Vị Trí Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.

Trong hệ thống các cơ qan nhà nước xã hội chủ nghĩa trước và của Việt Nam hiện nay còn hiện diện một loại cơ quan hết sức đặc biệt. Đó là Viện Kiểm sát nhân dân. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương cho đến các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Địa vị pháp lý hay còn có thể gọi là vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta cũng giống như của Chính phủ rất khó định nghĩa, định danh. Viện kiểm sát là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho nên việc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát cũng bị chi phối bởi các nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến hiện nay Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.

Khác hẳn với các Nhà nước tư sản, Nhà nước ta không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền mà theo nguyên tắc tập quyền, nghĩa là mọi quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là Quốc hội làm tất cả, mà có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia; Quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống của hệ thống các cơ quan tư pháp trong hệ thống chung các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng này, mà cả Tòa án và Viện Kiểm sát được quy định trong một chương riêng: Chương X với tên gọi là “Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.”

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, và nhân phẩm của công dân”.

Địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát Nhân dân có rất nhiều yếu tố cấu thành bằng các quy định pháp luật, khi pháp luật quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, các cách thức hoạt động… của Viện Kiểm sát. Hay nói một cách khác, mọi quy định của pháp luật về Việm Kiểm sát dù ít, dù nhiều đều góp phần cho phép chúng ta khắc họa nên địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát.

Những quy phạm có ý nghĩa hơn cả là Điều 137 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hiện hành. Điều này quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp , góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.

Theo quy định của Hiến pháp năm 12013, chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh không còn nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mà tập trung vào công tác công tố – buộc tội và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các haọt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và thực hành quyền công tố trong phạm vi quân đội.

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

(i) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

(ii) Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

(iii) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự;

(iv) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế – Trường Đại học Hòa Bình

Khái Quát Về Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng, Tổ Chức, Hoạt Động Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Việt Nam

Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1960 bằng một đạo luật là Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở 4 cấp, gồm:

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)

– Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

– Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:

– Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

– Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn…

– Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.

Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Một người chỉ được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 2 nhiệm kỳ.

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

3. Các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên.

– Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

– Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.

– Kiểm tra viên: giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; thi hành các bản án: trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác do Viện trưởng phân công. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra hồ sơ, hoặc trực tiếp kiểm tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.

TẬP THỂ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Viện trưởng VKSND tối caoLê Minh Trí

Nguyễn Hải Phong

Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm

Lê Hữu Thể

Trần Công Phàn

Phó Viện trưởngVKSND tối cao

Phó Viện trưởngVKSND tối caoViện trưởng VKSquân sự trung ương

Bùi Mạnh Cường

Nguyễn Văn Khánh

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO:

1. VĂN PHÒNG

2. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN AN NINH (VỤ 1)

3. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN TRẬT TỰ XÃ HỘI (VỤ 2)

4. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN KINH TẾ (VỤ 3)

5. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN MA TÚY (VỤ 4)

6. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN THAM NHŨNG, CHỨC VỤ (VỤ 5)

7. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP, THAM NHŨNG, CHỨC VỤ XẢY RA TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP (VỤ 6)

8. VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ HÌNH SỰ (VỤ 7)

9. VỤ KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ (VỤ 8)

10. VỤ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (VỤ 9)

11. VỤ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (VỤ 10)

12. VỤ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (VỤ 11)

13. VỤ KIỂM SÁT VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP (VỤ 12)

14. VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ (VỤ 13)

15. VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC (VỤ 14)

16. VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ (VỤ 15)

17. VỤ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG (VỤ 16)

18. CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO (CỤC 1)

19. CỤC THỐNG KÊ TỘI PHẠM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CỤC 2)

20. CỤC KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH (CỤC 3)

21. THANH TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO (T1)

22. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI (T2)

23. TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (T3)

24. TẠP CHÍ KIỂM SÁT (T4)

25. BÁO BẢO VỆ PHÁP LUẬT (T5)

Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: – Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; – Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: – Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; – Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; – Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; – Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Chức Năng Thực Hiện Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

Chức năng thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Bản chất, nội dung, phạm vi, ý nghĩa công tác thực hành quyền công tố.

Tại Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, thực hành quyền công tố là một trong hai chức năng hiến định Viện kiểm sát nhân dân.

, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về , kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự (Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).

Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

– Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.

– Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.

– Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.

Tại Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 xác định: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố của mình trong những lĩnh vực sau:

– Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm.

– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

– Điều tra một số loại tội phạm

– Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Từ bản chất, nội dung, phạm vị hoạt động thực hành quyền công tố nêu trên có thể thấy công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm:

– Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, , bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.

– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: