Vị Trí Pháp Lý Và Chức Năng Của Quốc Hội / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Quốc Hội

Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định vị trí, chức năng của Quốc hội như sau:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Điều 70 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như sau:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia,nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Vị Trí, Chức Năng Của Quốc Hội Trong Hiến Pháp Năm 2013

Đây là sự thay đổi cơ bản về nhận thức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đồng thời kế thừa tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm 1946.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ thông qua các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà còn thông qua các cơ quan nhà nước khác, và bằng cả hình thức dân chủ trực tiếp như phúc quyết Hiến pháp khi Quốc hội quyết định (Điều 120), trưng cầu dân ý (Điều 29). Vì thế, quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân sử dụng quyền lập hiến để thiết lập quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lập pháp.

Vềchức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Trước hết, về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” (lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 1992 là một quyền).

Hiến định nội dung này, Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi Quốc hội phải tập trung hơn nữa vào chức năng làm luật để khắc phục tình trạng vừa thiếu pháp luật, vừa mẫu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Quốc hội đều phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không thể tự định cho mình những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã được Hiến pháp, pháp luật quy định. Thứ hai, về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, so với quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã quy định theo hướng khái quát hơn, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong Hiến pháp và trong các đạo luật chuyên ngành.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8.

Thứ ba, về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đây là hoạt động mang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này có những điểm mới đáng chú ý sau: (1) phạm vi thẩm quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước của Quốc hội là có giới hạn, không mở rộng đến “toàn bộ” hoạt động của Nhà nước (bao gồm các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương mà chỉ tập trung vào các cơ quan ở trung ương như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao). (2) Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các thiết chế độc lập như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội thành lập. (3) Quy định khái quát để các luật có điều kiện cụ thể hóa những hoạt động nào của Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội.

Theo đó, việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, bằng các hình thức: xét báo cáo công tác của các cơ quan Nhà nước (Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập); xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét kết quả điều tra của Ủy ban; tổ chức các đoàn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (việc bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là phương thức để Quốc hội thực hiện quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi người đó không xứng đáng với trọng trách được giao); bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội…

Vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Cùng với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh lấn sân, chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. Để tăng cường quan hệ phối hợp trong việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Theo đó, sự phối hợp, kiểm soát hoạt động của Quốc hội cũng được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này, theo hướng việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp không chỉ riêng Quốc hội thực hiện mà còn dựa trên ý kiến đề nghị của “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội”. Đối với quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền sáng kiến lập pháp của nhiều chủ thể, trong đó có Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời cũng quy định rõ sự khác nhau về quyền sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu Quốc hội với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Sự tham gia của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình soạn thảo và trình các dự án luật đã thể hiện rõ sự phối hợp giữa Quốc hội với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc thực hiện quyền lập pháp. Đối với việc phối hợp trong thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Theo đó, Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, văn bản độc lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định Chính phủ có quyền ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ). Trong việc thực hiện quyền hành pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ còn được thể hiện ở quyền quyết định và hoạch định chính sách.

Theo đó, Quốc hội quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc gia, còn Chính phủ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính chất điều hành các mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện quyền hành pháp còn thể hiện thông qua việc Quốc hội tham gia vào việc quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính kinh tế – đặc biệt…

Về quan hệ phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có quyền xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bãi bỏ văn bản của Tòa án nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Ngược lại, việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật, giữ vững kỷ cương pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án. Đây chính là cách thức thể hiện sự phối hợp quan trọng nhất giúp cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trình Bày So Sánh Về Vị Trí Pháp Lý Và Chức Năng Cơ Bản Của Quốc Hội, Chủ Tịch Nước

Trình Bày So Sánh Về Vị Trí Pháp Lý Và Chức Năng Cơ Bản Của Quốc Hội, Chủ Tịch Nước, Vị Trí Pháp Lí Và Chức Năng Của Chủ Tịch Nước, Vị Trí Pháp Lí, Chức Năng Của Quốc Hôj, Phân Tích Vị Trí Vai Trò Chức Năng Nhiệm Vụ Của Mật Trận Tổ Quốc Và Đoàn Thể, Trình Bày So Sánh Về Vị Trí Pháp Lý, Bài Thu Hoạch Trình Bày Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòn, Bài Thu Hoạch Trình Bày Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòn, Quốc Tịch Của Pháp Nhân Trong Tư Pháp Quốc Tế, Hãy Phân Tích Vai Trò Của Chức Năng Kiểm Soát Trong Công Tác Quản Trị ở Các Tổ Chức, Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Khái Niệm Vai Trò Và Chức Năng Của Nhà Nước, Chức Năng Của Hành Chính Nhà Nước, Lời Tuyên Thệ Nhậm Chức Chủ Tịch Nước, Lời Tuyên Thệ Nhậm Chức Của Chủ Tịch Nước, Phân Tích Các Chức Năng Của Vai Trò Kiểm Tra Trong Công Tác Quản Trị ở Các Tổ Chức, Ngữ Pháp Chức Năng, Dẫn Luận Ngữ Pháp Chức Năng, Ngữ Pháp Chức Năng Hoàng Văn Vân, Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng, Mẫu Thông Báo Có Quốc Tịch Nước Ngoài, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Của Quân Nhân, To Trinh Phe Chuan Chuc Danh Chu Tich, Pho Chu Tịch Họi Chu Thap Dỏ, Liên Hệ Bản Thân Về Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Chuyen Đề Nâng Cao Trinh Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Bài Thu Hoạch Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phân Tích Chức Năng Của Đại Lý Lữ Hành?, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác, Thủ Tục Xin Quốc Tịch Pháp, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Đội, Nang Cao Trinh Độ Năng Lực Phương Phap Tac Phong Quân Nhân Phân Đấu Xưng Danh Bộ Đội Cụ Hồ Trong Thờ, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân; Phấn Đấu Xứng Danh “bộ Đ, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân; Phấn Đấu Xứng Danh “bộ Đ, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Đội, Nâng Cao Trình Độn Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Độ, Nâng Cao Trình Độn Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Độ, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Chức Năng Cửa Lưới Điện Quốc Gia, Phân Tích 6 Chức Năng Của Marketing Hiện Đại, Nang Cao Trình Độ Nang Lực Phương Pháp Tác Phong, Quốc Tịch Của Pháp Nhân, Vị Trí , Vai Trò, Chức Năng Của Chính Phủ Theo Hiến Pháp 2013, Đề án Đổi Mới Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật, Vai Trò Chức Năng Của Nhà Nước Trong Quản Lý Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Quyết Định Bổ Nhiệm Công Chức Tư Pháp Hộ Tịch Cấp Xã, Nội Dung, Giải Pháp Của Đảng Và Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh Và Đối Ngoại, Bổ Nhiệm Công Chức Phụ Trách Mảng Tư Pháp – Hộ Tịch Tại ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Phuong Phap Day Hoc Tich Cuc Trong To Chuc Hoat Dong Vui Chơi, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước, Hãy Phân Tích Vai Trò Của Chức Năng Kiểm Soát Trong Công Tác Quản Trị, ứng Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi, ứng Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cựctrong Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi, Bài Thu Hoạch Module 26 Mầm Non ứng Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Tổ Chức Vui Chơi, Bài Thuyết Trình Thi Bí Thư Chi Bộ Gioirvowis Chủ Đề Trình Bày Chức Năng, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Đồn, Bài Thuyết Trình Thi Bí Thư Chi Bộ Giỏi Với Chủ Đề Trình Bày Chức Năng, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của, Bài Thuyết Trình Thi Bí Thư Chi Bộ Gioirvowis Chủ Đề Trình Bày Chức Năng, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Đồn, Dương Lói, Quan Diểm, Chính Sách, Pháp Luạt Của Nha Nươc Ve Quoc Phong An Ninh, Quan Điểm Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Nội Dung Cơ Bản Của Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Quyết Định Tuyển Dụng Và Bổ Nhiệm Công Chức Mảng Tư Pháp- Hộ Tịch, So Sánh án Lệ Việt Nam Với Nước Ngoài, Đường Lối Quan Điểm Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Bai Thu Hoach Ve Quan Diem, Dương Lio, Chinh Sach, Phap Luat Nha Nuoc Ve Quoc Phong An Ninh, Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Đường Lối Chính Sách Pháp Luật Của Đảng, Nhà Nước Về Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Gắn Với Quốc Phòng, , Duong Loi Quan Diem Cua Dang Chinh Sach Luat Phap Cua Nha Nuoc Ve Quoc Phong An Ninh, Bài Thu Hoạch Về Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ni, Đường Lối Chính Sách Pháp Luật Của Đảng, Nhà Nước Về Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Gắn Với Quốc Phòng,, Bài Thu Hoạch Về Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ni, Uyển Dụng Và Bổ Nhiệm Chính Bạn Làm Công Chức Phụ Trách Mảng Tư Pháp – Hộ Tịch Tại ủy Ban Nhân Dân C, Uyển Dụng Và Bổ Nhiệm Chính Bạn Làm Công Chức Phụ Trách Mảng Tư Pháp – Hộ Tịch Tại ủy Ban Nhân Dân C, Phần Tích Những Căn Cứ Hoạch ĐịnhĐường Lối Chính Sach Pháp Luật Của Đảng Nhà Nước Về Phát Triển Kin, Ngữ Pháp So Sánh, Ngữ Pháp So Sánh Kép, Ngữ Pháp So Sánh Hơn, Duong Loi Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach, Phap Luat Cua Nha Nuoc Viet Nam Ve Quoc Phong An Ninh., Quan Điểm Của Đảng Về Đường Loói Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Duong Loi Quan Diem Cua Dang Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan Dan, Bài Thu Hoạch Đường Lối Quan Điểm Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng Toàn Dân,, Bài Thu Hoạch Đường Lối Quan Điểm Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng Toàn Dân,, Đường Lối Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Việt Nam Về Quốc Phòng Và, Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Việt Nam Về Quốc Phòng Và, Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Việt Nam Về Quốc Phòng, A, Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Việt Nam Về Quốc Phòng, A, Noi Dung Duong Loi, Quan Diem, Chinh Sach Cua Dang, Phap Luat Nha Nuoc Ve Quoc Phong An Ninh, Phần Tích Những Căn Cứ Hoạch ĐịnhĐường Lối Chính Sach Pháp Luật Của Đảng Nhà Nước Về Phát Triển Kin, Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật, Thuc Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Hoạt Động Hội Họp, Tổ Chức Sự Kiện Cấp Phòng, Quán Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lênin Về Bản Chất Chức Năng Của Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Và Sự Vận Dụng, Giáo Trình Lý Luận Nhà Nước Pháp Quyền, Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật Đại Cương, Giáo Trình Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật, Chủ Tịch Nước Đọc Tờ Trình Miễn Nhiệm Thủ Tướng, So Sánh 4 Hiệp ước Mà Nhà Nguyễn Kí Với Pháp, Xem Truyện Cổ Tích Thạch Sanh, Truyện Cổ Tích Thạch Sanh, Bài 5 Phân Tích Và So Sánh Tháp Dân Số,

Trình Bày So Sánh Về Vị Trí Pháp Lý Và Chức Năng Cơ Bản Của Quốc Hội, Chủ Tịch Nước, Vị Trí Pháp Lí Và Chức Năng Của Chủ Tịch Nước, Vị Trí Pháp Lí, Chức Năng Của Quốc Hôj, Phân Tích Vị Trí Vai Trò Chức Năng Nhiệm Vụ Của Mật Trận Tổ Quốc Và Đoàn Thể, Trình Bày So Sánh Về Vị Trí Pháp Lý, Bài Thu Hoạch Trình Bày Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòn, Bài Thu Hoạch Trình Bày Quan Điểm Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòn, Quốc Tịch Của Pháp Nhân Trong Tư Pháp Quốc Tế, Hãy Phân Tích Vai Trò Của Chức Năng Kiểm Soát Trong Công Tác Quản Trị ở Các Tổ Chức, Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Khái Niệm Vai Trò Và Chức Năng Của Nhà Nước, Chức Năng Của Hành Chính Nhà Nước, Lời Tuyên Thệ Nhậm Chức Chủ Tịch Nước, Lời Tuyên Thệ Nhậm Chức Của Chủ Tịch Nước, Phân Tích Các Chức Năng Của Vai Trò Kiểm Tra Trong Công Tác Quản Trị ở Các Tổ Chức, Ngữ Pháp Chức Năng, Dẫn Luận Ngữ Pháp Chức Năng, Ngữ Pháp Chức Năng Hoàng Văn Vân, Giải Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng, Mẫu Thông Báo Có Quốc Tịch Nước Ngoài, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Của Quân Nhân, To Trinh Phe Chuan Chuc Danh Chu Tich, Pho Chu Tịch Họi Chu Thap Dỏ, Liên Hệ Bản Thân Về Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Chuyen Đề Nâng Cao Trinh Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Bài Thu Hoạch Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phân Tích Chức Năng Của Đại Lý Lữ Hành?, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực Phương Pháp Tác Phong Công Tác, Thủ Tục Xin Quốc Tịch Pháp, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Đội, Nang Cao Trinh Độ Năng Lực Phương Phap Tac Phong Quân Nhân Phân Đấu Xưng Danh Bộ Đội Cụ Hồ Trong Thờ, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân; Phấn Đấu Xứng Danh “bộ Đ, Nâng Cao Trình Độ, Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân; Phấn Đấu Xứng Danh “bộ Đ, Nâng Cao Trình Độ Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Đội, Nâng Cao Trình Độn Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Độ, Nâng Cao Trình Độn Năng Lực, Phương Pháp, Tác Phong Công Tác Của Quân Nhân, Phấn Đấu Xứng Danh Bộ Độ, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Chức Năng Cửa Lưới Điện Quốc Gia, Phân Tích 6 Chức Năng Của Marketing Hiện Đại, Nang Cao Trình Độ Nang Lực Phương Pháp Tác Phong, Quốc Tịch Của Pháp Nhân, Vị Trí , Vai Trò, Chức Năng Của Chính Phủ Theo Hiến Pháp 2013, Đề án Đổi Mới Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật, Vai Trò Chức Năng Của Nhà Nước Trong Quản Lý Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Quyết Định Bổ Nhiệm Công Chức Tư Pháp Hộ Tịch Cấp Xã, Nội Dung, Giải Pháp Của Đảng Và Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh Và Đối Ngoại, Bổ Nhiệm Công Chức Phụ Trách Mảng Tư Pháp – Hộ Tịch Tại ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã, Phuong Phap Day Hoc Tich Cuc Trong To Chuc Hoat Dong Vui Chơi,

Điểm Mới Về Vị Trí, Chức Năng Của Quốc Hội Trong Hiến Pháp Năm 2013

Vị trí và chức năng luôn là hai vấn đề quan trọng nhất của một cơ quan nhà nước. Vị trí là địa vị và cũng là vị thế của cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước, xác lập mối tương quan cao thấp và tính chất của quan hệ về tổ chức và hoạt động giữa cơ quan đó và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Khác với vị trí, chức năng của cơ quan nhà nước thể hiện lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nước đó, nói cách khác đó là “địa hạt công việc nhà nước” mà cơ quan nhà nước đó phụ trách và chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả. Để bảo đảm thực hiện tốt chức năng được giao, cơ quan nhà nước được quy định những nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng. Nhìn vào các quy định về vị trí và chức năng của cơ quan nhà nước, chúng ta biết được cơ quan nhà nước đó đứng ở đâu trong cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được giao trách nhiệm thực hiện tốt mảng công việc nào của nhà nước.

Điểm mới về vị trí của Quốc hội

Theo Hiến pháp năm 2013, vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định tại Điều 69, Điều đầu tiên của chế định Quốc hội (Chương V), tương ứng với Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). So sánh hai Điều này, có thể thấy vị trí của Quốc hội trong cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa hoàn toàn Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo đó, cả hai Điều đều quy định cùng một nội dung: “Quốc hội là … cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với vị trí này, Quốc hội tiếp nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quốc hội thực hiện quyền lực đó thông qua chức năng của mình và thông qua bộ máy nhà nước do mình kiến tạo nên một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cũng với vị trí này, về mặt nhà nước, Quốc hội đứng ở vị trí cao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không có cơ quan nhà nước nào đứng ở vị trí ngang bằng hoặc cao hơn Quốc hội.

Điểm mới về chức năng của Quốc hội Điểm mới về chức năng lập hiến, lập pháp

Hiến pháp năm 2013 (Điều 69, đoạn 2) quy định về chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội như sau: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”. Trong khi đó, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83, đoạn 2).

Như vậy, về hình thức, sự khác biệt giữa hai Điều khoản chỉ nằm ở chữ “duy nhất”. Tuy nhiên, tác động của sự khác biệt này không chỉ ở mức khiêm tốn như vậy. Đối với quyền lập hiến, sự khác biệt giữa hai bản Hiến pháp là không có nhiều do tính duy nhất của Hiến pháp nên dù quy định như thế nào thì Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất làm Hiến pháp. Đối với quyền lập pháp, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì chỉ có Quốc hội mới có quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải chỉ có Quốc hội và một mình Quốc hội cũng không có đủ khả năng tự mình xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã không còn dùng từ “duy nhất” để chỉ chức năng lập pháp của Quốc hội. Quy định này cũng mở đường cho việc Quốc hội có thể ủy quyền cho Chính phủ cùng tham gia công tác lập pháp. Điều này cũng đã được thể hiện trong quy định về quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ tại Điều 100 Hiến pháp năm 2013, theo đó “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.

Điểm mới về chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội như sau: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” (Điều 83, đoạn 4). Trong khi đó, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội … giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69).

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định Quốc hội giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Sự khác nhau nằm ở phạm vi của quyền giám sát tối cao. Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Quốc hội có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước, tức là bất cứ hoạt động nào của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương, kể cả ở cấp cơ sở. Còn ở Hiến pháp năm 2013, phạm vi đó được giới hạn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp cao nhất, những cơ quan do Quốc hội thành lập, phê chuẩn và chịu sự giám sát của Quốc hội, ví dụ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia. Các cơ quan này được đề cập trong các quy định cụ thể của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (Điều 70). Phạm vi giám sát đó phù hợp với tính chất tối cao của chức năng giám sát của Quốc hội. Sự Điều chỉnh, bổ sung này trong Hiến pháp năm 2013 cũng phù hợp với thực tiễn, bởi trong suốt quá trình lịch sử, hầu như phạm vi hoạt động giám sát của Quốc hội chưa bao giờ được thực hiện đối với các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở xuống.

Điểm mới về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân”. Theo đó, các lĩnh vực mà Quốc hội có thể thực hiện quyền quyết định những vấn đề quan trọng được liệt kê khá nhiều, tuy nhiên vẫn không bao quát được một số thẩm quyền quan trọng do Quốc hội thực hiện vốn vẫn được coi là lĩnh vực quan trọng của nhà nước, ví dụ như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước hay thông qua ngân sách nhà nước hàng năm .v.v.

Như vậy, tổng thể thì Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Quốc hội theo cách ngắn gọn, súc tích hơn so với Hiến pháp năm 1992 và những điểm mới thể hiện việc đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng lập pháp và chức năng giám sát tối cao của cơ quan này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Vai Trò, Vị Trí Của Quốc Hội Việt Nam

Quang cảnh kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

Hỏi: Quốc hội Việt Nam có vai trò, vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước ta?

Trả lời: Trong bộ máy Nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hỏi: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành mục đích chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:

– Quốc hội là cơ quan Nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

– Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước.

– Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

Hỏi: Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời: Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

(Theo tài liệu hỏi – đáp về bầu cử của Hội đồng bầu cử Quốc gia)(còn nữa)