Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: – Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; – Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: – Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; – Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; – Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; – Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Khi Thực Hiện Chức Năng Kiểm Sát Hoạt Động Tư Pháp, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Có Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Gì?

Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Việt Hùng (email: hun***gmail.com). Em đang tìm hiểu về Viện kiểm sát nhân dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát hoạt động tư pháp? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Theo đó, khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;

b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;

c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;

đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyên

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Đông Hưng, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc bắt, tạm giữ, tạm giam; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm các hoạt động tư pháp được thực hiện đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

4. Thông tin lãnh đạo đơn vị

Cơ Cấu, Tổ Chức Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân (điều 40)

Gồm:

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (điều 41)

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 42)

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

a) Ủy ban kiểm sát;

b) Văn phòng;

c) Cơ quan điều tra;

d) Các cục, vụ, viện và tương đương;

đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;

e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 43)

1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhtheo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;

b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;

đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.

II. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (điều 44)

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:

a) Ủy ban kiểm sát;

b) Văn phòng;

c) Các viện và tương đương.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (điều 45)

1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

c) Một số Kiểm sát viên.

2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

III. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (điều 46)

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:

a) Ủy ban kiểm sát;

b) Văn phòng;

c) Các phòng và tương đương.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (điều 47)

1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:

a) Viện trưởng;

b) Các Phó Viện trưởng;

c) Một số Kiểm sát viên.

2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

IV. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (điều 48)

1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

(Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

Cẩm nang pháp luật do các luật sư biên soạn, là tài sản trí tuệ của công ty luật hợp danh Ecolaw, có ý nghĩa và chỉ sử dụng cho mục đích tham khảo. Do pháp luật Việt Nam thường xuyên thay đổi, bổ sung, nên có thể trong một số trường hợp, tại thời điểm quý vị đọc, nội dung bài viết sẽ không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật, bổ sung khi có sự thay đổi của pháp luật, nhưng không bảo đảm kịp thời và đầy đủ hết.

Lưu ý: Bài viết trên thuộc lĩnh vực “Tố tụng dân sự, hình sự, hành chính”

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Gia Lai

Thứ sáu – 12/04/2023 08:14

Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Gia Lai đã ban hành 68 Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần làm tốt công tác phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.

Nội dung kiến nghị tập trung làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật và tội phạm có nguyên nhân từ thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế, xã hội để tham mưu cấp ủy Đảng, kiến nghị với chính quyền và cơ quan hữu quan các giải pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, các lĩnh vực như: Lĩnh vực quản lý đất đai; quản lý thu, chi và sử dụng các loại quỹ, phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước; quản lý và bảo vệ rừng; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, đăng ký khai sinh; công tác phòng, chống ma túy; phòng ngừa tai nạn giao thông; tội phạm xâm hại trẻ em, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và người đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn, phòng, chống bạo lực gia đình; việc quản lý kinh doanh dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ,… Các đơn vị có văn bản kiến nghị điển hình đạt hiệu quả cao như:

nắm vững cơ sở pháp lý, vai trò, trách nhiệm và quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm Viện trưởng Viện KSND huyện Đak Đoa và Kông Chro đã quán triệt và chỉ đạo Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các bộ phận nghiệp vụ phải nắm vững, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm: , đây là hoạt động nhằm góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. , Là một trong những nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thông qua việc thực hiện quyền Kiến nghị được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014: “……nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm….”. Ngoài ra, còn được quy định tại Khoản 7 Điều 15 và Khoản 2, Điều 17 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Khoản 8, Điều 166; Điểm b, Khoản 1, Điều 237 và Khoản 7, Điều 267 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2023. , Nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân trước cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền ở địa phương, tạo thuận lợi để Ngành thực hiện tốt hơn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

về quy trình thực hiện gồm có 03 bước như sau:

Xác định nguồn để phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý kinh tế và xã hội, gồm 02 nguồn cơ bản: Nguồn tổng quát: Qua thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự cụ thể về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ, tội phạm về trật tự an toàn xã hội…Trọng tâm là những vụ án điển hình tại địa phương, được đông đảo dư luận quần chúng quan tâm, theo dõi hoặc những vụ án có khách thể tội phạm ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của cộng đồng dân cư tại địa phương… Nguồn trọng tâm: Qua việc đánh giá khách quan, toàn diện về động cơ, mục đích, phương thức và thủ đoạn phạm tội. Từ đó, xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật và những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế, xã hội của cơ quan hữu quan.

Xây dựng và ban hành văn bản kiến nghị: Kiểm sát viên dự thảo văn bản kiến nghị, báo cáo xin ý kiến Phó Viện trưởng phụ trách, đề xuất Viện trưởng xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết có thể đưa ra tập thể Lãnh đạo đơn vị để bàn và quyết định nhằm tranh thủ tối đa trí tuệ của tập thể.

Quá trình thực hiện cần lưu ý, trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cần có sự trao đổi, thống nhất nhận thức về pháp luật với cơ quan, tổ chức hữu quan gắn với việc thực hiện chủ trương của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của văn bản kiến nghị./.