Vị Trí, Chức Năng Của Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh Được Quy Định Như Thế Nào?

Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Ngọc Tuyền. Tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vị trí, chức năng của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành với nội dung như sau:

– Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

– Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Trân trọng!

Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Ủy Ban Nhân Dân Xã

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;

2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh;

4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;

3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;

2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh;

4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;

3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Lãnh Đạo Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Duyên Hải

1. Chủ tịch UBND thị xã – Trần Trường Giang

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác:

– Tổ chức thực hiện ngân sách thị xã; ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

– Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; công tác thi hành án dân sự; công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ.

– Công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền và địa giới hành chính; công tác thi đua, khen thưởng và những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo.

– Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.

d) Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Hội đồng thi đua – Khen thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng ban An toàn giao thông, Trưởng Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách thị xã, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác.

2. Phó Chủ tịch UBND thị xã – Cao Thị Hồng Gấm

a) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, thông tin.

– Giáo dục và đào tạo.

– Y tế, dân số, bảo hiểm y tế; an toàn thực phẩm.

– Lao động, thương binh và chính sách xã hội, gồm: Việc làm; dạy nghề; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội .

– Các vấn đề về dân tộc, tôn giáo.

– Thay mặt Chủ tịch UBND thị xã phối hợp công tác giữa UBND thị xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã và các tổ chức chính trị – xã hội; các sở, ngành tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.

b) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo: Văn phòng Thị ủy và Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân thị xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Trung tâm Y tế; Bảo hiểm xã hội; các tổ chức hội đặc thù; Ủy ban nhân dân xã, phường thuộc lĩnh vực phụ trách.

c) Làm Trưởng Ban Quản lý quỹ an sinh xã hội, Ban Chỉ huy chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân; Ban Chỉ đạo Bảo hiểm y tế toàn dân; làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa (phụ trách chương trình giảm nghèo và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa), Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND thị xã.

d) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND thị xã.

3. Phó Chủ tịch UBND thị xã – Nguyễn Văn Lánh

a) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị ( gồm: thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước đô thị; vệ sinh môi trường; công viên, cây xanh; chiếu sáng đô thị; rác thải; bếnxe;…).

– Tài nguyên và môi trường.

– Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

– Các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

– Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; khoa học và công nghệ.

– Công nghệ thông tin; công tác thống kê.

– Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn thị xã.

– Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra của cấp có thẩm quyền trên địa bàn thị xã.

– Thay mặt Chủ tịch UBND thị xã phối hợp công tác giữa UBND thị xã với Tòa án nhân dân thị xã và Viện Kiểm sát nhân dân thị xã; các sở, ngành tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.

b) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo: Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thị xã; UBND xã, phường thuộc lĩnh vực phụ trách.

c) Làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thị xã; Trưởng Ban Chỉ đạo vận động phát triển doanh nghiệp, Trưởng Ban Chuyển đổi mô hình quản lý chợ; làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa (phụ trách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND thị xã.

d) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND thị xã.

(Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của Ủy ban nhân dân thị xã Duyên Hải Về việc phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch signed-quyet%20dinh%20so%201461%20ngay%2011-08-2023.pdf Ủy ban nhân dân thị xã Duyên Hải nhiệm kỳ 2023 – 2023)

Chức Năng Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Được Giao Giám Sát Người Hưởng Án Treo

Chào bạn về vấn đề Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát người được hưởng án treo mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 86 Luật Thi hành án hình sự năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này;

b) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;

đ) Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;

e) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định việc rút ngắn thời gian thử thách;

g) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định của Luật này;

h) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện khi người được hưởng án treo bỏ trốn;

i) Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;

k) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án.

2. Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này”…

Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Trung, đang sinh sống ở An Giang, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Trung_097**)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2023, theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Trân trọng!