Vị Trí Chức Năng Của Sĩ Quan Quân Đội / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Dân Quân Tự Vệ

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Theo Điều 3 Luật Dân quân tự vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 thì vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ như sau:

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ thì dân quân tự vệ có nhiệm vụ như sau:

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hùng Phi

Vũ Thị Thanh Tú

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Với Chức Năng Của Đội Quân Công Tác

(chiasekienthucnet)-Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân ngày nay) được thành lập. Kể từ đó, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ khi được thành lập đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội đã luôn sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài, thống nhất Tổ quốc. Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tốt vai trò chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất đặc biệt đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Thực hiện chức năng đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các cấp, các đơn vị Quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận trên địa bàn đóng quân, luôn xung kích đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế khó khăn của cả nước. Tích cực hướng dẫn chính quyền địa phương, bà con nhân dân trên địa bàn đóng quân xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt Quân đội tích cực tham gia phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Bác Hồ gắn huy hiệu chiến sĩ Điện Biên cho bộ đội xuất sắc

Tuy nhiên, với mục đích phi chính trị hóa Quân đội, chia rẽ Quân đội với Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội. Các thế lực thù địch ra sức chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Bằng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo những truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân, bôi nhọ hình ảnh, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ. Mặt khác, chúng tán phát tài liệu, tung tin đồn nhảm, gán ghép, ngụy tạo hình ảnh để vu cáo, nói xấu cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân trên các diễn đàn, mạng xã hội… để hòng đạt mục đích của chúng. Đặc biệt thông qua các việc làm của Quân đội với chính quyền, nhân dân địa phương trên cả nước để chúng vu cáo, nói sấu làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của Quân đội trong thực hiện chức năng đội quân công tác của mình.

Do đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần phải cảnh giác, trước những âm mưu của các thế lực thù địch tẩy chay những thông tin độc hại, không tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền những thông tin ảo. Làm tốt công tác tư tưởng, giữ vững mặt trận văn hóa tư tưởng không cho kẻ xấu lợi dụng chống phá. Làm tốt công tác giáo dục làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhận thức rõ mục đích, yêu cầu, quan điểm, nhiệm vụ đối với mặt công tác quan trọng này. Từ đó, đề cao trách nhiệm của cán bộ, chiễn sĩ trong tổ chức thực hiện; vận dụng cụ thể vào từng công việc, trên từng lĩnh vực, địa bàn, xây dựng mô hình dân vận phù hợp, hiệu quả. Được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức, phương tiện; gắn công tác tuyên truyền, giáo dục với đẩy mạnh hoạt động thực tiễn; khắc phục kịp thời tư tưởng lệch lạc, vi phạm kỷ luật dân vận, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết quân – dân. Thường xuyên bám sát tình hình địa bàn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, chủ động tham mưu, đề xuất, với chính quyền cơ sở những biện pháp lãnh đạo sát đúng; tích cực nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.

Thực hiện tốt chức năng đội quân công tác là truyền thống của Quân đội ta từ khi thành lập đến nay, làm đẹp phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ – Bộ đội của dân. Đây là nhân tố quan trọng để Quân đội thực hiện tốt vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình.

ĐNG (chiasekienthucnet)

Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.

Vị Trí Và Chức Năng Của Bộ Y Tế

Vũ Xuân Phương (0122***)

Vị trí và chức năng của Bộ Y tế được quy định tại Điều 1 Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo đó:

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Về tổ chức, Bộ Y tế gồm các Vụ trực thuộc (Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Tổ chức cán bộ,…), Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Cục, Tổng cục Dân số và một số đơn vị sự nghiệp công lập như: Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Tạp chí Y dược học, Báo Sức khỏe và Đời sống. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế còn các cơ quan, tổ chức còn lại là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cho các Bộ trên các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý của mình như: về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, về pháp luật, về hợp tác quốc tế, về cải cách hành chính, quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác, về hội, tổ chức phi Chính phủ, về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, kiểm tra, thanh tra và quản lý tài chính tài sản.

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi chung được quy định cho tất cả các Bộ, Chính phủ cũng đồng thời quy định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Bộ Y tế trong phạm vi riêng biệt chỉ thuộc quyền quản lý của Bộ. Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được thể hiện ở các mặt như: trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công, ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, về y tế dự phòng, về công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, về y, dược cổ truyền, về trang thiết bị và công trình y tế,…

Trân trọng!