Vị Trí Chức Năng Của Phòng Nội Vụ Huyện / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Vị Trí, Chức Năng Của Các Phòng Chuyên Môn Thuộc Ubnd Huyện

1. Văn phòng UBND huyện: Là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp UBND huyện: Tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính Nhà nước; Giúp Chủ tịch UBND huyện tổ chức việc điều hòa, phối hợp các hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, HĐND và UBND cấp xã, thị trấn để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND, Chủ tịch UBND huyện; Tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác Ngoại vụ, Dân tộc; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND huyện.

2. Phòng Nội vụ: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; công tác Thanh niên; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen thưởng.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường.

4. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; Người có công và xã hội (việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chông tệ nạn xã hội; bình đẳng giới).

5. Thanh tra huyện: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6. Phòng Y tế: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. gồm: Y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

7. Phòng Tài chính và Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

8. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

9. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cất văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

10. Phòng Văn hóa và thông tin: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản.

11. Phòng Tư pháp: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

12. Phòng Kinh tế và Hạ tầng:Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; giao thông vận tải; khoa học công nghệ; hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên; cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị.

13. Phòng Dân Tộc: Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: các chính sách, chương trình phát triển kinh tế-xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Của Phòng Hành Chính Quản Trị

Thứ hai – 23/11/2015 13:52

Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Tổ Chức Của Phòng Hành Chính Quản Trị

Phòng Hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong bệnh viện.I. NHIỆM VỤ:1. Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.2. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.3. Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn đi và đến của bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.4. Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các buổi hội nghị toàn bệnh viện.5. Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnh viện.6. Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của bệnh viện.7. Quản lý các phương tiện vận tải của bệnh viện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định.8. Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch9. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và xử lý chất thải bệnh viện.10. Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp (vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện.11. Đảm bảo công tác trật tự trị an chung. Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong bệnh viện.12. Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, trang thiết bị thông dụng, báo cáo giám đốc bệnh viện.13. Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình giám đốc bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả; chống lãng phí, tham ô.14. Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.

Nguồn tin: benhviengangthep

Vị Trí Và Chức Năng Của Phòng Tài Chính

Vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Như Ngọc. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng Tài chính – Kế hoạch có vị trí và chức năng được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ ban hành thì vị trí và chức năng của Phòng Tài chính – Kế hoạch được quy định như sau:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản của Phòng Tài chính – Kế hoạch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

– Phòng Tài chính – Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trân trọng!

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Marketing Là Gì? Mỗi Vị Trí Có Công Việc Gì?

Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa đặc tính của sản phẩm và nhu cầu sử dụng. Thông qua các hoạt động hoạch định, sản xuất, định giá, tiếp thị, phòng Marketing đáp ứng cả nhu cầu của thị trường người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều nhất và bền vững nhất có thể. Đó là những mục tiêu mà bất kỳ ai muốn tìm việc làm Marketing cũng cần hiểu rõ.

Phòng Marketing gồm những vị trí nào?

Nhìn chung, có 4 vị trí không thể thiếu trong phòng ban Marketing là:

Ngoài ra, tùy vào cơ cấu và quy mô doanh nghiệp mà phòng Marketing còn có những vị trí khác như nhà nghiên cứu, quan hệ công chúng, trợ lý Marketing,…

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing

Phòng Marketing có 6 chức năng nhiệm vụ then chốt như sau:

Lên ý tưởng, xây dựng và phát triển thương hiệu: Đây là chức năng quan trọng của phòng Marketing, giúp hình ảnh của doanh nghiệp luôn nhất quán, truyền tải đến khách hàng một cách rõ ràng. Với chức năng nhiệm vụ phòng Marketing này, doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế trên thị trường.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Hiểu rõ được sản phẩm của mình và nhu cầu của thị trường tiêu dùng, phòng Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được phương hướng tiêu thụ sản phẩm hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều chi phí.

Sáng tạo và thực hiện các chiến lược Marketing: Đây là nhiệm vụ giúp khách hàng thấu hiểu hơn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ các chiến lược này, hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tăng cao.

Thiết lập các quan hệ truyền thông: Đây là phương án xây dựng thương hiệu bền vững và cũng là công cụ xử lý khủng hoảng mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Mục tiêu là tạo được hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trong mắt công chúng.

Quản lý nhân viên của từng bộ phận: Phòng Marketing có chức năng điều hành nhân viên của bộ phận mình, lên kế hoạch làm việc, kiểm tra giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên.

Tham mưu với Ban giám đốc về từng chiến lược: Nhằm mang lại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tốt nhất, phòng Marketing tham mưu với Ban Giám đốc về phương hướng phát triển Marketing. Phòng sẽ phối hợp với bộ phận khác trong doanh nghiệp để triển khai phân phối sản phẩm, dịch vụ một cách năng suất nhất.

Mô tả công việc phòng Marketing

Vai trò và nhiệm vụ của Marketing đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Mỗi một vị trí, bộ phận sẽ đảm nhiệm những đầu việc riêng.

Mô tả công việc vị trí nhân viên Marketing

Nghiên cứu thuộc tính của sản phẩm trong công ty mình và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

Phát triển và mở rộng thị trường.

Tham gia các buổi đào tạo về tính năng sản phẩm cho các nhân viên bán hàng.

Thực hiện các báo cáo, tổng hợp thông tin và tài liệu về các hoạt động Marketing, sản phẩm, đối thủ, khách hàng.

Đạt được yêu cầu công việc của bộ phận, phòng ban và công ty theo kế hoạch được giao.

Mô tả công việc vị trí trưởng phòng Marketing

Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động Marketing của bộ phận.

Theo dõi quá trình thực hiện công việc của từng bộ phận và báo cáo lại kết quả với Ban Giám đốc.

Theo dõi, nghiên cứu và phân tích thị trường để tìm ra cơ hội Marketing.

Phát triển và mở rộng các kênh phân phối dịch vụ, sản phẩm ra ngoài thị trường.

Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra về hiệu quả kinh doanh và tái chính của các hoạt động Marketing.

Duy trì được các mối quan hệ với đối tác và khách hàng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội mới thông qua các cuộc viếng thăm.

Mô tả công việc vị trí quản lý thương hiệu

Mô tả công việc vị trí phụ trách truyền thông

Thiết lập mối quan hệ với giới báo chí, truyền thông và đối tác.

Truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với thị trường thông qua báo chí, truyền thông và đối tác.

Nghiên cứu, tổng hợp thông tin và dự báo xu hướng của dư luận đối với doanh nghiệp.

Khắc phục rủi ro và khủng hoảng.

Tổ chức sự kiện để quảng bá thương hiệu, thông điệp, hình ảnh công ty.

Triển khai các hoạt động truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp.

Những tố chất cần có của nhân sự phòng Marketing

Để trở thành một nhân tố đầy năng lực của phòng Marketing, mỗi nhân sự cần rèn luyện được những phẩm chất sau đây: