Viện Kiểm Sát Có Chức Năng Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Viện Kiểm Sát Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát

1. Trả lời cho câu hỏi viện kiểm sát là gì ?

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, viện kiểm sát là cơ quan chức năng có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công tố . Cùng với tòa án, cơ quan này thuộc nhánh tư pháp trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngoài ra, còn có các viện kiểm sát trực thuộc địa phương như : viện kiểm sát tỉnh ( thành phố), viện kiểm sát quận (huyện).

Viện kiểm sát là một cơ quan được quốc hội giao quyền trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân trên địa bàn. Sau khi hiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2002, viện kiểm sát còn có thêm chức năng thực hiện quyền công tố theo luật tố tụng hình sự quy định.

1.2. Viện kiếm sát tiếng anh là gì?

Chắc hẳn các bạn , đặc biệt là các bạn ngành luật có quan tâm tên tiếng anh của viện kiểm sát là gì đúng không? Nó là một ngôn ngữ chuyên ngành mà nhất định các bạn ngành luật phải biết để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc. Viện kiểm soát có tên tiếng anh là procuracy, tên đầy đủ của viện kiểm sat nhân dân sẽ là people procuracy.

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của viện kiểm sát

2.1. Các chức năng của viện kiểm sát

Hiểu một cách nôm na, viện kiểm sát sẽ thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với đơn vị hành chính được phân công đảm nhiệm.

Thực hiện quyền công tố là chức năng quan trọng của viện kiểm sát. Trong một phiên tòa xét xử, chúng ta thường sẽ thấy có luật sư và kiểm sát viên. Nếu như luật sư đóng vai trò bào chữa cho người phạm tội thì kiểm sát viên lại căn cứ vào các bằng chứng phạm tội nhằm buộc tội những đối tượng này. Viện kiểm sát sẽ có sự kết hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp để đảm bảo việc xét xử diễn ra công bằng, minh bạch nhất.

Đối với chức năng kiểm sát, viện kiểm sát cần phải kiểm tra tính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp và thực hiện ngay tại thời điểm vừa tiếp nhận thông tin tố giác, kiến nghị khởi tố.

Có thể hiểu rằng, Viện kiểm sát có chức năng bảo vệ hiến pháp, pháp luật, bảo vệ cho lẽ phải, công bằng và quyền lợi của nhân dân. Cơ quan này có sự phối kết hợp với Tòa án nhân dân đảm bảo các vấn đề kiện tụng được diễn ra công bằng nhất, và hướng tới mục tiêu không có oan sai.

2.2. Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát

Viện kiểm sát bao gồm 4 cấp bậc : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp cao ( các viện kiểm sát này đặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố và viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện.

Trong viện kiểm sát, người đứng đầu là viện trưởng đảm nhiệm công tác phân công, điều hành công việc của các kiểm sát viên, đồng thời tham gia vào các trọng án có nhiều tình tiết phức tạp. Bên dưới viện trưởng viện kiểm sát là viện phó hỗ trợ viện trưởng trong quá trình làm việc và điều hành các kiểm sát viên. Các kiểm sát viên sẽ nhận sự phân công của cấp trên để tham gia giải quyết các vụ án trên địa bàn phụ trách.

2.3. Viện kiểm sát có quyền gì

Quyền kháng nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

Quyền kiến nghị

Viện kiểm sát nhân dân dùng quyền kháng nghị khi nào? Trong trường hợp mà hành vi,bản án , quyết định của cơ quan , cá nhân có thẩm quyết trong hoạt động tư pháp có hành vi đặc biệt nghiêm trọng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, xâm phạm đến lơi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phasp của tổ chức, cá nhân thì lúc đó viện kiểm sát nhân dân sẽ phải kháng nghị lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật

3. Sự khác biệt giữa viện kiểm sát và tòa án nhân dân

Về chức năng, viện kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố. Trong khi đó, toà án nhân dân sẽ có vai trò xét xử và thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định tuyên án dựa theo các căn cứ của hai bên viện kiểm sát và luật sư. Như vậy, viện kiểm sát sẽ đóng vai trò tìm hiểu một chuyên án và tìm những chứng cứ để buộc tội nếu như người bị tố giác thực sự vi phạm. Tuy nhiên, cơ quan này không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với người phạm tội.

4. Điều kiện để trở thành một kiểm sát viên

4.1. Điều kiện về bằng cấp

Để có thể trở thành một kiểm sát viên, tiêu chí đầu tiên bạn cần đáp ứng được chính là có trình độ về cử nhân Luật trở lên. Sau khi tốt nghiệp các trường thuộc chuyên ngành Luật như Đại học Luật Hà Nội, đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một số các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật như đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc Gia khoa Luật, bạn hoàn toàn có thể tham dự các kỳ thi công chức ngành kiểm sát để trở thành những kiểm sát viên làm việc trong các viện kiểm sát các cấp.

4.2. Điều kiện về lý lịch

Gần giống như các ngành công an, quân đội, ngành kiểm sát sẽ tiến hành điều tra lý lịch khá “chặt”. Khi nộp hồ sơ thi tuyển vào ngành này, các bạn cần phải đảm bảo có một lý lịch ” sạch”, bản thân và bố mẹ, ông bà, anh, chị, em không vi phạm pháp luật, không có những hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.

4.3. Điều kiện về sức khỏe

Nghề kiểm sát viên có áp lực công việc khá lớn. Vì vậy, các bạn cần phải có sức khỏe đảm bảo thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Trước khi tham dự kỳ thi nghiệp vụ kiểm sát và kỳ thi công chức, bạn cần phải trải qua vòng sơ tuyển sức khỏe. Nếu bạn đảm bảo về chiều cao, cân nặng và không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y nguy hiểm, bạn sẽ có cơ hội đi vào “vòng tiếp theo”.

5. Phương thức thi tuyển để trở thành nhân viên của viện kiểm sát

Để có thể trở thành nhân viên của viện kiểm sát, các bạn phải trải qua những kỳ thi khá gắt gao.

Sau khi có bằng cử nhân luật, các bạn có nguyện vọng muốn làm việc tại viện kiểm sát cần phải tham dự kỳ thi công chức và kỳ thi riêng của ngành kiểm sát. Đề thi rất đa dạng về tất cả các mảng kiến thức nói chung và kiến thức của ngành Luật nói riêng. Ngoài ra, các bạn cần phải tham dự thi tiếng Anh, tin học và một số bộ môn khác theo yêu cầu.

Kết quả thi sẽ được xét theo độ dốc, từ cao xuống thấp, nếu bài thi của bạn đạt được điểm số cao hơn so với các đối thủ, chắc chắn, bạn sẽ giành được tấm vé vào làm việc tại viện kiểm sát- là mơ ước của rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp ngành luật.

Tuy nhiên, trước khi thi tuyển, các bạn cần phải đảm bảo bản thân đáp ứng được tất cả điều kiện của ngành, tránh tình trạng đã trúng tuyển nhưng lại lý lịch gia đình hoặc sức khỏe bản thân lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.

6. Học viện kiểm sát ra có việc làm không?

7. Trường học viện kiểm sát ở đâu?

Trường có tên là Đại học kiểm sát hà nội , trường là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Đại học kiểm sát Hà Nội là cái tên khá mới trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam vì vậy chắc nhiều bạn vẫn không biết trường ở đâu đúg không? Trường được đặt tại trụ sở : phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Và hiện tại chỉ có một cơ sở duy nhất.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: – Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; – Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: – Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; – Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; – Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; – Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyên

Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Hưng trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Đông Hưng, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc bắt, tạm giữ, tạm giam; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm các hoạt động tư pháp được thực hiện đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

4. Thông tin lãnh đạo đơn vị

Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992::Nên Giao Lại Cho Viện Kiểm Sát Chức Năng Kiểm Sát Chung

Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp 1959 đã ghi nhận một loại hình cơ quan Nhà nước mới trong bộ máy Nhà nước ta, đó là cơ quan Viện kiểm sát. Đây là một trong những thiết chế đặc thù trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, bộ máy Nhà nước XHCN. Bối cảnh lịch sử ra đời của Viện kiểm sát như thế nào? Tại sao vào thời điểm đó Nhà nước chúng ta lại cần đến một cơ quan như Viện kiểm sát? Thời điểm 1959 – 1960 là thời điểm cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới “Nhu cầu của cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động Nhà nước với nhau. Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp hành pháp luật thì sự nghiệp xây dựng CNXH sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ trên phải tổ chức ra Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) để kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (Tờ trình về Luật Tổ chức VKSND 1960). Có thể thấy rất rõ: nhu cầu bảo đảm pháp chế thống nhất – tiền đề khách quan cho việc xây dựng một nhà nước kiểu mới chính là lý do cơ bản ra đời của hệ thống VKSND trong bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam.

Trải qua hơn 40 năm của lịch sử, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKSND đã chứng minh được những kết quả to lớn mà ngành đã đem lại cho đất nước. Đến năm 2001, Quốc hội nước ta đã ban hành Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25-12-2001, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, theo đó VKSND được Quốc hội giao thực hiện chức năng “…thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (gọi tắt là dự thảo) tiếp tục khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (khoản 1 Điều 112), quy định này tiếp tục kế thừa chức năng của Viện kiểm sát trong Hiến pháp hiện hành quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992. Việc Quốc hội tiếp tục giao cho VKSND thực hiện đồng thời hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là hoàn toàn hợp lý, sát thực tiễn và khoa học; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI yêu cầu: “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Tuy nhiên, dự thảo đã không quy định chức năng “kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế” (hay còn gọi là kiểm sát chung) cho Viện kiểm sát. Thực tiễn cho thấy, khi còn thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát đã thực hiện tốt và đạt được nhiều kết quả to lớn, bảo đảm cho pháp chế XHCN được thực hiện thống nhất trên toàn quốc, còn từ khi Quốc hội bỏ chức năng này của Viện kiểm sát đã phát sinh nhiều vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, qua bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu nội dung bản dự thảo, với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp luật, tôi xin trao đổi, lập luận để chứng minh vấn đề tại sao nên giao lại cho Viện kiểm sát chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế.

2. Những kết quả đã đạt được của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế

Một trong những lợi thế của hệ thống VKSND là được tổ chức và hoạt động với những nguyên tắc đặc thù như nguyên tắc tập trung thống nhất, không song trùng trực thuộc, nên Viện kiểm sát có tính độc lập cao, không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào, chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu ra và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Đây là lợi thế lớn nhất của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm pháp chế thống nhất, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa cục bộ địa phương và chủ nghĩa bản vị – những biểu hiện của xu hướng thoát ly, đối lập với lợi ích của Nhà nước.

Hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật là một dạng hoạt động có tính quyền lực Nhà nước. Hoạt động kiểm sát là một dạng của hoạt động giám sát – theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và trong hoạt động của những chủ thể nhất định theo sự ủy quyền của Quốc hội.

Hoạt động này là một thể thống nhất của nhiều lĩnh vực kiểm sát khác nhau như kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế; kiểm sát tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự; kiểm sát tuân theo pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án của Tòa án nhân dân v.v…. Hoạt động thể hiện tính đặc thù của mô hình Viện kiểm sát chính là hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân v.v…. Nơi nào có pháp luật, nơi đó có hoạt động của Viện kiểm sát; hoạt động giám sát tuân theo pháp luật là nội dung cơ bản của Viện kiểm sát.

Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát cùng với hoạt động giám sát của những cơ quan Nhà nước khác như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, TAND tối cao v.v… chính là hoạt động giám sát ở tầng thấp – là hình thức thực hiện quyền giám sát gián tiếp của Quốc hội. Mục đích hoạt động kiểm sát cũng là mục đích giám sát của Quốc hội: bảo đảm sự tuân thủ Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành.

Có thể nói, Viện kiểm sát là một “chỗ dựa” cần thiết, quan trọng và hiệu quả của Quốc hội trong hoạt động giám sát tuân thủ Hiến pháp, luật của Quốc hội so với bất kỳ cơ quan nhà nước nào, vì những lý do sau đây:

– Quốc hội thường kỳ nhận được những thông tin đầy đủ nhất, toàn diện nhất về tình hình pháp chế trong cả nước thông qua báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao trước Quốc hội, từ tình hình tội phạm cho đến các vi phạm pháp luật ở các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau, lĩnh vực tư pháp.

– Quốc hội cũng có thể thấy được những hạn chế trong hoạt động lập pháp của mình, nhận được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật thông qua thực tiễn kiểm sát vì không có hoạt động nào lại có thể có được những thông tin đầy đủ, phong phú về vấn đề này bằng hoạt động kiểm sát.

Đánh giá về vai trò của Viện kiểm sát trong công cuộc bảo vệ pháp chế thống nhất, ông Phùng Văn Tửu, cố Phó Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: “Nếu xét về thực tế cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước, chống tiêu cực trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh những năm vừa qua thì rõ ràng là ngành Kiểm sát đã có những đóng góp tích cực, góp phần phát hiện một số vụ nghiêm trọng làm thất thoát tiền bạc vật tư, tài sản của Nhà nước. Cùng đấu tranh để lập cho được kỷ cương trong quản lý nhà nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang còn diễn biến rất gay go, quyết liệt. Kinh nghiệm từ chục năm nay cho thấy cuộc đấu tranh này rất khó khăn, phức tạp vì không phải đơn thuần chống bọn tội phạm hình sự ngoài xã hội mà là cuộc đấu tranh làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. Vậy lẽ nào trong cuộc đấu tranh gay go quyết liệt, khó khăn phức tạp này, chúng ta lại tự xóa đi một trong những công cụ đấu tranh đã được thử thách và đã từng thu được những kết quả hiển nhiên” (Phùng Văn Tửu – Xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999).

3. Những hạn chế, bất cập từ khi bỏ chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế của Viện kiểm sát

Như trên đã phân tích, từ năm 2001 Quốc hội đã sửa đổi Hiến pháp 1992 và đã điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo hướng VKSND chỉ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp “Việc sửa đổi này là bước điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm cho VKSND các cấp tập trung lực lượng vào việc thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, là những nhiệm vụ không thể giao cho cơ quan khác thực hiện. Đây cũng là hai lĩnh vực rất bức xúc, nhưng đang còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc không giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho Viện kiểm sát nhân dân cũng là để khắc phục những trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ trong tổ chức bộ máy của Nhà nước ta” (Tờ trình của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992).

Có thể nói rằng, Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thể hiện đậm nét xu hướng hạn chế phạm vi biểu hiện tính đặc thù của mô hình Viện kiểm sát, làm cho mô hình Viện kiểm sát càng ngày càng tiến gần mô hình Viện công tố hơn. Như đã nói ở trên, hoạt động thể hiện đặc trưng nhất của mô hình Viện kiểm sát là hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế thì từ năm 2002 đã không còn nữa. Sự khác biệt giữa Viện công tố và Viện kiểm sát hiện nay đã bị thu hẹp đáng kể: chỉ còn khác biệt về nguyên tắc tổ chức, hoạt động (Viện kiểm sát vẫn tồn tại như một hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập trong bộ máy Nhà nước, trong khi Viện công tố trực thuộc cơ quan hành pháp hoặc tư pháp như ở một số nước trên thế giới) và ngoài lĩnh vực tố tụng hình sự (lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện công tố) Viện kiểm sát còn tham gia rộng rãi trong các lĩnh vực tố tụng khác nữa, đó là kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tôi cho rằng, trên cơ sở xem xét mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát thì việc điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát, bỏ chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế trong hơn 10 năm qua đã đặt ra một số vấn đề đáng suy nghĩ sau đây:

– Quốc hội đã bị thiếu hụt thông tin về tình hình pháp chế trong phạm vi cả nước, vì Viện trưởng VKSND tối cao chỉ báo cáo trước Quốc hội về tình hình đấu tranh chống tội phạm và pháp chế trong các hoạt động tố tụng.

– Số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách không thể thay thế cho cả hệ thống VKSND ở các cấp (63 tỉnh, thành và 700 quận, huyện) trong giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều đáng lưu ý là phần lớn các văn bản này bị phát hiện là trái luật trong thực tiễn sôi động của cuộc sống diễn ra tại cơ sở. Các đại biểu chuyên trách của Trung ương không thể nắm bắt kịp thời những thông tin đó để phát hiện vi phạm.

– Từ khi chúng ta bỏ chức năng của Viện kiểm sát trong lĩnh vực hành chính – kinh tế với mong muốn để Viện kiểm sát tập trung hoạt động của mình vào hoạt động công tố, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm thì liệu điều đó có xảy ra hay không? Về mặt lý thuyết là không. Bởi lẽ phòng và chống tội phạm là hai mặt thống nhất của quá trình đấu tranh với các biểu hiện của tội phạm. Các hoạt động của Viện kiểm sát có mối quan hệ biện chứng với nhau như một thể thống nhất, hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kia. Đặc biệt là hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế có tính phòng ngừa ngăn chặn, răn đe tội phạm rất cao.

Từ nhiều năm nay, một hoạt động quan trọng, cần thiết, gắn liền với việc phát hiện kịp thời các hành vi có dấu hiệu tội phạm của Viện kiểm sát không còn nữa. Viện kiểm sát chỉ còn một kênh thông tin về tội phạm rất thụ động là tố giác, tin báo về tội phạm của công dân, tổ chức gửi đến. Ngay trong trường hợp này, việc kiểm tra xác minh để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát cũng sẽ gặp khó khăn vì Viện kiểm sát không còn thẩm quyền kiểm sát tại chỗ nữa. Vì vậy, theo tôi nếu không có những giải pháp thay thế, bù đắp cho những khoảng trống trong hoạt động bảo đảm pháp chế thống nhất khi chúng ta điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát thì Quốc hội với tư cách là chủ thể quyền giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, luật do mình ban hành sẽ có những khó khăn nhất định.

Từ những phân tích nêu trên, tôi đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu nên giao cho VKSND thực hiện nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính – kinh tế mà cụ thể là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính và việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy tôi đề nghị bổ sung thêm cụm từ “và những việc khác do luật định” vào cuối khoản 1 Điều 112 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, hoàn chỉnh như sau: “1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và những việc khác do luật định”.

(Viện trưởng VKSND tỉnh Dak Lak)