Video Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bảo Vệ Môi Trường Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Khẩu hiệu bảo vệ môi trường – bảo vệ cuộc sống của chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề thường xuyên được nhắc đến trong các diễn đàn phát triển bền vững, các kênh truyền thông đại chúng. Những vấn nạn về môi trường đang là “nỗi lo chung” của toàn xã hội loài người. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, cải thiện tình trạng môi trường hiện tại… Đừng trông chờ vào bất cứ ai, hãy hành động vì môi trường, vì cuộc sống và sự phát triển của chính chúng ta.

Có thể hiểu đơn giản bảo vệ môi trường là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường luôn được xanh, sạch đẹp, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường là đảm bảo sự cân bằng của môi trường sinh thái, ngăn chặn những hành vi gây hại cho môi trường.

Những biện pháp giúp bảo vệ môi trường

Giữ gìn cây xanh, chống chặt phá rừng

Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cây xanh có thể hút khó bụi, các chất độc hại đồng thời chống xói mòn, sạc lở đất… giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Ngày nay, diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng cây xanh ở các thành phố lớn có xu hướng ít đi, tình trạng chặt phá rừng ngày một gia tăng… là những nguyên ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, mỗi con người cần phải có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ cây xanh… bảo vệ môi trường và không tiếp tay với những hành vì xấu gây hại cho môi trường xung quanh.

Khi xã hôi ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến những nguồn năng lượng sạch không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Những nguồn năng lượng sạch có thể kể đến như: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nếu nguồn năng lượng sạch được phổ biến rộng rãi, quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản giảm, quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm… sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Giảm thiểu sử dụng túi ni lông

Những túi ni lông không thể phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên đến hàng trăm năm. Ngày nay, công tác xử lý chất thải túi ni lông chưa thực sự được đẩy mạnh, khiến đây vẫn trở thành một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông chúng ta có thể sử dụng các loại túi giấy, túi có thể phân hủy được… để bảo vệ môi trường.

Tiết kiệm

Tiết kiệm năng lượng điện, nước và tài nguyên thiên nhiên là một trong những việc làm giúp bảo vệ môi trường. Để sản xuất ra nguồn năng lượng sử dụng trong cuộc sống thường ngày phải tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của, hoạt động sản xuất năng lượng cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bỏ rác đúng nơi quy định

Rác thải, chất thải… cần được xử lý kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc bỏ rác đúng nơi quy định là hành động góp phần bảo vệ môi trường. Thông thường rác trong các thùng rác, rác được bỏ đúng nơi quy định sẽ nhanh chóng được gom và xử lý. Chính vì vậy, hãy tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Thông qua các kênh phương tiện truyền thông tại chúng, các trang mạng xã hội… chúng ta có thể truyền tải những thông điệp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nếu tất cả mọi người đều có ý thức môi trường sẽ trở nên xanh sạch, đẹp hơn rất nhiều.

Những phong trào những biện pháp nhằm tuyên truyền ý thức trong việc bảo vệ môi trường, những chương trình trồng cây, gây rừng, giờ trái đất… là những hoạt động mà bạn nên tham gia để góp phần cải thiện môi trường sống của chúng ta.

Các Biện Pháp Nhằm Bảo Vệ Môi Trường

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng của toàn xã hội, do đó việc bảo vệ môi trường cũng được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Các nhà hoạt động vì môi trường, cộng đồng dân cư cũng đã có nhiều biện pháp, chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra trên khắp cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo vệ môi trường có thể tiến hành từ các hành động vô cùng nhỏ bé như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế hoặc sử dụng các loại túi nilong hữu cơ. Công tác bảo vệ môi trường cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành, của chính quyền địa phương mà còn đòi hỏi điều quan trọng nhất là ý thức của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường của người dân còn kém khi mà hiện tượng xả rác bừa bãi, không đổ rác đúng nơi quy định vẫn diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Thêm vào đó thói quen sử dụng túi nilong thường xuyên, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng như gây ô nhiễm môi trường lâu dài.

Tình trạng sử dụng túi nilong ở Việt Nam là rất lớn khi mà mỗi hộ gia đình sử dụng lên tới 5 – 7 túi nilon/ ngày bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó, có thể ước tính, mỗi ngày có đến hàng triệu túi nilong được thải ra. Với số lượng túi như vậy, nếu đem chôn lấp thì phải mất từ 200 đến 500 năm mới có thể phân hủy hết, điều đó gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn đất, cho nguồn nước và không khí. Các chất làm nên túi nilong là các chất động khó phân hủy, khi dùng chúng để đựng thức ăn, các thành phân hóa học này sẽ tiếp xúc với thức ăn, có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm, gây ung thư hoặc ngộ độc.

Theo nhận định của các chuyên gia, rõ ràng việc nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp đầu tiên cần chú trọng đẩy mạnh. Các hoạt động giao dục tại trường học cần được lồng ghép một cách khéo léo, với nội dung dạy học, gắn liền với những hành động nhỏ nhất. Không chỉ dừng lại ở các biên pháp tuyên truyền, mà cần xây dựng các mô hình hợp tác, cũng bảo vệ vệ sinh môi trường của thôn xóm, tổ dân phố. Phát triển từ các vấn đề từ nhỏ đến lớn chứ không phải chỉ tuyên truyền giáo dục, “xây nhà từ nóc” như các giải pháp đã làm trước đây.

Giáo dục nhận thức đối với người dân, để hoj hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ rác đúng nơi quy định, biến đó không chỉ là một hành động tích cực mà nó còn phải trở thành một thói quen tốt hằng ngày, được mọi người cùng thực hiện.

Nhà nước và các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế thói quen sử dụng túi nilong của người dân hoặc khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường. Các nhóm biện pháp có thể kể đến như có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi giấy, túi dễ tái chế, dễ phân hủy và thân thiện với môi trường xung quanh. Có biên pháp đánh thuế cao đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilong, nhằm hạn chế việc túi nilong có thể đến tay người tiêu dùng. Thêm vào đó cần bố trí các thùng rác tại các điểm công cộng thuận lợi, các điểm tập kết rác tập trung có thể khuyến khích người dân bỏ rác đúng nơi quy định.

Như vậy, để nâng cao trách nhiệm và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường bước đầu cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng túi nilong cũng như trong thói quen vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy hoạch. Thực tế đã chứng minh, việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân là vô cùng hăng hái, tuy nhiên điều quan trọng là có thể biến sự hăng hái đó trở thành một phần ý thức của người dân, trở thành thói quen hằng ngày thì đó mới là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Xanh Sạch Đẹp

Giữ gìn môi trường sạch đẹp tưởng chừng như là một vấn đề đơn giản nhưng thật ra lại tương đối khó khăn vì mỗi cá nhân đều là một nhân tố có thể khiến các nguồn đất, nước và không khí hiện nay bị ô nhiễm. Thêm vào đó, để việc bảo vệ môi trường đạt được kết quả khả quan nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ của người dân và Nhà nước. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:

1. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân

Bên cạnh các nhân tố tự nhiên như: mưa, lũ, gió,…thì con người chính là nguyên nhân lớn nhất khiến môi trường bị ô nhiễm. Hoạt động sản xuất công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và cả những sinh hoạt thường ngày như nấu nướng đã và đang góp phần khiến vấn đề này ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền, trường học,…cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân. Bằng việc thực hiện các hành động đơn giản sau đây, chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình:

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Phân loại rác trước khi vứt.

– Sử dụng xăng sinh học.

– Tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời và gió.

– Không tự ý đốt rác thải bừa bãi.

– Hạn chế sử dụng túi nilon.

– Dùng xe đạp, phương tiện công cộng thay vì xe máy, xe ô tô.

– Trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

– Sử dụng các nguyên liệu tái chế.

– Tiết kiệm giấy.

– Sử dụng những sản phẩm khoa học tiến bộ có tính năng bảo vệ môi trường.

– Xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đúng quy định.

2. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường

Bên cạnh ý thức của mỗi cá nhân thì Nhà nước cũng cần phải chung tay bảo vệ môi trường bằng cách: Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về môi trường sao cho rõ ràng, cụ thể; Đưa ra các hình thức xử phạt mạnh tay, đủ để răn đe tất cả mọi người; Đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với thời đại; Khắc phục những thách thức trong quá trình bảo vệ môi trường;….

3. Chú trọng quy hoạch khu công nghiệp, làng nghề đô thị

Ở nhiều thành phố, chẳng hạn như Hà Nội, có các làng nghề tập trung gần khu dân cư, gây ra nhiều vấn đề về môi trường, đe dọa đến sức khỏe của người dân. Nhà nước cần quy hoạch các làng nghề cũng như nhà xưởng sản xuất công nghiệp thành một cụm riêng. Trong đó, các cụm công nghiệp này cần phải đảm bảo: Cách xa khu vực đông dân cư; Được trang bị hệ thống xử lý chất thải đúng quy định; Thường xuyên lập báo cáo định kỳ về việc xử lý chất thải của doanh nghiệp, làng nghề. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền về môi trường cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để đảm bảo các cơ sở sản xuất hoạt động theo đúng quy định.

Không chỉ riêng các làng nghề hay xí nghiệp mà vấn đề bảo vệ môi trường ở đô thị cũng cần được đầu tư, chú trọng, thông qua việc: Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng quy định; Địa phương thường xuyên lập báo cáo về tình hình môi trường, kết quả thực hiện với cơ quan có thẩm quyền; Tăng cường kiểm tra, đánh giá ở các địa phương.

Mỗi một dự án đầu tư cần được Nhà nước xem xét, thẩm định và đánh giá tác động đối với môi trường trước khi cấp phép xây dựng. Việc thẩm định phải mang tính công bằng và đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như về lâu dài. Ngoài ra, cơ quan ban ngành cũng nên tạo điều kiện để người dân, tổ chức được tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề xây dựng các dự án trước khi quyết định cấp phép.

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

1. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân

– Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng: Cây xanh hấp thụ khí cacbon và cung cấp khí oxi giúp không khi trở nên trong lành. Bên cạnh đó, rừng nhiều cây xanh sẽ giảm xói mòn đất, bảo vệ hệ sinh thái, hạn chế những tác động tự nhiên gây ô nhiễm môi trường.

– Sử dụng chất liệu thiên nhiên thay cho hóa chất: Thay vì sử dụng các hóa chất trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta có thể sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên để thay thế, giúp bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến đất cũng như nguồn nước.

– Sử dụng năng lượng sạch: Sử dụng các năng lượng sạch như gió, ánh nắng mặt trời để không làm phát sinh ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

– Hạn chế hoặc nói không với túi nilon: Túi nilon thường được sử dụng để đựng các vật dụng hàng ngày hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, khi thải ra môi trường, chúng là một loại rác khó phân hủy. Chúng ta có thể sử dụng các loại lá hoặc giấy gói thay cho túi nilon để bảo vệ môi trường.

– Sử dụng sản phẩm tái chế: Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng thường được làm từ những tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, chúng đang dàn cạn kiệt. Vậy nên, sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách hữu hiệu.

– Tiết kiệm giấy: Giấy thường được sản xuất từ gỗ. Tiết kiệm giấy cũng chính là bạn đang bảo vệ rừng, cây xanh – Nguồn cung cấp nguyên liệu làm ra giấy.

– Áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật: Sử dụng những sản phẩm được cải tiến từ tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ giúp giảm thiểu những chất thải có hại cho môi trường.

2. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ môi trường

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật về vấn đề này. Cụ thể: Đưa ra những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng thống nhất; Xây dựng Luật bảo vệ môi trường với các hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn thi hành chi tiết theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại; Khắc phục các thách thức, khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn và không rõ trách nhiệm; Đưa ra hình phạt rõ ràng để răn đe các hành vi gây đe dọa cho môi trường;….

3. Chú trọng quy hoạch khu công nghiệp, làng nghề, đô thị

Việc quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề cũng như đô thị đóng vai trò rất quan trọng. Công tác này khi được chú trọng sẽ giúp tránh được tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng. Trong quá trình quy hoạch:

– Đối với các làng nghề, các khu công nghiệp: Cần có hệ thống thu gom, xử lý nước thải được xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, có phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động. Trong quá trình hoạt động, cần phải thường xuyên thực hiện báo cáo định kỳ về việc xử lý nước và chất thải dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan ban ngành để hướng đến một môi trường sạch đẹp và thân thiện với con người.

– Đối với các khu đô thị: Cần phải có hệ thống thu gom rác thải. Thường xuyên thực hiện công tác giám sát, kiểm tra và xử lý triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Trước khi quyết định cấp giấy phép xây dựng và đầu tư cho các dự án xây dựng, các cơ quan ban ngành cần phải chú trọng và nghiêm túc thực hiện việc thẩm định, đánh giá tác động của các dự án đó đến môi trường. Cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích trước mắt và những ảnh hưởng của các dự án xây dựng đến môi trường về lâu về dài. Ngoài ra, các cơ quan ban ngành cần phải tạo điều kiện để người dân và các tổ chức có thể tham gia góp ý, phản biện về những tác động đến môi trường của dự án xây dựng, quy hoạch trước khi cấp phép.