Ngân Hàng Nhà Nước Là Gì? Chức Năng Của Ngân Hàng Nhà Nước?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Chức năng hoạt động của ngân hàng nhà nước?

Để giúp Quý độc giả phân biệt được ngân hàng nhà nước với các loại hình tổ chức tín dụng khác như ngân hàng, ngoài việc giải đáp ngân hàng nhà nước là gì? chúng tôi sẽ làm rõ chức năng hoạt động của ngân hàng nhà nước. Theo đó, ngân hàng nhà nước có các chức năng sau:

– Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam 2010 quy định: Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu, chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dung. Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng dưới các hình thức như: cho vay có bảo đảm bẳng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá;… Ngân hàng sẽ công bố mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống vay nặng lãi.

– Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán. Theo quy định của pháp luật, chỉ có Ngân hàng nhà nước Việt Nam mới có quyền phát hành tiền. Mọi hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành đều bị coi là bất hợp pháp.

– Cho vay, Bảo lãnh, Tạm ứng cho Ngân sách

Bảo lãnh được xem là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhưng chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tạm ứng cho ngân sách nhà nước là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cho vay là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước. Theo hình thức này, Ngân hàng nhà nước hco các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay này thể hiện vai trò của ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng.

– Hoạt động thanh toán và Ngân quỹ

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao, Ngân hàng nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng nhà nước được mở và quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch cho tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước. Ngoài ra, ngân hàng có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động ngân hàng đối ngoại.

– Quản lý Ngoại hối và Hoạt động Ngoại hối

Thẩm quyền quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước thể hiện trên hai phương tiện: Quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối và quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương.

Quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở một số hoạt động như: xây dựng các dự án luật, pháp luật về quản lý ngoại hối; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối; kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng;…

Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng là hoạt động của Nhà nước giao cho Ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước.

Tác giả

Phạm Kim Oanh

Bà Oanh hiện đang làm việc tại Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Công ty Hoàng Phi phụ trách các vấn đề Đăng ký xác lập quyền cho khách hàng trong lĩnh vực sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Đây là một trong những dịch vụ khó, đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của người tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Ngân Hàng Nhà Nước Là Gì? Chức Năng Nhiệm Vụ Của Ngân Hàng Nhà Nước?

Ngân hàng nhà nước là gì? Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ?

Trong bất cứ một quốc gia, một nền kinh tế nào thì không thể thiếu hệ thống các ngân hàng hoạt động trung gian trao đổi tiền tệ, cho vay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho vay vốn để phát triển kinh tế để vượt qua khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vốn đầu tư.

Tuy nhiên, các ngân hàng hoạt động và cần có sự giám sát của ngân hàng nhà nước để quản lý và xử lí vi phạm trong lĩnh vực tín dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ các khái niệm, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ. Các quy định.

Theo quy định của pháp luật thì ngân hàng Nhà nước là có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và , thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Theo quy định của pháp luật thì chính phủ ban hành cơ cấu của ngân hàng nhà nước như sau:

+ Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật là một trong những cơ quan quyết định chế độ, công bố tỉ giá đối hoái, đưa ra các cơ chế điều hành tỉ giá.

+ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là một trong những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Vụ dự báo thống kê

+ Vụ hợp tác quốc tế là một trong những đơn vị thuộc tổng cục hải quan có chức năng tham mưu giúp tổng cục trưởng, tổng cục hải quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật cũng là một tổ chức thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương.

+ Vụ ổn định tiền tệ – tài chính cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp thống đốc trong hoạt động, đánh giá, thực thi, phân tích các chế độ, chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của các hệ thống tài chính.

+ Vụ kiểm toán nội bộ cũng là một đơn vị thuộc ngân hàng trung ương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiếm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống của ngân hàng của nhà nước.

+ Vụ pháp chế là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có những chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành nhân hàng.

+ Vụ tài chính, kế toán cũng là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước

+ Vụ truyền thông cũng thuộc đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

+ Văn phòng là một đơn vị cơ cấu của ngân hàng trung ương.

+ Cục công nghệ thông tin

+ Cục phát hành và kho quỹ là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương giúp cho thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trong lĩnh vực phát hành và kho quỹ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

+ Cục quản trị là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có các chức năng tổ chức thực hiện các công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ cho các hoạt động tại trụ sở chính và các công tác bảo vệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

+ Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương

+ Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng là một trong những đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

+ Viện chiến lược ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một trong những tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chế độ tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ phân tích thông tin tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ nước Việt Nam nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Thời báo ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một kênh thông tin hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm giữ uy tín và truyền tải thông tin nhanh nhất đến những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Tạp chí ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chủ yếu theo luật báo chí, có các nhiệm vụ giúp thống đốc ngân hàng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của đảng chính sách pháp luật của nhà nước hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học công nghệ của ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

+ Học viện Ngân hàng.

Các đơn vị trên là một trong những đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương và một số đơn vị là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật thì vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.

Hiện nay, văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.

Ngoài ra, thì các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.

– Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì

+ Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình

+ Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân sách nhà nước nguồn thu.

– Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương còn có các chức năng sau:

+ Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam

+ Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc.

+ Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.

– Mọi hệ thống ngân hàng đều hướng vào thực hiện 3 mục tiêu sau:

+ Ổn định tiền tệ (ổn định giá cả, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng hay ổn định sức mua đối nội, đối ngoại..)

+ Bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng

+ Thúc đấy kinh tế tăng trưởng

– Các mục tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa hỗ trợ thúc đấy nhau, vừa loại trừ nhau. Vì vậy, khi điều hành nếu cần giải quyết một mục tiêu thì cẩn phải tính đến hệ quả và tác động của nó đối với mục tiêu khác.

Các Đơn Vị Sự Nghiệp Phục Vụ Chức Năng Quản Lý Nhà Nước Của Ngân Hàng Nhà Nước

Các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Khoản 21 đến 26 Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó bao gồm:

21. Viện Chiến lược ngân hàng.

22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

23. Thời báo Ngân hàng.

24. Tạp chí Ngân hàng.

25. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

26. Học viện Ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.

Văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.

Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trân trọng!

Chức Năng Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai chức năng cơ bản

-Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

-Chức năng là một Ngân hàng trung ương.

Các chức năng cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể như sau:

1. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng[1].

– Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ xem xét, trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện các chính sách này. Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận chính sách kinh tế- tài chính của nhà nước với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân

– Xây dựng các dự án luật , pháp lệnh, Nghị định để trình Quốc Hội, Chính phủ và các dự án khác về tiền tệ ngân hàng. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền.

– Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất các tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật. NHNN là cơ quan quản lý nhà nước có quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện luật định. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng

-Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

-Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng: Chính sách ngoại hối là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, vì vậy NHNN được giao nhiệm vụ quản lý ngoại hối và việc tổ chức kiểm tra thực hiện. NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổ chức thực hiện và kiểm tra. NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối trong nước qua các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỉ gía hối đoái của đồng Việt Nam.[2]

-Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ.

-Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền.

-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.

Những nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho thấy chủ trương “nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng”.

2. Các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng là Ngân hàng trung ương[3] .

-Tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền. Điều 23,24,25,26 Luật NHNN VN qui định các hình thức, thủ tục nghiệp vụ phát hành, in đúc, bảo quản vận chuyển, phát hành tiêu hủy tiền, thu hồi thay thế tiền. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.

-Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền.

-Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Tín dụng tái cấp vốn được thực hiện dưới 3 hình thức:

+Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;

+Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác;

+Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

-Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là trung tâm thanh toán chuyển nhượng, bù trừ cho các ngân hàng trung gian.

-Các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng và đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

-Ngoài ra, NHNNVN còn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. Hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy các tổ chức có huy động tiền gửi của công chúng phải thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

-Với vai trò của một ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho chính phủ, bao gồm những dịch vụ như: mở tài khoản tiền gửi cho chính phủ và trả lãi cho những khoản tiền gửi ấy. Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay. NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng..

-Quản lý dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia là các loại tài sản chiến lược dùng để chi phí cho các việc ngoài dự kiến, khẩn cấp (các thảm họa chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng tài chính, kinh tế, khủng hoảng chính trị…). Có 2 loại dự trữ: Dự trữ chính thức và Dự trữ không chính thức. Tài sản dự trữ là vàng, ngoại tệ, quyền rút tiền tại quĩ tiền tệ quốc tế, kim cương, kim loại quí.

chức năng ngân hàng nhà nuớc việt nam

,

Quy Định Chức Năng, Quyền Hạn Của Ngân Hàng Nhà Nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ… Ngân hàng Nhà nước còn có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương như tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng… Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nước có 27 đơn vị.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 26/12/2013, thay thế Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Nghị định này. Các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp tục thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.