Vị Trí Chức Năng Của Tuyến Tụy / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Phauthuatthankinh.edu.vn

Chức Năng Của Tuyến Tụy

Cấu tạo của tụy gồm có ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Phần đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2, phần đuôi tụy thì kéo dài đến lá lách. Tụy được cung cấp máu bởi các động mạch tá tụy – đây là nhánh của động mạch mạc treo tràng trên.

Chức năng của tuyến tụy là sản xuất dịch tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.

Các tế bào của tụy ngoại tiết chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất như: trypsinogen, chymotrysinogen, lipase tụỵ,…. Hoạt động của các men này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó khả tiêu hủy protein ngay trong chính tuyến tụy. Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và ruột non ở đoạn D2 của tá tràng.

Sau đó, các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động trypsin. Sau đó, trypsin sẽ cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạng hoạt động chymotrypsin. Chymotrypsin lại cắt các polypeptide ở thức ăn thành các đơn vị nhỏ, để dễ dàng hấp thu được qua niêm mạc ruột.

Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein, đồng thời chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống. Cơ chế kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiện thông qua các enzyme tiêu hóa. Khi thức ăn đi vào dạ dày, các men này được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.

Chức năng nội tiết của tuyến tụy là để sản xuất các kích thích tố insulin và glucagon. Chức năng của các hoocmon tuyến tụy này vô cùng quan trọng. Đây là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Glucose đóng vai trò cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Insulin kiểm soát nguồn nhiên liệu đó ở mức phù hợp để đảm bảo các chức năng hoạt động của cơ thể.

Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose và làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Sau khi ăn protein và đặc biệt là carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng. Sự tăng lượng đường huyết sẽ phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bệnh tiểu đường type 1 sẽ phát triển.

Tượng tự như insulin, glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy. Nó là một đối trọng của insulin, làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn khoảng 4-6 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống và kích hoạt sự sản xuất glucagon. Khi đó, tuyết tụy sẽ tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.

Với nội dung trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy nêu trên có thể hiểu rằng: sự kết hợp giữa insulin và glucagon, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định (khoảng 0.12%). Từ đó, có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và hạ đường huyết.

Vị Trí Của Tuyến Giáp Và Chức Năng Của Nó

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể con người. Tuyến giáp ở cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoocmone điều hòa chuyển hóa năng lượng, sự tăng trưởng của cơ thể, sự phát triển của hệ thần kinh.

Chức năng của tuyến giáp

Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hoocmone. Các hoocmone là những hóa chất được phóng thích và vận chuyển trong máu để dẫn đến đến các cơ quan. Chúng hoạt động giống như chất dẫn truyền, điều hòa hoạt động của các tế bào và các mô cơ quan trong cơ thể của con người. Hoocmone tuyến giáp sản xuất ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng như nồng độ của một số khoáng chất trong máu. Tuyến giáp sản xuất 3 loại hoocmone và phóng thích chúng vào máu. Hai trong số chúng được gọi là thyroxine (T4) và triodothyronine (T3), có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Hoocmone còn lại có chức năng giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi trong máu.

Ảnh 1 – hoocmone tuyến giáp hoạt động như chất dẫn truyền

Tuyến giáp ở cổ là tuyến nội tiết đơn, nằm phía dưới cổ, có hai thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang, được gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu vô cùng dồi dào so với các cơ quan khác, 4-6ml/1’/gr. Mô giáp từ 2 động mạch giáp trên và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ vô cùng mật thiết với dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp.

Mô giáp gồm những tiểu thùy được tạo thành từ 30 – 40 đơn vị, có chức năng cơ bản là nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa dầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin.

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể

Người nào bị thiếu hoocmone tuyến giáp sẽ bị rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể bị chậm lại, từ cơ quan thần kinh (suy nghĩ chậm, nói chậm), đến tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón) và nhiều biển hiện khác như cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, người thường bị lạnh bất thường.

Người bị thừa hoocmone giáp hay còn gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh dễ cáu gắt, ít ngồi yêu một chỗ, sụt cân, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, luôn nóng nực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Có thể nói, tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.

Ảnh 2 – hoocmone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em Tuyến giáp có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe cũng như xét nghiệm chức năng tuyến giáp, để kiểm tra nồng độ của nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất. Nếu bạn có thắc mắc về tuyến giáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Chức Năng Của Tuyến Tụy Là Gì

Bạn có biết tuyến tụy dùng để làm gì không? Cơ thể này và các chức năng của nó thường không được biết đến, mặc dù nó đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người. Do đó, điều quan trọng là phải biết làm thế nào tuyến tụy hoạt động và để hiểu tầm quan trọng của tuyến này của hệ thống tiêu hóa và nội tiết. Đừng chờ đợi lâu hơn và tìm hiểu chức năng của tuyến tụy là gì.

Tuyến tụy là gì và nó ở đâu?

Tuyến tụy là một tuyến kéo dài nằm ở bụng và có kích thước dao động trong khoảng từ 15 đến 20 cm và dày khoảng 4 cm. Cơ quan này có hình dạng hình nón: bên phải là phần rộng nhất là phần đầu của tuyến tụy và nằm trong độ cong của tá tràng, trong khi bên trái – thân và đuôi – hẹp hơn và hơi nhô về phía lên, kết thúc gần lá lách.

Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày và, vì nó nằm ở khu vực sâu như vậy của bụng nên rất khó cảm nhận. Nó nằm ở cùng độ cao với đốt sống thắt lưng thứ hai và thứ ba.

Chức năng ngoại tiết

Chức năng đầu tiên của tuyến tụy là exocrine, nghĩa là nó tiết ra các enzyme vào đường tiêu hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hủy thức ăn chúng ta ăn. Những chất này được tìm thấy trong nước tụy và đi vào ruột non hoặc tá tràng thông qua một loạt các ống dẫn.

Nước ép này có độ pH kiềm và các thành phần chính của nó là bicarbonat, nước và các enzyme như amylase, esterase, nueclease, cũng như các enzyme phân giải protein. Hàng ngày, có thể tiết ra từ 1.000 đến 1.500 cm nước tụy.

Chức năng nội tiết

Mặt khác, tuyến tụy cũng đáp ứng chức năng nội tiết, do đó nó tiết ra các hormone vào máu như insulin, glucagon và somatostatin. Sự tiết nội tiết xảy ra ở các đảo nhỏ của Langerhans, nghĩa là trong các cụm tế bào α và ((alpha và beta) được phân phối khắp cơ quan này. Những hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu : insulin làm giảm lượng đường và glucagon làm tăng nó.

Tương tự như vậy, tuyến này cũng chứa các tế bào δ (delta) là nhà sản xuất somatostatin kiểm soát sự phân tách của hai hormone khác.

Thông tin thêm về tuyến tụy

Như bạn đã suy luận sau khi giải thích về các chức năng của tuyến tụy, tầm quan trọng của cơ quan này là rất quan trọng và do đó, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để chăm sóc tuyến tụy.

Theo cùng một cách, đôi khi có thể khó phát hiện các tình trạng và bệnh lý tuyến tụy, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên tư vấn:

Viêm tụy cấp biểu hiện như thế nào

Viêm tụy mãn tính biểu hiện như thế nào

Cách điều trị viêm tụy

Tuyến Yên: Vị Trí, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp

Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)

Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Thuỳ sau tuyến yên

Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài

Thuỳ giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

Tuyến yên tiết ra hormone gì? Tuyến yên tiết ra nhiều loại hormon khác nhau, tác động đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thùy trước tuyến yên

Thùy trước gồm ba phần là phần phễu, phần trung gian và phần xa. Về cấu tạo được hình thành từ hai loại tế bào là tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm.

Thùy trước có thể xem là một tuyến nội tiết thật sự, nó tiết ra nhiều loại hormone có phạm vi tác động rất rộng từ tăng trưởng, chuyển hóa đến sinh sản,… Có thể kể đến như:

Hormon Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) có chức năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và là yếu tố chống viêm.

Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) tác động đến nhiều tế bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng cơ bắp,và lượng mỡ trong cơ thể.

Hormon Prolactin khích thích tuyến vú sản xuất sữa.

Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao đổi chất.

Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH) giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng. Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone

Thùy sau tuyến yên

Là nơi tập trung khoảng 50.000 đầu mối thần kinh liên lạc khắp cơ thể, thùy sau sản xuất hai hormone đó là:

Hormone Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.

Hormone chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp thu lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này sẽ gây nên bệnh đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu tại thận. Hormon ADH cũng gây tăng huyết áp.

Tuyến yên hoạt động như thế nào?

Vùng dưới đồi và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau giúp cơ thể khôi phục lại sự cân bằng, đáp ứng lại những sự thay đổi của cơ thể đối với môi trường xung quanh.

Khi các hormone trong cơ thể giảm hay tăng đến một mức nhất định, các bộ phận trong cơ thể sẽ phát các tín hiệu báo đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi sẽ sử dụng các hormone riêng của mình liên lạc với tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất các hormone phù hợp. Các hormone của tuyến yên phóng thích vào máu, tác động đến các cơ quan đích (như thận, tuyến giáp, cơ quan sinh sản,…) và giúp các cơ quan đích này sản xuất ra các hormone riêng của nó. Các hormone được sản xuất tại cơ quan đích này sẽ điều hòa cơ thể, giúp cơ thể lập lại sự cân bằng. Ví dụ như khi nồng độ hormone T3, T4 trong máu quá cao làm tăng nhịp tim và tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, tuyến giáp sẽ gửi tín hiệu về vùng dưới đồi, vùng dưới đồi điều khiển tuyến yên giảm sản xuất hormone TSH làm tuyến giáp giảm sản xuất hormone T3, T4.

Trong đó suy chức năng tuyến yên tương đối phổ biến. Đây là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone tuyến yên. Bệnh gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hụt bẩm sinh, do khối u tuyến yên, do viêm, do chấn tương, xâm nhiễm hoặc bệnh không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát từ từ, dấu hiệu bệnh không rõ rệt, bệnh nhân có một số triệu chứng chung như: mệt mỏi, ăn kém ngon miệng, co cứng bụng, nôn ói, da xanh tái, rụng lông và tóc, nhiều vết nhăn ở da, hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm, mất kinh, teo tinh hoàn,…Sự suy giảm chức năng tuyến yên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan chịu sự tác động của hormone tuyến yên như tuyến giáp, tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp suy tuyến yên cấp có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Khi có những bất thường về sức khỏe và các triệu chứng cảnh báo về suy tuyến yên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Rối Loạn Chức Năng Của Tuyến Tụy

Chức năng của tuyến tụy, giống như các cơ quan tiêu hóa khác, phần lớn bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh trung ương. Các tình huống căng thẳng khác nhau, đặc biệt là các tình trạng trầm cảm kéo dài, có thể đi kèm với những thay đổi tạm thời về chức năng của tất cả các hệ thống cơ thể, bao gồm sự thay đổi trong việc hút tụy.

Trong trường hợp đầu tiên (với kích thích, căng thẳng), thông thường một số tăng sapping, trong thứ hai – sự ức chế tiết của nó (cũng như nhiều chức năng của cơ quan và hệ thống cơ thể). Nó đi mà không nói rằng tác động của các quy định của chính quyền trung ương hơn là trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, và bao gồm toàn bộ hệ thống các cơ chế pháp lý, trong đó bao gồm một số các hormone của tuyến nội tiết và số lượng các hormone tiêu hóa, prostaglandin, vv Hệ thống.

Rối loạn chức năng của tụy thường đi kèm với các bệnh khác của bệnh đường tiêu hoá, viêm túi mật, viêm dạ dày mãn tính, viêm tá tràng …

Các yếu tố nguy chính cho sự xuất hiện của rối loạn chức năng của tuyến tụy ở loét dạ dày là điển hình cho bệnh này là nghiêm trọng tá tràng rối loạn vận động, sự phát triển và tiến triển của duodenitis, một khoảng thời gian đáng kể của bệnh loét và tái phát thường xuyên của nó. Bản chất của những thay đổi chức năng của tuyến tụy trong bệnh loét dạ dày tá tràng ở những bệnh nhân khác nhau không phải là duy nhất, nhưng là thường xuyên hơn quan sát suy giảm trong hoạt động của các enzym tụy (amylase, trypsin, lipase) ở nội dung tá tràng (điều này được xác định bằng cách đặt nội khí quản tá tràng) và một sự gia tăng vừa phải trong máu. Một số nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một “phân ly của fermentovydeleniya tụy”: tăng hoạt động amylase trong nội dung tá tràng, giảm hoạt động lipase và những thay đổi khác.

Nguyên nhân của rối loạn chức năng của tuyến tụy

Các triệu chứng của rối loạn chức năng của tuyến tụy trong những trường hợp tương đối nhẹ có nguồn gốc thần kinh là không đáng kể: khó tiêu nhẹ, cảm giác cồn cào hoặc “truyền” ở bụng, một số phân thường xuyên hơn hoặc thực hiện nhất quán poluoformlennoy. Do đó, các biểu hiện rất khiêm tốn, chỉ có các đối tượng thần kinh có thể thu hút sự chú ý và gây lo lắng và mong muốn tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự suy giảm chức năng tuyến tụy và thần kinh suy giảm chức năng tụy thường không bị cô lập: tiết dịch dạ dày, tiết dịch của tuyến ruột giảm, và có thể là quá trình hấp thu bị gián đoạn. Vì vậy, rối loạn chức năng của tuyến tụy, đặc biệt là nếu họ tiếp tục trong một thời gian dài, không phải là độ lệch “vô hại” so với tiêu chuẩn hoặc vi phạm “chức năng”. Nếu các yếu tố ức chế tiêu cực hoạt động đủ lâu, thậm chí có thể làm co giật các mô của tuyến tụy.

Các rối loạn về chức năng của tụy, như đã nói ở trên, có thể có những nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là không thể loại trừ phản xạ nội tạng-nội tạng từ các cơ quan bị bệnh.

Triệu chứng rối loạn chức năng của tụy

Điều trị rối loạn chức năng tuyến tụy

[ 1], [ 2], [ 3], [ 4], [ 5], [ 6], [ 7], [ 8], [ 9]