Vị Trí Của Tuyến Giáp Và Chức Năng Của Nó

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể con người. Tuyến giáp ở cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoocmone điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể, sự phát triển của hệ thần kinh.

Chức năng của tuyến giáp

Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hoocmone. Các hoocmone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hoocmone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hoocmone và phóng thích chúng vào máu. Hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hoocmone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Ảnh 1 – hoocmone tuyến giáp hoạt động như chất dẫn truyền

Tuyến giáp ở cổ là tuyến nội tiết đơn, nằm phía dưới cổ, có hai thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang, được gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu vô cùng dồi dào so với các cơ quan khác, 4-6ml/1’/gr. Mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ vô cùng mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Mô giáp gồm những tiểu thùy được tạo thành từ 30 – 40 đơn vị, có chức năng cơ bản là nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa dầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể

Người nào bị thiếu hoocmone tuyến giáp sẽ bị rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể bị chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm, nói chậm), đến tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón) và nhiều biển hiện khác như cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, người thường bị lạnh bất thường.

Người bị thừa hoocmone giáp hay còn gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yêu một chỗ, sụt cân, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Có thể nói, tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Ảnh 2 – hoocmone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Tuyến giáp có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, để kiểm tra nồng độ của nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc về tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Vị Trí Và Chức Năng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhànước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn,lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của phápluật.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách,kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:

b)Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, cáctổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

c)Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;

d)Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e)Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tếtheo quy định của pháp luật.

Đại diện cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:

a)Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;

b)Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:

a)Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại;

b)Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng;

c)Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hànhtrái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đại điện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước:

a)Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt;

b)Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;

c)Cử người đại diện cho phần vốn Nhà nước, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Kếtoán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát tại Ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Cử người đại diện cho phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước tham gia.

Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

d)Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính củaChính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vịtrí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trình Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp

Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)

Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Thuỳ sau tuyến yên

Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài

Thuỳ giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

Tuyến yên tiết ra hormone gì? Tuyến yên tiết ra nhiều loại hormon khác nhau, tác động đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thùy trước tuyến yên

Thùy trước gồm ba phần là phần phễu, phần trung gian và phần xa. Về cấu tạo được hình thành từ hai loại tế bào là tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm.

Thùy trước có thể xem là một tuyến nội tiết thật sự, nó tiết ra nhiều loại hormone có phạm vi tác động rất rộng từ tăng trưởng, chuyển hóa đến sinh sản,… Có thể kể đến như:

Hormon Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) có chức năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và là yếu tố chống viêm.

Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) tác động đến nhiều tế bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng cơ bắp,và lượng mỡ trong cơ thể.

Hormon Prolactin khích thích tuyến vú sản xuất sữa.

Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao đổi chất.

Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH) giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng. Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone

Thùy sau tuyến yên

Là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối thần kinh liên lạc khắp cơ thể, thùy sau sản xuất hai hormone đó là:

Hormone Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.

Hormone chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp thu lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này sẽ gây nên bệnh đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu tại thận. Hormon ADH cũng gây tăng huyết áp.

Tuyến yên hoạt động như thế nào?

Vùng dưới đồi và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng, đáp ứng lại những sự thay đổi của cơ thể đối với môi trường xung quanh.

Khi các hormone trong cơ thể giảm hay tăng đến một mức nhất định, các bộ phận trong cơ thể sẽ phát các tín hiệu báo đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi sẽ sử dụng các hormone riêng của mình liên lạc với tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất các hormone phù hợp. Các hormone của tuyến yên phóng thích vào máu, tác động đến các cơ quan đích (như thận, tuyến giáp, cơ quan sinh sản,…) và giúp các cơ quan đích này sản xuất ra các hormone riêng của nó. Các hormone được sản xuất tại cơ quan đích này sẽ điều hòa cơ thể, giúp cơ thể lập lại sự cân bằng. Ví dụ như khi nồng độ hormone T3, T4 trong máu quá cao làm tăng nhịp tim và tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, tuyến giáp sẽ gửi tín hiệu về vùng dưới đồi, vùng dưới đồi điều khiển tuyến yên giảm sản xuất hormone TSH làm tuyến giáp giảm sản xuất hormone T3, T4.

Trong đó suy chức năng tuyến yên tương đối phổ biến. Đây là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone tuyến yên. Bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hụt bẩm sinh, do khối u tuyến yên, do viêm, do chấn tương, xâm nhiễm hoặc bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát từ từ, dấu hiệu bệnh không rõ rệt, bệnh nhân có một số triệu chứng chung như: mệt mỏi, ăn kém ngon miệng, co cứng bụng, nôn ói, da xanh tái, rụng lông và tóc, nhiều vết nhăn ở da, hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm, mất kinh, teo tinh hoàn,…Sự suy giảm chức năng tuyến yên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan chịu sự tác động của hormone tuyến yên như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp suy tuyến yên cấp có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Khi có những bất thường về sức khỏe và các triệu chứng cảnh báo về suy tuyến yên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.

Vị Trí Và Chức Năng Của Trạng Từ

✅ Tóm tắt:

Trạng từ có các chức năng chính như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

Bổ nghĩa cho tính từ

Bổ nghĩa cho trạng từ khác

Ngoài ra, trạng từ còn có các chức năng:

Bổ nghĩa cho cả câu

Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

Trong tiếng Anh, trạng từ có khả năng bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác!

Nó có thể được dùng để bổ nghĩa cho rất nhiều từ loại khác nhau như sau:

Bổ nghĩa cho động từ

He spoke loudly. = Anh ấy nói lớn. → Trạng từloudly bổ nghĩa cho động từ spoke.

He quickly finished his lunch. = Anh ấy nhanh chóng ăn bữa trưa. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ finshed.

He had quickly eaten the pizza before I noticed. = Anh ấy đã nhanh chóng ăn cái bánh pizza trước khi tôi để ý thấy. → Trạng từ quickly bổ nghĩa cho động từ had eaten.

It was an extremely bad match. = Đó là một trận đấu cực kỳ tệ hại. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ bad.

It’s a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good. = Đó là một nhà hàng khá là rẻ và thức ăn thì cực kỳ ngon. → Trạng từ reasonably bổ nghĩa cho tính từ cheap và trạng từ extremely bổ nghĩa cho tính từ good.

The handball team played extremely badly last Wednesday. = Đội bóng ném chơi cực kỳ tệ vào thứ 4 vừa qua. → Trạng từ extremely bổ nghĩa cho trạng từ badly và trạng từ badly bổ nghĩa cho động từ played.

He did the work completely well. = Anh ta làm công việc hoàn toàn tốt. → Trạng từ completely bổ nghĩa cho trạng từ well và trạng từ well bổ nghĩa cho động từ did.

Trong trường hợp bổ nghĩa cho cả câu thì trạng từ thường thuộc loại trạng từ đánh giá hay đưa ra quan điểm của người nói.

Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. = Thật không may, chúng ta không thể đi xem tháp Eiffel.

They missed the bus, apparently. = Có vẻ là họ bị lỡ chuyến xe buýt.

This must, frankly, be the craziest idea anyone has ever had. = Thẳng thắn mà nói, đây là ý kiến điên rồ nhất mà ai đó đã từng nghĩ ra.

Personally, I’d rather not go out tonight. = Cá nhân tôi thì không thích ra ngoài tối nay.

Trạng từ cũng đôi khi dùng để bổ nghĩa cho một số tứ loại khác như cụm danh từ, cụm giới từ. đại từ, từ hạn định.

Even camels need to drink. = Ngay cả lạc đà cũng phải uống nước. → Trạng từ even bổ nghĩa cho cụm danh từ camels. Trong trường hợp này, cụm danh từ chỉ bao gồm danh từ camels.

I bought only the fruit. = Tôi chỉ mua trái cây thôi. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm danh từ the fruit. Trong trường hợp này, cụm danh từ bao gồm danh từ fruit và từ hạn định the.

The amusement park opens only in the summer. = Công viên giải trí mở cửa chỉ trong mùa hè. → Trạng từ only bổ nghĩa cho cụm giới từ in the summer

You can’t blame anyone else; you alone made the decision. = Bạn không thể trách ai được; bạn đã tự đưa ra quyết định đó mà. → Trạng từ alone bổ nghĩa cho đại từ you

He lost almost all his money. = Anh ấy làm mất gần hết tiền của mình. → Trạng từ almost bổ nghĩa cho từ hạn định all

⚠️ Chú ý

Trạng từ nói chung có nhiều chức năng như vậy, nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất kỳ trạng từ nào cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng ở trên.

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ có thể thực hiện một số chức năng nhất định mà thôi. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn sẽ dần dần học được trạng từ nào thực hiện chức năng gì.

2. Vị trí của trạng từ trong câu ✅ Tóm tắt:

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ

Trước động từ

Trước chủ ngữ

Còn trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại còn lại:

Thường đứng ngay trước từ mà nó bổ nghĩa

Chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Đối với trường hợp bổ nghĩa cho động từ, trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau trong câu, tùy vào trạng từ:

Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ

Trước động từ, và nếu động từ có trợ động từ thì đứng giữa động từ và trợ động từ

Trước chủ ngữ

Ví dụ về vị trí “sau động từ”:

She went to the movies alone last week.

They used to live there.

I will go to work today.

We don’t see them often.

Ví dụ về vị trí “trước động từ”:

I nearly fell down from the tree.

He usually goes to school by bus.

I simply want to make a right choice.

Things are slowly getting better. Chú ý:slowly đứng trước getting nhưng đứng sau trợ động từ are.

I’m so glad to finally see you. Chú ý:finally đứng trước see nhưng đứng sau to.

Ví dụ về vị trí “trước chủ ngữ”:

Yesterday, he met his long lost daughter.

Sometimes, she wears the boots.

Personally, I hate that color.

Unfortunately, the manager was sick.

Trường hợp trạng từ bổ nghĩa cho các từ loại khác

Khi trạng từ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, hay từ hạn định, thì trạng từ thường đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

Bổ nghĩa cho tính từ: The film was surprisingly good.

Bổ nghĩa cho trạng từ: He drives really fast.

Bổ nghĩa cho cụm danh từ: He’s just a 5-year-old boy.

Bổ nghĩa cho cụm giới từ: It’s always cold here, even in the summer.

Bổ nghĩa cho đại từ: Only you can do it.

Bổ nghĩa cho từ hạn định: He lost almost all his money.

Một số trường hợp ngoại lệ, trạng từ đứng phía sau:

This house isn’t big enough for us.

You can’t blame anyone else; you alone made the decision.

3. Nhận biết trạng từ trong câu ✅ Tóm tắt:

Hầu hết trạng từ đều kết thúc bằng đuôi -ly. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng để tránh nhầm lẫn.

Hầu hết trạng từ tận cùng bằng đuôi -ly, do chúng được tạo bằng cách gắn đuôi -ly vào sau tính từ:

dangerous → dangerous ly (nguy hiểm)

careless→ careless ly (không cẩn thận)

nice → nice ly (tốt đẹp)

horrible → horrib ly (kinh khủng)

easy → easi ly (dễ dàng)

Đặc biệt hơn nữa, một tính từ có thể phát sinh ra cả trạng từ đuôi -ly và trạng từ bất quy tắc, với ý nghĩa của 2 trạng từ khác nhau:

hard (chăm chỉ)

hard (chăm chỉ)

hardly (hầu như không)

high (cao)

late (trễ)

late (trễ)

lately (gần đây)

Bên cạnh đó, không phải từ nào tận cùng bằng -ly cũng là trạng từ, vì thế chúng ta nên cẩn trọng:

Tính từ tận cùng là -ly: friendly, silly, lonely, ugly

Danh từ tận cùng là -ly: ally, assembly, bully, melancholy

Động từ tận cùng là -ly: apply, rely, supply

4. Dùng tính từ hay trạng từ?

Trong tiếng Anh, có 2 loại từ thường được dùng để bổ nghĩa cho các loại từ khác, đó chính là trạng từ và tính từ.

Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì?

Ví dụ:

Tính từ: John is a careful driver. → John là một tài xế cẩn thận. → Câu này nói về John – rằng anh ấy là một tài xế cẩn thận.

Trạng từ: John drives carefully.→ John lái xe cẩn thận. → Câu này nói về cách mà John lái xe – là cẩn thận, không chạy ẩu.

Để đọc tiếp phần còn lại của bài này, cũng như các bài học khác củaChương trình Ngữ Pháp PRO Bạn cần có Tài khoản Học tiếng Anh PRO

Xem chức năng của Tài khoản Học tiếng Anh PRO