong dạy học tập làm văn cho học sinh tiểu học. Ví dụ: khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả cả bông hoa và mùi thơm của bông hoa đó. "Hoa thiên lí không khoe sắc như những loài hoa khác, màu xanh mát của hoa là màu mà cả gia đình em đều thích. Hương thơm của hoa thiên lí mới tuyệt làm sao! Vào mỗi đêm, hương thơm nhẹ nhàng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên mái nhà, luồn qua khe cửa, chui vào khắp các ngóc ngách trong nhà làm cho căn nhà em ở luôn tràn ngập hương hoa" Biện pháp 5: Tổ chức dạy tiết quan sát - Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học sinh phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật. Có nhiều hình thức và biện pháp để thực hiện yêu cầu này. - Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, đồ vật cần quan sát. - Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp. - Quan sát trực tiếp cảnh vật, đồ vật trước khi đến lớp. Tới lớp, trong tiết học các em hồi tưởng lại và ghi chép lại. Học sinh phải tự làm việc, tự ghi chép lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này. Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần được động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan sát thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn và ảnh hưởng tới bạn khác. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả và lựa chọn những từ ngữ miêu tả Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài văn đó rất phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp sự sáng tạo của người viết khi dùng chúng. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc "Con chuồn chuồn nước" Tieng Việt 4 -Tập 2 có đoạn: "Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh . Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. " giáo viên có thể đặt câu thêm câu hỏi để hỏi học sinh. +Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp miêu tả nào? +Những từ ngữ nào thể hiện biện pháp miêu tả đó? Từ việc thường xuyên nhắc nhở các em tích luỹ những từ ngữ và các biện pháp miêu tả như vây, các em sẽ là được những bài văn miêu tả một cách tốt hơn. Kết quả đạt được: Qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 tôi đã thu được những kết quả sau: a) Về phía giáo viên: Các đồng chí trong tổ khối tán thành kiến của tôi đưa ra và áp dụng vào tiết dạy cụ thể, giáo viên trong tổ tránh được những thắc măc, những lung túng, khi giảng dạy tập làm văn. Các đồng chí trong tổ đã biết vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy tập làm văn lớp 4 -5 mà tôi nêu ra. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. b) Về phía học sinh: Học sinh đã hứng thú và yêu thích phân môn tập làm văn. Các em đã biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách mạch lạc, biết chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả. Nhìn chung các em không ngại làm tập làm văn như trước nữa, các em đã có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động, thẩm mỹ trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống đang diễn ra. Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh. Với viêc dạy học sinh cách sử dụng biên pháp nhân hoá trong viết văn miêu tại lớp 4A trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám kết quả thu được như sau: Tổng số 19 em Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2 11% 10 53% 7 36% 0 0% 5. Bài học kinh nghiệm Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng biệp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả; được sự giúp đỡ của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 1. Trước hết, người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụ

Biện Pháp Sử Dụng Hóa Chất An Toàn

Như chúng tôi đã nói, hóa chất được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực, vật dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, để tránh nhiễm độc cơ thể do hóa chất thì chúng tôi khuyên bạn nên lau dọn ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ, có thể bật quạt thoáng khí nhất là căn phòng bí bách để làm loãng hóa chất độc hại tồn đọng trong nhà.

+ Tránh lạm dụng hóa chất

Các loại dung dịch tẩy rửa trong gia đình mà chúng ta sử dụng hàng ngày như: nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy đồ,…đều chứa một lượng hóa chất bên trong. Vì vậy, trong quá trình sử dụng bạn chỉ nên dùng với một lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng chúng sẽ gây hại cho sức khỏe sau một thời gian.

Hóa chất trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, trong đó có những loại ít nguy hiểm như hóa chất xi mạ chất lượng dùng để đánh bóng bề mặt và những loại hóa chất cực độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu sử dụng không đúng cách.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn chúng tôi khuyên bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Tuyệt đối không được trộn lẫn các sản phẩm tẩy rửa với nhau, nhất là chất tẩy Clo và sản phẩm có chứa amoniac, vì 2 chất này sẽ sinh ra khí cực độc nguy hại đến sức khỏe. Lưu ý phải đậy nắp sản phẩm kỹ lưỡng sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

+ Trang bị dụng cụ bảo hộ

Để đảm bảo an toàn thì khi tiếp xúc hóa chất thì bạn nên dùng các dụng cụ bảo hộ tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hoặc hít phải khí độc. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ các loại dụng cụ cơ bản gồm: bao tay, khẩu trang, đồ bảo hộ, giày,…Ngoài ra, trong quá trình chọn đồ dùng sinh hoạt hàng ngày bạn hạn chế sử dụng những sản phẩm có mùi thơm nồng vì chúng thường có chứa terpene là chất gây hại cho sức khỏe.

+ Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Ngoài loại hoa chat xi ma thì đối với những hóa chất có tác dụng tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày thì bạn sử dụng các nguyên liệu tẩy rửa từ thiên nhiên vừa giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng vừa giúp mang lại hiệu quả tẩy rửa đáng kể. Theo kinh nghiệm thì các nguyên liệu tẩy rửa thiên nhiên mà bạn có thể sử dụng như: xà phòng với nước, giấm ăn, bột nở kết hợp với các loại dung dịch tẩy thông thường cũng sẽ giúp bạn làm sạch các vết bẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.